Là một quý ông luôn khoác lên mình những chiếc áo vest lịch lãm và ngao du đến những vùng đất độc đáo để lấp đầy tri thức cũng như làm phong phú thêm tâm hồn bay bổng, nhà thiết kế nội thất người Đức gốc Việt Quách Thái Công luôn khát vọng chứng minh rằng sự kiêu hãnh xa xỉ của bản thân nằm ở việc mỗi người có đặc quyền để sở hữu mọi thứ trong cuộc sống khi chúng ta biết mình là ai và làm được gì để phát triển tư tưởng và tầm nhìn.
Là một nhà kinh doanh sinh trưởng và làm việc ở châu Âu hơn 35 năm, nhưng nhà thiết kế Thái Công vẫn luôn xem mình là một người con Việt Nam hướng về nguồn cội trong mọi khoảnh khắc dù đã thành danh tại thành phố Hamburg giàu có và quyến rũ nhất nước Đức. Từ mong muốn trong sâu thẳm là góp phần xây dựng quê hương ngày càng đẹp và văn minh hơn, người đàn ông ấy đã quyết định quay trở về Việt Nam để phát triển thương hiệu Thái Công Interior Design với ước mơ hiện thức hóa định nghĩa của sự sang trọng và thanh lịch tại nơi đây và chứng minh cho mọi người thấy rằng Việt Nam cũng sở hữu gu thẩm mỹ không hề thua kém một đất nước phát triển nào. Đề cao cảm xúc trong công việc, nhà thiết kế Thái Công chia sẻ với chúng tôi trong lúc mở đầu cuộc phỏng vấn rằng: “Hơn cả mục đích kinh doanh, tôi lựa chọn về Việt Nam vì trái tim tôi muốn thế và tôi đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để đón nhận những điều mới mẻ đang chờ đợi mình ngay trước khi trở về quê hương.”
Xin chào ông! Được biết ông khai trương showroom nội thất đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2015, đến nay sau 4 năm kinh doanh thực tế, môi trường kinh doanh tại quê hương trong cách nhìn nhận của ông đã có gì khác so với những ngày đầu?
Với mục đích ban đầu chỉ là nơi chia sẻ với mọi người thú vui sưu tầm nội thất, nhưng tôi không ngờ rằng showroom của mình đã phát triển quá sức tưởng tượng và hơn cả mong đợi của bản thân. Thời điểm quyết định mở chi nhánh tại Việt Nam, tôi cũng gặp những khó khăn nhất định mà một người bắt đầu kinh doanh vẫn thường gặp phải. Vì chúng tôi tập trung kinh doanh những mặt hàng xa xỉ và khan hiếm, nên khách hàng cần có sự hiểu biết nhất định về sản phẩm mới có thể thấu cảm được sự quý giá của những món đồ có thể gọi là “hàng hiệu” trong nội thất ấy. Tuy đó là khó khăn nhưng cũng chính là nét khác biệt ở công ty chúng tôi, đôi khi chúng ta nhìn thấy những thứ “giống mà không giống” và rồi nét khác biệt trong món đồ tương đồng đó cần phải có sự hiểu biết và kinh nghiệm mới giúp chúng ta nhận ra được đâu là điều đặc biệt nhất.
Vậy ông đã làm thế nào để chuyển hóa khó khăn đó thành sự khác biệt để tiếp cận đối tượng khách hàng “không phải là số đông” của mình?
Đối với hàng xa xỉ, đối tượng khách hàng cũng chọn lọc, vì vậy tôi cho rằng không cách tiếp cận nào hiệu quả hơn là tạo cho khách hàng cơ hội được trực tiếp “chạm” vào sản phẩm bằng những giác quan của họ. Tôi tin rằng những cảm xúc và ấn tượng ghi dấu trong lòng khách hàng theo cách thức này sẽ có giá trị cộng hưởng vô cùng quan trọng cho những hình ảnh quảng cáo mỹ miều. Vì vậy bên cạnh showroom Thái Công cho khách cơ hội nhìn ngắm các sản phẩm đã được sắp đặt trong những không gian nội thất mô phỏng thực tế, tôi đã cho ra đời một nhà hàng fine-dining cùng tên tại đây với tiêu chuẩn phục vụ cao cấp và tinh tế đến từng chi tiết, đặc biệt trong cách bài trí nội thất và các vật dụng phục vụ ăn uống. Khách hàng đến đây ngoài việc được dùng bữa với những món ngon độc quyền, còn có cơ hội được trực tiếp “dùng” những sản phẩm đắt giá của chúng tôi, từ chiếc ghế ngồi bọc da, chiếc bàn chạm khắc…, đến các loại muỗng thìa bạc hay chén sứ xuất xứ từ những thương hiệu danh tiếng hàng trăm năm của châu Âu. Tất cả sẽ tạo nên ấn tượng về sự thời thượng và lối sống sang trọng giúp khách hàng nhận thức rõ sự khác biệt từ sản phẩm và dịch vụ mà thương hiệu Thái Công cung cấp.
Trong kinh doanh, có nhiều con đường để đi nhằm nhanh chóng đem lại lợi nhuận, nhưng tôi thì không đi theo số đông đó. Tôi là người có một “trái tim nóng” cùng bản tính nghệ sĩ bay bổng, nên khao khát của tôi là có thể sáng tạo nên những sản phẩm và dịch vụ chất lượng, từ đó được công nhận tài năng hơn là chỉ chú ý vào những con số tiền lời khô khan với mong muốn trở thành người giàu có chỉ với lớp áo hào nhoáng bóng bẩy bên ngoài.
Nếu đã chọn phát triển kinh doanh không theo số đông, vậy “kim chỉ nam” của ông trong hoạt động kinh doanh là như thế nào? Ông nhận định tư duy đó của mình có thành công không?
Theo đuổi nghề này đã hơn 20 năm khiến tôi nhận ra rằng, tôi có khả năng bán bất cứ thứ gì và khách hàng đều mua nhưng tôi chỉ chọn bán thứ mà tôi thật sự tâm đắc, những sản phẩm thật sự cao cấp và xa hoa vì khách hàng đặt niềm tin ở tôi. Với tư duy nghệ thuật được nuôi dưỡng từ khi còn nhỏ, tôi chỉ muốn làm những gì mình thực sự đam mê và luôn ứng dụng vào kinh doanh câu nói mà tôi xem như kim chỉ nam: “Người ta có thể quên đi giá tiền nhưng chất lượng sẽ khiến họ nhớ mãi”. Tư tưởng này không chỉ phù hợp với tính cách của tôi mà còn chiều lòng khách hàng của thương hiệu bởi khi họ lựa chọn Thái Công, điều họ quan tâm là sở hữu những sản phẩm đẳng cấp thể hiện phong cách sống khác biệt của chính mình chứ không phải quan tâm về mức giá của món đồ. Tôi đã có thể khuếch trương thương hiệu của mình thành một chuỗi bán lẻ, nhưng tôi không chọn điều đó, bởi thứ tôi đang bán chính là “phong cách sống” chứ không đơn thuần là bộ bàn ghế hay bức tranh treo tường. Có thể nói lượng khách hàng đến với chúng tôi trong thời gian qua đã chứng minh sự đúng đắn trong hướng đi khác biệt mà tôi đã chọn, dù số lượng đó không quá lớn nhưng tôi cảm thấy rất đỗi tự hào vì những vị khách thân thiết đã nhận ra được nét độc đáo mà chỉ Thái Công mới có và tin tưởng chọn tôi để thiết kế tổ ấm cũng như những công trình quan trọng của họ.
Ngay từ đầu, hướng đi của ông đã khác biệt với nhiều doanh nghiệp khác cùng thị trường, nhưng thực tế trong nhiều năm qua có bao giờ ông bị lung lay niềm tin vào điều đó?
Vì được tự lập từ nhỏ và từng hoạt động trong ngành nghệ thuật với nhiều công việc mang tính độc lập, tôi luôn sống trong trạng thái đầy tự tin và sẵn sàng với mọi tình huống. Với mô hình nhà hàng, đôi lúc tôi cũng tự hỏi định hướng kinh doanh như vậy liệu có phù hợp không, bởi thực chất nhà hàng của chúng tôi đang phục vụ cho một mục đích đặc biệt là giúp khách hàng trải nghiệm phong cách sống sang trọng thay vì đơn thuần chỉ là chốn tới lui để thưởng thức món ngon. Nhưng tôi vẫn can đảm tiếp tục làm, vì tôi muốn người Việt hiểu rằng đây là phong cách mà mọi người nên tìm kiếm và tìm hiểu để khai mở lối sống của mình. Tôi muốn truyền đi ý niệm về một bữa ăn hoàn hảo không chỉ cần “ngon” mà còn cần “đẹp”, đẹp không chỉ từ bản thân món ăn đó mà còn đẹp từ không gian, khung cảnh, từ những món đồ vật đến những con người xung quanh, không chỉ nuông chiều vị giác mà còn làm hài lòng cả thị giác. Ví dụ như nhà hàng chúng tôi không bao giờ phục vụ nhóm khách trên 6 người chỉ đơn giản vì tôi muốn gìn giữ không khí riêng tư, tĩnh lặng và lịch sự tối đa cho từng thực khách. Tôi luôn tự nhủ cung cách này sẽ là “món quà” mà tôi dành tặng cho những vị khách đã yêu quý tặng cho tôi thời gian quý báu của họ khi chọn đến thưởng thức phong cách ẩm thực nhà hàng Thái Công.
Từ showroom nội thất đến nhà hàng, nếu để chọn 3 từ khái quát hóa sự khác biệt của thương hiệu mang phong cách Thái Công, ông sẽ chọn những từ nào?
Đầu tiên đó phải là “sang trọng”, sang trọng ở đây không phải thể hiện ở sự đắt đỏ của sản phẩm mà còn thể hiện ở văn hóa của thương hiệu. Tiếp theo là “chất lượng”, khi bạn muốn mua một món đồ bình dân, bạn có thể cân đo đong đếm để tìm nơi bán rẻ nhất, nhưng nếu bạn muốn mua một món đồ rất cao cấp thì chưa chắc bạn có thể tìm thấy nơi bán. Người làm sản phẩm cao cấp thì có thể làm rẻ hơn được, nhưng người làm sản phẩm thấp cấp thì khó có thể làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, vì vậy có thể nói người chọn chất lượng chính là người thông minh. Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là “thật thà”. Đây chính là lý do chúng tôi không dùng chiêu thức giảm giá để thu hút khách hàng. Chúng tôi cũng không chèo kéo khách hàng mua món đồ không thích hợp với họ. Việc giảm giá hay cố gắng để tiêu thụ sản phẩm chỉ đồng nghĩa với việc lừa gạt khách hàng, và nếu là khách hàng thông minh, họ sẽ cảm thấy thiếu lòng tin và không được thoải mái khi mua vì cho rằng món hàng đó không có giá cả ổn định và nơi bán cũng không đáng tin cậy. Đây là ba điều kiện tiên quyết tôi cần khách hàng hiểu trước khi hợp tác để có thể phối hợp tốt và dung hòa với nhau.
Khi công việc kinh doanh liên quan nhiều đến “cái đẹp” – một khái niệm vốn khó định nghĩa và tồn tại với muôn hình vạn trạng, ông nhận thấy đâu những điều thử thách nhất?
Cái đẹp không có thước đo bởi cùng một thứ, có người thấy đẹp nhưng người khác lại cho rằng chưa đẹp hay thậm chí là xấu. Đó là lý do tôi luôn đề cao sự “sang trọng”, bởi sang trọng là yếu tố bản chất mà những ai thành đạt trong cuộc sống đều hướng đến như lời khẳng định vị thế của bản thân. Dù bạn có khả năng để mua thật nhiều quần áo đắt tiền, nhưng chưa chắc những thứ đó khiến bạn trở nên tinh tế, tương tự, bạn có thể mua vô số đồ nội thất cao cấp nhưng ngôi nhà của bạn chưa chắc đã sang trọng. Vì thế thử thách lớn nhất mà tôi luôn muốn chinh phục là làm sao để khách hàng hiểu đúng về định nghĩa của sự sang trọng và góp phần thay đổi tư duy thẩm mỹ của mọi người. Tuy vậy, cần nhấn mạnh rằng tôi không cố gắng tranh đấu hay thuyết phục khách hàng thay đổi quan điểm hoặc từ bỏ gu thẩm mỹ mà họ đã nhận định từ trước đến nay. Nếu khách hàng đến với tôi và cùng mong muốn tạo ra phong cách sang trọng cho ngôi nhà của họ đúng như điều tôi chờ đợi, tôi sẽ bỏ công sức để tư vấn và thiết kế có thể vượt cả kỳ vọng của họ nữa.
Ông làm thế nào để huấn luyện đội ngũ nhân viên thấu hiểu được thông điệp khác biệt đó của thương hiệu?
Điều đầu tiên, tôi luôn xem tất cả thành viên trong công ty là một gia đình và đảm bảo nguyên tắc công bằng với tất cả. Để cho nhân viên có thể thấu cảm được triết lý kinh doanh của công ty và truyền đạt đúng tinh thần ấy cho khách hàng, tôi luôn cố gắng tạo điều kiện để những nhân viên giỏi mà tôi tin có thể đồng hành lâu dài được đi thực tế trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp ở nhiều nơi trên thế giới. Đó là cách huấn luyện đơn giản nhất, bởi nếu bạn đang làm trong ngành dịch vụ sang trọng mà bạn chưa bao giờ trải nghiệm sự sang trọng thì làm sao bạn có thể hiểu và thực hành một cách tốt nhất.
Xem nhân viên là gia đình có thể đem đến sự gắn kết cao trong đội ngũ, nhưng chúng ta cũng cần phân định rõ ranh giới của sự thân tình và tính chuyên nghiệp. Ông làm thế nào để nhân viên hiểu điều đó?
Tôi là người chuyên nghiệp và thẳng thắn trong công việc nhưng xen kẽ vào đó là những khoảnh khắc vui đùa hài hước để gần gũi hơn với nhân viên. Tôi quan niệm rằng công ty không phải là nơi khi làm sai nhân viên sẽ bị trách phạt, mà là nơi để họ chứng minh giá trị của bản thân xứng đáng với thù lao được nhận. Việc đến làm ở một nơi cũng được xem như bạn đang cung cấp “dịch vụ” của chính mình cho nơi đó, và việc cung cấp được dịch vụ tốt nhất không chỉ giúp bạn “bán” được năng lực của mình với giá cao mà còn tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quý báu để nâng cao giá trị bản thân, từ đó có thể gắn bó lâu dài. Cũng giống như việc cắt tóc, nếu bạn cắt cho tôi đẹp thì tháng sau tôi sẽ đến nữa, còn nếu bạn làm hỏng, tôi có thể sẽ cần bồi thường rồi tìm đến người thợ khác tốt hơn. Tôi muốn xây dựng tư duy đó trong công ty mình, tôi tin rằng nếu thật sự yêu nghề, họ sẽ làm việc vượt trên mục đích kiếm tiền để cảm nhận sự phát triển và thay đổi từng ngày thông qua những bài học mới mẻ mà trong cuộc sống hoặc trước đó họ chưa bao giờ học được. Còn nếu chỉ đi làm vì thu nhập, chắc chắn người ta chỉ có thể làm đến một mức độ nào đó và không thể thăng hoa vì sự chịu đựng của con người là có giới hạn.
Nếu cả người làm chủ và nhân viên đều hiểu rõ những điều này thì mọi người sẽ có thể xây dựng nên một môi trường làm việc tôn trọng, yêu thương và gắn kết với nhau. Đó là lý do vì sao tôi cho rằng cụm từ đẹp nhất và quan trọng nhất trong tiếng Việt là hai chữ “tử tế”. Nếu ai cũng theo đuổi cách sống tử tế thì sẽ không có nơi nào xảy ra xung đột, cuộc sống sẽ trở nên văn minh và an toàn rất nhiều.
Là một nhà thiết kế luôn tạo cảm hứng trong công việc bằng những trải nghiệm mới mẻ, điều đó liệu có làm mai một đi bản sắc thẩm mỹ vốn có trong tư duy của ông?
Dù có yêu thích nhiều phong cách mới đi chăng nữa, tôi tin rằng mỗi nhà thiết kế tự trong bản ngã của mình cũng đều hình thành nên một phong cách riêng thể hiện những quan điểm thẩm mỹ của họ. Từ lúc còn trẻ, tôi đã xây dựng cho mình một phong cách cá nhân rõ ràng, tôi có thể đi đến rất nhiều nơi, trải nghiệm nhiều phong cách và xu hướng mới nhưng tôi trân quý nhất những gì thuộc về mình, là của mình, giúp tôi được là chính mình. Tôi tin rằng tôi đủ bản lĩnh để những gì học hỏi được có thể làm phong phú hơn, khác biệt hơn cho phong cách của tôi dựa trên bản sắc cá nhân không thể trộn lẫn.
Mỗi nhà kinh doanh đều có những nguyên tắc và mục đích riêng khi theo đuổi sự nghiệp, vậy với nhà thiết kế Thái Công, cuối cùng nguyên tắc và mục đích kinh doanh của ông đến nay là gì?
Đó chính là đem đến cho bản thân sự hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ có thể nắm bắt ở hiện tại bởi dù hôm qua có hạnh phúc thì nó cũng đã trôi qua rồi, và ngày mai đến bạn cũng không thể chắc chắn mình có hạnh phúc hay không. Trong nghề của tôi, mỗi ngôi nhà đều có mái nhà và những cột nhà chống đỡ để vững chắc, và nếu ví hạnh phúc như một ngôi nhà thì ngôi nhà đó của tôi có năm chiếc cột tạo dựng nên hạnh phúc mà tôi không hề muốn thiếu một thành tố nào. Đó là “sức khỏe” để làm được những gì mình thích, “tình yêu” để mang đến cuộc sống thăng hoa và tròn đầy, “lòng yêu nghề” để cảm thấy mãn nguyện trong mỗi ngày mới, “khả năng tài chính” để được tự do và thoải mái, và cuối cùng là điểm tựa nơi “gia đình và bạn bè”. Tôi nghĩ rằng đây cũng là những yếu tố quan trọng để đánh giá sự thành đạt của mỗi người. Để được xem là thành đạt bạn phải có được hạnh phúc, và hạnh phúc của bạn phải đủ đầy cùng lúc 5 yếu tố đó, ví như khi bạn nấu một tô phở bạn phải cần đầy đủ thành phần và hương liệu thì mới cho ra mùi vị hoàn hảo nhất.
Với kinh nghiệm của một nhà kinh doanh từng trải, ông sẽ nói gì với lớp trẻ đang khát khao khởi nghiệp?
Xu hướng khởi nghiệp hiện nay đang bị những hình ảnh phóng đại một cách đẹp đẽ trên nhiều phương tiện truyền thông khiến người trẻ dễ ảo tưởng, xem trọng kết quả mà không nhìn thấu bản chất sự việc. Khi làm bất cứ việc gì, trước hết hãy đặt cho mình câu hỏi liệu bạn có khả năng chịu được tất cả những gian nan thử thách của công việc hay không? Chẳng hạn, bạn có thật sự đam mê đến mức đàn đến lúc ngón tay mỏi nhừ hay nhảy ba lê đến khi đôi chân sưng phồng vẫn không bỏ cuộc? Nếu có, bạn sẽ là một người có năng khiếu lẫn đam mê để trở thành một người “hạnh phúc”. Tiếp theo, đừng quên đầu tư vào kiến thức của bản thân, hãy đi du lịch và không ngừng trải nghiệm để học hỏi thật nhiều. Khi còn trẻ, bạn vẫn đang ở trong độ tuổi có thể sản xuất ra tiền, vẫn còn công năng và giá trị để cống hiến thì hãy làm việc hết mình để tạo ra nguồn lực dồi dào khi về già. Đừng tìm một chiếc giếng đầy nước dùng mãi rồi cũng cạn kiệt mà hãy tự sản xuất cho mình nguồn nước riêng để tưới mát đủ đầy cho cuộc đời của bạn về sau.
Bài viết và hình ảnh độc quyền của tạp chí Nữ Doanh Nhân (issue 126 – tháng 7/2019)
Text: Jenni Võ, Hồng Đặng | Creative Director: HIEPLEDUC | Photo: Hoàng Vũ
Founder & CEO Thái Công Interior Design & Restaurant,
Quách Thái Công
THE DESIRE TO DEFINE “LUXURY & ELEGANCE”
Displaying his gentlemanly nature in elegant vests and traveling to exotic lands to broaden the mind and enrich the soul, Vietnamese-German interior designer Quach Thai Cong has always aspired to prove that one’s personal pride and luxury lies in the privilege to everything in their life once they’ve learned who they are and what they can do to heighten their mindset and vision.
Despite growing up and working as a businessman in Europe for over 35 years, designer Thai Cong has always considered himself Vietnamese, setting his heart towards the motherland despite a successful career in the wealthy and gorgeous city of Hamburg, Germany. From the deepest desire to make his homeland a more beautiful and civilized place, this gentleman decided to return to Vietnam and established the Thai Cong Interior Design brand, with a view to realize the definition of “luxury & elegance”, and then prove to the world that the people of Vietnam possess no less a taste for art than those in any other developed countries.
“Besides mere business goals, it was my heart’s desire to return to Vietnam, and I am prepared to embrace the novelties that await me at home,” he said, underlining the importance of emotions in work.
Greetings! To my knowledge, it was in 2015 that you first opened an interior showroom in Vietnam. Now that four years have passed, what do you think of the current business environment compared to that of the early days?
From the original goal of sharing the hobby of furniture collecting, my showroom has grown past any expectation and even imagination of mine. Upon opening a branch in Vietnam, I encountered a number of difficulties that any new business owner would. Since our business focused on items of luxury and rarity, it was necessary that our customers also possess a certain extent of appreciation for these lines of valuable, “classy” interior products. Be that as it may, this also provides us with a distinctive trait that is the “difference in similarity”, which can only be spotted and appreciated by the most experienced and insightful.
Then how did you turn such a difficulty into a distinctive trait to get closer to your target “minority” clients?
When it comes to luxurious items, one also has to be selective in the target client section. Therefore, I believe that the most effective approach is to provide my potential customers with the opportunity to directly “feel” the products with their own senses. The emotions and impressions from this experience will have a tremendous effect, in addition to the conventional advertising images. In this sense, besides the Thai Cong showroom where people can enjoy products on display in simulated interior spaces, I’ve also opened a fine-dining restaurant under the same name, which offers the highest standard of service and elegance in every detail, especially in interior arrangement and dining utensils. At the restaurant, our guests will enjoy not only exclusive signature dishes, but also the hands-on experience with our luxurious items, from the leather chair, the hand carved table… to the silver spoons and ceramic bowls from the most renowned brands in Europe with hundreds of years of tradition. Altogether, these elements strike the impression of high class and a luxurious lifestyle that helps distinguish the products and services of the Thai Cong brand.
Though there are many ways to quickly bring in profits in business, I don’t favour such practices. Instead, with a “fiery heart” and an artistic nature, I hope to be recognized for my talent through the creation of high-quality products and services rather than become a wealthy businessman whose mind is occupied with reeling in money and putting on a pretentious, glamorous façade.
Traveling an untrodden path, do you have a specific “guideline” in business? Do you consider this philosophy of yours successful?
Over 20 years in this career have made me realize that I can sell almost anything and people will buy it. But owing to the faith they’ve put in me, I only choose to offer products that I’m most satisfied with, those that are truly luxurious and of high class. With a long-nurtured artistic thinking, I only do what I am passionate about, and always apply these guiding words in my business: “People may not remember the price, but they will never forget the quality”. Not only does it suit my personality, this philosophy also brings pleasure to Thai Cong’s customers, who appreciate a product’s ability to complement their class and display their distinctive lifestyle rather than its price tag. I could expand the brand into a whole retail chain if I wanted, but I decided not to do so, because what I sell is a “lifestyle” and not mere furniture or wall paintings. The number of customers throughout this period, though not too impressive, has justified my choice of treading an unfamiliar path, and I am proud that our loyal customers have recognized the distinctive and unique traits of Thai Cong and have entrusted me to design both their homes and other important buildings.
Your business development path has deviated from the majority of other companies in the market from the very beginning. Honestly speaking, has your faith ever dwindled over the years?
Having led an independent life since I was little and having worked in the field of arts where independence was also stressed, I am always full of confidence and readiness to deal with any situation. As for the restaurant, there were times when I wondered if the business orientation was appropriate. Because our restaurant, per se, serves a rather special goal of bringing about the experience of a luxurious lifestyle rather than providing a mere dining space. Yet, I kept on going, hoping to make Vietnamese people understand that this is the lifestyle worth learning and pursuing. I wish to deliver the message that a perfect meal must not only “taste good”, but also “look good”, from the dish’s very presentation, the dining space and scenery, to the surrounding objects and people, indulging the taste while pleasuring the eyes. For instance, our restaurant does not serve a group of over six people simply because I want to preserve the private, silent and polite atmosphere for each dining guest. This, I would tell myself, is the “gift” that I give to every one of them who has given me their precious time when enjoying the culinary style at Thai Cong restaurant.
With the Thai Cong brand expanding from interior showrooms to restaurants, which three words would you choose to generalize the distinctive traits of your brand?
First and foremost, “luxury”, not in the rarity and cost of the product, but in the display of brand culture. Then “quality” – when looking for a low-cost item, you can search for the place with the lowest price, but when it comes to high-end items, you might not even be able to find a place that sells it. Moreover, high-quality item manufacturers can offer a discounted price, but low-quality item manufacturers can hardly offer a higher quality product. Therefore, a smart customer is one who focuses on product quality. Last but not least, “honesty”, which is the reason why we never use promotions to attract customers. Also, we never try to persuade them to buy anything that doesn’t suit them. Using promotions and coercion to boost consumption only means cheating the customers, and if they are smart, they would feel a lack of confidence and comfort when making a purchase, considering the item’s price unstable and the vendor not trustworthy. These are the three prerequisites that I hope customers will understand and comply to towards a harmonious cooperation.
Doing business in a field with a huge “aesthetic” aspect – a barely definable and most volatile concept, what do you consider your greatest challenge?
Aesthetics, or beauty, cannot be measured correctly since even with the same item, some people may find it beautiful while others find it lacking or even the opposite. This is why I always promote “luxury”, for this is the essential quality that successful people seek as a proclamation of self-worth. Even if you can afford expensive clothes, they don’t necessarily make you more elegant. Similarly, you may purchase several high-end items of furniture, but they don’t necessarily make your house a more luxurious place. Therefore, the greatest challenge that I wish to overcome is to make my customers understand correctly the meaning of luxury and contribute to re-shaping the common notion of aesthetics. However, it should be noted that I’m not trying to convince customers to alter or relinquish their own aesthetic taste. If we both want the same thing, that is, to create a luxurious style for their house, I will put every effort into consulting and designing a product that is beyond their expectations.
How do you train your staff so that they understand the brand’s distinctive message?
First of all, I always consider every member of the company as family, and ensure that they are treated equally. In order for them to understand the company’s philosophy and deliver this message to customers, I always try to provide the best staff, whom I believe are in for long-term commitment, with real-life experience in high-class services around the world. This is the most simple training method, since you cannot work in a luxurious service area if you haven’t had such an experience.
Considering one’s employees as family may strengthen the bond in the file and rank, but a line must also be drawn between intimacy and professionalism. How do you propagate such a notion among your staff?
At work, I am professional and straightforward, but also quite cordial and delightful with my employees. I believe that a company is not where flawed staff are scolded, but where they prove their values worthy of the money they earn. Working can also be considered providing your “service” for the workplace, and by delivering the best “service”, you not only raise your self-worth, but also take in precious experience that helps improve yourself and encourages you to commit in the long run. Take the barbershop, for example. If you give me a decent haircut, I will return next month. But if you ruin it, I may demand a refund and find a better barber. This is the mindset I’d like to apply at the company, and I believe that those truly passionate about this career will see above mere financial gains and thrive on the new lessons in life that help them improve and change for the better. Otherwise, one can only go so far with a financial drive, because everyone has a limit.
If both the employer and employees understand this, it’ll be possible to create a respectful, loving and bonding working environment. This is the reason why I believe that the most beautiful and important word in the Vietnamese language is “tử tế” (decency). If everyone leads a decent life, there will be no conflicts, and life will become much safer and more civilized.
For a designer who finds inspiration in work through novel experiences, do you think this will interfere with your basic instinct of aesthetics?
I believe that, no matter how many new styles we may enjoy, every designer has formed in him or herself a distinctive style that represents their artistic perspective. Ever since my youth, I’ve established a specific personal style, and though I may travel to many places and experience several new styles and trends, I always cherish what is my own and what makes me who I am. I believe I am strong enough to synthesize what I learn and diversify my style without altering its nature.
Every business owner pursues his or her career for certain goals and with certain principles. As for designer Thai Cong, what is your ultimate goal and principle in business?
Delivering happiness to myself. One can only seize happiness at present, for the past is already, and the future is unsteady. In my field of work, every house has a roof and pillars to support it, and if my happiness were a house, it would be supported by these five indispensable pillars. These are “health” to do what I want, “love” to live a life to the fullest, “career passion” to be fulfilled every day, “financial freedom” to live comfortably, and finally to find comfort in “family and friends”. I believe these are also the essential elements to measure the success of a person. To be successful is to be happy, and happiness can only be fulfilled with these 5 elements, just like a perfect bowl of “phở” requires every ingredient and condiment.
As a seasoned businessman, what would you tell the aspiring young generation of entrepreneurs as advice?
The current start-up trend as beautifully projected on the media has misled the young generation to focus on results and overlook the nature of things. No matter what you do, you must first ask yourself if you can endure all the difficulties and challenges that await. For instance, are you passionate enough to work your fingers “to the bones” practicing a musical instrument, or rehearse a ballet routine until your feet swell up? If so, you will be both talented and passionate enough to be “happy”. Then, do not forget to invest in knowledge, keep traveling and experiencing to broaden your mind. Being young means you are still able to make money and contribute, so do your best to store resources for the rainy days. Don’t just look for a well full of water, which will eventually run dry, but build yourself a water supply that can provide you for life.
Copyright© All Rights Reserved.
Độc giả đang đọc bài viết “NTK nội thất Quách Thái Công: Khát khao định nghĩa về “sự sang trọng”” tại chuyên mục Professional của Tạp chí Nữ Doanh Nhân. Mời độc giả gửi ý kiến phản hồi và bài viết cộng tác cho chuyên mục này về địa chỉ email: bandoc@nudoanhnhan.net. Chân thành cảm ơn quý độc giả!
Đọc thêm:
Tổng Giám đốc Mekong Capital, Chad Ovel: Tầm nhìn xa là tuyên bố của sự thành công
TGĐ Park Hyatt Saigon, Frederic Boulin: Vững bước tiến lên là chìa khóa thành công