Ba mẹ nên xử trí thế nào khi con lười làm việc nhà?

Ba mẹ nên xử trí thế nào khi con lười làm việc nhà?

Tham gia vào các hoạt động phụ giúp công việc nhà trở thành một phần cuộc sống của các thành viên và trong đó bé cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên việc hướng trẻ thực hiện công việc một cách đều đặn, tự nguyện chưa bao giờ là điều dễ dàng và còn đòi hỏi nơi ba mẹ rất nhiều nghệ thuật để con trẻ không… lười việc nhà.

Cho trẻ tiếp xúc sớm

Ba mẹ thường mang tâm lý trẻ còn nhỏ nên không cho làm việc nhà hoặc vì quá yêu thương nên luôn đảm nhiệm cả những việc đơn giản. Tuy nhiên, trên thực tế tiếp xúc và thực hành sớm với lau bàn hay quét nhà…sẽ giúp bé nhà bạn hình thành thói quen và dễ dàng tiếp nhận cũng như không cảm thấy khó chịu hay lười biếng với những công việc nhà khi lớn lên. Đồng thời, đây cũng là một cơ hội giúp trẻ cọ sát, tương tác với việc nhà sớm và nhanh chóng tiến bộ nhanh hơn.

Nhẹ nhàng hướng dẫn chi tiết

Có thể nói việc kiên nhẫn hướng dẫn giúp con trở nên thuần thục và tự tin hơn với công việc. Do đó kể cả trước và sau khi nhận thấy dấu hiệu bé trở nên không hứng thú với các công việc, ba mẹ hãy dành thời gian hướng dẫn, trao đổi với con bí quyết để hoàn thành công việc nhanh hơn, tốt hơn. Tất cả, sẽ mang lại cho trẻ cảm giác hào hứng, được quan tâm và trên hết là không ngừng cải tiến để làm tốt hơn mỗi ngày.

Đọc thêm: Dắt tay con đi qua cột mốc “có em”

Tiếp sức đúng lúc

Khi con đã ở độ tuổi đủ có thể hoàn thành tốt công việc nhà, tuy nhiên trẻ con đôi khi cũng có những lúc chểnh mảng và chưa thực sự “làm tròn nhiệm vụ”. Những lúc xảy đến tình trạng này, thay vì nổi giận thậm chí lớn tiếng ba mẹ hãy tạm thời gác lại sự nóng giận. Song song đó tìm hiểu nguyên nhân vì sao con chưa làm tốt, do thấy chán nản, thấy lười, không yêu thích việc nhà hay muốn được nghỉ ngơi vài hôm. Tiếp đến nhẹ nhàng lựa lời khuyên giải để bé hiểu được ý nghĩa của những công việc trong gia đình cũng như chính hành động tuy nhỏ của trẻ cũng đã giúp đỡ ba mẹ rất nhiều.

Phân công minh bạch

Tất cả các thành viên trong gia đình nên có kế hoạch phân chia công việc nhà một cách đồng đều, mỗi người sẽ lựa chọn việc thực hiện những công việc mình yêu thích và cho bé chọn trước những hạng mục mình sẽ đảm nhiệm. Chính việc công khai chia sẻ công việc sẽ giúp bé hiểu mọi người đã biết mình sẽ thực hiện, từ đó sẽ là động lực để trẻ hoàn thành tốt với mục tiêu nhận về những lời khen ngợi của những người thân.

Đọc thêm: 

Những thủ phạm ẩn nấp khiến trẻ dậy thì sớm

Dạy trẻ cạnh tranh tích cực

Comment