Xây dựng thương hiệu cá nhân: Bạn có làm sai điều gì? - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Xây dựng thương hiệu cá nhân: Bạn có làm sai điều gì?

Doanh nhân, tác giả, diễn giả Chris Ducker có một câu nói khá bao quát về định nghĩa thương hiệu cá nhân: “Thương hiệu cá nhân là những gì mọi người nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó.”

Dù vô hình hay hữu ý, có rất nhiều những hành động mà chúng ta đang làm góp phần vào việc xây dựng thương hiệu cá nhân đối với các cá nhân và tổ chức đối tác. Tất cả những điều đó xuất phát từ việc chúng ta muốn được coi trọng, tin tưởng và muốn có khả năng tạo ảnh hưởng đến người khác. Đây là một trong những quan điểm sai lầm mà rất nhiều người mắc phải, khiến uy tín của họ bị nghi ngờ hoặc ảnh hưởng xấu trong quá trình xây dựng hình ảnh cá nhân:

Điều 1: Để mọi thứ diễn ra thật tự nhiên

Khi nói đến xây dựng thương hiệu cá nhân, nhiều người thường lầm tưởng rằng đó có nghĩa là xây dựng hình ảnh dựa trên những yếu tố cá nhân, vì vậy, không cần thiết phải lập kế hoạch hay chiến lược gì liên quan đến việc này. Điều đầu tiên, bạn cần ngồi xuống và làm rõ các mục tiêu, giá trị bạn đang hướng đến. Tiếp đó, suy nghĩ về các kỹ thuật hay phương pháp có thể được sử dụng để hướng tới những mục tiêu này.

Hãy nhớ đặt mục tiêu định lượng cùng với mục tiêu định tính. Mục tiêu định lượng là thứ có thể đo lường được, ví dụ như đạt được số lượng người theo dõi hoặc lượt thích trên các tài khoản mạng xã hội cho doanh nghiệp trong vòng 12 tháng. Ngược lại, mục tiêu định tính lại được “cảm thấy” nhiều hơn. Mục tiêu định tính sẽ là cải thiện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng mềm để nâng cao chuyên môn và uy tín khi tiếp xúc với những người khác. Bạn có thể theo dõi quá trình đạt được mục tiêu định tính bằng cách khảo sát những người theo dõi bạn. Ví dụ, hãy hỏi họ xem họ đánh giá như thế nào về bạn, liệu bạn có phải là một người giỏi trong lĩnh vực mình đang theo đuổi, cảm nhận về bạn, kể cả việc họ nhận thấy bạn có động lực, truyền cảm hứng hay là người tẻ nhạt. Đừng đánh đồng những phản hồi tiêu cực là thất bại, hãy lắng nghe và sử dụng nó như dữ liệu để cải thiện bản thân và doanh nghiệp của bạn.

Điều 2: Cố gắng trở thành người “dễ thương”

Không có công thức bí mật nào để làm cho bản thân bạn trở nên “dễ thương hơn”, tuy nhiên hãy luôn tập trung vào việc cung cấp hình ảnh thông tin xác thực vì đó là những gì mà thương hiệu cá nhân cần phải có. Đó là những thông tin giúp định vị bạn là ai, những yếu tố truyền cảm hứng cho người khác để họ kết nối và tương tác với ngã của mình, bạn sẽ bị buộc phải trở thành người khác mọi lúc mọi nơi.

“Thương hiệu cá nhân là lời hứa dành cho đối tác. Một lời hứa về chất lượng, tính nhất quán, năng lực và độ tin cậy.”

Diễn giả Jason Hartman

Đọc thêm: Làm chủ doanh nghiệp, liệu có còn tự do?  

Điều 3: Không hiểu rõ vị trí bản thân 

Trước thương hiệu của bạn. Nếu hình ảnh bạn đang tạo nên không phù hợp với bản thân, hãy trả lời câu hỏi: Tại sao bạn lại muốn người khác lắng nghe/làm việc với mình mà không phải với bất kỳ người nào khác? Có rất nhiều cách để định vị bản thân trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi. Điều quan trọng là tận dụng tối đa tính độc đáo của bạn. Những khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm lý do để chọn bạn bên cạnh lựa chọn với những người khác, vậy nên khi bạn không xác định được vị trí của mình, họ sẽ cảm thấy bạn nhàm chán, lẫn lộn bạn với những người ưkia và bỏ đi.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy tạo bản đồ định vị. Tìm ra các trục chính phân khúc thị trường của bạn. Ví dụ: lấy “hài hước” và “chuyên môn”. Vẽ những thứ này lên và định vị đối thủ cạnh tranh của bạn trên bản đồ, dựa trên các quan sát của bạn về cách họ tương tác với khách hàng của họ.Thương hiệu cá nhân của bạn ở đâu so với đối thủ cạnh tranh? Bạn có thể làm gì để xác lập lại vị trí và đứng vào một khoảng trống riêng biệt trên thị trường? Khi đã xác định được vị trí và các điểm độc đáo giúp bạn tách biệt khỏi đám đông, bạn sẽ rút ra được tuyên ngôn định vị và nó sẽ trở thành cốt lõi của mọi phần giao tiếp sau này.

Điều 4: Xa rời thế giới thực

Trong bối cảnh ngày nay, dễ hiểu khi có rất nhiều người xây dựng hình ảnh bằng các phương tiện truyền thông. Nhưng hãy nhớ rằng, những kênh đó chỉ giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ, còn việc củng cố sự chân thực từ những mối quan hệ lại đến từ những lần tiếp xúc trực tiếp. Những cuộc trò chuyện tại các sự kiện, hội nghị, hội nghị, hội thảo chính là những cơ hội tốt nhất, đồng thời, có khả năng bạn sẽ gặp những người có thể giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh/công việc của mình.

Comment