Founder, 8870 Link, Trần Mai Hương: Chỉ cần tồn tại là thành công - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Founder, 8870 Link, Trần Mai Hương: Chỉ cần tồn tại là thành công

Trẻ trung và sôi nổi, nhà sáng lập 8870 Link xuất hiện ở buổi phỏng vấn với lối trò chuyện cởi mở cùng tâm thế tích cực qua nhiều chia sẻ dí dỏm. Cuộc chuyện trò giữa chúng tôi nhanh chóng trở nên thú vị khi mở ra những vấn đề xoay quanh hành trình khởi nghiệp, những cách thức mà một người phụ nữ trẻ như cô cần bản lĩnh để cân bằng cuộc sống và hiện thực hóa những khát vọng.

Khởi đầu với lĩnh vực thời trang cùng thương hiệu CoCo Sin, tiếp nối thành công với các sản phẩm thủ công ở Fiber, câu chuyện khởi nghiệp của Mai Hương là chân dung nữ doanh nhân thành đạt vẫn không ngừng vươn lên, tựa người nghệ sĩ tỉ mẩn trau chuốt và cải tiến mọi thứ tốt hơn. “Có lẽ chính sự chưa hoàn thiện của hai dự án trước nên tôi càng thêm quyết tâm khởi sự 8870 Link”, Mai Hương chia sẻ. Năm 2018, cô đánh dấu sự trở lại với dự án 8870 Link, một công ty tư vấn và Mai Hương đóng vai trò Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành với sứ mệnh đại diện cho những công ty ở Mỹ đầu tư vào Việt Nam và giúp các doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới.

Kiên định khởi nghiệp 

Sự chuyển hướng kinh doanh từ thời trang, thủ công mỹ nghệ và bây giờ là đến dịch vụ tư vấn thương mại của chị đến từ lý do nào?

Nhìn lại chặng đường đã qua, từ những thợ may ở xưởng CoCo Sin đến các nghệ nhân thủ công của Fiber, việc kinh doanh đến với tôi luôn xuất phát từ niềm tin trọn vẹn vào tay nghề và chất lượng của hàng hóa Made in Việt Nam. Tất cả các ngành nghề kinh doanh này, chung quy lại chỉ cần thay đổi dạng thức sản phẩm mới và bước lên một bậc cao hơn để liên tục đáp ứng được nhu cầu trong nước đang ngày càng được nâng tầm lẫn phục vụ các thị trường có tiêu chuẩn thẩm mỹ cao ở nước ngoài. Điểm còn thiếu và yếu của các doanh nghiệp Việt theo nhận định của tôi đó là công nghệ và tài chính. Chính vì niềm tin vào hàng Việt và những nhận định đó, tôi thành lập dự án 8870 Link làm cầu nối hai chiều cho các doanh nghiệp về công nghệ ở nước ngoài đầu tư tăng cường tài chính cho các doanh nghiệp Việt, đồng thời tư vấn các hoạt động logistics, thủ tục xuất nhập khẩu để đưa hàng Việt ra các thị trường lớn ở nước ngoài.

Từ giai đoạn hình thành 8870 Link đến bây giờ, đâu là những vấn đề khó khăn trở ngại đối với chị?

Hiện nay ở chiều hướng ra nước ngoài, dự án này hoạt động tập trung ở thị trường Mỹ với việc hỗ trợ nhiều doanh nghiệp Việt thâm nhập vào đây. Tuy nhiên, phải nói rằng các quy định thủ tục của Mỹ khiến tôi khá đau đầu khi nghiên cứu tìm hiểu mặc dù chỉ cần làm qua một lần thông thạo thì những lần sau sẽ dễ hơn rất nhiều vì tại các nước tiên tiến, những bộ quy chuẩn của họ khá rõ ràng. Bên cạnh đó là những tầng tầng lớp lớp của hệ thống đại lý phân phối với cơ cấu vô cùng phức tạp của các tập đoàn ở Mỹ cũng làm tôi “chóng mặt”. Những cuộc thương thuyết song phương trở thành thách thức thật sự khi doanh nghiệp Việt “loay hoay” trong chuỗi cung ứng dày đặc. Song song đó, họ còn phải đối mặt với việc kiểm soát được sản phẩm cuối cùng và các mức chiết khấu các thành viên trong chuỗi cung ứng này vì bản thân các doanh nghiệp Việt không thể là người cuối cùng trực tiếp tiệm cận khách hàng sử dụng sản phẩm của họ.

Quan điểm của chị khi nhìn thấy những khó khăn trên hành trình kinh doanh của mình là gì?

Để hành trình có thể kéo dài, dù gặp khó khăn lớn hay nhỏ nhưng đã là đầu tàu doanh nghiệp hãy cứ vững tin và tạo dựng nên một ý chí kiên định. Bởi mọi người đều có tư duy khác nhau nhưng người cuối cùng thành công là người dám hành động chứ không dừng lại ở việc cho ý kiến. Với tôi, niềm tin vào sản phẩm Việt trở thành động lực cho những quyết định cuối cùng giúp tôi lèo lái doanh nghiệp chứ không chỉ dừng lại ở niềm tin ý chí của nhà sáng lập. Một khi thất bại được đón trước và định sẵn trong kế hoạch chính là lúc niềm tin được củng cố. Từ đó, giúp tôi đề ra sẵn hướng giải quyết tiếp theo để đứng lên nhanh nhất sau mỗi khó khăn.

Khởi nghiệp nhiều lần với nhiều ngành nghề, vậy ở những lần khởi nghiệp sau tâm thế của chị có như lần đầu tiên?

Mỗi lần khởi nghiệp của tôi đều mang một tâm thế như nhau, tựa như lần đầu tiên tôi bước chân vào một cuộc tình nào đó. Sự ví von này là bởi nó cũng chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau từ hồi hộp, thất bại, kiên trì đến chớm nở những thành tựu y như việc xây dựng vun đắp cho một tình yêu. Và điều đó khiến tôi phải hành động ngay từ những ngày đầu. Nếu không kỳ vọng, không cảm thấy nồng nàn, cuồng nhiệt từ thuở ban sơ thì chắc có lẽ khó ai có thể vượt qua đoạn đường trường sau đó vì sẽ có rất nhiều khó khăn chờ đợi.

Kinh nghiệm chung chị đúc kết sau quá trình khởi nghiệp để duy trì một doanh nghiệp non trẻ có thể ổn định và có tiềm năng phát triển lâu dài là gì?

Tôi không dám gọi là kinh nghiệm, bởi bản thân tôi cho đến giờ cũng chỉ mới gọi là bắt đầu. Nhưng điều khiến tôi tâm đắc và tin sẽ khuyến khích được nhiều người là tư tưởng “chỉ cần tồn tại là thành công”. Nhờ tư duy này mà tôi đã bước qua những năm tháng khởi nghiệp với ít nhiều thành công lẫn thất bại, và tôi tin rằng nó sẽ giúp công ty tiến về phía trước nhanh hơn. Một start-up khi bước vào cuộc chơi kinh doanh là vận mệnh được xác định sẽ bị xoay vòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dòng tiền, nhân sự, mạng lưới…, có thể nói là “sống nay, chết mai”. Vì thế, giữa lúc những khó khăn bủa vây nên nhớ rằng chỉ cần doanh nghiệp còn tồn tại được trên thị trường đã là một thành công. Hãy đừng nản lòng mà thay vào đó là cách nghĩ tích cực, tán dương và góp nhặt từng thành tựu nhỏ nhưng đúng lúc để vượt qua giai đoạn căng thẳng vươn tới kết quả to lớn hơn.

Cuộc sống tràn năng lượng

Là một phụ nữ khởi nghiệp, chị thấy có điều gì khó khăn hơn so với nam giới trong kinh doanh không? Theo chị, những được và mất của phái đẹp khi dấn thân vào con đường kinh doanh là gì? 

Phụ nữ châu Á nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng có thế mạnh về sự thông minh cảm xúc nhưng đều gặp phải những khó khăn từ sự hạn hẹp về tư duy của xã hội. Tuy nhiên, thay vì chống đối theo cách cực đoan hay tập trung vào chuyện so sánh với thế mạnh của đàn ông, tôi nghĩ chúng ta nên làm tốt nhất những điều phụ nữ có thể. Tôi nghĩ một người phụ nữ khi làm kinh doanh sẽ được nhiều hơn mất vì đây là phương cách giúp họ tăng thêm giá trị và điểm tô thêm nhiều sắc màu cho bản thân nhờ vào cơ hội được tư duy, nhìn nhận, đánh giá vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau. Từ đó, cách nhìn cuộc sống phong phú và khác biệt sẽ khiến phái đẹp trở nên quyến rũ và ngập tràn nguồn năng lượng tích cực hơn.

Sau nhiều năm khởi nghiệp, Mai Hương của bây giờ là cô gái thế nào? Những trăn trở trên thương trường liệu có làm thay đổi nhân sinh quan về cuộc sống của chị?

Tôi thích Hương của những ngày mới bước chân chập chững vào thương trường, chưa lường trước những khó khăn nên sẵn sàng dấn thân. Và may mắn thay Hương của bây giờ vẫn còn chút liều như bản tính tôi vốn có, nhưng tỉnh táo hơn để đánh giá được một cách toàn diện cái giá phải trả của thất bại.

Khởi nghiệp với tôi như một cách khám phá cuộc sống, hãy nghĩ mình như đang ở đường hầm thiếu sáng dưới lòng đất và không ước lượng được mọi thứ, tuy có chút e ngại nhưng lại rất háo hức để tiến sâu hơn. Nhân sinh quan từ đó cũng phong phú hơn theo những biến chuyển ngày một phong phú. Tất cả, chỉ là mở rộng thêm tầm nhìn và không thay đổi bản chất.

Những áp lực trong kinh doanh có mức độ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của chị? Để “sạc” lại năng lượng cho bản thân chị sẽ làm gì?

Thật sự khó thể nào tách biệt công việc và cuộc sống, chi bằng hãy vui vẻ chung sống. Bởi với một người kinh doanh như tôi, công việc giờ đây đã trở thành một phần của cuộc sống và những căng thẳng xảy đến vốn đã được tôi dự liệu từ khi bắt đầu. Vì vậy, kinh doanh không hề tạo áp lực mà còn hòa quyện giúp cuộc sống của tôi có ý nghĩa hơn.

Mỗi khi gặp trạng thái căng thẳng, tôi thường quan sát cảm xúc của mình, nhận thức rõ để viết ra giấy và phân tích nguyên nhân của vấn đề đằng sau lớp cảm xúc. Từ đó, thấu hiểu để có sự chuẩn bị cũng như kiểm soát tốt cho những lần kế tiếp. Với cách này tôi nhận thấy mình nhanh chóng vượt qua được cảm giác phiền muộn lẫn thất vọng trước những điều không mong muốn xảy đến.

Hiện nay, các bạn trẻ nuôi khát vọng khởi nghiệp nhiều nhưng đôi khi thiếu thực tế, chị có lời khuyên nào dành cho họ?

Mọi ý tưởng khởi nghiệp trên tinh thần đều đáng hoan nghênh, tuy nhiên điều cần phải xem xét là khả năng. Khởi nghiệp chỉ thực sự phát triển khi nhận thức được năng lực của chính mình vì khi bắt tay vào hành động, người khởi nghiệp sẽ thấy mọi vấn đề chuyển hóa không bao giờ như dự định ban đầu và ý tưởng mà bạn chỉ chiếm chưa tới 20% của thành công. Thị trường Việt Nam đang phát triển, chính vì vậy mọi thứ nở rộ và đến thời điểm hiện tại có thể nói khó tìm ra được nhu cầu nào của người tiêu dùng còn chưa được đáp ứng. Vậy nên, thay vì nghĩ ra những điều hoàn toàn mới lạ người khởi nghiệp nên cải thiện trên những nền tảng dịch vụ hay sản phẩm mà thị trường đang có.

***

Quick questions:

Ba từ miêu tả bản thân?

Tò mò – “Lỳ đòn” – Lạc quan. Trong đó, ‘tò mò’ vì tôi luôn háo hức những cái mới, ‘lỳ đòn’ là cách nói bóng bẩy vì tinh thần của tôi có khả năng chịu đựng khá cao trước những cú sốc tâm lý, ‘lạc quan’ là tôi luôn nhìn thấy mặt tích cực của mọi vấn đề.

Phong cách thời trang của chị?

Tôi chọn phong cách tối giản vì đủ tự tin về ngoại hình của mình.

Khi ngày mới bắt đầu, chị thường nghĩ đến điều gì để hưng phấn làm việc?

Tôi dành 1 giờ đầu tiên khi mới thức dậy trong không gian tĩnh lặng hoàn toàn, chỉ làm các việc cá nhân và không nghĩ về công việc.

Bài viết và hình ảnh độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân

Founder, 8870 Link

Trần Mai Hương

SURVIVAL IS SUCCESS

Youthful and dynamic, 8870 Link founder Trần Mai Hương displayed an open-minded and positive mindset throughout our conversation, with many witty observations. The story heated up quickly as we brought up the matters of start-up businesses as well as the ways for young women such as herself to keep a balance between their life and the realization of their passion.

Setting out in the fashion business with the CoCo Sin brand, and successfully branching out to the handicrafts field with Fiber, Ms. Mai Huong has proclaimed herself as an accomplished businesswoman who  never stops moving forward. She is much like an artist refines her work with every brush stroke and seeks to enhance its value.

“It is perhaps the imperfection of my two previous projects that has bolstered my determination to go for 8870 Link”, Mai Huong shared.

This year, 2018 marks her return with the 8870 Link project, a consultancy firm of which is she Founder and CEO. Its mission is to represent companies in the US as they invest in Vietnam as well as assisting those in Vietnam to step out onto the international playground.

A resolute start-up 

What is the reason for your constant shift in business majors, from fashion to handicrafts and now commercial consultancy?

Looking back in retrospect, I realize that my success in business has always come from my strong faith in the skills of Vietnamese workers and the quality of their products, from the tailors at CoCo Sin to the craftsmen at Fiber. For these types of business, all you need is to innovate the form of your product, and take it to the next level to satisfy the increasingly demanding domestic market as well as the high aesthetic standards on the international scale. In addition, what most Vietnamese companies are either weak at or lack, in my opinion, is technology and finance. It is for these two reasons that I’ve founded the 8870 Link project, to bridge the gap between foreign technology companies that seek to invest financially in the Vietnamese market and the local ones. It also provides consultancy on logistics activities and export-import procedures to bring more and more Vietnamese products into major foreign markets across the globe.

What have been the biggest challenges for you ever since the foundation of 8870 Link?

On the exporting end, the project is currently focusing on the US market, helping several Vietnamese brands find their way into it. However, I have to admit that the procedures and protocols in this country have given me quite a headache in getting the hang of them; but once you’ve worked it through, the next few times are going to be much easier because the standards in developed countries like this are well-established and stable. Then, I had to deal with multiple layers of the distribution system of the US corporations, which is extremely sophisticated. Vietnamese companies were “seeing stars” amidst the maze of the distribution chain, and bilateral negotiations were challenges that seemed almost insurmountable. And to add fuel to the fire, they had to deal with the end-of-the-line product quality control as well as the rate of discount for every level of the distribution chain because they simply cannot establish a direct connection to the end-users of their products.

How do you view these hardships that came up along your business journey?

In order to embrace the journey as the head of the business, you have to establish a strong resolve; a will of iron to defy any hardship, come what may. Everyone holds a different opinion, but the one who succeeds in the end is the one who takes real actions instead of giving opinions. As for myself, it is not only my own will, but the faith in Vietnamese products that has become the motivation to help me make the final decisions throughout this business voyage. Failure, if anticipated and accounted for in one’s plan, will help to reinforce their faith. That’s because knowing that the next time they stumble upon a problem, they already have the solution at hand.

Having been a start-up entrepreneur several times in several business fields, do you feel any difference between the very first time and those that follow?

Every start-up feels the same for me, as if engaging in a romantic relationship. Because they entail similar stages of emotions, from eagerness, failure, persistence to early fruition. Such emotions have driven me to act since the very beginning. But for the high hopes and passionate enthusiasm of the early days, one would barely get through the chain of arduous days ahead, those that promise nothing but hardships.

What kind of experience have you acquired throughout your start-up journey that would help a young business stay on track and nurture its potential in the long run?

Experience? I can’t really say, since what I’ve achieved so far is just a few small steps. However, the one thing that I always bear in mind, that I believe would be able to inspire in others is the philosophy that “survival is success”. Thanks to such a mindset, I’ve overcome the stages of a start-up with both success and failure, and I believe it will help the company advance even further in the future. What a start-up must determine in the very beginning, when entering this game of business, is the fact that its fate will be decided by many elements: Cash flow, personnel, relationship networking, etc.

“Here today, gone tomorrow” would seem a fitting description, so whenever you’re surrounded by difficulties and challenges, remember that as long as the company survives in the market, it is already a success. Don’t be discouraged, but focus on positive thinking. Savour and cherish every accomplishment however small, and accumulate them into a much greater one.

A life full of energy 

As a start-up businesswoman, do you encounter any difficulties as opposed to your male counterpart? In your opinion, what are the pros and cons for the fairer sex when embracing the path of a businesswoman?

Asian women in general and those in Vietnam in particular are highly appreciated for their emotional intelligence, but often encounter limitations due to social inequities. That being said, instead of opposing them in radical ways or falling into gender comparison, I think we women need only do the best at what we can. The gains of being a businesswoman far outweigh its losses, for it helps them enhance their value and add more spice to life thanks to the opportunity to view and judge a problem from several different points of view. The resulting distinctive and resourceful life perspective would make the fairer sex more attractive and empower them with a positive flow of energy.

After all these years in the business field, how would you describe yourself now? Has the maelstrom of a business life influenced your original view of life?

I would still prefer the Mai Huong in the early days of her business journey, unconcerned about the upcoming hardships and thus willing to take her chances. Fortunately, the present Mai Huong still preserves that audacity, though only partly, while gaining more practicality and awareness to fully evaluate the cost of failure.

Being a start-up for me is a way of discovering my life, just like being in a dark underground tunnel, unable to account for everything and a little hesitant, but more than eager to advance further. As for my perspective of life, it expands with the exciting and unprecedented turns of events that emerge. But what stays at its core never changes. 

To what extent does work stress affect your personal life? What do you often do to “recharge your batteries”?

It is indeed very difficult to separate between work and life, so why separate them in the first place? For businesspeople such as myself, work has become a part of life, and even the stress that it imposes has been taken into anticipation since the very beginning. Therefore, not only does it not put any added pressure on my life, rather it blends in and enriches the living experience.

Whenever I fall into a state of anxiety, I often try to observe my emotions, jot them down in writing and analyze the problem behind them. With such an understanding, I’ll be better-prepared and gain more control the next time they recur. With this method, I realize that I usually overcome the feelings of sorrow and disappointment with ease whenever an unwanted mishap takes place.

Nowadays, young people with start-up dreams are quite common, but, more often than not, they lack practicality. What advice would you give them?

Every start-up idea is praiseworthy in spirit, but competence is another thing. A start-up business can only thrive when you are fully aware of your capabilities. Because once everything begins to roll into action, they rarely turn out the way you expected, and the original idea is only as good as 20% of the final success. The Vietnamese market is still blooming at the moment, so we cannot tell for sure which consuming section is yet to be satisfied. Therefore, instead of coming up with something entirely new, the start-up entrepreneurs should focus on making improvements in the service or product platforms that already exist in the market. 

***

Quick questions:

3 words to describe yourself?

Curiosity – “Hardheadedness” – Optimism. Curiosity because I am always eager to embrace new things, “Hardheadedness” as a figurative expression of my formidable mental endurance when facing emotional disturbances, and Optimism bceause I always see the good side in everything.

Your fashion style?

Minimal style. I already have enough confidence in my bodily appearance.

What do you often do to rev up a new work day?

After getting up, I spend the first hour in total silence, doing only personal things and keeping my mind off work.

Copyright© All Rights Reserved

Có thể bạn quan tâm:

NTK Phương My: Cạnh tranh để phát triển bản thân

Founder Life Style Connected, Marielle Genet: Khát khao tạo nên điều độc đáo

Comment