Chủ tịch HĐQT Cảng Quốc tế Long An, Phạm Thị Bích Huệ: Đừng thay đổi con đường, hãy mở rộng đích đến - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Chủ tịch HĐQT Cảng Quốc tế Long An, Phạm Thị Bích Huệ: Đừng thay đổi con đường, hãy mở rộng đích đến

Khi những cô gái trẻ trưởng thành và đứng trước quyết định về nghề nghiệp tương lai, có bao nhiêu trong số họ sẽ xem nghề logistics là một lựa chọn tốt và rồi khởi nghiệp với logistics? Trong thế giới đa dạng của rất nhiều ngành nghề, có một phụ nữ đã dấn thân vào lĩnh vực vốn được biết đến là lãnh địa của nam giới, và chị tạo nên những bước tiến vượt bậc mà không phải người phụ nữ nào cũng có thể đạt được…

 

Vốn là lĩnh vực đòi hỏi sự năng động, cải tiến và là cánh cửa đầu tiên để cảm nhận được độ nhạy của nền kinh tế thị trường, logistics là ngành nghề luôn phải hội nhập toàn phần với xu thế mới, không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở Việt Nam. Khởi nghiệp từ ngành logistics cách đây 14 năm đã mang đến cho chị Phạm Thị Bích Huệ cái nhìn nhạy bén về thị trường và đánh giá “chiếc nhiệt kế” ấy trong bối cảnh kinh tế một cách rõ nét nhất. Khi nắm bắt được những đổi mới đó cũng là lúc chị bắt đầu chuyển mình với khát khao mở rộng chuỗi cung ứng trong thời điểm bùng nổ của thương mại điện tử và giao dịch quốc tế. Và Trung tâm Logistics ở TP.HCM, Bình Dương cùng Công ty Quản lý và Khai thác Cảng Quốc tế Long An ra đời vào năm 2015 chính là một trong những cột mốc lớn mang đậm dấu ấn cá nhân trong sự nghiệp của chị sau hơn 8 năm chúng tôi có dịp gặp lại chị kể từ bài phỏng vấn đầu tiên. “Trong nhiều năm qua thế giới đã trở thành một thế giới phẳng và nếu không có cách lướt qua làn sóng mạnh mẽ đó, bạn sẽ có thể bị nhấn chìm bất cứ lúc nào. Và logistics cũng vậy, để tiếp cận với tốc độ phát triển đó buộc người quản lý phải mở rộng quy mô và hướng đến bền vững hóa doanh nghiệp nhằm dẫn đầu thị trường. Bởi sự bền vững là đích đến cuối cùng mà mọi doanh nhân đều mong muốn khi bắt đầu vận hành doanh nghiệp của mình.”

Bén duyên với lĩnh vực logistics đã nhiều năm, chị cho rằng đây có phải là ngành nghề phù hợp với một phụ nữ khi thường xuyên phải đối mặt với áp lực cao và nhiều khó khăn?

Gắn bó với logistics 20 năm khiến tôi nhận ra đây là một ngành dịch vụ “làm dâu trăm họ” và chính sự mềm mỏng, nhẹ nhàng tựa “lạt mềm buộc chặt” của nữ giới là sự hiện diện không thể phù hợp hơn trong lĩnh vực này. Đã đến lúc chuỗi cung cứng và ngành công nghiệp logistics không thể thiếu những người phụ nữ để mang đến sự đa dạng giới trong lực lượng lao động cũng như tăng khả năng cạnh tranh, năng suất và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hiện nay cả nam và nữ đã dần hướng đến bình quyền và thậm chí xu thế nữ giới tham gia vào logistics cũng đã tăng cao hơn nam giới. Nếu chỉ đánh giá logistics dựa trên những công việc cơ bản, bạn sẽ thấy đây là ngành khá khô cứng và khó khăn cho phụ nữ. Nhưng thực tế logistics cần rất nhiều kỹ năng mềm mà với lợi thế kiên nhẫn và luôn biết cách đưa ra những giải pháp và phương thức điều hành hợp tình hợp lý, phụ nữ luôn có thể đeo bám tốt hơn đàn ông trong mọi tình huống dù là khó khăn nhất. Đến hiện tại thì tôi vẫn còn rất đam mê logistics và tôi cho rằng đó là một lựa chọn hoàn toàn đúng đắn và phù hợp. 

Là ngành có đóng góp to lớn cho nền kinh tế nói chung và đời sống nói riêng, chị nghĩ đâu là thuận lợi và khó khăn đối với những người làm nghề logistics?

So với các ngành nghề khác thì logistics là ngành rất đặc thù và có sự chọn lọc rất lớn. Đặc thù ở chỗ những gì bạn được học và những gì bạn thấy ở thực tế là hoàn toàn khác nhau. Những kiến thức tích lũy trên ghế nhà trường chỉ giúp bạn có được nền tảng cơ bản và hiểu được khái niệm logistics là gì. Vì vậy, khó khăn khi tham gia ngành này là bạn phải luôn nuôi dưỡng trong mình tinh thần ham học hỏi cao độ. Trong ngành logistics Việt Nam, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau ở sự sáng tạo và “đo ni đóng giày” giải pháp của mình để thể hiện mức độ nhanh nhạy trong từng thời điểm. Mỗi giải pháp có thể rất hiệu quả trong hôm nay, nhưng sang ngày mai chưa chắc còn hữu dụng, vì thế nên người làm logistics luôn phải chủ động để điều chỉnh phương thức làm việc của mình ngay khi có bất kỳ thay đổi nào từ các yếu tố khách quan.

Phương châm kinh doanh của chị từ những ngày đầu khởi nghiệp đến hơn một thập kỷ qua đã có những gì thay đổi theo xu thế chung? Vấn đề chị quan tâm nhất khi quản lý doanh nghiệp là gì?

Hình ảnh người chủ doanh nghiệp chính là nơi thể hiện văn hóa của công ty rõ nét nhất. Và văn hóa đó trong công ty tôi chính là luôn đặt chữ tín lên hàng đầu như phương châm sống và kinh doanh của tôi. Sự uy tín vốn dĩ không bao giờ đem đến cho bạn hiệu quả tức thời nhưng đó lại là hiệu ứng vết dầu loang, cứ lan tỏa sâu rộng và bám rễ trong ấn tượng và lòng tin của đối tác. Sự tự hào của tôi không phải là trở thành một nữ tướng hay ông này bà kia mà là giá trị uy tín mà tôi đã dày công tạo được trong lòng khách hàng.

Trong điều hành doanh nghiệp, với tôi, vấn đề cần quan tâm hàng đầu là về nhân sự. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn phải luôn là vị thuyền trưởng biết cách chủ động đánh lái, xác định phương hướng và quỹ đạo để doanh nghiệp của mình luôn có sự chuẩn bị và phương án tốt nhất khi có sự cố xảy ra. Cho dù bạn có những quản lý cao cấp dưới quyền, nhưng nhiệm vụ của họ cũng không phải là cầm lái thay cho bạn. Tôi đã từng mất một khoảng thời gian để điều chỉnh vấn đề nhân sự, và tôi nhận ra rằng không nhất thiết bạn phải thuê được những người giỏi và chuyên nghiệp nhất, mà là những người phù hợp nhất với năng lực, hoàn cảnh của người chủ doanh nghiệp và chiến lược của công ty.

Trong lần phỏng vấn với Tạp chí Nữ Doanh Nhân nhiều năm trước, chị từng nói rằng thành công đối với chị là có thể xây dựng nên một môi trường làm việc cộng hưởng, sẻ chia, tin tưởng và đồng thuận. Còn hiện tại, quan điểm về thành công của chị có gì thay đổi không?

Quan điểm ấy vẫn là giá trị cốt lõi không hề thay đổi đến hôm nay. Tôi luôn tâm niệm sự thành công không chỉ là cái nhìn đơn thuần về những con số thành quả mà là năng lực của bạn đã được khẳng định và đo lường bằng thành quả đó. Và thành công đó sẽ không bao giờ có được bằng sự lạm dụng sức lao động của đội ngũ nhân viên. Với tôi, nhân viên chính là động lực lớn nhất để tôi không ngừng đi lên. Nếu một người gắn bó với bạn 5 năm thì trách nhiệm của người chủ là tạo ra được công ăn việc làm cho họ, nhưng khi sự gắn bó đó tăng lên thành 10, 20 năm thì trách nhiệm của người chủ doanh nghiệp cũng nặng hơn rất nhiều. Môi trường làm việc phải công bằng, xuất phát điểm của nhân sự chỗ nào không có nghĩa là họ sẽ mãi đứng ở chỗ đó. Khi nhân sự có khả năng, họ cần được đào tạo, cân nhắc ở những vị trí cao hơn để đạt được những gì họ xứng đáng nhận được.

Được biết chị đang giữ chức Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, chị đánh giá như thế nào về thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam hiện nay? Đâu là những điểm mạnh và điểm yếu của họ trong giai đoạn này?

Vị trí Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã mang đến cho tôi nhiều trải nghiệm cùng những doanh nhân trẻ làm kinh doanh trên khắp cả nước. Có thể thấy thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam hiện nay luôn đi đôi với sức lửa, khả năng “bật cao” cùng nguồn năng lượng dồi dào. Nhưng trẻ cũng đồng nghĩa với việc nhiều người vẫn có cái tôi cao và thiếu kinh nghiệm. Đôi khi các bạn có sự huyễn hoặc về bản thân hơi nhiều và điều này sẽ khiến các bạn không nhìn rõ được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

Cộng đồng doanh nhân trẻ Việt Nam đang sở hữu một môi trường phát triển tốt nhưng mọi người vẫn còn e ngại khi bước ra hội nhập với thế giới, chính vì vậy họ sẽ khó có thể nắm bắt xu thế và dẫn đến “sức đề kháng” không được cao.

Vậy theo chị họ cần bổ sung những gì để hoàn thiện bản thân ngày một tốt hơn?

Sứ mệnh của doanh nhân trước mắt phụ thuộc về cá nhân của từng người và từng thời điểm. Đã là doanh nhân thì bạn phải sở hữu một doanh nghiệp phát triển và bền vững. Bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận, bạn cũng phải có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Doanh nhân cũng giống như một vận động viên dự thi các môn phối hợp, bạn không cần chạy tốt nhất hay bơi giỏi nhất trong một môn nào đó, mà bạn phải có sức bền và biết cách phối hợp khéo léo tất cả các môn thì mới có thể tự tin khởi nghiệp. Đồng thời, một khi bước chân vào kinh doanh, bạn phải nhìn thẳng vào thực tế rằng, mỗi doanh nghiệp đều như một tảng băng trôi với 3 phần nổi huy hoàng mà bạn có thể nhìn thấy, nhưng có tới 7 phần chìm là những rủi ro, đặc biệt về tài chính mà người ngoài cuộc không thể lường hết được. Chính vì lẽ đó, làm sao để cân bằng được nhân lực, vật lực và tài lực trong khi vẫn giữ được vị trí tiên phong cho doanh nghiệp của mình là bản lĩnh không thể thiếu của một người muốn trở thành doanh nhân.

Khi xu hướng khởi nghiệp trong thế hệ trẻ ngày càng tăng cao, chị có lời khuyên nào để họ hiểu đúng về công việc và cuộc sống của một doanh nhân?

Bạn là một nhân viên giỏi nghề, một quản lý tài năng không có nghĩa là bạn sẽ thành công khi trở thành doanh nhân. Trong bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, nếu bạn muốn khởi nghiệp thì bạn phải là người tiên phong và thúc đẩy cải tiến những gì mình đang có. Khi bạn và 10 người nhìn thấy bề nổi của vấn đề thì điều đó không có gì là lạ lẫm, nhưng nếu bạn nhìn ra được mặt chìm giữa đại dương mênh mông thì hãy tự tin khởi nghiệp và tạo ra sự khác biệt với 10 người kia.

Hiện nay, phụ nữ đã ngày càng tự tin hơn để bước vào con đường kinh doanh, thậm chí có phần vượt qua nam giới. Chị nghĩ đâu là những lợi thế của họ và họ nên làm gì để ngày càng tỏa sáng hơn trên con đường sự nghiệp của chính mình?

Ở góc độ là nữ doanh nhân và sử dụng rất nhiều nhân sự nữ, tôi nhận ra nữ giới có rất nhiều lợi thế trên con đường kinh doanh. Sự thủy chung là một trong những đức tính nổi trội tuy nhiên đôi khi cũng là mặt trái của các nữ doanh nhân. Đó là họ dễ bằng lòng và khi đã trở nên quen thuộc với một môi trường làm việc thì họ rất ngại thay đổi. Thứ hai là tính tỉ mỉ và cần mẫn trong công việc. Đây là đức tính cần có ở tất cả ngành nghề chứ không riêng một lĩnh vực nào và người phụ nữ làm rất tốt điều này trong các doanh nghiệp nhưng đôi khi chính sự tỉ mỉ lại hạn chế tầm nhìn xa của họ. Mặt khác, phụ nữ dễ bị các cảm xúc tiêu cực chi phối dẫn đến mất cân bằng trong công việc và cuộc sống, vì thế họ cần biết cách cân bằng cảm xúc cá nhân và vượt qua hoàn cảnh của bản thân thì mới có thể đứng ra trở thành trụ cột cho nhiều người và tự tin với vai trò nữ doanh nhân.

Là một nữ tướng kỳ cựu của ngành logistics và sở hữu nhiều doanh nghiệp, điều gì giúp chị giữ lửa trong công việc suốt nhiều năm làm việc? Chị nghĩ “cái được” lớn nhất của chị đến thời điểm này là gì?

Những ngày đầu lập nghiệp điều tôi sợ nhất chính là bản thân sẽ lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền và đánh mất đi cảm xúc “hỷ nộ ái ố” của chính mình. Nhưng sau khoảng thời gian dài nhìn lại, tôi cảm thấy bản thân thành công vì đã giữ được sự thăng bằng trong công việc và cuộc sống cũng như không để những điều tiêu cực ảnh hưởng. Dù khối lượng công việc dày đặc và phải vận hành cùng lúc 5 công ty nhưng tôi vẫn  có đủ thời gian cho bản thân để phục vụ những nhu cầu và sở thích cá nhân như du lịch, nghệ thuật hay tương tác với nhân viên, bạn bè và người thân. Điều quan trọng nhất chính là bạn phải có kỹ năng sắp xếp và biết mình đang ở đâu để có thể kết nối mọi thứ hoàn thiện và suôn sẻ nhất.

Khi gặp những khó khăn trong công việc, điều đầu tiên chị nghĩ đến là gì?

Đã là con đường bản thân lựa chọn thì dẫu có chuyện gì xảy ra, tôi cũng phải vượt qua và bước tiếp. Do luôn nhìn mọi thứ ở góc độ lạc quan nhất nên khi có sự cố hay khó khăn, tôi luôn bình tĩnh đo lường và tìm cách khắc phục tùy theo mức độ. Thay vì dành nhiều thời gian than trách, tôi là người chấp nhận sự thật rất nhanh và dành thời gian mổ xẻ vấn đề để giải quyết cũng như rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình. 

Đã bao giờ chị cảm thấy mất niềm tin và động lực vào bản thân chưa? Đâu là cách để chị vực dậy tinh thần và lạc quan tiến lên?

Mọi người ở Việt Nam vẫn thường bảo nhau rằng nghề rủi ro nhất trong các ngành nghề chính là doanh nhân, và tôi cũng đang đi trên con đường rủi ro này được 15 năm rồi (cười). Khi làm bất cứ việc gì tôi đều nỗ lực toàn tâm nên ít khi nào cảm thấy hối tiếc hay phải nói “giá như” khi gặp bất cứ sóng gió. Dĩ nhiên sẽ có những áp lực tồn tại, song nếu có thể “F5” bản thân và “xả thắng” đúng lúc thì bạn sẽ không bao giờ phải nói lời buông xuôi. Nếu ngày trước chỉ có 20 nhân viên thì bây giờ là 200 nhân viên, tôi không được phép dừng lại bởi sau lưng là cả một tập thể đang hướng đến mình và chính những người đồng hành này sẽ là “bờ vai” vững chắc để tôi có thể san sẻ bớt gánh nặng và lạc quan tiến lên.

Theo chị, sau tất cả, “tài sản” tuyệt vời nhất đối với một người phụ nữ là gì? Riêng đối với một nữ doanh nhân, điều đó có khác biệt gì chăng?

Tôi nghĩ bản thân người phụ nữ hơn ai hết hãy luôn biết yêu thương bản thân mình. Hãy tạo cho mình một nền tảng đầu tiên và duy nhất để hướng về đó là gia đình. Nhiều người phụ nữ luôn mặc định rằng gia đình được tạo ra bởi người chồng và những đứa con. Nhưng gia đình còn được hiểu là nơi chứng kiến những khoảnh khắc thanh bình thực tại và được tạo ra bởi chính bản thân người phụ nữ. Tổ ấm đó nếu có sự cộng hưởng của người chồng là rất tốt nhưng nếu không thì đó cũng phải là nơi hạnh phúc và an bình nhất cho chính mình. Phụ nữ nên nhớ rằng hạnh phúc là do chính bạn tạo ra chứ không phải do bất cứ ai định đoạt. Hãy cân bằng những giá trị sống để vừa có thể trở thành một nữ doanh nhân bản lĩnh trên thương trường nhưng cũng là người phụ nữ của gia đình, được sống cuộc sống mà mình mong muốn. Đó là thứ quý giá nhất mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng nên trân trọng.

Bài viết và hình ảnh độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân.

Text: Jenni Võ, Hồng Đặng | Creative Director: Hiep Le Duc | Photo: Hoàng Vũ | Make up: Mỹ Như

CEO, LONG AN INTERNATIONAL PORT OPERATION & MANAGEMENT JSC.,
PHẠM THỊ BÍCH HUỆ
DON’T CHANGE YOUR PATH, WIDEN IT

 

Of all the young ladies who stand at a crossroads when choosing their career, how many would consider logistics a preferable choice? But this male-dominated field has witnessed a female “invader” who has achieved such extraordinary feats rarely equaled by any other woman…

 

Being the first indicator of the shifts in the consumer market and, thus, requiring constant adapting and improving, logistics is inextricably a part of any new trends. This is true not only in developed countries, but others including Vietnam as well. With her decision to launch a start-up in this area 14 years ago, Ms. Pham Thi Bich Hue has since acquired a sharp and keen observation of both the market and its “thermometer” in any economic scenario. Among the career milestones that have marked her personal journey are the Logistics Centers in HCMC and Binh Duong, as well as the Long An International Port since 2015. These major steps since our very first interview over eight years ago.

Having been in the logistics field for several years, do you believe that this occupation is appropriate for a woman considering its constant pressure and challenges?

Twenty years of commitment to this career has made me realize that in this field where “everyone is to be pleased”, the “great force” hidden in a “sweet command” for clients make a woman’s subtlety and flexibility indispensable assets. It is time that the chain of supply and the logistics industry recognize the inevitable presence of women, who bring about not only gender diversity in the workforce, but also a boost in competitiveness, productivity and social responsibility for the company. Along with gender equity movements, the logistics field has also witnessed a prevalent participation of women over their male counterparts. A mere glance at the field’s basic activities would most likely make one think that it is too tough and rough for women. However, there’s more to it than meets the eye. And women, with their plentiful soft skills, great patience, and often satisfactory problem-solving and managerial methods, are actually better than men in rising to the most dire occasions. My passion for logistics remains unchanged up to this very day, and I believe it to be an absolutely appropriate choice.

What do you suppose are the pros and cons of working in the field of logistics, an industry that contributes greatly to the overall economy as well as the convenience of daily life?

Compared with other trades, logistics is a unique and highly selective field. It is unique in that what you learn in school and what you deal with in reality are two totally different things. The former only provides you with the most basic foundation, for instance the definition of logistics. Therefore, the first and biggest challenge in this field is to nurture a thirst for knowledge. As for the logistics industry in Vietnam, most companies compete with each other for creativity and “tailor” their solution to cope best with the current situation. Such solutions may prove effective at the moment, but may well become utterly useless at the next. Therefore, working in logistics also means having to adjust your methods in response to fluctuations in a variety of objective factors.

How has your business philosophy evolved from the beginning of your career over a decade ago until now, in regard of the shifts in the common trend? What is your greatest concern when managing a business?

A business owner’s image is the best display of his or her own business culture. In our case this is to honour trust and honesty, not only as a business philosophy, but also as a compass in life. Credibility itself never yields any instant effect, but rather creates an “oil stain” effect that spreads and plants a lasting impression in the minds of our partners. I take pride not in popularity or fame, but in the ever-growing trust that I build in my customers.

My first concern in running a business is personnel management. Being the captain of your corporate ship, you must always be able to navigate and steer yourself in the best direction so as to best prepare for and deal with the storms when they come. No matter how competent your “first mates” are, you must always be the one steering the wheel. It took me quite some time a while ago to adjust our human resources, which helped me realize that you need not always hire the best and most professional, but instead the most suitable for your ability and interest as well as the company’s strategy.

With your current position as Vice-President of the Vietnam Young Entrepreneurs Association, what is your opinion of the young entrepreneur generation nowadays? What are their strengths and weaknesses at the moment?

Being the VP of Vietnam YEA has given me the opportunity to work with several young entrepreneurs all across the country. Some qualities they share in common are fiery passion, a potential for greater achievements, and an overflowing energy. However, as they are young, many still lack experience and sometimes let their ego get the better of them. Their occasional illusion of themselves also clouds their minds and prevents them from recognizing their strengths and weaknesses.

The young entrepreneur community in Vietnam is enjoying an optimal environment for growth. But they still refrain from reaching out to the world and thus lack the sensitivity needed to keep pace with new trends and “resist” incoming competition.

What then do you think they need to acquire in order to improve themselves?

A business owner’s mission depends on his or her own personality as well as the current situation. A common goal for all business owners is to establish a strong and growing company. Then, alongside the profits, you also have your responsibility to the community and society. Running a business is like running a decathlon, you don’t need to be the best in any certain sport, but rather have necessary stamina and smooth coordination between different ones. When entering the business field, you must also face the reality that the glorious facade of the company is only the tip of the iceberg, and the other underwater proportion are the risks, especially financial ones, that “only the wearer knows where the shoe pinches”. Therefore, the indispensable qualities of a business owner are the capability of balancing your human resources, materials and finance, while keeping your company in the lead of the industry.

Women nowadays are gaining more confidence in pursuing business careers, some even surpassing their male counterparts. What do you think are their advantages and what should they do to reap even greater success in their career?

Being a businesswoman myself who also employs several female employees, I have recognized our advantages in pursuing a business career. The most outstanding among these is our loyalty. However, this could also be our undoing, making us easily content and attached to a certain environment and shying us away from better opportunities. Second in the list is being meticulous at work, which is practically a must-have quality in any field of work and which is perfectly practiced by working women. Yet, such great attention to every detail also hinders our vision. On the other hand, we women are easily susceptible to our own negative feelings, tipping ourselves off the balance between work and life. Therefore, we all need to keep a good balance of our personal emotions and overcome our own dilemmas in order to become a pillar of strength for others as well as a confident businesswoman.

As a “veteran” in the logistics field and the owner of several companies, how have you managed to keep your passion aflame for all these years? What is the greatest “gain” for you up to this moment?

My biggest fear since Day One was to become too concerned about making profits and abandon my own feelings. But now, after a long while, I’m proud of myself for keeping such a good balance between work and life, as well not letting negative things affect me. Despite being up to my head in work running five companies at the same time, I still manage to get enough time for my personal needs and interests such as traveling, enjoying arts or communicating with my staff, my friends, and my family. The key here is to have good organizational skills and know where you stand in order to connect everything together smoothly.

Have you ever felt discouraged or demotivated? How did you get back up and keep moving forward?

People in Vietnam often say that the most risky occupation is doing business, and yet I’ve been taking that risk for 15 years (Grinning). I always put my entire body and soul into whatever I do, so there’s no room for regrets or “what-ifs” when a challenge comes to pass. There exists, of course, a lot of pressure. But if you hit “F5” at the right time, you’ll never get too depressed to move on. I set out with 20 staff at hand, and now that this number has risen tenfold. I have no excuses to back out on so many people who are not only counting on me, but also watching my back, sharing my burdens and advancing under my lead.

At the end of the day, what do you think is the greatest “asset” of a woman? Would it be any different for a businesswoman?

That would be, in my belief, self-love. Create the first and only place for you to return to: Family. Many women assume that a family is created by having a husband and children. But in fact, it is created by the woman herself, and is the place that harbours peaceful moments in one’s life. Such a home must become a place where you are happy and safe, with or without a husband in it. Women should remember that happiness is their choice, and not anyone else’s wish. Balance your life values to become both a potent businesswoman and a woman of the family, living the life that you want to live. That is the greatest “asset” that every woman should cherish.

Copyright© All Rights Reserved.

Độc giả đang đọc bài viết “Chủ tịch HĐQT – Công ty Cảng Quốc tế Long An, Phạm Thị Bích Huệ: Đừng thay đổi con đường, hãy mở rộng đích đến” tại chuyên mục Professional của Tạp chí Nữ Doanh Nhân. Mời độc giả gửi ý kiến phản hồi và bài viết cộng tác cho chuyên mục này về địa chỉ email: bandoc@nudoanhnhan.netChân thành cảm ơn quý độc giả!

Đọc thêm:

Bài học về lạc quan từ nữ quản lý kinh doanh Sheraton Grand Đà Nẵng, Sherrilyn Charles

CEO Bodyline Group, Hà Thị Lan Hương: Kinh doanh hướng tới phát triển bền vững

Comment