General Director, Jio Health Việt Nam, Nguyễn Hoài Nam: Luôn kinh doanh với một chữ “tâm” - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

General Director, Jio Health Việt Nam, Nguyễn Hoài Nam: Luôn kinh doanh với một chữ “tâm”

Trong cuộc sống hiện đại nơi mọi người đang bộn bề với công việc của chính mình và ít quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình, có một doanh nhân vẫn đang không ngừng trăn trở về thực trạng ngành y tế Việt Nam và quyết định khởi nghiệp ở lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe với mong muốn tác động đến ý thức cộng đồng và mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội.

Xin chào ông! Được biết, ông chuyển sang khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế khi đã đạt được một số thành công nhất định trong ngành chứng khoán và ngân hàng, liệu đây có nên xem là một “canh bạc” liều lĩnh trong sự nghiệp của ông không?

Thật ra cũng có thể gọi việc chuyển hướng này là một “canh bạc” vì tôi cho rằng bước chân vào thương trường là một quyết định có bao gồm yếu tố rủi ro và có xác suất cho sự thành bại. Tùy vào ngành nghề kinh doanh, quy mô đầu tư… mà mức độ rủi ro sẽ cao thấp khác nhau. Còn quyết định này có sự liều lĩnh không? Câu trả lời là “có”. Tuy nhiên, sự liều lĩnh không có nghĩa là lao đầu vào kinh doanh mà không có sự chuẩn bị và hy vọng một kết quả tốt đẹp như mong đợi ngay tức thì. Ngược lại, khi quyết định khởi nghiệp, bạn phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng, lập các kế hoạch càng chi tiết càng tốt, kể cả kế hoạch rút lui và phải lao động hết sức chăm chỉ.

Jio Health được xem là bước đột phá đầy mới mẻ nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng chứa đựng tham vọng không nhỏ của những người sáng lập. Vậy ông đã có những định hướng gì cho việc phát triển hệ thống y tế đặc biệt này?

Jio Health là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng kỹ thuật số trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ. Thông qua ứng dụng cùng tên, khách hàng có thể đặt hẹn bác sỹ đến khám tận nơi, nhận tư vấn của các bác sỹ từ xa, 24/7 và miễn phí cùng với việc đặt mua thuốc hay dược mỹ phẩm… tại nhà thuốc trực tuyến Jio và được giao tận nơi trong 2 tiếng.

Theo một số thống kê mà chúng tôi có được, hơn 60% bệnh nhân tại Việt Nam khi phát hiện bệnh hoặc nhận thấy có triệu chứng nghiêm trọng mới đi khám thì lúc đó bệnh đã ở giai đoạn nguy hiểm hoặc vào thời kỳ cuối của ung thư, tiểu đường, viêm gan siêu vi… Những yếu tố chính khiến người Việt không có thói quen khám sức khỏe định kỳ là sợ tốn kém, sợ mất thời gian, sợ môi trường bệnh viện… Do đó, sứ mệnh đầu tiên của Jio Health được đặt ra là thay đổi quan niệm và ý thức chăm sóc sức khỏe của người Việt Nam, trong đó cần hiểu rõ vai trò quan trọng của khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh tật. Một trong những giải pháp định hướng trọng tâm của Jio Health là cung cấp dịch vụ thăm khám tận nơi, theo yêu cầu về thời gian và địa điểm của khách hàng với chất lượng cao và giá cả hợp lý. Trong các yếu tố này, chất lượng được chúng tôi đặt lên hàng đầu và để đảm bảo điều đó, chúng tôi hiện có một đội ngũ chuyên môn đông đảo gồm 120 bác sỹ (và sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới) thuộc nhiều chuyên khoa, có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, đã và đang công tác tại các bệnh viện lớn tại TP.HCM, luôn sẵn sàng đến thăm khám tận nơi hoặc tư vấn từ xa qua điện thoại. Chúng tôi có thể giải quyết được phần lớn các bệnh lý thông thường mà không cần chuyển tuyến cũng là một giải pháp góp phần giảm tải cho các bệnh viện. Dựa trên nền tảng đó, chúng tôi đang phát triển lĩnh vực y học gia đình và mô hình phòng khám gia đình theo định hướng của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế. Tất cả đều hướng tới mục đích giúp mọi người có thể chăm sóc sức khỏe liên tục, toàn diện hơn và phòng bệnh một cách chủ động.

Dựa trên định hướng đó, ông đang áp dụng phương châm điều hành như thế nào để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả?

Trải qua những năm tháng làm việc từ vị trí chuyên viên đến quản lý cấp trung rồi cấp cao trong nhiều lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng, ẩm thực, bất động sản…, tôi đã đúc kết cho mình một phương châm điều hành và kinh doanh rất đơn giản, đó là xoay quanh chữ “Tâm”.

Những kinh nghiệm đã có giúp tôi nhận ra con người chính là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp và cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành bại của doanh nghiệp đó. Không chỉ ở Jio Health mà ở tất cả những nơi tôi làm việc, tôi luôn dùng chữ “Tâm” để đối đãi với cộng sự, nhân viên và cả cấp trên của mình. Tôi luôn chân thành quan tâm lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của mọi người dành cho công ty, tạo một môi trường làm việc xanh, sạch, lành mạnh, cởi mở, hòa đồng, đoàn kết, tương trợ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Tôi không chủ trương quản lý vi mô mà luôn tìm phương án phân quyền và giao quyền hợp lý nhất, đồng thời ưu tiên quản lý bằng thời hạn và kết quả hoàn thành công việc. Tôi cũng thiết lập rõ ràng lộ trình thăng tiến cho mỗi phòng ban đi kèm với trách nhiệm, chỉ tiêu cụ thể và chính sách lương thưởng minh bạch và công bằng được xét duyệt hàng năm. Tôi cũng thường xuyên chia sẻ, trao đổi với nhân viên về giá trị và tầm nhìn cũng như chiến lược của công ty cho từng giai đoạn.

Kinh doanh đã lâu, tôi hiểu rằng khách hàng ngày càng có nhiều nhu cầu đa dạng, đặc biệt là khách hàng ngày nay vô cùng am hiểu, thông minh và có nhiều lựa chọn bởi sự cạnh tranh của thị trường. Do đó, để có khách hàng và duy trì sự trung thành của họ thì sản phẩm hay dịch vụ phải đáp ứng được nhu cầu hay thỏa mãn được sở thích của họ, hay nói cách khác họ chính là trọng tâm của các quyết định kinh doanh. Vì thế, chữ “Tâm” trong quan điểm của tôi còn thể hiện qua sự nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện những cam kết của công ty với khách hàng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ, sự minh bạch và chính xác về thông tin, giá cả, hợp đồng… Tóm lại, chữ “Tâm” chính là đạo đức kinh doanh được xem như nền tảng mà mỗi công ty đối đãi với khách hàng cũng như đối tác của mình.

Sau hai năm thành lập doanh nghiệp cùng những kinh nghiệm đã đúc kết, theo ông, một người khởi nghiệp phải chuẩn bị cho mình những yếu tố cần và đủ nào trước khi bắt tay xây dựng doanh nghiệp cho riêng mình?

Đặc biệt đối với người trẻ đam mê khởi nghiệp, điều đầu tiên tôi tin rằng vô cùng cần thiết, đó là các bạn cần thời gian để được “tôi luyện”. Hãy đi làm, trải nghiệm, học hỏi từ những người quản lý, người chủ của doanh nghiệp. Hãy hòa mình vào công việc ở tất cả các vị trí để nghề dạy cho bạn thật nhiều kinh nghiệm. Trong thời gian “tôi luyện” đó, bạn cần tìm được cho mình một người cố vấn (mentor), là người sẽ hướng dẫn và định hướng cho bạn nên làm gì và sẽ trở thành người như thế nào trong công việc và sự nghiệp. Song song đó, một điều quan trọng không kém là phải tạo được một mạng lưới quan hệ trong công việc và kể cả trong cuộc sống. Tiếp đến, hãy bổ sung những kiến thức chuyên môn bản thân còn thiếu nhiều nhất và cần thiết nhất để giúp mình quản trị một doanh nghiệp, ví dụ như kế toán, tài chính, marketing… Trong thời gian đầu của một doanh nghiệp start-up, những người sáng lập thường phải đảm nhiệm cùng lúc nhiều vai trò chuyên môn do hạn chế nguồn lực. Cũng trong thời gian này, những khách hàng đầu tiên có thể sẽ chính là những người trong mạng lưới quan hệ của bạn. Điều cuối cùng phải quan tâm là lập kế hoạch, tính toán thật kỹ lưỡng về nguồn tài chính, các chi tiêu và xây dựng được một đội ngũ nòng cốt. Bạn cần nhớ rằng, chỉ đam mê thôi là chưa đủ để có thể khởi nghiệp. Bạn cần một sự chuẩn bị thật tốt về nền tảng kiến thức, kinh nghiệm, nhân lực và tài chính trước khi bắt tay vào biến ước mơ thành hiện thực.


Dù dày dặn kinh nghiệm là thế, nhưng liệu có kỹ năng điều hành quản lý nào ông nhận ra mình còn thiếu khi trở thành một start-up không?  

Có một hạn chế mà tôi phải thành thật thừa nhận đó là tôi không phải là bác sĩ và việc quản lý một công ty trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế, quản lý phòng khám, quản lý đội ngũ y khoa có nhiều sự khác biệt và phức tạp hơn so với quản lý các doanh nghiệp kinh doanh thông thường khác. Thế nên, để vận hành và phát triển được doanh nghiệp này, tôi cần tìm được cộng sự tâm huyết, có kinh nghiệm và bằng cấp liên quan đến quản lý y tế để bổ khuyết điều đó cho mình và may mắn là tôi đã tìm được. Bên cạnh đó, khi bước ra khởi nghiệp, một kỹ năng tôi chợt nhận ra bản thân còn chưa hoàn thiện là quản trị nhân sự. Sau một thời gian start-up và kiêm nhiệm vị trí Giám đốc Nhân sự, tôi nhận ra quản trị nhân sự không chỉ đơn thuần là tuyển dụng, sa thải, làm bảng lương, tính giờ công… Quản trị nguồn nhân lực ngày nay bao gồm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc, chính sách lương thưởng… nhằm phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng để thu hút nhân tài. Tiếp đó là phải biết xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá và giữ gìn những nhân tài này sao cho phù hợp với yêu cầu công việc và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp cả về số lượng lẫn chất lượng.

Bàn về nhân sự, trong khi các tập đoàn lớn thu hút và giữ chân nhân tài bằng nhiều chế độ đãi ngộ, nhưng với một start-up như Jio Health, ông đã sử dụng chính sách nhân sự này như thế nào?

Theo tôi hiện nay lương không phải là yếu tố “đủ” để thu hút hay giữ chân nhân sự. Thay vào đó, các doanh nghiệp phải có cả một “combo” về chính sách tuyển dụng bao gồm lương, thưởng, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc… Ngoài ra, văn hóa, định hướng, tầm nhìn của doanh nghiệp, đặc biệt là người lãnh đạo trực tiếp cũng là những vấn đề nhân sự quan tâm. Đối với Jio Health, tôi sử dụng chiến lược “combo” này để thu hút nhân sự vì sẽ có sự bù đắp giữa các thành phần trong đó nhằm tạo nên một chính sách tuyển dụng thu hút. Với mức lương cạnh tranh, các quyền lợi đi kèm phong phú, đa dạng, cộng thêm yếu tố mới, hiện đại và tiên phong của sản phẩm dịch vụ và đặc biệt là giá trị xã hội mà Jio Health mang lại cho cộng đồng, tôi tin là Jio Health đang đưa ra một chính sách tuyển dụng đủ hấp dẫn để tuyển dụng và giữ chân người tài.

Vậy khi đã có nhân tài, việc giao quyền như ông đã chia sẻ được thực hiện như thế nào để họ phát huy được năng lực của bản thân? 

Phân quyền và giao quyền phù hợp đó là cách điều hành của tôi. Dựa vào phương châm điều hành xoay quanh chữ “Tâm”, tôi quan tâm nhiều đến chỉ số thông minh cảm xúc của nhân sự, đặc biệt là đội ngũ quản lý. Tôi trao đổi với họ rất nhiều để hiểu hơn về quan điểm sống của họ, những giá trị mà họ coi trọng trong cuộc sống, gia đình, xã hội, những chuẩn mực đạo đức và phong cách sống mà họ theo đuổi… Bên cạnh các tiêu chí chuyên môn, phẩm chất và đức tính của một cá nhân chính là điều cuối cùng tôi lựa chọn nhân sự để đi lâu dài cùng những giá trị mình đưa ra. Từ đó, ở mỗi vị trí tôi sẽ có sự phân quyền phù hợp để mỗi người có sự chủ động, quyết đoán và linh động trong triển khai công việc. Như đã chia sẻ, thời hạn thực hiện và kết quả hoàn thành công việc là điều tôi quan tâm nhất.

Khi nói về các nam doanh nhân, người ta vẫn hay mặc định rằng đàn ông làm kinh doanh thường lý trí mạnh mẽ và quyết đoán hơn phụ nữ. Nhưng ông có lúc nào cảm thấy mình “yếu đuối” trong một quyết định kinh doanh nào đó?

Lúc quyết định start-up chính là lúc mà tôi phải suy nghĩ nhiều nhất. Khi bạn đang ở một vị trí cao và ổn định ở một lĩnh vực đã có kinh nghiệm trong nhiều năm nhưng lại quyết định khởi nghiệp với một lĩnh vực mới và bắt đầu từ con số 0 và chưa biết kết quả thành bại sẽ ra sao thì đó chính là một quyết định mang tính rủi ro cao. Nếu gọi là “yếu đuối” thì không hẳn nhưng tôi phải “nâng lên, hạ xuống” nhiều lần, thậm chí còn bỏ hẳn ý định đó một thời gian. Nhưng khi nhìn vào mẹ mình, cũng là một nữ doanh nhân với rất nhiều kinh nghiệm thành bại trên thương trường, tôi chợt nhận ra, không chỉ có đàn ông mới dám lao vào những “canh bạc” mà phụ nữ cũng có thể và thậm chí còn liều lĩnh hơn nhiều. Xuất thân là một giảng viên đại học với đồng lương ít ỏi, vì mong muốn cho hai con được ăn học đến nơi đến chốn, mẹ tôi đã chuyển sang kinh doanh rất nhiều ngành nghề để kiếm tiền. Có thể nói, mẹ đã cho tôi chiếc “cần câu” quý giá để tôi có được ngày hôm nay. Mẹ chính là nguồn cảm hứng và là một trong những người cố vấn quan trọng nhất trong hành trình cuộc sống và sự nghiệp của tôi. Nói thêm về nữ doanh nhân, hiện nay khoảng cách giữa đàn ông và phụ nữ đã dần được thu hẹp, bằng chứng là tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã xuất hiện vô số những nữ doanh nhân vô cùng thành đạt vượt qua rất nhiều “đấng mày râu” và khiến chúng tôi phải nể phục.

Như ông chia sẻ, mẹ ông cũng là một nữ doanh nhân trên thương trường. Vậy đâu là điều ở bà mà ông ngưỡng mộ nhất và áp dụng được vào công việc của mình?

Điều mà tôi luôn thấm nhuần và học được từ mẹ đó là hãy đặt cái tâm vào công việc để đối xử với nhân viên, khách hàng và tất cả mọi người mình tiếp xúc trong môi trường làm việc. Trải qua nhiều năm phát triển sự nghiệp, tôi ý thức rõ việc đối nhân xử thế văn minh, công bằng, chân thành giữa đồng nghiệp và những cộng sự với nhau sẽ mang lại hiệu ứng rất tốt đối với mọi người trong một tổ chức. Từ đó cũng khiến cho những người bên ngoài như khách hàng, đối tác cũng cảm thấy thiện cảm hơn với doanh nghiệp. Là một lãnh đạo, bạn phải là người kéo gần khoảng cách và quan tâm đến nhân viên một cách thực tế, dù đó là cô lao công hay anh bảo vệ thì cũng là một thành phần của công ty và xứng đáng nhận được những chính sách và đãi ngộ xứng đáng. 

Với một người được tiếp cận với kinh doanh từ lâu qua công việc của mẹ cũng như của chính mình, đến hiện tại ông nghĩ sao về câu hỏi “Tiền nhiều để làm gì?” mà gần đây rất nhiều người băn khoăn tìm câu trả lời?

Thật ra, tôi chưa bao giờ mơ rằng có một ngày mình sẽ kiếm được thật nhiều tiền để trở thành vị trí số 1 hay số 2. Mục đích cuối cùng khi tôi lựa chọn kinh doanh không phải là trở thành một người giàu có nổi tiếng, mà là làm sao để có thể trở thành một trụ cột vững chắc cho gia đình và chu cấp đầy đủ và tốt nhất có thể cho gia đinh để rồi có thể dành nhiều thời gian nhất có thể cho họ. Tiền nhiều hay không còn tùy thuộc vào mức độ mong muốn của bản thân. Còn lại, nếu bạn biết thế nào là “đủ” và cảm thấy hài lòng với những giá trị mình tạo ra, bạn sẽ trả lời được cho câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc sống: “Hạnh phúc của bạn là gì?”.

 

Bài viết và hình ảnh độc quyền của Ấn phẩm Nữ Doanh Nhân (issue 131 – tháng 12/2019)

Text: JENNI VÕ, HỒNG ĐẶNG | Creative Director: HIEPLEDUC | Photo: HOÀNG VŨ

General Director, Jio Health Vietnam

NGUYỄN HOÀI NAM

DOING BUSINESS WITH A “CONSCIENCE”

 

In this hectic modern life where everyone is becoming more and more preoccupied with their work and less with the well-being of their own and their family, there is a man so concerned for the condition of health care in Vietnam that he decided to start a business in medical and health care services. The view of Mr.Nguyễn Hoài Nam was to raise the community’s awareness as well as contribute to the betterment of the society.

Greetings! As far as I’m informed, you had already achieved certain successes in the stock market and banking area prior to your start-up in the medical field. Could this be a risky “gamble” in your career?

Indeed, one may call my shift of direction a “gamble”, because every step in the business field contains both the risk of failure and the prospect of success. The chances towards either end fluctuate in respect of the nature of the business, or the scale of investment. As for whether this is a risky decision or not, the answer is “yes”. However, taking a calculated risk isn’t the same thing as rushing forward without any preparation in expectation of an instant, favourable outcome. On the contrary, upon establishing a start-up, one must carry out thorough preparations, making plans for even the smallest detail, including a course of retreat, while exerting great effort along the way.

Jio Health is considered a ground-breaking development in the effort to heighten community health standards, harbouring the sizable ambition of its founders. What, then, is the direction in which you want to steer this unique health care system?

Jio Health is a pioneer in the implementation of digital technology in medical and health care services. Using an application of the same name, patients can now make appointments for home visits or receive remote consultation 24/7 and free of charge, as well as order for medications or cosmeceuticals via the Jio online pharmacy which guarantees delivery within two hours.

According to our statistics, over 60% of patients in Vietnam only seek treatment when the symptoms have become too obvious or severe, which indicates the critical or terminal stage of such diseases as cancer, diabetes, and hepatitis. The reason why many Vietnamese do not perform regular health checks is their fear that the cost is too high, that it takes too much time, or that the hospital atmosphere gives them the creeps. Therefore, the first mission that Jio Health sets out to accomplish is to bring changes to the old notions of health care in Vietnamese people, particularly regarding the importance of performing regular health checks in order to detect and prevent diseases from their early stage. One of Jio Health’s central approaches is the home visit service, which allows flexibility in terms of time and location for the patient while upholding a high-quality standard at a reasonable price. Among these elements, quality is our utmost priority, which is assured by our board of experts of 120 doctors (and increasing) from various majors, who are both skilled and experienced, who have or are currently serving in major hospitals in Ho Chi Minh City, and are readily available for home visits or remote consultations via telephone. Our capacity to handle a large portion of common medical conditions without having to transfer to a higher class facility is, in fact, a solution to relieving the pressure on hospitals. Based on such a foundation, we are currently developing the family health care and family clinic platform with regard to the direction from the Ministry of Health’s Medical Services Administration. All in all, our goal is to provide everyone with a regular and comprehensive health care foundation, which helps them actively prevent diseases.

In respect to such an orientation, what kind of administration method are you currently applying in order to ensure effective business operation?

Having fought my way up from a specialist job to middle and high management in several fields including stocks and banking, cuisine, and real estate, I have established a simple administration and business philosophy that revolves around one single thing – “Conscience”.

My experience has taught me that humanity is the most valuable asset for a business and the make-or-break factor in its operation. In each and every place I’ve worked, Jio Health included, I have always treated my partners, staff and even superiors with a “conscience”. I unfailingly pay sincere attention to every constructive opinion for the company with the goal to create a healthy and open-minded work environment where everyone is closely bonded and willing to help each other. I prefer delegation over micromanagement. That is, managing mainly by deadlines and outcomes. I also try to establish a clear course of development and list of responsibilities for each department, with detailed requirements and a fair and just reward policy that is reviewed on an annual basis. I also exchange thoughts with my staff frequently about the value, vision and strategy of the company in each particular period.

With my business experience, I understand that clients nowadays have a much wider range of needs while being quite knowledgeable and smart and having a large number of choices due to competition in the market. Therefore, in order to gain a new client and win their loyalty, our product or service must be able to satisfy their demand and preference. In other words, they play a crucial role in our every business decision. Therefore, the “conscience” in my notion lies in our relentless effort to deliver the company’s commitment in product and service quality as well as transparency and accuracy of information, prices, and contract. In sum, “conscience” is the very foundation of business ethics for a company and is demonstrated through how it treats its clients and partners.

With all of your previous experience over the last two years of this start-up business, what do you suppose are the prerequisites for any start-up entrepreneur to establish their own company?

The first requirement, which I consider extremely necessary, especially for entrepreneurial youth, is having the time to “forge” yourself. Take on a job and enjoy it, learn from from the managers and business owners. Immersing yourself in the job and absorb whatever experience it offers. During this “forging” period, you’d need to find for yourself a mentor, who will provide guidance and direction for you on what to do and how to conduct yourself in the current job as well as throughout your career. In the meantime, and with no less an emphasis, you must also establish a network of relationships, in work and even in life. Next, equip yourself with the knowledge that you are most lacking in or that is most fundamental to business management, namely accounting, finance, marketing, etc. During the early stage of a start-up business, the founders themselves often have to assume several positions concurrently due to lack of human resources. Also during this stage, the first clients that you earn may very well be the first leads in your network of relationships. Lastly, do keep in mind the importance of planning, as in calibrating your financial sources and expenses while establishing a core body of staff. Be conscious that passion alone is not enough for a start-up business, but must be coupled with well-planned preparation in knowledge, experience, personnel and finance, before any dream can come true.

Experienced as you may be, do you consider yourself lacking in any management and administration skills when becoming a start-up?

A restraint that I must honestly admit is the fact that I am not a doctor, and managing a company in the health care and medical services area, with the clinic and its medical staff, is vastly different and far more sophisticated than managing any other regular business. Hence, in order to keep the company up and running, I really need a devoted associate with relevant experience and qualification in medical management who will complement my shortcomings, and fortunately I have found such a person. In addition, it was not until I undertook a start-up that I realized my lack of personnel management skills. After a short while working as HR Director, I realized that its scope of work is not simply about recruiting and firing, making salary sheets or calculating work hours, but also includes building corporate culture, work environment, reward policy and more in order to improve our image as a recruiter and attract more talents. Moreover, I must also find a way to develop, utilize, evaluate and preserve these talented staff, in both terms of quality and quantity, with an orientation towards their specific work requirements as well as the company’s development goal.

Speaking of personnel, when it comes to attracting and retaining talented staff, how does a start-up such as Jio Health differ from major corporations who employ a wide range of benefit policies?

Nowadays, in my opinion, salary alone is no longer “sufficient” to attract or retain personnel. In fact, companies are often compelled to offer a whole recruitment “combo” including salary, bonus, benefits, and environment. Moreover, a company’s culture, goal, vision, and particularly the direct superior are also aspects of great interest for personnel. At Jio Health, I employ such a “combo” strategy in which the elements compensate for each other and combine into an appealing recruitment policy. With a competitive salary and a wide variety of benefits, plus the modern, innovative and pioneering products and services, and most importantly the social values that Jio Health commits to deliver, I believe that our recruitment policy is appealing enough to reel in talented personnel and earn their loyalty.

Now that the staff quality is secured, how do you proceed with the aforementioned delegation that would help them demonstrate their competence?

Appropriate power distribution and delegation is my administrative method. Still revolving around “conscience”, I pay great attention to the emotional intelligence of my staff, especially among the managerial ranks. I frequently exchange thoughts with them in order to understand their life perspectives, the values that they respect in life, family and society, as well as the moral standards and lifestyles that they pursue. Besides their professional expertise, the personal qualities and characters of a personnel are the ultimate criteria for me when selecting those who will accompany me in the pursuit of the values I seek. Building on this, I will be able to make appropriate delegations in each position so that everyone can be active, decisive and flexible in their work. As I’ve shared, a task’s duration and outcome are of greatest interest to me.

When it comes to business, people are used to the stereotype that men are mentally stronger and more decisive than women. Have you, however, felt a “moment of weakness” in a business decision before?

The decision over this start-up was the most thought-demanding task for me.When you’re already in a high and stable position in a certain field with years of experience, you’d be running a great risk trying to start up in an entirely different field and starting from scratch without any certainty of success. “Weakness”, not exactly, but more like a prolonged “indecisiveness” during which I even dropped the whole idea for a while. However, looking at the example of my mother, a life-hardened businesswoman who has had countless encounters with both success and failure, I realized that not only men are bold enough to dive into a “gamble”, but so are women, who can be even more daring. My mother, a university lecturer with a meager salary, decided to try several business fields in order to give her two children a proper education. She has given me the “fishing rod” – the instrument for me to earn my living today. She has been my inspiration and still one of my most important mentors in the journey of my life as well as my career. Speaking of businesswomen, the gap between men and women is getting smaller and smaller, with the proof that an increasing number of businesswomen, in Vietnam and all over the world, have been surpassing their male counterparts in terms of success, thus earning great respect from us businessmen.

With your mother also a businesswoman as you’ve just shared, what is it in her that you admire the most and even apply to your own work?

One thing that I’ve always admired and learned from my mother is to put your heart into work, and in your attitude towards your staff, clients and everyone you come into contact with. Years of career development have allowed me to understand how a civilized, unbiased and sincere conduct among colleagues and partners will bring about a positive effect to everyone within an organization and, in turn, appeal to those outside of it, such as clients and partners. Being a leader, you have to bridge the gap and attend to your staff in a realistic way, be it a janitor or a security guard, who are all part of the company and deserve the benefits worthy of their contribution.

For someone who has been involved in business for a long time, throughout your mother’s and your own work, what do you think of the question “What’s having money for?” – the one that many people are struggling for a satisfactory answer?

To be honest, I’ve never dreamed of making so much money as to become number 1 or number 2. My ultimate goal in business is not fame and fortune, but being able to support my family with the best of everything and spending as much time as possible with them. When it comes to money, how much is too much depends on a person’s desire. Knowing “enough” and feeling content with the values you create, instead, you will be able to answer a much more and perhaps the most important question in life: “What is happiness?”

Copyright© All Rights Reserved.

Đọc thêm:

Founder & CEO Saigon Books, Nguyễn Tuấn Quỳnh: Thất bại là trải nghiệm không thể bỏ lỡ

General Manager Hôtel des Arts Saigon, Carl Gagnon: Sức mạnh của phụ nữ nằm ở sự quyến rũ

Comment