Giám đốc Nhân sự Cơ quan Giáo dục New Zealand, Fiona Cameron: Quản trị nhân sự bằng tư duy của sự tử tế - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Giám đốc Nhân sự Cơ quan Giáo dục New Zealand, Fiona Cameron: Quản trị nhân sự bằng tư duy của sự tử tế

Mọi cuộc gặp gỡ đẹp đẽ đều bắt đầu bằng nụ cười nồng hậu. Và nụ cười tựa lời chào hỏi của bà Fiona Cameron – Giám đốc Nhân sự Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), người phụ nữ gắn bó với lĩnh vực quản trị nhân sự hơn 30 năm đã khiến cho buổi phỏng vấn của tạp chí Nữ Doanh Nhân trở nên gần gũi và chân thành hơn bao giờ hết…

Xin chào! Là người làm công tác nhân sự hơn 7 năm qua, nhìn lại quá trình này đánh giá đâu là thách thức lớn nhất trong việc quản lý con người?

Từ một tổ chức nhỏ chỉ khoảng 30 người, giờ đây ENZ đã trở thành một cơ quan quốc tế với hơn 90 người đến từ hơn 15 quốc gia khác nhau. Điều đó giống như một con tàu nhỏ được hoàn thiện mỗi ngày rồi trở thành một chiến hạm hiện đại với những thủy thủ tinh nhuệ cùng đồng lòng để đưa nó đi đúng hướng, nhanh hơn và xa hơn. Với đặc thù công việc được tiếp xúc với nhiều nhân sự ở nhiều vị trí, thử thách của tôi chính là phải làm thế nào để mọi người nhận ra tầm ảnh hưởng của việc gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, từ đó cùng nhau tạo nên một văn hoá làm việc lý tưởng. Không phải là bạn làm được gì mà quan trọng là bạn đã làm điều đó như thế nào và làm cùng ai. Đó chính là những gì tôi muốn truyền đạt đến đội ngũ của mình để họ có thể cảm nhận sự tử tế luôn tồn tại xung quanh, đồng thời có cách hành xử đẹp với những người trên cùng “con thuyền”.

Để mọi người có thể gắn kết và tương hỗ lẫn nhau như kỳ vọng đó, chiến lược đánh giá nhân sự hiệu quả mà bà đang áp dụng là như thế nào?

Điểm mấu chốt trong quản trị nhân sự chúng tôi đưa ra tại ENZ là cách đánh giá thành tích của nhân viên. Chúng tôi không đánh giá nhân viên qua kết quả mà qua cách thức họ hoàn thành công việc, trong đó yếu tố hành vi được xem trọng hơn cả những con số chỉ tiêu đạt được. Từ những thành viên quản lý cao cấp đến mọi đối tượng nhân viên đều luôn ghi nhớ việc phải đối xử tử tế và công bằng với đồng nghiệp như một nét văn hóa đặc trưng của tổ chức chúng tôi.

 

Với cơ hội được tiếp xúc nhiều nét tính cách khác nhau của các nhân viên, bà có những tiêu chuẩn nào cho hình mẫu một nhân viên lý tưởng không?

Một nhân sự luôn có tâm thế cởi mở với sự thay đổi, sẵn sàng thích nghi và có khả năng linh hoạt cao cho nhiều vị trí và vai trò trong công việc là một hình mẫu nhân sự tốt mà tôi nghĩ bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng đến. Riêng ở đặc thù một tổ chức giáo dục như ENZ, tôi còn coi trọng những nhân viên luôn có tinh thần học hỏi và không ngừng rèn luyện nhân cách. Ngoài việc sẵn lòng bước ra khỏi vùng an toàn để tiếp nhận những vị trí công việc mới khi được cấp trên kỳ vọng, một nhân sự tốt còn phải biết hoàn thiện nhân cách của mình mỗi ngày thông qua việc đề cao tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp. Đặc biệt, tôi cho rằng nhân sự không cần chứng minh giá trị của bản thân bằng việc cống hiến toàn bộ thời gian của mình cho công việc. Bản lĩnh của họ phải được thể hiện ở chỗ có thể cân bằng được công việc và cuộc sống, vì chỉ có điều đó mới giúp họ được tự do và thực sự yêu thích công việc của mình.

Thế nhưng nhân sự giỏi lại thường xảy ra vấn đề “chảy máu chất xám”. Khi họ tìm cách rời đi, bà có giải pháp tình huống như thế nào?

Thật ra, tỷ lệ chuyển đổi việc làm chính là một yếu tố phải có ở mỗi doanh nghiệp, quan trọng là mức độ kiểm soát của doanh nghiệp đó như thế nào để nó diễn ra một cách hợp lý và đảm bảo hoạt động ổn định. Hãy nhìn vấn đề ở một góc độ tích cực hơn khi điều này sẽ đem đến cho doanh nghiệp cơ hội tìm được những nhân sự thay thế mới mẻ và thích hợp hơn. Nếu có những người rời đi thì cũng sẽ có những người tìm đến, một khi họ đã chủ động tìm hiểu, chứng tỏ họ nhận ra rằng doanh nghiệp đó có những điểm mạnh và khác biệt lý tưởng để họ có thể phát triển sự nghiệp trong một giai đoạn nhất định.

Dĩ nhiên, khi chúng ta dành nhiều tâm huyết và nỗ lực để đào tạo nhân viên trở nên cứng cáp hơn, thì việc họ nghỉ việc sẽ khiến ta dễ cảm thấy thất vọng. Tôi thường có buổi hẹn để cùng nhân viên trao đổi lý do, nếu vì chuyện cá nhân không thể thay đổi thì không còn cách nào khác là chấp nhận, nhưng nếu vì những vướng mắc trong công việc có thể tháo gỡ tôi chọn cách thẳng thắn nói rõ những gì có thể khắc phục và những gì là không thể. Hãy luôn nhớ rằng, khi bạn đồng ý tuyển dụng ai đó, bạn phải có trách nhiệm để phát triển họ. Dù con đường họ đi cùng bạn có lâu dài hay ngắn ngủi, bạn hãy vẫn làm hết trách nhiệm của một người sếp là đào tạo họ trở thành người có kỹ năng tốt hơn chính bản thân họ của ngày hôm qua.

Vậy trong quá trình đào tạo cho đội ngũ nhân viên của mình, bà theo đuổi mô hình nào để họ có thể trở thành những nhân sự kế thừa có đủ tài năng và tâm huyết?

Với tôi, hình thức đào tạo hiệu quả nhất chính là đào tạo trong lúc làm việc. Điều này nghĩa là cho nhân sự cơ hội được trau dồi, học hỏi thêm kiến thức ngay từ những va vấp trải nghiệm thực tế trong các công việc được giao. Bạn cũng có thể mạnh dạn giao cho nhân sự những hình thức công việc hoặc dự án mới thay vì tìm kiếm và tuyển dụng thêm nhân viên để tạo điều kiện cho những nhân sự tiềm năng có cơ hội được phát triển và nâng cao năng lực cá nhân một cách đa dạng nhất. Bất cứ khi nào nhân viên “giơ tay” nói rằng muốn được thử sức hoặc đổi mới trong công việc, tôi đều ra sức tìm kiếm những cơ hội cho họ thực hiện những điều mà họ mong muốn để phát triển chính mình.

Bà sẽ làm gì để hướng dẫn một nhân viên khi họ đang gặp rắc rối với công việc và cần lời khuyên của bà?

Để dẫn đến những kết quả không tốt trong công việc chắc chắn không phải là mong muốn chủ động của bất cứ ai. Trong trường hợp xảy ra những tình huống như vậy, câu hỏi tôi luôn đặt ra là, có phải do nhân viên đó không nhận được những hỗ trợ cần thiết từ các cấp quản lý, hay sâu xa hơn là do chính người tuyển dụng đã đặt họ vào sai vị trí, vốn không phù hợp với kỹ năng của họ. Cách tiếp cận ở đây không phải là đổ lỗi mà là tìm hiểu lý do, và phần lớn những lý do ấy thường đến từ yếu tố ngoài công việc khiến họ căng thẳng và không thể tập trung làm tốt công việc của mình.

 

Tại ENZ, chúng tôi có một giải pháp đặc biệt cho vấn đề này là tạo ra dịch vụ hỗ trợ và cho phép nhân viên sử dụng dịch vụ này miễn phí 24/7. Bất kỳ nhân viên nào khi gặp khó khăn trong công việc có thể gọi đến số điện thoại của dịch vụ để nhận được sự tư vấn hay hỗ trợ cần thiết. Những nội dung mà họ chia sẻ được bảo mật hoàn toàn ngay cả đối với ban lãnh đạo cấp cao. Tôi rất vui khi hàng tháng đều nhận được hóa đơn từ đơn vị cung cấp dịch vụ này (cười), điều đó khiến tôi cảm thấy yên tâm hơn khi có thể giúp nhân viên giải quyết được gút mắc, cải thiện cảm xúc và tập trung cho công việc tốt hơn.

Là người làm trong ngành giáo dục, bà suy nghĩ thế nào về việc giáo dục và đào tạo lớp trẻ để chúng ta có được một thế hệ nhân sự tốt trong tương lai?

Các mô thức công việc ngày nay thay đổi liên tục, có thể trong thời điểm hiện tại là kiểu mẫu công việc đáng mơ ước, nhưng chưa chắc trong 5 năm tới công việc đó vẫn giữ được sự mới mẻ. Vì thế yếu tố cần xem trọng nhất trong đào tạo nguồn nhân lực hiện nay là đào tạo cho người trẻ khả năng suy nghĩ linh hoạt và xử trí nhạy bén để tôn trọng và sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi của thời cuộc. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, chúng ta cũng cần trang bị cho họ nhiều kỹ năng mềm để giúp họ có thể giải quyết được nhiều loại vấn đề với nhiều giải pháp đa dạng. Bên cạnh đó, cũng không quên nhắc lại rằng phải đào tạo cho họ trở thành những người tốt để biết cách đối nhân xử thế với đồng nghiệp và những người xung quanh.

Mỗi người sẽ có một mục tiêu riêng khi bắt đầu con đường sự nghiệp, theo bà nhân sự trẻ nên bắt đầu công việc bằng mục tiêu nào để có thể phát triển nhanh nhất và đúng hướng nhất?

Ở thời đại hiện nay, tôi cho rằng nếu như mỗi người vẫn đặt ra những mục tiêu cố định, cứng nhắc cho một đường hướng nghề nghiệp nào đấy thì nó sẽ không phù hợp và hạn chế phần nào khả năng phát triển bản thân của họ. Thay vì đặt ra câu hỏi phải làm được gì và làm đến mức nào, những nhân sự trẻ cần đặt mục tiêu là làm thế nào và bằng cách nào để mình có thể đạt được những quả ngọt trên con đường sự nghiệp. Một khi thành quả đạt được có thể giúp bạn mở mang tầm nhìn, nâng cao tinh thần và sức bật để không ngừng biến hóa và hoàn thiện hơn, đó mới là lúc bạn đang đi đúng hướng và phát triển lên một tầm cao mới.

Là một phụ nữ sinh trưởng tại một đất nước đề cao giá trị nữ quyền như New Zealand, bà đánh giá và ủng hộ vai trò của nhân sự nữ trong công việc thế nào để khuyến khích họ luôn tự tin phấn đấu?

Nhờ được sinh trưởng trong một xã hội bình đẳng như với sự hiện diện của những người phụ nữ có địa vị rất cao như nữ Thủ tướng Jacinda Ardern, nên đất nước tôi mang đến những trải nghiệm rất khác và vì lẽ đó, bất bình đẳng về giới tính hoàn toàn không có “chỗ đứng” trong xã hội. New Zealand là đất nước đầu tiên trên thế giới trao quyền bầu cử cho phụ nữ, và việc xã hội có thể bình đẳng sẽ bắt đầu chính từ những suy nghĩ khởi nguồn như thế. Tương tự ở tổ chức của chúng tôi, nếu cần đưa ra một quyết định quan trọng nào đó thì tiếng nói của những lãnh đạo nữ luôn được lắng nghe và có sức ảnh hưởng to lớn. Do đó, là một phụ nữ, tôi luôn khuyến khích những đồng nghiệp nữ mạnh dạn chia sẻ ý kiến cho dù sự đón nhận là chấp thuận hay phản đối. Chúng tôi cũng không quên xem xét khả năng trả lương cho nhân viên để đảm bảo ở cùng vị trí hoặc cấp bậc, nhân sự nam hay nữ đều được đền đáp tương xứng với năng lực và cống hiến của mình.

Bà sẽ nói gì với những người phụ nữ mình gặp để khiến họ tự tin cũng như dám bứt phá tìm thấy thành công riêng cho mình?

Tôi nghĩ rằng sự thiếu tự tin không chỉ xảy ra ở nữ giới mà đôi khi người đàn ông cũng rơi vào trạng thái hoài nghi chính mình. Riêng với phụ nữ, lời khuyên của tôi là họ hãy đặt niềm tin vào chính mình. Đây chính là cách giúp họ nhận ra rằng không có một ranh giới rõ ràng nào trong việc đánh giá các vấn đề và rằng khả năng của họ không hề thua kém đàn ông. Phụ nữ thường phải đối mặt với những nỗi sợ, và tôi nghĩ nỗi sợ lớn nhất là việc họ đã tự gánh lên đôi vai những trách nhiệm vô hình do chính mình áp đặt lên.

Những người phụ nữ đề cao nữ quyền thường là những cá nhân độc lập, mạnh mẽ và có phần…đơn độc. Ắt hẳn trong hành trình sự nghiệp, đôi lúc bà cũng sẽ cảm thấy cô đơn, bà thường làm gì để vực dậy tinh thần của mình?

Tôi là người con nhỏ nhất trong gia đình có sáu anh chị em. Ở thời điểm trưởng thành, những ký ức còn tồn đọng trong tôi chính là việc bố tôi nằm trên giường bệnh và sự hy sinh, kiên nhẫn của mẹ để quán xuyến mọi thứ. Tôi đã lớn lên trong một điều kiện không phải đủ đầy hay được chăm sóc về mọi mặt, nhưng chính điều đó đã hình thành trong tôi sự bền bỉ, thích ứng nhanh để có thể đối diện với cuộc sống một cách bản lĩnh cũng như suy nghĩ tích cực trong mọi hoàn cảnh. Ai cũng sẽ phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn hay thậm chí khiến bạn sụp đổ, nhưng nếu bạn có thể nhìn thấy hy vọng trong khốn cùng, bạn sẽ có thể mạnh mẽ vực dậy bản thân và hào sảng bước tới.

Đối với bà, hạnh phúc lớn nhất của bà hiện nay là gì?

Gia đình chính là yếu tố cấu thành hạnh phúc đầu tiên của tôi, là nơi hiện diện những người thân khiến tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng khi được ở bên. Đó còn là hạnh phúc đến từ công việc, nơi tôi được gặp gỡ nhiều người và mỗi người tôi gặp đều có thể dạy cho tôi một điều gì đó trong công việc lẫn cuộc sống. Tôi cũng thích những hoạt động khác như bơi lội, xe đạp địa hình, nuôi mèo hay làm vườn, chính những điều giản đơn tích cực như thế đã khiến tôi nhìn thấy sự lạc quan trong từng phút giây và cảm nhận rõ ràng thế nào là hạnh phúc trong cuộc sống này.

Bài viết và hình ảnh độc quyền của tạp chí Nữ Doanh Nhân (issue 127 – tháng 8/2019).

Text: Jenni Võ, Hồng Đặng | Creative Director: Hiep Le Duc | Photo: Hoàng Vũ | Make up: Vy Hoàng

HR Manager, Education New Zealand (ENZ)

FIONA CAMERON

MANAGING PEOPLE WITH KINDNESS IN THINKING

 

Every beautiful conversation begins with a heart-warming smile. Such was the smile of Fiona Cameron, a woman with over 30 years of experience in the personnel management area, that it brought about a most cordial and sincere atmosphere to our interview for BusinessWoman Magazine.

Greetings! Ms. Fiona, in your position as a personnel manager over the last 7 years, what do you consider the greatest challenge when it comes to managing people?

From a small 30-man organization, ENZ has now become an international agency with more than 90 employees from over 15 countries. The small cruiser that day has grown into a battleship, whose elite crew are working together to steer it in the right bearing, to go further and faster. The nature of my work requires me to come into contact with people working in various positions, and my challenge is to bring to their attention the importance of supporting and collaborating with each other, therefore forming an ideal working environment. It doesn’t matter what you do, but how and who you do it with. This is the message that I’d like to convey to every staff, so that they could feel that kindness is always around, and that it is due to be expressed among those who are “on the same boat”. 

And to bring people together in a united front as you’ve just mentioned, what kind of personnel evaluation strategy are you currently implementing, and does it prove to be effective?

The core of personnel management at ENZ lies in our employee performance evaluation method. That is, we evaluate an employee not only by the outcome they deliver, but also by their means to achieve such outcome, especially their behavior, which is prioritized over even the acquired results. Everyone, from the highest members of management to those among the rank and file, must be reminded that being kind and fair to a fellow worker is the distinctive cultural trait in our organization.

Having encountered a wide variety of personalities among the employees, do you have any specific standards for an ideal employee?

A person who is open to changes, highly adaptable and capable of assuming several roles and positions, that is an ideal profile that any company would crave for, I believe. For an education organization such as ENZ in particular, I’d also appreciate those with a strong learning spirit and an aspiration to improve their personal qualities. A good employee must not only be willing to step out of their comfort zone to take on new responsibilities entrusted in them, but also seek to perfect themselves as a person by showing their support for other co-workers. Moreover, I believe that a person need not prove their worth by devoting their entire time budget to work. Instead, their competence should be expressed by the ability to balance between work and life, for it is the only thing that helps them remain free and passionate for what they do.

That being said, people of such competence are often subject to the “brain drain” trend. How would you tackle the situation when they want to seek new horizons?

As a matter of fact, workforce transition is an essential element in every company, and the key is to maintain it at a reasonable rate that would ensure stability in operation. On a more positive viewpoint, this is the opportunity for the company to seek a more refreshing and suitable replacement. Some will leave, but some will come, and their approach means that they’ve recognized the strength and distinctive trait of your company that would help them advance in their career in a certain stage.

Of course, the feeling of disappointment is understandable when someone you’ve spent so much time and effort to train asks to leave you. In such an occasion, I often set up an appointment with them to discuss their reason; if it is a personal issue, then I have no choice but to accept the fact; but if is a work-related problem that is in my ability to resolve, I will have a straightforward discussion with them to reach a compromise. Bear in mind that once you’ve hired a person, you have the responsibility to help them develop themselves. No matter how long your commitment is, as a leader, you must fulfill the duty of training them to become a better version of themselves than yesterday.

With that in mind, what kind of training model do you consider most suitable to instill the talent and passion in the next-generation staff?

For me, the best form of training is doing the work itself. This gives the personnel an opportunity to acquire practical knowledge from the actual work experience. You can also entrust them with a new work position or a new project instead of hiring out. This is an open window for those who seek to express their potential and enhance their competence in an all-round fashion. Whenever someone “raises their hand” for a challenge or a refreshing work experience, I’ll always do my best to accommodate them with the opportunity to achieve what they desire and improve themselves. 

What guidance would you offer to an employee who recently encounters a problem in their work and seeks your advice?

It is no one’s intention to come out with an undesirable result. In such a case, however, I always ask one question, could it be possible that the staff did not receive the necessary support from their superior, or to a further root, what if the recruiter had put them in a position that did not suit their capability. The approach here is not to find out who is to blame, but to discover the reason for such shortcomings, which often turns out to be a non work-related element that makes them feel stressed and unable to focus on their job.

At ENZ, we’ve come up with a special solution for this matter by establishing a support service that is freely available to all staff 24/7. Any employee with an emerging problem in their work can call the service number to receive the necessary consultancy and support. The content of their disclosure will remain entirely confidential even to the board of management. I am always glad to receive the monthly bill from the agency that provides this service (Grinning), which makes me feel relieved to help my staff lift their burden, improve their mood and focus better on the job.

As an education worker yourself, what is your opinion on the notion of training the young generation in preparation for a better workforce in the future?

The work modules are changing day by day, and what may seem a desirable job at the moment may not maintain its appeal in 5 years’ time. Therefore, the most important element in human resource training is to equip the young generation with the ability to think and act with flexibility and sensibility, so that they appreciate the changes of time and are ready to embrace them. Besides the core professional knowledge, they must also gear themselves with multiple soft skills that would help them tackle various problems with various solutions. Once again, I should also highlight the need to train them in personal development, that is, they learn how to interact with their colleagues and others in a proper way.

Everyone seeks their own goal in their career, but in your opinion, which goal should a young and green employee aim for in order to go down the most appropriate path in the fastest way?

In this era, I believe that setting out for a hard, cemented goal in any line of work would be inappropriate and, to a certain extent, limit a person’s potential. Instead of asking what they should achieve, young personnel should be asking how and by which way will they be able to reap the sweet fruits in their career path. Accomplishments help expand the vision, heighten the spirit and bolster the strength to keep on transforming and perfecting one’s self. That is when you realize you’re going down the right path and ready to soar to greater heights.

Coming from New Zealand, a country that highly appreciates women’s rights, how do you consider the role of female staff in the line of work, and how do you encourage them to strive and thrive?

Thriving in a society in which women assume as powerful a position as the Prime Minister Jacinda Ardern herself, my home country brings about a totally different experience where gender inequity has absolutely no place in the social belief. New Zealand was the first country in the world to give women their voting rights, and an equal society begins with such a thought. Similarly, in our organization, whenever an important decision is due, the voices of female leaders are always respected and highly influential. Therefore, as a woman myself, I always encourage other female colleagues to pitch their voice no matter what the response may be. In regard of salary, we also make sure that at an equivalent position and rank, employees of both genders are rewarded according solely to their competence and performance.

What would you say to women who come to you to give them the courage to break through and seek their own success?

I believe that the lack of confidence is not exclusive to the female gender, but also their male counterpart, who, from time to time, doubt themselves. As for my fellow sisters, my advice is to believe in themselves. This also helps them realize that there is no specific boundary as to how to approach a problem, and that they are equally capable as their male colleagues. Women often face a lot of fears, but the greatest fear of all is, ironically, the invisible burden that they put on their shoulders.

Women who promote femininity are often strong and independent, but somewhat lonely. You must have felt the same way along your career journey, haven’t you? What do you often do to give your spirits an uplift?

I was the smallest one in a family of six children, and growing up, my memory was filled with the image of my father lying ill on the bed and my mother sacrificing everything to take care of us. I was raised in a not so nurturing environment, but such underprivileged conditions have forged in me the resilience and adaptability to face any circumstances in life with confidence and optimism. Everyone has their dark times, some even make them collapse, but as long as there is hope in you, you will have the strength to rise from despair and come out ahead.

What is the greatest happiness to you at the moment?

Family is the root of my happiness, where the presence of my loved ones helps refill my energy. Then there’s the joy from work, where I get to know a lot of people, and each of one of them can teach a thing or two about work and life. I also enjoy other activities like swimming, mountain biking, cat raising and gardening. It is these simple yet positive things that brings me the optimism in every second of life and helps me realize what happiness truly is.

Copyright© All Rights Reserved.Độc giả đang đọc bài viết “Giám đốc Nhân sự Cơ quan Giáo dục New Zealand, Fiona Cameron: Quản trị nhân sự bằng tư duy của sự tử tế” tại chuyên mục Professional của Tạp chí Nữ Doanh Nhân. Mời độc giả gửi ý kiến phản hồi và bài viết cộng tác cho chuyên mục này về địa chỉ email: bandoc@nudoanhnhan.netChân thành cảm ơn quý độc giả!

Đọc thêm:

CEO Metascent, Janelle Donnelly: Ngã rẽ cuộc đời & câu chuyện nước hoa

Nguyễn Lê Xuân Thu, CEO Thu Beauty Academy: Hãy thất bại nhưng đừng chán nản!

Comment