Năm thứ mấy của hôn nhân là giai đoạn dễ gặp trục trặc nhất? - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Nhiều người bảo rằng vượt qua hai năm đầu là thành công gìn giữ một mối quan hệ cả đời. Tuy nhiên, năm thứ bảy của hôn nhân mới là lúc quyết định tất cả…

Mọi thứ không phải lúc nào cũng suôn sẻ, kể cả hôn nhân. Bất kể câu nói “đầu giường cãi nhau, cuối giường làm lành”, hơn 72% người Mỹ đã thừa nhận thật khó khăn để có thể yên ổn sau một đêm nếu cuộc cãi vã không được giải quyết. Theo nhiều nghiên cứu, năm thứ bảy chính là giai đoạn thử thách nhất đối với các cặp vợ chồng người Mỹ. Nhưng thực chất, không chỉ người Mỹ gặp khó khăn mà đây cũng là giai đoạn sẽ gây trở ngại cho bất cặp vợ chồng nào khác.

Năm thứ bảy của hôn nhân vẫn luôn là một trong những nỗi sợ hãi của các cặp vợ chồng đang theo đuổi hạnh phúc. Các cuộc hôn nhân thất bại vì nhiều lý do, nhưng nhiều trong số chúng đều được cho rằng thời gian bảy năm, một hoặc cả hai bên sẽ đột nhiên lừa dối, chán nản và muốn từ bỏ. Vì sao lại nói vậy? Đối với vấn đề này, nhà tâm lý học William J. Doherty đã chia sẻ rằng có nhiều điều liên quan đến cuộc hôn nhân hơn là việc chúng ta đánh giá qua số năm cả hai cùng nhau đi qua. Tuy nhiên, năm thứ bảy lại thường liên quan đến gần nửa số các cuộc ly dị của các cặp đôi. Như bất kỳ cuộc hôn nhân nào khác, thực tế rằng năm thứ bảy là lúc vợ chồng có thể tìm thấy mọi thứ – hoặc không bao giờ có thể tìm thấy. 

Tình trạng do dự khi cuộc sống bị chiếm lĩnh bởi quá nhiều thứ

Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người kết hôn sẽ trải qua sự thất vọng khi mức độ hài lòng về sự thỏa mãn và hạnh phúc dần giảm xuống sau thời kỳ trăng mật không lâu. Và cảm xúc này sẽ ngày càng gia tăng từ khoảng hai đến bảy năm của hôn nhân. 

Giai đoạn “ngứa ngáy” trong hôn nhân thật ra có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào, đặc biệt khi các cặp vợ chồng có con. Những đứa trẻ mang đến niềm hạnh phúc vô bờ, những cũng là tiềm ẩn gây ra sự mất kết nối của cuộc hôn nhân. Đó là sự kết nối của trách nhiệm, thiếu thời gian dành cho bản thân, giảm bớt mức độ thân mật và rồi, vô tình những câu hỏi như “Vì sao tôi phải chịu đựng?”, “Nó có phải là tất cả trong cuộc sống?” sẽ dần chiếm lĩnh và khiến cả hai rơi vào bế tắc. 

Ảnh: Shutterstock

Nếu nhìn thấy bản thân trong tình huống này hay khi bạn nhận thấy bản thân bắt đầu dành nhiều tình cảm cho một người nào khác, hãy thật cẩn thận dành cho mình một lối thoát với suy nghĩ về những gì khiến bạn yêu nhất ở người bạn đời của mình. Hãy giao tiếp nhiều hơn, thân mật hơn và tiết lộ những gì bạn chưa tiết lộ về bản thân, cuộc sống cho đối phương giúp cho mối quan hệ được cải thiện. 

Bạn sẽ tự hỏi rằng đã bao lâu bạn chưa dành một cái ôm và chúc vợ/chồng của mình ngủ ngon? Dù ở bên nhau mỗi đêm, đó vẫn là một nghi thức gìn giữ sự hoà bình trong hôn nhân. Dù bạn kết hôn 5 năm, 10 năm hay thậm chí 20 năm, những lời nói tưởng chừng đơn giản hay những hành động đã trở thành thói quen vẫn có thể là chất xúc tác khiến cho hôn nhân trở nên mạnh mẽ hơn. Vào những lúc “yếu lòng”, hãy nhớ rằng bạn đã từng không hề do dự khi nói chuyện trăm năm, thế thì cớ sao bây giờ bạn lại do dự chỉ vì những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống. Cuộc sống có thể chi phối chúng ta bởi nhiều thứ, nhưng thứ quan trọng nhất không nên thay đổi đó là tình cảm bạn dành cho một nửa của mình và những cố gắng mà cả hai đã cùng nhau vun đắp. 

>> Cách lành hoá những rạn nứt hôn nhân 

Hôn nhân bị phức tạp hoá bởi sự xuất hiện của con cái 

Như đã đề cập ở trên, sau những năm đầu đầy hạnh phúc, khi quyết định có con, mọi thứ đối với hai người trong một cuộc hôn nhân dường như lật sang trang mới. Sự hài lòng trong hôn nhân lại vô tình giảm đi đáng kể với sự ra đời của những đứa trẻ. Nuôi dạy một đứa trẻ nào phải điều dễ dàng, nó có thể dẫn đến xung đột trong quan điểm hay khi trách nhiệm và sự quan tâm đổ đồn về một phía, phía còn lại sẽ cảm thấy có xu hướng “bị thay thế” rồi rơi vào tình trạng cô đơn trong hôn nhân rồi tìm kiếm sự lấp đầy khác ngoài gia đình. 

Karl Pillemer, tác giả của cuốn sách “30 bài học về tình yêu: Lời khuyên từ những người Mỹ thông thái nhất về tình yêu, các mối quan hệ và hôn nhân” nói rằng: “Các cặp vợ chồng không nên sợ năm thứ bảy hay xem đó là mối đe dọa.” Tuy nhiên, chính ông cũng thừa nhận rằng sự vui vẻ hài lòng trong hôn nhân và chất lượng tổng thể sẽ giảm dần trong vài năm đầu khi mọi người đối diện với “hiện thực” và đặc biệt khi những đứa trẻ bắt đầu tham gia vào bức tranh gia đình. 

Cách tốt nhất là gì? Chính là hãy giải quyết mọi vấn đề khi chúng đang bắt đầu tiềm ẩn, đừng để nguôi ngoai để rồi ở những cuộc cãi vã lại là cái cớ để cả hai mang ra “cấu xé” và gây tổn thương cho nhau. Giao tiếp là điều quan trọng nhất, kể cả cuộc giao tiếp đó mang đến những tiêu cực, nó vẫn khá hơn khi ta giữ lại cho riêng mình những bực tức và lựa chọn im lặng. Đó chẳng hề là sự kiên cường hay lý trí. Bởi, sự xung đột là cần thiết để cả hai thấu hiểu nhau hơn, bạn không thể đúng đắn trong mọi trường hợp, nhất là trong hôn nhân – bài học có lẽ cần cả đời để làm sáng tỏ và không bao giờ bạn đủ tự tin bảo rằng mình là người hoàn hảo cho nó. 

Ảnh: Pinterest

***

10 điều nên làm để giúp hôn nhân bền lâu:

  1. Hỗ trợ nếu vợ/chồng gặp khó khăn
  2. Biết khi nào nên nói, khi nào không
  3. Không quên những điều nhỏ nhặt nhưng có ý nghĩa dành cho nhau
  4. Ghi nhớ quyền hạn của mình
  5. Tìm kiếm sự đồng điệu
  6. Ý thức cùng xây tổ ấm từ những điều nhỏ nhất
  7. Cởi mở khi nói đến tình dục
  8. Nói đồng ý và không đồng ý khi muốn và khi cần
  9. Tâm sự về mọi thứ khi có thời gian
  10. Tìm cách nhớ đến vợ/chồng nếu họ đi vắng

Đọc thêm:

Đồng cảm – Cảm xúc khó khăn nhất trong hôn nhân

Nhẹ nhàng khi chồng có người thứ ba, liệu có thể?

Comment