Có những lúc chúng ta ngỡ rằng với các bệnh nhân mắc bệnh ung thư, những hy vọng về cuộc sống đối với họ trở nên mong manh hơn, thì có một nữ bác sĩ với những bước chân kiên trì và vững chắc đến từ nước Pháp đã góp phần thắp thêm những hy vọng cho họ. Sau bao năm tháng không ngừng học hỏi và tìm kiếm những cách thức chữa trị mới và hiệu quả nhất, nữ bác sĩ đó đã đặt chân đến Việt Nam. Cô là Basma M’Barek, Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện FV.
FV, nơi bác sĩ Basma M’Barek đến, bao năm qua cũng đi tìm kiếm những lời giải hay nhất cho những bệnh nhân gặp căn bệnh quái ác này. Ngẫu nhiên mà cũng là tất nhiên, tất nhiên bởi những thiện tâm dành cho bệnh nhân, tất nhiên bởi sự chinh phục những thử thách chữa trị căn bệnh quái ác, cô và FV đã gặp nhau như thế.
Khoa Ung bướu của FV giờ là một trung tâm độc lập, được đặt tên là Hy vọng với mức đầu tư hàng triệu USD để nâng cấp trong năm 2018. Nếu bạn hình dung bước chân của một cô gái trẻ đến từ nước Pháp, tốt nghiệp ngành y đại cương lúc 21 tuổi, trở thành bác sĩ Ung bướu năm 26 tuổi, lại chọn một lối đi rất mới mẻ khi ấy – lĩnh vực điều trị ung thư, thì bạn sẽ hiểu, đó cũng là một cô gái dám sống cho những hy vọng như thế nào. Cô đã tham gia nhiều khóa học đào tạo chuyên sâu về ung thư, ung bướu hay công nghệ xạ trị song song với quá trình làm việc tại các bệnh viện lớn ở Pháp lẫn châu Âu. Để rồi sau ngần ấy thời gian chứng tỏ năng lực bản thân và thăng hoa trong sự nghiệp, cô đã đến Việt Nam, nơi có một trung tâm điều trị ung thư mang tên Hy vọng như vậy…
Làm nghề cứu người, thì bất cứ nơi đâu cũng là điểm đến, bất cứ lựa chọn nào cũng là lựa chọn đúng. Nhưng tôi vẫn muốn quan tâm một chút về lý do, tại sao cô lại đến Việt Nam, thưa cô?
Sau 18 năm gắn bó với công việc tại Pháp, tôi đã được trải nghiệm rất nhiều điều trong việc khám chữa bệnh, tôi luôn mong có một cơ hội nào đó để thách thức chính mình và tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa của những vùng đất chưa từng đặt chân tới, trong đó đặc biệt có châu Á đầy bản sắc. Và chỉ trong vòng vài tháng sau khi có ý định, tôi đã có cơ duyên biết đến FV khi bệnh viện đang tìm kiếm bác sĩ quản lý cho trung tâm ung bướu mới.
Khi tìm hiểu môi trường làm việc tại đây, tôi tin rằng FV là nơi có thể giúp tôi phát triển và cống hiến nhiều hơn. Đồng hành cùng đội ngũ cộng sự tại FV trong những tháng ngày qua đã chứng thực cho tôi điều này. Tôi tin rằng với những kiến thức khoa học mà mình đã tích luỹ, tôi sẽ có thể truyền đạt kinh nghiệm của bản thân cho những cộng sự cũng như cùng họ phát triển thêm nhiều dịch vụ điều trị tiên tiến cho bệnh viện. Bên cạnh đó, việc quan sát các phản ứng của bệnh nhân tại Việt Nam cũng cho tôi cơ hội tìm hiểu thêm về con người và văn hoá của đất nước phương Đông này, góp phần hoàn thiện những đúc kết của tôi về cách thức ứng xử và chữa trị thích hợp cho người bệnh một cách đa diện nhất.
Vâng, FV, nơi dành cho nhiều bác sĩ giỏi người ngoại quốc – tôi không ngạc nhiên về điểm đến này. Nhưng xin hỏi, đến nơi đây, cô muốn mang lại những giá trị gì cho FV nói chung, và Trung tâm Hy vọng mà cô đang đảm trách, nói riêng?
Có ba điều tôi nghĩ mình có thể mang lại cho FV, đầu tiên là truyền đạt cho cộng sự những kiến thức sử dụng các thiết bị hiện đại đời mới vừa được trang bị, cụ thể là máy xạ trị đời mới của FV hiện nay là dòng máy tôi đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại châu Âu.
Tiếp theo là truyền đạt nguồn cảm hứng ham học hỏi cho mọi người ở bộ phận tôi làm việc, bởi tư duy đổi mới và tinh thần luôn tìm tòi học hỏi những phương pháp điều trị mới nhất là điều vô cùng quan trọng với một bác sĩ. Nếu bạn chỉ hài lòng với những gì đang có, bạn sẽ trở nên “lỗi thời” sau 3 năm làm việc và mất đi động lực bước tiếp trên con đường này.
Cuối cùng là việc tiếp cận gần hơn về mặt tâm lý khi điều trị cho bệnh nhân. Đối với tôi, điều trị ung thư không chỉ là điều trị căn bệnh ung thư mà chính là điều trị cho người đang bị bệnh ung thư đó. Bản thân người bác sĩ phải xem xét nhiều khía cạnh trong cuộc sống của người bệnh để có thể đồng hành cùng họ trong quãng thời gian điều trị khó khăn, thậm chí là thập tử nhất sinh và giúp họ gặt hái được kết quả điều trị tốt nhất.
Chính thức đảm nhận vị trí Trưởng khoa Ung bướu tại bệnh viện FV từ tháng 8/2018, trải qua gần 8 tháng gắn bó, là một người ham tìm hiểu và học hỏi, hẳn cô đã có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu về lĩnh vực mình đang hoạt động ở đây, phải không?
Tôi đi đến các cơ sở khá nhiều và nhận thấy Việt Nam có mạng lưới y tế cơ sở tương đối tốt so với nhiều quốc gia khác, các bệnh viện lớn hoặc quốc tế hầu hết đều áp dụng những phương pháp điều trị và máy móc tiên tiến trên thế giới, chỉ đi sau những nước châu Âu khoảng vài tháng.
Tuy nhiên, một vấn đề nổi cộm trong khám chữa bệnh ở Việt Nam là bệnh nhân không được cập nhật về sự tiến bộ đó dẫn đến thiếu niềm tin vào cơ sở y tế cũng như những bác sĩ trong nước. Khi mắc bệnh, dù có được khám chữa tận tình ở các bệnh viện quốc tế trong nước thì cuối cùng họ vẫn chọn ra nước ngoài điều trị nếu có điều kiện về tài chính. Tôi cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay là làm sao để bệnh nhân có thể tín nhiệm bác sĩ tại Việt Nam và tự tin tiếp nhận điều trị.
Đi đâu, đến đâu cũng là lựa chọn của bệnh nhân và người nhà, nhưng điều tôi muốn nói là với trung tâm Hy vọng, việc điều trị đều cập nhật kiến thức và công nghệ mới nhất và tôi khẳng định rằng mình có mặt ở đây với mục đích lớn nhất là phải làm cho bệnh nhân tin tưởng. Khi bệnh nhân thành công trong việc điều trị, điều đó cũng đồng nghĩa với thành công của tôi.
Hy vọng là thứ tích cực nhất chúng ta hay động viên nhau, nhất là khi hàng ngày đối mặt với nhiều điều đau đớn vốn là công việc hàng ngày của bác sĩ điều trị ung thư. Nhưng cô vẫn muốn nói với bệnh nhân rằng, niềm hy vọng đó không chỉ là sự động viên, mà nó có cơ sở…
Hiện nay, Ung bướu là một trong những khoa ưu tiên hàng đầu của FV dựa trên phương châm hoạt động của bệnh viện là luôn đặt sự an toàn của bệnh nhân lên hàng đầu chứ không chỉ tập trung về mặt máy móc, bác sĩ hay quy trình. Một trong những điều đặc biệt ở FV là không chỉ “tốt” ở những khía cạnh đơn lẻ, mà là “tốt” một cách tổng thể. Đây là thời điểm rất phù hợp để tôi giúp sức cho FV phát triển chuyên khoa ung bướu với mục tiêu trở thành trung tâm điều trị ung thư hàng đầu Việt Nam và giúp đỡ nhiều bệnh nhân chẳng may mắc phải căn bệnh này.
Nhưng nói gì thì nói, phép màu vẫn chưa đến với đa số những bệnh nhân ung thư, và niềm hy vọng đó có đồng nghĩa với lạc quan quá mức không, thưa cô?
Hãy xác định rằng, một khi bạn đồng ý chữa bệnh cho ai đó, bạn đang cùng họ bước vào một cuộc chiến mà mục đích chung là để chiến thắng căn bệnh quái ác đeo bám. Tôi đã chọn, đã đi và rồi đến đây, tất cả vì cuộc chiến đã diễn ra suốt 18 năm ấy cùng các bệnh nhân và sẽ còn một chặng đường rất dài để chiến đấu ở những năm tháng tiếp theo.
Tất nhiên khi có thể điều trị thành công cho họ thì thật sự quá hạnh phúc, nhưng ngược lại lúc thất bại thì cảm giác thất vọng buồn bã là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, một khi đã trở thành bác sĩ, bạn phải hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực đó là một phần của cuộc sống và bạn buộc phải đối diện với nó trong suốt con đường sự nghiệp. Tôi đã từng buồn, từng khóc vì không thể giúp cho bệnh nhân của mình, thế nhưng chính gia đình bệnh nhân lại là những người động viên ngược lại cho tôi thay vì trách móc, giúp tôi được an ủi phần nào vì những gì đã cố gắng hết sức. Là một bác sĩ, bạn có thể vui khi điều trị thành công, có thể buồn khi thất bại nhưng bạn không được để mình rơi vào cảm giác tội lỗi khi phải đối diện với bệnh nhân và chính bản thân mình, đó là lý do tôi luôn cố gắng làm tốt nhất có thể để điều trị cho bệnh nhân.
Và trong cuộc chiến mà cô đã, đang và tiếp tục ấy, điều trở ngại lớn mà cô thường gặp phải, là gì?
Điều trở ngại lớn nhất chính là việc bệnh nhân từ chối tiếp nhận chữa trị trong khi cơ hội điều trị thành công rất lớn. Ngoại trừ trường hợp bệnh nhân lớn tuổi thường có ý nghĩ đã “gần đất xa trời” nên để dành tiền bạc cho con cái là có thể hiểu và thông cảm, nhưng một số trường hợp bệnh nhân còn rất trẻ lại nhanh chóng nản chí và từ chối điều trị hoặc tìm đến sử dụng các phương pháp được truyền miệng và thiếu cơ sở khoa học khiến tôi cảm thấy rất thất vọng và nuối tiếc.
Tuy nhiên, tôi cũng không cảm thấy tức giận hay trách cứ vì họ đang là những bệnh nhân, cần được cảm thông chia sẻ nhiều hơn. Với những bệnh nhân ấy, tôi luôn để mở cánh cửa và chào đón họ quay lại điều trị với tôi bất cứ lúc nào, tôi luôn sẵn sàng ở đây để giúp họ và thực tế đã có nhiều trường hợp thành công khiến tôi rất hạnh phúc.
Công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ như mình muốn, việc đưa ra phương hướng và cách điều trị cho bệnh nhân nhưng vẫn không thể chữa được là việc đôi khi tôi vẫn gặp phải. Thật sự trong tình huống đó rất khó mở lời với bệnh nhân, tuy nhiên là bác sĩ trách nhiệm của tôi là thẳng thắn thông báo rằng chúng tôi đã cố gắng hết sức, và quan trọng nhất là giúp bệnh nhân giảm nhẹ sự đau đớn về mặt thể xác. Tất nhiên để làm dịu về mặt tinh thần là rất khó, nhưng hãy cố gắng giúp họ giảm đi nỗi đau đồng thời đồng hành cùng họ trong việc chuẩn bị tinh thần để giúp bệnh nhân trải qua giai đoạn cuối cùng một cách nhẹ nhàng và ít thương tổn nhất.
18 năm trải nghiệm với nhiều nấc thang công việc, đi nhiều nơi, khám phá ra nhiều thứ để đến hôm nay vẫn luôn giữ ngọn lửa chiến đấu cùng bệnh nhân ung thư, nếu cho cô một khoảng lặng để nhìn lại hành trình của mình, điều gì sẽ khiến cô tự hào ở mình, thưa cô?
Tôi nghĩ rằng chính sự tận tâm, nhiệt huyết dành cho ngành ung bướu mà tôi đã chọn là điều khiến tôi tự hào nhất. Đến thời điểm này, ngọn lửa ấy vẫn luôn mãnh liệt như những ngày đầu và không có dấu hiệu lụi tắt dẫu đã gần 20 năm trôi qua. Ví như việc kết hôn sau nhiều năm, người ta thường nghĩ rằng sẽ không còn yêu đương nồng cháy như những ngày đầu, nhưng đối với tôi nó vẫn tràn đầy đam mê, năng lượng và không hề đổi thay.
Từ những ngày đầu lựa chọn theo đuổi ngành y đến hôm nay, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình đã chọn sai nghề. Tôi luôn cam kết và yêu thích công việc mình đã chọn, và dẫu cho chọn lại lần nữa tôi vẫn sẽ chọn trở thành một bác sĩ ung thư và cố gắng làm tốt hơn đã từng.
Đối với tôi, sự tận tâm và đồng cảm là thước đo để đánh giá một bác sĩ tốt. Ai cũng sẽ sở hữu những nền tảng kiến thức chuyên môn để khai phá năng lực và vận dụng tay nghề để cứu người, nhưng chính sự tận tâm và đồng cảm mới là điều bác sĩ cần có để điều trị cho bệnh nhân dù là căn bệnh nào. Với từ “tận tâm”, bạn cần hiểu rằng phải tiếp xúc điều trị cho bệnh nhân với tâm thế muốn làm điều đó chứ không phải vì nghĩa vụ và chờ đợi đến cuối tháng để nhận lương. Với từ “đồng cảm”, một khi tham gia điều trị cho bệnh nhân, bạn đã trở thành đồng đội với họ và gia đình họ để tìm ra cách chữa bệnh tốt nhất. Không gì tốt hơn việc được lắng nghe bệnh nhân, đồng cảm với những điều họ trải qua và “nắm tay” họ bước ra khỏi bóng tối của bệnh tật.
Cô Basma M’Barek, từ đầu cuộc trò chuyện đến giờ tôi thấy cô chỉ nói về công việc và công việc. Làm trong một lĩnh vực đầy căng thẳng và trải qua quá nhiều xúc cảm như lĩnh vực điều trị ung thư, hẳn cô cũng phải có cách riêng để cân bằng cuộc sống của mình chứ?
Việc lựa chọn trở thành một bác sĩ đòi hỏi bạn phải trưởng thành sớm hơn so những người đồng trang lứa. Liệu rằng bạn có chấp nhận khoảng thời gian dài của tuổi thanh xuân chỉ để nghiên cứu học tập và liệu rằng, bạn có đủ sự tận tâm và đồng cảm để hy sinh vì cộng đồng hay không? Trở thành một bác sĩ, bạn phải có lòng trắc ẩn và sự trưởng thành để đối diện với những tình huống mà không nghề nghiệp nào có thể mang lại ở độ tuổi tương tự.
Có nhiều cách giúp tôi tạm quên những căng thẳng công việc và lấy lại cân bằng cuộc sống như đi du lịch chẳng hạn, nhưng dù làm gì ưu tiên hàng đầu của tôi cũng là chuẩn bị kỹ càng để đảm bảo cho bệnh nhân của mình được tiếp tục điều trị một cách tốt nhất trong thời gian tôi vắng mặt.
Một điều quan trọng nữa là tôi luôn chú trọng chăm sóc sức khỏe của bản thân để duy trì trạng thái tốt nhất cho công việc. Bạn không thể cho người khác thứ mà bạn không có. Nếu bạn không có tài chính, bạn không thể giúp đỡ về tiền bạc cho người khác. Nếu một bác sĩ không có sức khỏe, làm sao bạn có thể chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân của mình? Vì vậy, đối với bác sĩ, lại là một phụ nữ, việc biết chăm sóc bản thân là quan trọng nhất. Chỉ khi cảm thấy vui vẻ lạc quan, tôi mới có thể truyền những năng lượng tích cực đó thành những tia hy vọng cho bệnh nhân thêm phấn khởi, yêu đời hơn trong những giai đoạn “mong manh” của cuộc đời.
Con người không thể gắng gượng trước mọi thứ, sẽ có lúc bạn cần dành cho mình một khoảng trời riêng để “sạc” lại năng lượng và chuẩn bị tinh thần vững vàng cho những bước ngoặt tiếp theo đang chờ đón. Chỉ khi bản thân thoải mái và khỏe mạnh nhất, bạn mới có thể thật sự mang lại niềm vui và chủ động dang tay cứu giúp những người khác.
Và khi kết thúc công việc trở về nhà, tôi dành thời gian tuyệt đối cho gia đình, con cái, không lãng phí vào những việc không có ích cho bản thân như lướt web hay xem TV. Thay vào đó, tôi ưu tiên thời gian cho những sở thích của mình như trang trí nhà cửa, chơi nhạc cụ hoặc đọc sách.
***
Dù công việc bận rộn nhưng tôi luôn tranh thủ dành những khoảng thời gian cho riêng mình. Về việc tập thể dục, tôi không cần đợi đến khi có một điều kiện tập hoàn hảo mà có thể tập bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu dù chỉ là 5 hay 10 phút.
Để có một sức khỏe dài lâu, có 3 điều tôi nghĩ không thể thiếu chính là chế độ ăn uống lành mạnh, tích cực tập luyện thể thao và đặc biệt quan trọng nhất là nghỉ ngơi.
Có rất nhiều bài báo, sách vở khuyến khích chúng ta hãy tận hưởng cuộc sống đi, hãy đi chơi và sống hết mình đi, nhưng lại không ai nói rằng hãy “nghỉ ngơi” đi với ý nghĩa thật sự của từ này. Đối với tôi, cách giữ gìn sức khoẻ đơn giản và dễ dàng nhất chính là hãy nghỉ ngơi, hãy thật sự thả lỏng và không làm việc.
Bài viết và hình ảnh độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân
Text: Jenni Võ, Hồng Đặng – Creative Director: HIEPLEDUC – Photo: Rin Tran – Make up: Huỳnh Phương
Doctor BASMA M’BAREK
THE GIVER OF HOPE FOR CANCER PATIENTS
While most of us simply surrender to the notion that for many cancer patients, the hope for survival is as faint as a shadow, one French doctor argues to enlighten and renew hope with perseverance and confidence. Spending years on a relentless search for knowledge and more novel and effective treatments, she has now set foot in Vietnam. She is Basma M’Barek, head of the Oncology Department at FV Hospital.
Dr. Basma M’Barek’s destination, FV, has also been on its own search for the best solution to this disease. Their encounter was unpredictable yet inevitable, since both share goodwill towards their patients and the dream of finding a cure to this seemingly hopeless disease.
FV’s Oncology Department is now an independent Cancer Care Centre under the name Hope, was invested millions USD to upgrade in 2018. And if you follow the steps of a certain young lady from France, who became Oncologist at the age of 26 and undertook a rather unexplored path in oncology treatment, you might see how she aspires to realize the faintest of hopes. She has taken intensive courses on cancer, tumours and radiotherapy, along with a practicing career in major hospitals both in France and all across Europe. And after all that time proving herself professionally and nurturing a successful career, she has come to Vietnam, where an oncology institute named Hope exists…
For the sake of saving lives, anywhere you go and any choice you make is the right one. But I would still want to know the reason why you chose to come to Vietnam?
Having worked in France for 18 years, I’ve accumulated a lot of experience in my field of work, but what I always wanted was a chance to challenge myself and explore new lands and their culture, especially Asia whose culture is extremely rich. Within months after the idea came to my mind, fate has brought me to FV Hospital as they went on a search for the new oncology center’s head doctor.
On discovering the institute’s working environment, I believed that FV would be a place where I could advance further and contribute more. And the journey with my FV team of associates over this recent period of time has not proven me wrong. I believe that with my knowledge of science, I will be able to pass on my experience to my associates and help them develop new and improved treatments for the hospital. In addition, by observing the reaction of my patients here, I’ve had the chance to learn more about the people and culture of Vietnam. This contributes to my codex of proper behaviour and treatment towards a patient in as many aspects as possible.
Indeed, FV is an excellent destination for competent foreign doctors, so this fact doesn’t surprise me. But may I ask what kind of value do you wish to bring about, to the hospital in general and to the Hope Institute in particular?
There are three things that, I hope, I could bring to FV. First is the knowledge on how to operate the cutting-edge pieces of equipment that the hospital just brought in, specifically the new radiotherapy device that I’ve had many years of experience working with in Europe.
Second is the aspiration for knowledge that I would like to inspire in those who work with me, as a mind for innovation and new treatment discoveries are of the essence to any doctor. If you become satisfied with your present, you will become “obsolete” within three years and lose the motivation to continue this journey.
And finally is the closer approach towards a patient’s psychology. Treating cancer for me is not only about curing the disease itself, but curing the mentality of its bearer. A doctor must be able to take into consideration the many aspects of a patient’s life in order to accompany them in a long, struggling and even perilous treatment, and to hopefully reap the best results.
Having been officially appointed head of the Oncology Department at FV Hospital since August 2018, and with your eager thirst for knowledge and discovery, you must have come up with a great deal of research in your field of operation over the course of eight months?
I’ve come down to the local facilities more than once and realized that the local-level medical care network is relatively good in comparison with other countries. Your major hospitals and the international ones are applying world-class treatment methods and equipment, only a few months behind European countries.
However, a stinging issue that exists in your country’s hospital work is that the patients are not updated with the aforementioned advancements, thus leading to their distrust in local hospitals as well as doctors. Despite the devoted services offered by domestic international hospitals, patients would often opt to seek treatment overseas if they were financially capable. The most important thing, I believe, is to gain these patients’ trust and confidence in the doctors here in Vietnam.
Where to seek treatment is entirely up to the patients and their family, but what I want to say is that at the Hope Institute, our treatment is backed by the latest knowledge and technology, and I assert that my greatest endeavour here is to earn their trust. Their success in treatment is my success in my medical career.
Hope is the best we could give each other for encouragement, especially for oncologists who have to face pain and anguish everyday. That being said, it’s great when you give your patient such hope. It is not merely for the sake of encouragement, but is based on something solid.
At the moment of speaking, oncology is one of the top priority departments at FV, following the hospital’s guidelines of putting our patients above doctors, procedures, or equipment. Another special thing about FV is its all-round, and not singly-focused, high level of performance. This is the appropriate time for me to aid FV in turning its oncology department into the top cancer treating center in the country, with a view to help those unfortunately afflicted with the disease.
But then again, such a miracle has occurred for only a limited number of cancer patients. It would suggest that giving out so much hope is being over-optimistic, don’t you think?
Bear in mind that, once you have decided to treat someone, the both of you have entered a battle against the illness itself. I have made my choice and have ventured this far, 18 years on the same battlefield with my patients. And yet, a long and arduous journey is still waiting for me in the time to come.
Needless to say, success in their treatment would mean the world to me, while failure would certainly strike me hard. However, as a doctor, you must understand that these negative feelings are the part and parcel of your life, and you’ll have to face it for the rest of your career. I once was sad and crying for not being able to help, but instead of putting the blame on me, the patient’s family even tried to console me for having done my best. Being a doctor, your feelings may go up and down with every success and failure, but never must you let yourself fall into the pit of guilt when facing the patient and yourself. And that is why I always give it my best when treating a patient.
And throughout this battle that you have been on, and will be fighting, what is the greatest obstacle that you must often face?
The biggest problem is the patients themselves, refusing to undergo treatment despite the high chance of success. Among them, I can understand and sympathize with the elderly ones who “don’t have long” and wish to save money for their children. But for those who are still quite young but are easily discouraged and refuse treatment, or even worse, turn to unorthodox and unscientific methods, I am very disappointed for them.
However, I never feel angry or put the blame on them because, as patients, what they need is someone who understands and shares with them. I always leave the door open and welcome them back anytime, for I am here to help them, and the fact that many have successfully fended off their disease is what brings me joy.
Things might not always go down as we expect, and that despite a proper treatment method and course, a patient couldn’t be saved is nothing but common to me. Difficult as you may imagine having to tell it to their face, my duty as a doctor obliges me to inform them that we have tried our best, and the most important thing to do next is to alleviate their physical pain for the remaining time. Calming the mental anguish, on the other hand, is quite a challenge, but we do try to lift it off them, while accompanying them in the preparation to go through the last stage in the most soothing and least excruciating way.
You have spent the last 18 years challenging yourself in many positions, travelling to many places and discovering many things. And up to today, you haven’t given up the battle against cancer. If given a chance to look back in retrospect, what in this long journey of yours would you take most pride in?
I believe that the greatest pride I take is in the passion and devotion for the field of oncology. Until this very moment, that fiery passion has not dwindled one second for nearly 20 years. It’s like a marriage to me, but while most people think that love would diminish over time, mine is still passionate, energetic, and unfaltering.
Ever since the very first step I took on this journey, I’ve never thought that I’ve made a wrong decision. I am committed to and attracted by what I do, and even if I could have chosen differently, I would still become an oncologist and try better than I did.
The yardstick of a doctor’s competence, for me, is dedication and sympathy. Everyone can eventually acquire the body of knowledge needed to fully exploit their potentials and use it to save lives, but it is a doctor’s dedication and sympathy that urges him or her to treat the patient, no matter what disease they carry. In the sense of “dedication”, you must learn that treating a patient is about making a difference, and not just doing your job and waiting to get paid at the end of the month. In the sense of “sympathy”, once you’ve agreed to treat a patient, you become a companion, a friend to the patient and their family, with a goal to find the best treatment. Nothing feels better than listening to your patient, sympathize with what they are going through, and “take their hands” through the shadow of illness.
Ms. Basma M’Barek, I couldn’t help but notice that since the beginning of our conversation, all you’ve been talking about is work and work. Having to work in such a stressful and emotional field as cancer treatment, you must have figured out some way to keep a balance in your life, haven’t you?
Becoming a doctor means growing mature earlier than your peers. Would you be able to devote your youth to study and research, and would you be sympathetic enough to make a sacrifice for the need of the many? Being a doctor requires both compassion and maturity in order to manage yourself through situations that no other profession entails at a certain age.
There are ways for me to temporarily forget all the stress of work and regain balance in life, travelling for instance. But no matter what I do, my top priority is always to make thorough preparation for my patients to continue their treatment smoothly during my absence.
Another one of my priorities is personal health, so that I am always best fit for the job. You cannot give others what you do not have. Without money, you cannot help someone with their financial issues. And without good health, how can a doctor take care of his or her patient? Therefore, being a doctor, and a woman, it is of utmost importance for me to take good care of myself. Only when I am feeling positive can I spread such positiveness to my patients, encouraging them to be optimistic for the most “fragile” stage in their life.
However, no one can withstand anything without having to “recharge their batteries”, there will be times when you need to be alone and prepare yourself for the next turn of life. Only with comfort and strength can you really bring about joy and salvation to others.
After work, I would spend my entire time with my family, my children, and not wasting it on any useless things like surfing the web or watching TV. Instead, I give more time to my own hobbies, say decorating my home, playing a musical instrument or reading books.
Despite my hectic profession, I always try to make some time of my own. Exercising, for instance, doesn’t require perfect conditions, but can be performed anywhere, even for just 5 or 10 minutes.
In order to obtain long-standing health, I believe in a tri-factor combination: Healthy diet, intensive workout and most importantly sufficient rest.
There are a lot of articles and books telling us to enjoy our lives, go out there and live to the fullest, but no one is telling you to “take a break” in its true meaning. As for myself, the simplest and easiest way to maintain one’s health is to rest, truly relax and not even think of work at all.
Copyright© All Rights Reserved.
Có thể bạn quan tâm:
Chủ tịch, Tổng Giám Đốc URC Việt Nam, Laurent Levan: Tôi ngưỡng mộ sự tài giỏi của phụ nữ Việt Nam