Mỗi giai đoạn trong đời người đều quan trọng, nhưng sự phát triển sẽ trở nên toàn diện nếu ở giai đoạn đầu đời được định hướng và giáo dưỡng đúng đắn. Và có một người phụ nữ vẫn ngày đêm cống hiến với mong muốn có thể giúp mỗi trẻ nhỏ tìm thấy chính mình và vững chãi đến với chiếc cổng tương lai…
Sau nhiều năm từ lần phỏng vấn đầu tiên với Tạp chí Nữ Doanh Nhân, chị Mai Nhung giờ đây lại hiện diện trong một vai trò mới, đó là CEO của KizCiti Edutainment System, một “khu vui chơi” được xây dựng với hình thức giáo dục và định hướng hướng nghiệp mang tính giáo trí đầu tiên tại Việt Nam. Dù đã tạo ra những thành công nhất định trên con đường sự nghiệp, nhưng với niềm đam mê cháy bỏng cho giáo dục, chị luôn mong muốn góp sức tạo dựng cho các trẻ em Việt Nam có những môi trường giáo dục, giải trí đúng nghĩa. Nhận định về sự kiên trì của mình, chị cho biết chính sự “lì lợm” trong tính cách của bản thân đã giúp chị luôn vững tin và tâm huyết với một ngành nghề duy nhất như thế.
Rất vui được gặp lại chị Mai Nhung! Dường như chị luôn dành một tình cảm đặc biệt cho thế hệ thiếu nhi trong các hoạt động tư vấn giáo dục, niềm tin nào đã giúp chị luôn kiên định với lựa chọn của mình?
Có một câu nói đã trở thành nguồn cảm hứng trong công việc của tôi, đó là: “Người dọn núi luôn bắt đầu với công việc dỡ những hòn đá nhỏ” (William Faulkner). Là một người làm công việc tư vấn thiết kế, xây dựng các mô hình giáo dục bản quyền và giáo dục định hướng hướng nghiệp mang tính giáo trí cho trẻ em, tôi luôn quan niệm trẻ em như một mầm cây non, để định hình và phát triển cần được nuôi dưỡng mỗi ngày trong môi trường thích hợp nhất. Tôi muốn nhấn mạnh chữ “thích hợp nhất” thay vì tốt nhất để minh chứng cho việc tạo dựng môi trường cho trẻ phải là sự “thích nghi”, “thích ứng” và từ đó trở thành “thích hợp”. Cũng như sự phát triển của trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường sống. Môi trường sống ở đây không chỉ là gia đình, mà còn là những nơi trẻ có thể chạm tới mỗi ngày như học đường, xã hội… Vì thế, tôi nhận ra nếu chỉ xây dựng được môi trường mang tính giáo dục ở các trường học chính quy thôi thì người lớn chúng ta vẫn còn nợ các bạn nhỏ rất nhiều điều. Vì thế từ khi bắt đầu bước vào ngành giáo dục, tôi luôn cảm thấy mình có một sứ mệnh phải hoàn thành, và cứ thế đam mê lại lớn dần trong tôi và giúp tôi kiên định với lựa chọn của mình đến hôm nay.
Là người có kinh nghiệm nhiều năm hoạt động giáo dục, theo quan sát của chị giáo dục hướng nghiệp cho trẻ nhỏ tại Việt Nam trong thời gian qua như thế nào?
Đối với các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ…, nơi nền giáo dục từ lâu đã chú trọng đến quá trình nuôi dưỡng và phát triển cho riêng từng cá thể, việc khai phá và gợi mở những khả năng tiềm tàng của trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chương trình học tập.
Ở Việt Nam, khi nói tới giáo dục hướng nghiệp, mọi người thường nghĩ tới học sinh Trung học Phổ thông (THPT) hoặc Đại học vì đó là lứa tuổi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời và chuẩn bị đi làm. Nhưng các bậc cha mẹ cần biết rằng, trẻ em bậc mẫu giáo hay tiểu học cũng rất cần được tiếp cận và hướng nghiệp để nuôi dưỡng niềm yêu thích, thay vì để tới năm lớp 12 vẫn còn chưa biết bản thân muốn gì, nên chọn ngành gì và vì sao phải chọn nó. Xã hội càng phát triển, đời sống càng cải thiện thì việc giáo dục càng nên sớm được chú trọng, đặc biệt là giáo dục định hướng hướng nghiệp cốt lõi là một quá trình khám phá bản thân, không chỉ của mỗi trẻ em mà còn của cả cha mẹ.
Gần 10 năm nay, các khu vui chơi theo đuổi mô hình này hay còn gọi khu vui chơi giáo trí đã xuất hiện rải rác trên thị trường Việt. Tuy nhiên, có rất ít mô hình hiểu được sâu sát và làm được đúng nghĩa của việc định hướng hướng nghiệp cho trẻ. Giáo dục định hướng không đơn thuần chỉ để trẻ trải nghiệm thử những công việc của người lớn…“cho vui”, mà những cơ hội tiếp xúc đó chính là tiền đề để trẻ tự khai phá chính con người mình. Từ đó, trẻ có nhiều cơ hội hơn để va chạm và tiếp cận với các lĩnh vực trong cuộc sống thường ngày. Đó là những kiến thức, những kỹ năng không nằm trong sách vở, những cảm quan không ai có thể dạy ngoài việc chính trẻ tự cảm nhận. Trẻ càng tự tin, trưởng thành, giáo dục định hướng hướng nghiệp càng cần chuyên sâu, chi tiết và cẩn trọng. Những kiến thức định hướng thực tế trẻ được tiếp nhận ngày khi còn nhỏ sẽ đem đến sự chuyển mình cần thiết để trẻ thích ứng với sự phát triển của những năm tháng sau này. Đây là những “trăn trở” mà tôi đã mang theo suốt những năm qua, cũng là lý do tôi quyết định nhận lời mời vào vị trí CEO của KizCiti Edutainment System để có cơ hội thực hiện tiếp mong muốn dang dở của mình, về một môi trường giáo dục định hướng hướng nghiệp mang tính giáo trí đích thực cho trẻ em.
Vậy đâu là những tiềm năng và cơ hội cho mô hình này? Liệu có tồn tại những thách thức nào không, thưa chị?
Tôi cho rằng Việt Nam là một thị trường vô cùng tiềm năng đối với những mô hình giáo dục đặc biệt, mà cụ thể ở đây là mô hình giáo dục định hướng hướng nghiệp. Những đơn vị triển khai mô hình này tại Việt Nam có thể nói là rất hiếm hoi. Với cá nhân tôi, đó chính là cơ hội. Nhưng cơ hội thì luôn song hành cùng thách thức. Và như bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, mô hình định hướng hướng nghiệp này cũng luôn cần những chiến lược đổi mới để có thể duy trì và phát triển, mang lại trải nghiệm mới lạ cho người tham gia. Thách thức đó tôi gọi là “cuộc chiến nội dung”.
Theo quan điểm của chị, tiêu chuẩn hiệu quả của một mô hình giáo dục định hướng hướng nghiệp nên là như thế nào?
Bất kể một mô hình giáo dục nào thì yêu cầu đầu tiên là phải “chuẩn”, chuẩn từ mô hình tới nội dung. Đó phải là một mô hình sở hữu nội dung giảng dạy thu hút, có thể kích thích sự háo hức và tò mò, với mục đích hàng đầu là mở rộng kiến thức và tăng cường trải nghiệm. Theo tôi, mô hình giáo dục định hướng hướng nghiệp chỉ được coi là có hiệu quả khi mô hình ấy làm tròn vai của mình trong việc tiếp cận các bạn nhỏ, đáp ứng nhu cầu và khao khát khám phá thế giới rộng lớn của trẻ và từ đó tạo tiền đề để hình thành nên những sở thích, đam mê, dẫn lối đến định hướng con đường sự nghiệp cho tương lai. Nói cách khác, thông qua mô hình định hướng hướng nghiệp, các bạn nhỏ có thể hiểu bản thân mình hơn, biết mình muốn gì, có khả năng làm gì, và sẽ trở thành một người như thế nào cho chính mình, cũng như cho xã hội.
Là một phụ nữ đã hoạt động kinh doanh nhiều năm, chị nhận thấy những lợi thế của một nữ doanh nhân trong ngành giáo dục là gì?
Trời phú cho đàn ông và phụ nữ những thế mạnh và điểm yếu riêng để bù trừ lẫn nhau. Tuy nhiên với sự tinh tế, khéo léo và mềm mỏng của mình, phụ nữ ít nhiều cũng có những phương cách dẫn lối khác biệt. Riêng đối với môi trường giáo dục, tôi tin bản năng làm mẹ của người phụ nữ cũng có thể coi là một “lợi thế” để mang lại những sự nhạy cảm cần thiết cho lĩnh vực này. Những khó khăn nếu có thì tôi cho rằng đó là thách thức mà bất cứ ai cũng nên trải nghiệm và xem đó là “cách vượt qua” để hoàn thiện bản thân trong tương lai.
Chị nghĩ gì khi hiện nay có rất nhiều phụ nữ trẻ khát khao được khởi nghiệp và chứng minh năng lực của mình trên thương trường? Liệu họ có nên thận trọng hay thoải mái theo đuổi những khát khao của mình?
Đáng mừng là thế hệ trẻ nói chung và những phụ nữ trẻ nói riêng đều là những người có cá tính và dám khẳng định cái tôi của bản thân. Họ là những người đã phá bỏ những quan niệm của xã hội về khái niệm “phái yếu” để xông pha vào nhiều lĩnh vực đa dạng, thậm chí cả những lĩnh vực trước giờ chỉ có đàn ông làm chủ. Theo đuổi đam mê và khao khát là điều tôi luôn khuyến khích đối với các bạn nữ trẻ, tuy nhiên tôi cũng mong họ sẽ luôn sẵn sàng và trui rèn cho mình năng lực riêng, luôn sáng tạo và giữ tinh thần trách nhiệm để sẵn sàng đối mặt với tất cả mọi chông gai trước mắt. Và đừng quên nhìn vào những tấm gương đi trước để rút ra cho chính mình bài học thiết thực mà ngay cả có tiền bạn cũng không bao giờ mua được.
Trong những năm tháng kinh doanh vừa qua, đâu là những điều chị thấy mình “được” nhiều nhất xét về góc độ sự nghiệp?
Cái “được” lớn nhất với tôi đó là được làm điều mình đam mê. Tới thời điểm này, tôi chưa bao giờ thấy mình bị mất mát vì điều gì trong cả quá trình hoạt động sự nghiệp. Vì hóa ra, những điều người khác bảo tôi “mất” tôi lại cho rằng mình “được”, vì tôi đã được học, được trải nghiệm, được có thêm kinh nghiệm, được hiểu hơn về bản thân chính từ cái “mất” đó. Ngoài ra, tôi được làm người “mẹ cả” của biết bao trẻ em trên toàn quốc nơi những mô hình giáo dục tôi đã tham gia tư vấn, được là người “đàn bà quyền lực” với các đối tác trong những dự án của mình, được học hỏi và làm việc rồi trở thành bạn bè với nhiều chuyên gia quốc tế hàng đầu liên quan đến công việc của tôi. Chính môi trường được “làm việc” với rất nhiều bạn nhỏ đã dạy tôi những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống này và tôi biết ơn điều đó.
Khi nhìn lại chặng đường đã đi, có điều gì chị còn cảm thấy hối tiếc vì chưa thực hiện hay đã có những quyết định sai lầm không?
Sai lầm ư, dĩ nhiên là có chứ. Tôi đã từng có sai lầm về việc đặt niềm tin vào con người, nhưng tôi không cảm thấy hối tiếc. Điều này còn cho chúng tôi – là tôi và họ – có thời gian nhìn lại để thấu hiểu vai trò, từ đó nhìn nhận về giá trị của nhau thiết thực hơn. Và đến hiện tại, họ vẫn dành cho tôi sự trân trọng và tôi cũng dành tới họ sự thương mến vì chúng tôi đã có với nhau những “kỷ niệm” đáng lưu giữ như một hành trang cho những bước tiến sau này. Tôi luôn quan niệm khi đã dấn thân vào bất cứ lĩnh vực gì, hãy luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đối mặt với mọi vấn đề. Hãy luôn bắt đầu với câu hỏi tại sao, từ đó tháo gỡ gút mắc bằng những giải pháp và hướng đến kết quả tốt đẹp nhất.
Đích đến cuối cùng trong sự nghiệp của chị sẽ là điều gì?Tôi chưa tìm ra đích đến cuối cùng của mình, vì mỗi khi chạm đến một cột mốc, tôi vẫn luôn có thôi thúc được tìm ra những đích đến mới mẻ hơn. |
Một nữ doanh nhân cũng đồng thời là một người vợ hay một người mẹ. Chị đã chu toàn hai vai trò này như thế nào để đảm đương công việc?
Có lẽ công việc chiếm phần nhiều trong toàn bộ thời gian của cuộc đời tôi. Nhưng tôi cho phép điều đó bởi các con tôi may mắn có người cha chu toàn và chăm sóc tốt. Anh không những thay tôi lo lắng cho các con mỗi khi tôi bận bịu mà còn hết lòng ủng hộ công việc của tôi. Các con cũng biết thấu hiểu và cảm thấy tự hào về công việc của mẹ nên việc chu toàn các vai trò của tôi nhờ đó cũng nhẹ nhàng theo. Chúng tôi, các thành viên trong một gia đình từ cha mẹ, tới các con luôn có sự bàn bạc, sẻ chia và chỉ dẫn nhau để quyết định công việc cho các thành viên trong mọi việc, dù lúc ở gần nhau hay khi có một ai đi công tác. Vì thế với tôi, “sự đồng thuận” chính là yếu tố quan trọng giúp gia đình chúng tôi gắn kết và cá nhân tôi có thể theo đuổi được khát vọng của mình.
Là một nhà điều hành trong môi trường giáo dục, vậy với con của mình chị có nguyên tắc giáo dục riêng thế nào?
Tôi dành sự “tôn trọng” cho các con bằng việc luôn bàn bạc, chia sẻ quan điểm bản thân để con tìm hiểu và tự đưa ra quyết định. Tôi luôn khuyến khích con dám suy nghĩ, dám hành động. Nếu ở vai trò người mẹ, tôi là một người luôn chăm sóc và lo lắng cho các con. Nhưng nếu với vai trò người bạn, tôi luôn muốn gần gũi và ở bên cạnh lắng nghe con trò chuyện, chia sẻ, để rồi con có thể trao gửi sự tin tưởng để cho phép tôi đồng hành và định hướng. Tôi tin mình sẽ là “bạn mẹ” của các con mình mãi mãi.
Theo chị, như thế nào là một con người đã được giáo dục và phát triển thành nhân trong thời đại này?
Như tôi đã chia sẻ, sự phát triển của một đứa trẻ không chỉ nằm trong môi trường gia đình, nó còn chịu ảnh hưởng từ môi trường học đường và môi trường xã hội. Chưa kể giáo dục không chỉ đến từ cha mẹ, người thân hay thầy cô, bạn bè, mà đôi khi học hỏi, khám phá chính mình qua trải nghiệm cũng là một hình thức giáo dục. Vậy nên, để đánh giá một con người đã được giáo dục thành nhân hay chưa là một phạm trù rộng lớn và khó để phân tích. Tôi chỉ có thể quan niệm rằng, những con người sống ngay thẳng, chân thành và làm những điều tử tế chắc chắn là những người có văn hóa, họ đã lớn lên với tư tưởng văn minh và nhờ đó sẽ truyền được năng lượng tích cực để xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.
Cám ơn chị!
Bài viết độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân
Text: Jenni Võ, Hồng Đặng – Photo: Nhân vật cung cấp
CEO, KizCiti Edutainment System,
MAI NHUNG
NEVER REGRET THE PATH YOU HAVE CHOSEN
Every stage in a person’s life is important in its own way, but their development would be more complete with proper early childhood education and orientation. And there is a woman who has been relentlessly working towards the cause of helping every young child find their true self and embrace their future with confidence.
Several years after her first interview with BusinessWoman Magazine, Mrs. Mai Nhung now returns in a new role – CEO of the KizCiti Edutainment System, the first “recreation center” in Vietnam to employ edutainment for the purpose of education and career orientation. Despite her past accomplishments, and with a fiery passion for education, she has always desired to bring about a learning environment that is both educational and entertaining for children in Vietnam. Commenting on her determination, she attributed such a perseverance and devotion for a single career to the “stubbornness” that runs in her blood.
It is such a pleasure to meet with you again, Mrs. Mai Nhung! It appears that you have always been particularly interested in the young generation through your education counseling activities. What has given you so much faith to keep going on this path?
There’s a saying that has become my work inspiration, it goes: “The man who removes a mountain begins by carrying away small stones” (William Faulkner). As someone whose work is to design and build copyright and edutainment-based career orientation education models, I always see children as a young sprout that needs to be nurtured every day in the most appropriate environment to grow. An emphasis is put on “the most appropriate” instead of the best in order to prove the point that building an environment for children must begin with “adaptation”, “adjustment” and gradually become “appropriate”. Similarly, a child’s development is heavily influenced by his or her surrounding environment. And by surrounding environment I mean not only their family, but all of the places that our children come into contact with on a daily basis, including schools and other social environments. Therefore, I’ve realized that providing an educational environment in schools only is truly lacking deed towards our young fellows. This has become a personal mission for me as I stepped into the education field, which nurtures my passion and bolsters my determination with the path I’ve chosen until this day.
As a senior education worker, how do you think Vietnam is doing in regards to career orientation education for young children for the time being?
In developed countries like the UK, France, the US… whose education has been focusing on individual care and development, children are encouraged to explore and display their potential right from kindergarten level as an integral part of their education plan.
Meanwhile in Vietnam, career orientation education is mostly associated with high school or university students, since they are at a preparatory stage for the adult and working life. However, parents should also realize that career orientation should begin as early as kindergarten or elementary level, so that our children have the time to discover and nourish their passion, instead of reaching grade 12 and not having the slightest idea what they want to become, what they should learn and why. The more developed society and life become, the more emphasis should be made on education, especially career orientation education, which is per se a self-discovery process that involves not only the children, but their parents as well.
Over the last 10 years, a number of recreation centers that employs this model, or edutainment centers, have emerged in Vietnam. However, few of them have a deep and true understanding and, therefore, application of career orientation for children. This type of education provides children with an experience of adult work not only… “for fun”, but to create a foundation upon which they can explore and discover who they truly are. In addition, they also get the opportunity to approach other daily aspects, the knowledge and abilities that no textbooks contain, and the sensibility that can only be acquired on their own. The more confident and mature a child becomes, the more in-depth, meticulous and discreet his or her career orientation education should be. The realistic knowledge they obtain in their early years will amount to the transformation they need to adjust to the development in their future years. These are the “contemplations” that has occupied my mind all these years, and also the reason why I took the offer to become CEO of the KizCiti Edutainment System, an opportunity for me to carry on with my unfulfilled desire of a true edutainment-based career orientation education environment for children.
So what are the prospects and opportunities for this model? And perhaps challenges also?
I believe that Vietnam is a highly prospective market or special education models, in this case the career orientation one. The model has hardly been developed and introduced in Vietnam. And for me, that is the opportunity. But with opportunity comes challenge. And just as in any other business, the career orientation model needs to constantly adapt in other to survive and thrive, providing novel experiences for its participants. And I name this challenge “the content war”.
In your opinion, what are the criteria that contribute to an effective career orientation education model?
The number one criterion for any education model is “consistency”, from its appearance to its content. Such a model must include an appealing teaching content that stimulates excitement and curiosity, with the ultimate purpose of broadening knowledge and promoting experience. In my opinion, a career orientation education model is only considered effective if it manages to capture the little ones’ attention, satisfy their need and desire to explore the great wide world and create a foundation for their interest and passion, helping them shape their career path in the future. In other words, through a career orientation model, our young children will be able to understand who they are, know what they want, discover what they can do, and realize who they should become for the sake of themselves and the society.
Having been in the business world for several years, what do you recognize as the advantages for a businesswoman in the education area?
Both men and women have been endowed with distinct yet reciprocal strengths and weaknesses. Being subtler, more elegant and flexible, however, women have unique ways of guiding others. In the education environment particularly, I believe that women’s mother instinct can be considered an “advantage” that provides them with the sensitivity much needed in this line of work. Challenges, if any, are only a necessary experience on the journey to improve ourselves.
What is your view on the current trend for young women to start a business and prove their worth in the business field? Should they be prudent or adventurous when pursuing their passion?
It is good news that the young generation in general and young women in particular have the confidence and audacity to assert themselves. They have broken through the social barrier of “the weaker sex” and venture into every field of work, even the previously male-predominant ones. Pursuing one’s passion and desire is commendable for young women, but I hope that they will always remember to hone their abilities, display their creativity and maintain their sense of duty to prepare for the storms that lie ahead. And never forget to learn from their predecessors for the hard-earned life lessons that no amount of money can buy.
Throughout all these years in the business field, what are the greatest “gains” for you career-wise?
My single greatest “gain” is being able to pursue my passion. Up until now, I feel like I haven’t even lost a thing throughout the entire career. The reason, it turns out, is even when people see something as a “loss”, I see it as a “gain”, because I did gain a lesson, an experience, a better self-understanding from that “loss”. Moreover, I get to become the “great mother” of countless children across the country through the education models that I consulted, the “powerful lady” in the eyes of my project partners, and the colleague and eventually friend of several world-renowned experts in my area of work. It is this very environment where I “work” with the little ones that has taught me the most wonderful things in life and I am grateful for it.
Reflecting on the journey so far, do you have any regrets, perhaps an unfulfilled work or a wrong decision?
I’ve definitely made a few mistakes. One of them was putting trust in the wrong person, but I do not regret it. In fact, this has given us – I and the other party – time to reflect on our roles, and therefore develop a more realistic perspective of our values. And until now, we still treat each other with respect and kindness, for we have shared the valuable “memories” that will accompany us to wherever we go in the future. Whenever I venture in a new environment, I always remind myself to prepare for problem that may emerge. Start by asking why, undo every knot with a solution and aim for the best result.
What is the final destination in your career?I haven’t discovered what my final destination will be, because every time I reach a milestone, I’m always motivated to move on to the next. |
Being a businesswoman while also a wife and mother, how do you fulfill both family duties and professional work?
My work has perhaps taken up most of time budget for the large part of my life. But I only allow myself to do so knowing that my children are, fortunately, in the good care of their father. My husband has not only looked after our children whenever I am too occupied, but has also been fully supportive of my work. The children are also sympathetic and proud of what their mother is doing, so fulfilling all of those roles has not been too difficult for me. We, as a family, always discuss, share and guide each other to determine our role in everything, no matter when we are together or when someone is away on a business trip. That’s why for me, “consensus” is the essential factor that helps bond the family together and allows me to pursue my passion.
Being an education manager yourself, do you have a specific principle when it comes to educating your own children?
I show them “respect” by providing them my counsel and personal opinion for reference while leaving the decision making to them. I always encourage them to think and act. As a mother, I am caring and attentive. But as a friend, I want to become closer to them, listen to what they have to say and share their story, until they eventually put their trust in me and allow me to accompany and guide them. I believe I will be their “mom friend” forever.
How do you define a well-educated and successfully developed person in this era?
As before mentioned, a child’s development is influenced not only by the family environment, but also by the school environment and social environment. In addition, education comes not only from their parents and relatives or teachers and friends, but also from the discovery and exploration in their own experiences. Therefore, determining whether a person’s education is successful or too wide a category to analyze. All I can say is, people who lead an upright, sincere and decent life are the well-bred ones, who grew up with a civilized mindset and therefore become a source of positive energy to make the society a better place.
Thank you!
Copyright© All Rights Reserved.
Có thể bạn quan tâm:
Hãy luôn ở gần những người mong muốn nhìn thấy bạn thành công
#INTERVIEW | CEO Talentnet – Nữ doanh nhân Tiêu Yến Trinh: Sự kiên định cho tôi dũng khí vượt mọi hoàn cảnh