Bạo hành lời nói: Nguyên nhân cố hữu khiến cha mẹ đẩy con đến bờ vực tuyệt vọng - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Bạo hành lời nói: Nguyên nhân cố hữu khiến cha mẹ đẩy con đến bờ vực tuyệt vọng

Khi hình ảnh một cậu bé chưa tròn 20 gieo mình xuống chiếc cầu giữa xe cộ qua lại thì ắt hẳn người shock nhất không chỉ có gia đình cậu mà còn là những người với vai trò làm cha làm mẹ trên thế giới này… Liệu trong khoảnh khắc nào đó, bạn có nhận ra bạn đã từng nặng lời với đứa con trân quý của chính mình hay chưa?

Ai cũng hy vọng trong đời rằng cha mẹ sẽ chính là những hình mẫu lý tưởng và luôn tôn trọng chúng ta, nhưng thật không may, điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Dẫu cha mẹ không thể hoàn hảo và luôn có những sai sót, nhưng một đấng sinh thành tuyệt vời sẽ là người có cách quản lý cảm xúc và tâm lý một cách sâu sắc để không phải tổn hại đến con cái bằng bất cứ giá nào. Tựa bạo lực gia đình, bạo hành lời nói có thể diễn ra và làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ tinh thần và giai đoạn trưởng thành của một đứa trẻ, nhất là ở tuổi thanh thiếu niên. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc lạm dụng trẻ em bằng lời nói có thể gây tàn phá về mặt cảm xúc như lạm dụng tình dục và khiến chúng dễ dàng rơi vào triệu chứng trầm cảm bởi nhiều tác động đến lòng tự trọng và khả năng tin tưởng. Và khi một đứa trẻ kìm nén cảm xúc quá lâu để sống sót sau nỗi đau của những ngôn từ do cha mẹ mình mang lại thì những hậu quả khôn lường sẽ xảy ra khiến cho bất cứ ai cũng đau lòng.

Là cha mẹ, bạn không muốn con mình trưởng thành một cách tích cực và hạnh phúc hay sao? Bạn có phải từng ước mơ con bạn sẽ sống một cuộc sống phủ lấp bởi tình yêu, niềm vui, hoà bình và sự an nhiên? Nếu vậy, điều đó phải bắt đầu từ bạn, chính những người làm cha làm mẹ sẽ tạo ra một sự khác biệt to lớn thông qua cách hành xử và giao tiếp hàng ngày để đứa con noi theo và tạo nền tảng đầu đời. Tựa ngọn hải đăng của hy vọng, cha mẹ chính là nơi đầu tiên và cuối cùng để một đứa con tìm về những khi cần được an ủi và vỗ về. Và khi những hành vi lạm dụng bạo hành lời nói diễn ra xuyên suốt thì bạn sẽ không còn là nơi những đứa trẻ cảm thấy trân quý khi ai đó nhắc đến hai chữ gia đình.

Một đứa trẻ thường xuyên bị ngược đãi bằng lời nói sẽ sinh ra cách tự mình chống lại nỗi đau, và điều này sẽ khiến những mặt đen tối trong con người chúng mất kiểm soát và tìm cách trỗi dậy. Trong những giây phút căng thẳng và tức giận, hãy cố gắng kiềm chế không nói bất cứ điều gì có ý nghĩa hoặc mỉa mai con bạn. Hãy nhớ rằng, bạn là hình mẫu chính và quan trọng nhất của chúng. 

Nếu bạn có xu hướng gục ngã, mất bình tĩnh và hành động thô bạo vào những thời điểm nhạy cảm, bạn có thể sẽ nuôi dạy một đứa trẻ cũng làm như vậy hoặc tệ hơn là chúng cảm thấy bị phản bội và tìm đến những cách thức liều lĩnh gây đau đớn cho chính mình, thậm chí là tự tử. Thay vì trút giận lên những thành viên nhỏ tuổi nhất nhà, hãy chia sẻ cảm giác bực bội hoặc tức giận với người bạn đời hoặc những người thân cậy nhất. Hãy chắc chắn làm điều này một cách riêng tư, nơi con bạn sẽ không thể nghe thấy và có thể tổn thương bởi những lời nói của bạn.

Có phải bạn rất thất vọng và tức giận khi đứa con đáp trả lại những lời trách mắng của bạn? Vậy bạn đã từng hỏi xem những gì bạn nói có khả năng gây tổn thương và tác động đến cảm xúc của chúng? Trong bối cảnh bạn và đứa trẻ đang không có tiếng nói chung, hãy nhẹ nhàng và nhún nhường, điều chỉnh cảm xúc và nhìn sâu vào mắt con, đôi khi đôi mắt sẽ tiết lộ những bí mật thầm kín mà đứa con không thể nói với bạn. Cuối cùng, chính sự kết nối máu mủ sẽ giúp bạn nội tâm hoá tâm hồn đang hoảng loạn của đứa trẻ và giúp chúng thốt lên những lời khó nói. Và hãy nhớ, dù rằng đó là điều khó nghe hay khó chấp nhận đến cỡ não, bạn hãy giữ bình tĩnh và mỉm cười với con. Vì khi con lựa chọn nói ra, bạn chính là niềm tin to lớn nhất mà con đã bám víu và mong chờ sự ủng hộ, trợ giúp sâu sắc từ bạn.

Đọc thêm:

    Tấn công tình dục – Vấn nạn không chừa một ai!

Nếu bạn có một cái nhìn ảm đạm về cuộc sống, đó có thể là kết quả của việc cha mẹ bạn đối xử không tốt với bạn. Nhưng điều đó không nên trở thành lý do để bạn trả thù đứa con của mình theo những cách mà bạn đã từng phải chịu đựng. Khi tiếp xúc dai dẳng với sự coi thường, mắng mỏ và trừng phạt bằng những từ ngữ thô bạo, bạn đang hình thành nên một tấm gương với đầy hận thù và tiêu cực khiến đứa con sợ hãi và muốn xa lánh mỗi khi có sự hiện diện của bạn. Hãy yêu thương con cái vô điều kiện bằng tất cả khả năng và sự nhân ái của bạn, vì không chỉ con xem bạn là chỗ dựa mà sẽ có lúc, chính bạn sẽ là người cần đến sự non nớt trong sáng của chúng để an ủi cho những khó nhọc hay sai lầm xảy ra trong môi trường xã hội. Nhiều bậc cha mẹ vẫn luôn nói rằng, họ đã học được rất nhiều từ những đứa con của họ, và điều mà họ học được nhiều nhất chính là cách đứa trẻ trao đi yêu thương mà không cần nhận lại. Khi chúng yêu bạn, chúng sẽ nói. Khi chúng không thể sống thiếu bạn, chúng sẽ phấn đấu để mãi mãi ở bên bạn.

***

  • Đánh giá thấp bản thân, luôn tự giễu chính mình bằng những câu nói tiêu cực
  • Hành vi tự huỷ hoại cơ thể
  • Thường xuyên cãi nhau với bạn bè hoặc đối xử tàn nhẫn với những đối tượng yếu hơn như những người nhỏ tuổi hơn, động vật,…
  • Hành vi chống đối xã hội bằng cách phạm pháp và làm những chuyện trái pháp luật
  • Phát triển chậm về thể chất, tinh thần, gặp khó khăn trong giao tiếp
  • Thường xuyên đánh mất cảm xúc và khó kiểm soát

  • Nhận ra cảm xúc của bạn
  • Thông cảm với con
  • Hãy nghĩ về tình huống khác nhau
  • Hãy nghe những gì con bạn nói
  • Tích hợp tình yêu của bạn với những suy nghĩ tức giận của bạn.
  • Chú ý phản ứng của cơ thể bạn để bình tĩnh lại
  • Giữ sự chú ý của bạn về vấn đề hiện tại

Bài viết độc quyền của tạp chí Nữ Doanh Nhân.

Text: Hong Dang | Design: KHANGPH

Có thể bạn quan tâm:

Vun đắp yêu thương tự trong con

Để con “bật cao” vào đời

Comment