Founder Nhà hàng The Mạch House, Caroline Mạch: Đừng bao giờ từ chối khó khăn - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Founder Nhà hàng The Mạch House, Caroline Mạch: Đừng bao giờ từ chối khó khăn

Nhẹ nhàng trong chiếc váy lụa họa tiết của thương hiệu thời trang do mình sở hữu, chị Caroline Mạch để lại cho chúng tôi ấn tượng về một người phụ nữ vóc dáng gọn gàng và lối trò chuyện điềm đạm. Cùng giọng nói nhẹ nhàng và cuốn hút, chị chăm chú kể về câu chuyện khởi nghiệp của mình một cách đầy say mê.

Khởi nghiệp với một doanh nghiệp may mặc thời trang, mỗi năm trôi qua chị lấn sân sang một lĩnh vực kinh doanh mới. Ra mắt thêm thương hiệu cà phê rang xay cao cấp Mạch Coffee và rồi đến nhà hàng The Mạch House, mỗi bước chuyển đều đem đến cho chị những thành công nhất định và nhiều trải nghiệm quý giá. Ở người phụ nữ từng trải, một mình vận hành tất cả các hoạt động kinh doanh này là một bản lĩnh mạnh mẽ và những nhận định về thị trường rất thức thời cùng quan niệm sống điềm tĩnh và sâu sắc.

Chào chị, mở rộng kinh doanh từ thời trang sang cà phê, hai lĩnh vực tưởng chừng không có gì liên quan nhưng lại cùng chung là lựa chọn của chị. Đây có được xem là cơ duyên?

Đúng là tôi có duyên nợ với cà phê từ nhỏ vì gia đình tôi có truyền thống làm cà phê từ lâu đời và có cả thương hiệu cà phê riêng khá có tiếng trong vùng. Có thể nói, tôi đã được rang cà phê từ trong “bụng mẹ”. Tuy nhiên, khi lớn lên tôi vô tình lãng quên nó để theo đuổi ước mơ kinh doanh thời trang.

Sau 10 năm làm việc tại Pháp, tôi quyết định rời bỏ giấc mơ định cư tại Pháp để quay về Việt Nam và khởi nghiệp với việc thành lập một doanh nghiệp may mặc xuất khẩu. Đến thời điểm cách đây 5 năm khi nền kinh tế có dấu hiệu chựng lại và ngành may mặc cũng gặp khó khăn, tôi cân nhắc nhiều hướng để đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Suy nghĩ loanh quanh, cuối cùng tôi tự hỏi: Tại sao không phải là cà phê? Tại sao không tận dụng lợi thế những kinh nghiệm sản xuất truyền thông quý giá của gia đình để tạo nên dòng sản phẩm có chất lượng và khác biệt trên thị trường?

Tôi bắt đầu nhớ lại những câu chuyện ngày xưa cha mẹ kể, rằng họ đã vất vả và cực khổ ra sao để bám trụ lấy nghề. Chính vì vậy, tôi quyết định sẽ tiếp nối và phát triển công việc của gia đình theo hướng quốc tế hóa từ bao bì đến tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời lấy họ của ông nội để đặt tên cho thương hiệu cà phê để nhớ về ông bà. Phân khúc mà tôi hướng đến là cao cấp với hệ thống phân phối là các chuỗi siêu thị cấp cao, các khách sạn nhà hàng 4-5 sao… Và rất may mắn, tôi đã có những bước tiến thành công trong việc gầy dựng thương hiệu cà phê cho riêng mình. 

Và giờ đây chị lại tiếp tục mở rộng kinh doanh sang F&B. Chị đã tìm thấy niềm yêu thích của mình trong lĩnh vực này như thế nào?

Mọi thứ đến với tôi rất vô tình. Căn nhà nơi The Mạch House tọa lạc hiện nay từng được một người bạn của tôi kinh doanh nhưng sau đó quyết định đi di cư. Khi đến thăm chia tay bạn, tôi ngỡ ngàng trước bố cục và thiết kế của ngôi nhà nên về cứ vương vấn mãi, muốn nhận sang lại. Ngay trong tối đó, tôi quyết định thuê lại căn nhà để kinh doanh dù trước đó không hề có kế hoạch nào cho việc này. Tôi đã từng dự định dành tầng dưới cho thời trang và bên trên cho cà phê, nhưng rồi cuối cùng chọn mở nhà hàng chỉ vì một lý do duy nhất là tôi thích uống rượu vang.

Thời điểm đó, tôi nhận thấy các bar hoặc nhà hàng tại Việt Nam không có nhiều loại rượu vang đa dạng. Đặc biệt, trong quan điểm người Việt, từ “rượu” thường gắn với ý nghĩa không mấy tích cực nên phần đông phái đẹp không hào hứng thưởng thức. Ngoài ra, đôi khi họ còn cho rằng “rượu” là đắt tiền nên dù muốn thử cũng ngần ngại và chọn những loại thức uống khác thay thế. Vì lẽ đó tôi muốn mở một nhà hàng theo phong cách Pháp – nền ẩm thực với nhiều món ăn sẽ đặc biệt ngon hơn khi dùng với rượu vang để thực khách có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn về rượu. Thưởng rượu đối với tôi là cả một nghệ thuật của đẳng cấp nhưng hoàn toàn không quá xa vời như cách nghĩ thông thường, và tôi muốn truyền cảm hứng về văn hóa dùng rượu cho các thực khách tại nhà hàng của mình.

Chị đánh giá thành công của mô hình kinh doanh mới này thế nào? Có đáp ứng kỳ vọng của chị không?

Nhà hàng của tôi không phải thuộc phân khúc Fine Dining, tôi xác định một mức giá trung bình vì muốn nhiều khách có thể ghé thăm. Tôi hài lòng với những thành quả nhà hàng đạt được với lượng khách khá ổn định và đa dạng gồm người nước ngoài lẫn Việt Nam, trong đó có nhiều chủ doanh nghiệp và quản lý. Tôi luôn xem khách hàng như những người bạn và dành nhiều thời gian trò chuyện với họ. Từng trải qua nhiều môi trường và làm việc ở nhiều vị trí nên tôi có kiến thức và hiểu được những thăng trầm vất vả của họ và họ cũng rất thích tâm sự hay chia sẻ với tôi khi gặp trở ngại trong công việc. Tôi muốn mọi người có thể cảm thấy thư giãn khi đến nhà hàng, dẹp bỏ mọi lo toan để thưởng thức một bữa ăn kèm rượu ngon mà tạm quên đi tiền bạc. Đó chính là nghệ thuật tiếp đón tại nhà hàng mang tính cá nhân của riêng tôi mà tôi nghĩ không nhiều nơi có được. Tôi tin rằng chỉ khi đem tâm hồn vào tất cả các vấn đề thì kết quả mới tốt đẹp và lâu dài.

Trong ba lĩnh vực may mặc, cà phê và nhà hàng, mức độ khó khăn và căng thẳng của từng lĩnh vực đối với chị là như thế nào?

May mặc thời trang vẫn là trăn trở lớn nhất đối với tôi, đặc biệt trong vấn đề quản lý công nhân để duy trì hoạt động sản xuất ổn định cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thời trang là thứ thay đổi liên tục đòi hỏi chúng tôi phải thường xuyên cập nhật xu hướng và sáng tạo để mang đến sản phẩm đúng thị hiếu nhất. Một yếu tố nữa là phần lớn người tiêu dùng thời trang luôn có tâm lý mong đợi chất lượng sản phẩm ngày càng cao nhưng giá thành lại không đổi. Những yếu tố đó khiến người làm nghề này phải “động não” liên tục và chỉ có đam mê mới trụ vững. Hai mảng kinh doanh còn lại của tôi không chứa nhiều thách thức bằng và tôi phải dành đến 80% tâm trí và thời gian cho thời trang. 

 

Tự thành lập và điều hành doanh nghiệp từ những ngày đầu, theo chị đâu là những tố chất cần có cho phụ nữ khi khởi nghiệp?

Tôi không có ngày hôm nay nếu không có sự kiên trì, không chấp nhận đột phá và không chấp nhận mất mát, hy sinh. Trong tất cả mọi việc, tôi không mong “thành công”, mà chỉ đơn giản muốn nhảy qua những “cục đá” chắn lối trên con đường mình đi. Thành công là khi vượt qua được những trở ngại và đi đến đích. Bạn phải thật sự bắt tay vào làm để biết bạn có làm được hay không, đừng bao giờ đầu hàng trước những khó khăn, đừng bao giờ thất bại từ trong ý chí. Đặc biệt khi bạn là chủ doanh nghiệp, bạn càng không được yếu mềm. Đôi khi tôi thấy hối tiếc vì bỏ qua những cái đẹp dịu dàng trong đời của người phụ nữ nhưng là một đầu tàu trên con đường kinh doanh, tôi phải rèn mình vào một khuôn khổ nhất định.

Có bao giờ chị muốn dừng lại và buông bỏ gánh nặng trên vai?

Đã từng. Đàn bà thì gặp nhiều sự bất công và áp lực hơn so với đàn ông trong kinh doanh. Khi trở ngại đến, đàn ông vẫn có thể ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc, vì họ quên nhanh còn đàn bà thì phải băn khoăn và suy nghĩ đến từng ngóc ngách. Những lúc như thế tôi sẽ viết ra những cái sai của mình và những cái sai của người khác, rồi xét xem liệu tôi có thể thay đổi điều đó được hay không. Những gì không thay đổi được tôi sẽ sẵn sàng bỏ qua, còn điều có thể cải thiện để tốt hơn tôi sẽ làm cho bằng được. Tôi tin rằng cứ cố gắng hết mình, cái gì tới sẽ tới và mọi thứ sẽ xảy ra vào đúng thời điểm cần thiết. 

Trải qua nhiều năm tháng kinh doanh, chị có quan điểm như thế nào về cạnh tranh? Chị tham gia cạnh tranh với với tâm thế ra sao?

Với tôi, cạnh tranh luôn là điều tốt, nếu không có cạnh tranh chúng ta không thể tiến lên và giỏi hơn được. Khi thấy người khác giỏi hơn, mình phải tự hỏi vì sao mình không giỏi bằng họ, từ đó phải tìm cách để giỏi như họ hoặc hơn họ. Với tôi, cạnh tranh là làm sao để mình đẹp hơn đối thủ chứ không phải đạp lên đối thủ để thành công. Phát triển được ưu điểm và thế mạnh của mình một cách vượt bậc và khác biệt, thì cạnh tranh khi ấy sẽ là chất xúc tác vô cùng lành mạnh. Để nói rằng không ngại hay e sợ cạnh tranh là không đúng, nhưng tôi tin mình có đủ tự tin để vượt qua nỗi sợ khi đối mặt với cạnh tranh. Đó là yếu tố sống còn trong bất kỳ cuộc cạnh tranh nào.

Ngày nay có rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp sớm. Chị có lời khuyên nào để họ có thể tự tin và đi đúng con đường mình mong muốn?

Tôi khuyên thế hệ trẻ không nên khởi nghiệp theo trào lưu mà phải cân nhắc thận trọng. Các bạn không nhất thiết phải khởi nghiệp ngay khi vừa ra trường, thay vào đó nên đi làm trong các doanh nghiệp hoặc tổ chức ít nhất 10 năm để học hỏi, trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức chuyên môn, quản lý điều hành và kể cả đối nhân xử thế trong cuộc sống. Khi đi làm, các bạn trẻ sẽ biết được sự vận hành thật sự của một công ty, cũng như có cơ hội giao lưu học hỏi và kết nối với nhiều người tài giỏi xung quanh, mở rộng mối quan hệ mà sẽ rất có lợi khi khởi nghiệp.

Chị dành thời gian nào cho bản thân và những thú vui riêng?

Tôi là người bận rộn từ 7:00 sáng đến 12:00 khuya, từ thứ Hai đến thứ Bảy. Vốn sống nội tâm, không thích những cuộc vui vô nghĩa nên thú vui của tôi chính là tới nhà hàng và uống rượu, trò chuyện với những vị khách. Thỉnh thoảng tôi thích xem phim, đọc sách, gặp mặt bạn bè. Cuộc sống đẹp nhất đối với tôi là khi được ngồi lại nói chuyện với những người cùng tư duy và đồng điệu với mình.

Bài viết và hình ảnh độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân.

Founder, The Mạch House, CAROLINE MẠCH

NEVER BACK DOWN

Appearing in an elegant silk patterned dress from her own design brand, Caroline Mạch stroke the impression of a woman both slender in shape and composed in speech. With a gentle, captivating voice, she passionately told us her start-up story.

Though starting off as a clothes manufacturer, Caroline Mạch extended her reach to a whole new area with every passing year: The exquisite ground coffee brand Mạch Coffee,  followed by The Mạch House restaurant. Each move she took provided her with some success and, more importantly, valuable experience. She is a life-hardened lady, being able to manage a massive scope of businesses, possessing a keen acuity for the market’s fluctuations, and maintaining a calm, insightful perspective on life.

Good afternoon! It seems that fashion and coffee are two very distant fields of business that only share one thing in common: Your interest in them. Would you refer to this as destiny?

My destiny is, indeed, bound with coffee as my family holds a long-standing coffee-producing tradition and even owns a popular coffee brand in the region. You could say that I was born with a “coffee spoon” in my mouth. But when growing up, I somehow forgot it along the way and embarked on a new dream – the fashion business.

Abandoning my life in France after 10 years of working in the country, I returned to Vietnam and began my start-up journey with a clothes manufacturing and exporting company. And it was not until five years ago, when the economy came to a standstill and thus, brought about great challenges to the fashion industry, that I had to consider diversifying my area of interest. After pondering for a while, I came to a sudden realization: Why not coffee? Why not take advantage of my family’s prestigious coffee-making tradition to make a difference in the market?

I started to reminisce about the stories my parents used to tell me, about how strenuous and difficult it was to uphold the family’s trade. This inspired me to take on their work and bring it to a new level, going international in every aspect: From the packaging to the product quality, as well as giving it my grandfather’s last name as a way to honour my ancestors. My target was the high-class market section, with a wide distribution channel of luxury shopping mall chains, 4-5 star hotels, and so on. Fortunately, I have been making some successful progress in establishing a coffee brand of my own.

And now your business ambition is branching out to the F&B field. How did you find the passion for this area?

Well, it just happened, I suppose. Take this example. The premise where The Mạch House is now located was once a business establishment of a friend of mine, who later decided to move abroad. On his parting visit, I was mesmerized by the arrangement and design of the house, so much that I was willing to take on its business. That very evening, I decided to rent the house for some business purpose, despite not having any plan whatsoever for it. At first, I thought of dividing the house’s use into fashion and coffee areas, on the lower and upper floor respectively. But ultimately I went with the restaurant idea for one and only one reason: I love drinking wine.

According to my observation at the time, most restaurants and bars in Vietnam served only a small variety of wines. Moreover, the Vietnamese common belief often refers to “alcohol” as something off-putting and thus, diminishing the urge to enjoy it. Especially on the part of the fairer sex. As well, people often see “alcohol” as a luxury, so even if they wanted to, they tend to hesitate and eventually go for another drink instead. Therefore, I decided to open a restaurant in the French style – a cuisine where dishes are enhanced in flavour when served with a glass of wine, thus providing our customers a better, richer wine experience. Wine tasting, for me, is a classic, yet not too distant, art. And it is the wine culture that I want inspire my customers with at the restaurant.  

 

To what extent would you consider this new business model a success? Does it live up to your expectations?

Not aiming for the Fine Dining section, my restaurant only holds a reasonable range of prices in order to encourage more customers to come by, and it did. I am quite pleased with a stable and diverse flow of customers that includes both Vietnamese and foreign diners, many of whom are business owners and managers. I always consider my customers as friends, and spend a lot of time sharing conversations with them. Having experienced several working environments and positions, I had the knowledge and understanding to sympathize with their hardships, and they, in turn, love talking to me about their difficulties at work. I want them to feel relaxed at the restaurant, free from worries and anxiety to fully enjoy a good meal and a fine glass of wine. That is how we welcome our guests at the restaurant: An art of reception, with my personal touch, that not many places are capable of. I believe that only by putting your soul and mind into solving the problem can you achieve a wonderful and lasting outcome. 

What level of challenge and stress does each of these areas – fashion, coffee, and the restaurant business – impose on you?

The first one, fashion, has always been my biggest concern, especially in the matter of personnel management in order to maintain the company’s stable operation. In addition, as fashion is an ever changing field, we’re required to constantly keep track of the new trends and innovate to bring our products to suit the consumer’s tastes. Another major element lies in the consumers themselves, who always expect the product quality to improve while remaining the same price. Such elements act as a driving force for those working in this field, to restlessly “brainstorm” for new ideas and relentlessly hold on to it. Meanwhile, the other two areas haven’t yet imposed many challenges, and for 80 per cent of the time I have, I put my heart and soul into running my fashion business.

In order to establish a business and maintain its operation from the very beginning, what do you suppose are the necessary qualities for women with start-up ideas?

I wouldn’t be where I am today without persistence, sacrifice, and a will to break through. In everything that I do, I never think of “success”, but rather as “rocks” that are standing in my way. To succeed is to overcome everything that stands between you and your goal. You have to be in it to win it, don’t give in to any challenge, and don’t ever fail the test of will. This is particularly true when you own a business, when you are not allowed to show your weakness. There are times when I miss the elegant beauty that every woman is entitled to, but I’m reminded that I am a business leader, an example for others. I know I have to restrain myself under certain standards.  

Have you ever thought of ending the journey and shrugging off all that burden?

Yes, I have indeed. Contrary to men, women often encounter inequity and suffer from a lot more pressure in business. In the face of hardship, men can still remain calm and worry-free because they forget quickly. Women, on the other hand, trouble themselves with the problem and put their mind into every single corner of it. When the time comes, I often write down what I and others have been doing wrong, and see if I could make changes. Because things that are meant to be that way, I’m willing to overlook it for those that could be better, I will see to it that it is done. What will be, will be. You just have to do your best and everything will eventually fall into place.

Being a seasoned player in the business field, what do you think of competition? What do you always keep in mind when entering the “race”?

For me, competition is always a good thing. Because without it we cannot move on and surpass ourselves. Whenever I see someone better than me, I wonder why it is not the other way around, and then try my best to make it so. To compete, in my belief, is to rise above your opponent, not step over them. Maximize your strength and use it to make a difference, and competition will act as an amazing motivation. It would be untrue to say that I am not afraid of competition, but that I have enough confidence to overcome fear in the face of it. That is the make-or-break element in any competition. 

Start-up businesses have become common among the young generation nowadays. What would you give as advice for them to be confident and always on the right track?

A piece of advice: Don’t just follow the trend, but weigh your options carefully. You don’t need to do it right after college graduation, but instead work for existing companies and organizations for at least 10 years to equip yourself with enough knowledge in your expertise, in management and even in treating others. Blending in with the working environment will help young people truly understand how a company works, as well as giving them the opportunity to exchange knowledge and experience, connect with other talented people around them, and enlarge their circle of connection. That will be extremely helpful when they finally decide to start a business of their own.

How do you spend your time for leisure and personal hobbies?

I run a very tight schedule from 7a.m. until midnight, Monday to Saturday. As an introverted person, I don’t enjoy meaningless parties, and would rather come to my restaurant, drinking wine and talking with other customers. I go to the movies, read a book, or meet up with my friends from time to time. The most beautiful life for me is to sit back and have a long, passionate conversation with those who share the same perspectives and feelings as mine.

Copyright© All Rights Reserved.

Có thể bạn quan tâm:

Siêu mẫu Hà Anh: Phụ nữ Việt có lòng quả cảm rất lớn

Founder Life Style Connected, Marielle Genet: Khát khao tạo nên điều độc đáo

Comment