“Dấu hiệu thực sự của trí thông minh không phải là kiến thức, mà là trí tưởng tượng.” Câu nói này của Nhà bác học Albert Einstein cũng là những gì mà chúng tôi đúc kết được sau cuộc trò chuyện với Đạo diễn – Nhà sản xuất Nguyễn Hiếu Tâm.
Con đường trở thành một đạo diễn và tạo nên các tác phẩm nghệ thuật chưa bao giờ là bằng phẳng với những người chọn cho mình ngành nghề sáng tạo. Nhưng vượt qua khả năng tư duy sáng tạo ấy, thứ khiến họ vẫn giữ vững niềm tin trong những lúc bế tắc nhất chính là niềm đam mê và khát khao được biến những ý tưởng đột phá của mình thành hiện thực rực rỡ trên sân khấu. Đạo diễn là người có vai trò quan trọng nhất, nắm giữ linh hồn của mọi buổi trình diễn, là người cuối cùng ở lại sau đêm diễn tập để đảm bảo mọi thứ sẵn sàng cho ngày hôm sau, và cũng là người sẽ thở phào nhẹ nhõm nhất khi màn trình diễn nhận được tràng pháo tay của quan khách vào lúc kết thúc. Bởi vì đó là vị trí mà chúng ta “luôn cần” ở hậu trường để mọi thứ tỏa sáng đúng lúc, đó cũng là những gì mà chúng tôi muốn viết về nhân vật của chuyên mục Thoughts of Gentlemen kỳ này – đạo diễn và nhà sản xuất Nguyễn Hiếu Tâm, người đứng sau hàng loạt sự kiện và những buổi trình diễn thành công trên nhiều sân khấu quy mô không chỉ ở Việt Nam mà còn quốc tế. Là cái tên khi nhắc đến đều nhận được sự nể trọng của hầu hết mọi người trong thế giới thời trang Việt Nam, nhưng sau cuộc trò chuyện với Tạp chí Nữ Doanh Nhân, đọng lại trong chúng tôi là phong thái của một quý ông trầm tĩnh, ôn hòa cùng lối nói chuyện không tô vẽ và triết lý sống: “chỉ cần biết đủ là hạnh phúc”…
Xin chào anh Hiếu Tâm! Con đường từ một đạo diễn sân khấu trở thành đạo diễn sự kiện thời trang của anh đã diễn ra như thế nào?
Thật ra, xuất phát điểm của tôi không phải từ nghệ thuật mà là kinh tế với kinh nghiệm làm việc về thương mại và marketing trong ngành bán lẻ. Trên con đường từng bước trở thành đạo diễn sân khấu, tôi có cơ duyên khám phá bản thân có sự thấu cảm về nghệ thuật khi tham gia đưa ra giải pháp và ý tưởng cho các sự kiện thương mại. Khi thời trang bắt đầu manh nha phát triển thì cũng là lúc các sàn diễn cần sự chi viện nguồn đạo diễn từ các mảng khác, và tôi với kinh nghiệm đạo diễn sân khấu có thể nói là một lợi thế. Từ đó, tôi đã có bước rẽ hướng trên con đường sự nghiệp của mình và chạm đến nghề đạo điễn thời trang được hơn 10 năm nay. Đối với tôi, tất cả đều là “nghề dạy nghề”. Tôi cũng có những bỡ ngỡ ban đầu bởi góc nhìn thời trang mang tư duy khác tính chất tạp kỹ của một sân khấu, nhưng tôi cũng đã thích ứng rất nhanh và nhận được sự hỗ trợ của nhiều anh lớn trong ngành cũng như được trao nhiều cơ hội thử thách để tích lũy kinh nghiệm và trưởng thành như hôm nay.
Từ một công việc chưa bao giờ định trước để theo đuổi, với anh có thể nói đó là “nghề chọn người” không? Và một nghề nghiệp ngẫu nhiên như thế đã đem đến cho anh những điều “được” và “mất” thế nào?
Đúng là đối với trường hợp của tôi, nghề đã chọn người. Mối duyên kỳ ngộ đó đã đem đến cho tôi rất nhiều, “được” cũng lắm, mà “mất” cũng không ít. Cái “được” lớn nhất chính là tôi đã tìm ra được công việc mà mình thật sự đam mê. Theo thời gian, công việc không còn là công việc nữa, mà là niềm đam mê cháy bỏng, là động lực dấn thân giúp tôi vượt qua biết bao những khó khăn, trở ngại. Công việc này còn đem đến cho tôi cái “được” đáng quý về mặt tình cảm, khi tôi nhận được sự yêu quý và trân trọng của anh em, đồng nghiệp và nhiều người xung quanh. Đây là điều khiến bản thân tôi vô cùng tự hào và thấy hạnh phúc, bởi sống trên đời điều quan trọng cuối cùng là được thương mến. Một cái “được” quan trọng nữa liên quan đến yếu tố sáng tạo, đây là ngành nghề đã cho tôi cơ hội được làm mới mình và học hỏi liên tục, với tư cách là người trong cuộc thay vì chỉ là góc nhìn từ hàng ghế khán giả.
Thay vào đó, cái “mất” đầu tiên của công việc này liên quan đến sự căng thẳng. Ở vị trí đạo diễn chịu trách nhiệm thành bại cho mỗi sự kiện thời trang, quy mô càng lớn áp lực càng đè nặng lên tâm trí. Nghề đạo diễn vốn phải chi tiết, tỉ mỉ và chỉn chu đến từng chi tiết để mọi khoảnh khắc trong buổi trình diễn phải đạt được mức hoàn hảo nhất có thể. Thế nhưng, chương trình nào cũng có những tình huống phát sinh xảy ra, cho dù dày dặn kinh nghiệm với tinh thần không bao giờ khuất phục khó khăn, tôi vẫn phải căng mình mỗi khi nhận dự án mới. Từ căng thẳng đó, sức khỏe của tôi cũng bị ảnh hưởng. Đó chính là cái “mất” lớn nhất của nghề. Chúng tôi thường nói vui rằng bạc đầu sau một show diễn là câu chuyện hoàn toàn có thật đấy (cười).
Vậy với công việc đến với mình từ sự rẽ hướng như thế, anh đã chọn cách học hỏi để phát triển nghề nghiệp ra sao?
Về hình thức trình diễn thì sân khấu và thời trang đều có những nét tương đồng, đây cũng là sự thuận lợi khi tôi cũng có những kinh nghiệm nhất định. Tuy nhiên, tư duy trong ngành thời trang lại có những đặc thù khác biệt mà các sàn diễn phải thể hiện được điều đó. Vì thế, điều đầu tiên tôi làm là tìm hiểu lịch sử ngành thời trang cũng như tham khảo thật nhiều những show diễn thời trang trên thế giới. Trước kia tại Việt Nam, show thời trang phần lớn được làm theo mô hình tạp kỹ, tức là thời trang nhưng được sân khấu hóa. Nhưng về sau, mọi thứ ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn. Một sân khấu biểu diễn thời trang phải đáp ứng được những quy chuẩn của ngành thời trang quốc tế, trong đó việc tôn vinh bộ sưu tập và ý tưởng của nhà thiết kế phải được chú trọng hàng đầu. Để làm được điều này tôi tiếp tục trau dồi về ứng dụng công nghệ trong trình diễn, trong đó việc bố trí ánh sáng chính là then chốt. Trong trình diễn thời trang, chỉ có thể sử dụng hai loại màu ánh sáng cơ bản là trắng và vàng, điều đó tưởng chừng đơn giản nhưng lại thử trách việc bố trí vô cùng. Mục đích của ánh sáng là phải phô diễn được đúng màu sắc và chất liệu của bộ sưu tập, và trách nhiệm của người đạo diễn là phải sử dụng được ngôn ngữ ánh sáng để tôn vinh những đường nét đặc sắc của bộ sưu tập một cách tinh tế và thu hút ánh nhìn nhất có thể. Bên cạnh đó, việc lập ý tưởng cho show diễn thời trang cũng là điều tôi phải học hỏi trau dồi suốt những năm qua. Trong đó, người đạo diễn phải thật nghiêm túc đào sâu về nghệ thuật sắp đặt để tối ưu không gian mang tính đặc thù của sân khấu thời trang. Nguyên tắc chung là mọi yếu tố phải được kết hợp hài hòa, không lạm dụng kỹ xảo, cảnh trí, đạo cụ hay âm nhạc nhằm đem đến những cảm nhận chân thật về mỗi bộ trang phục. Tất cả phải đảm bảo mọi vị trí khách ngồi đều có được góc nhìn đồng nhất về phía đường catwalk và có thể tạo nên những cảm xúc đúng thông điệp mà nhà thiết kế muốn truyền tải.
Qua thời gian chinh chiến với nghề, những khó khăn của ngày mới gia nhập và những khó khăn hiện tại của anh đã thay đổi ra sao?
Với thời điểm này, khó khăn lớn nhất của tôi là lo lắng bản thân bị mất lửa, mất đi nhiệt huyết làm nghề. Khi theo đuổi một công việc lâu dài, sẽ có những giai đoạn chúng ta rơi vào cảm xúc chai lì và tôi rất sợ mình trượt vào khoảnh khắc đó. Bên cạnh đó, việc trải qua mùa đại dịch đã khiến các hình thức trình diễn sân khấu thay đổi rất nhiều theo chiều hướng online tích hợp kỹ thuật số với những thể nghiệm mới mẻ. Trong khi các show diễn thời trang xưa nay đều ưu tiên trải nghiệm trực tiếp tại buổi trình diễn, nên những thay đổi này cũng là một thách thức đối với công việc đạo diễn. Làm sao để giữ vẹn nguyên cảm xúc mãn nhãn cho người xem dù chỉ chiêm ngưỡng bộ sưu tập qua màn hình là sự cân não không hề đơn giản. Một điều nữa tôi cũng cho là khó khăn đối với mình, đó là sự lên ngôi của thế hệ trẻ (cười). Các bạn trẻ hiện nay có nền tảng kiến thức tốt cùng vô vàn cơ hội tiếp xúc, học nghề và thế mạnh số hóa, đó cũng là thách thức đòi hỏi tôi phải liên tục làm mới vốn kinh nghiệm sẵn có để không bị lạc hậu hay bị đào thải trong nghề này. Nếu ở những ngày mới vào nghề, khó khăn của tôi là sự hụt hẫng vì nhận ra những non nớt của bản thân còn cách xa quá nhiều với khao khát sự nghiệp, thì đến những năm sau khi công việc đã có tiếng vang có những giai đoạn tôi lại trở nên khá thận trọng và an toàn trong các quyết định. Trong khi ngành sáng tạo là một công việc dám chấp nhận thử thách và mạo hiểm, những người hoạt động trong ngành không thể cho phép mình ở trong vỏ bọc và đi theo lối mòn. May mắn là bản thân tôi đã sớm nhận ra những vướng mắc về tư tưởng mình đang có và điều chỉnh kịp thời. Để có thể đứng vững trong ngành sáng tạo, nguyên tắc tối thượng là hãy cho phép mình được thử, hãy chấp nhận những điều khác biệt và thậm chí hãy lường trước mình có thể sai. Chỉ khi chúng ta dám làm, dám thử nghiệm cái mới, thì những đột phá mới xuất hiện mà thôi.
Theo anh, người làm sáng tạo trong ngành sự kiện hiện đại nên phát triển tư duy theo xu hướng nào?
Đây là công việc khắc nghiệt và không hề dễ dàng. Nếu không đủ đam mê, bạn sẽ rất dễ xem đây là công việc nặng nề, mệt mỏi. Đối với những người đã chọn ngành nghề này, bạn phải xác định mình có đủ tố chất để ở lại gắn bó và say với nghề hay không. Đó là sự nhạy cảm với những yếu tố nghệ thuật và những điều duy mỹ. Nếu làm công việc sáng tạo mà không có sẵn những tố chất đó, chúng ta sẽ gặp trạng thái loay hoay trong những khái niệm mà ta khó cảm thụ. Điều tiếp theo mang tính bắt buộc là phải không ngừng học hỏi và cập nhật cái mới. Bên cạnh đó, hãy tập cho mình sự cởi mở với những ý kiến và phản hồi trái chiều, cũng như đừng quên đặt mình vào góc độ của người thưởng lãm để nhận ra những gì người tổ chức còn thiếu sót.
Trong mắt đồng đội, anh là một vị tổng chỉ huy như thế nào? Phương châm quản lý đội ngũ của anh là gì?
Tôi là một người khó tính (cười). Ở vai trò đạo diễn, tôi phải vừa liên tục quan sát tổng thể cục diện chương trình vừa phải đi sâu kiểm soát gắt gao từng chi tiết nhỏ, bởi mỗi chi tiết đều là một mắt xích kết nối mật thiết với nhau tạo nên sự liền mạch cho một chương trình lớn, chỉ cần một mắt xích nào đó bị lỗi dù chỉ nhỏ bé thôi, thì cả dây chuyền vận hành sự kiện cũng bị ảnh hưởng. Đa số đội ngũ của tôi đều đã gắn bó với nghề và với tôi hơn 10 năm rồi, đó cũng là những người có chung quan điểm và thấu hiểu tính cách của tôi để cùng đi lâu bền với nhau. Có thể nói, phương châm của tôi là phải luôn “khó tính”, nói cách khác là không được dễ dãi với bản thân và với cả cộng sự. Khó tính, khó tính và khó tính hơn nữa. Chỉ khi đạt được mức độ kỹ lưỡng và cầu toàn, chúng tôi mới có thể chỉn chu trong mọi khâu tổ chức, tránh được các bất trắc có thể xảy ra cũng như ứng biến kịp thời với yêu cầu tình huống phát sinh.
Anh làm thế nào để ekip của mình hiểu được tầm quan trọng và học được sự nghiêm túc trong nghề?
Đối với tôi, việc đầu tiên khi bắt tay vào một dự án nào đó là phải tạo ra sơ đồ tổ chức và phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng người, từng bộ phận. Khi đó, mỗi người sẽ hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình ở đâu để phối hợp nhịp nhàng với nhau. Tôi thường nói với cộng sự của mình rằng, những người bước vào nghề này là những người phi thường và khác thường, bởi vì bạn đã và đang chấp nhận một loại hình công việc không giống với phần lớn những công việc khác. Những lúc dường như tất cả mọi người đi chơi thì bạn có thể đi làm, những lúc mọi người đi làm thì bạn… cũng đi làm luôn (cười). Vì thế, một khi đã chọn bước vào và gắn bó với nghề này, bạn phải lường trước được những khó khăn, thử thách của nghề, và nếu chấp nhận nó bạn phải xác định được thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm thì mới có thể theo đuổi lâu dài.
Anh đã đào tạo được thế hệ kế cận nào chưa? Một người như thế nào có thể đạt tiêu chuẩn để theo phát triển nghề nghiệp với anh?
Trong suốt thời gian làm việc tôi cũng đã đào tạo khá nhiều bạn trẻ khi có đủ niềm tin và nhận thấy được khả năng của họ. Trong số đó, có những bạn cũng đã khẳng định được tên tuổi của mình trong giới. Điều kiện để một người có thể đồng hành cùng tôi trước tiên là họ phải giống tôi, về sự kỹ tính và không được phép dễ dãi. Tiếp theo vẫn là niềm đam mê và sự chịu khó học hỏi. Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhưng những người có đam mê sẽ luôn hăng say làm việc và không bao giờ thấy mệt mỏi để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
Vậy trước khi bắt tay chính thức triển khai một dự án, câu nói anh thường dành cho ekip của mình là gì?
Tôi thường chốt hạ bằng câu: “Chiến thôi anh em!”. Tôi muốn đồng đội của mình phải mang tinh thần chiến binh để xông pha vào từng sự kiện, bởi những điều dễ dàng không bao giờ có thể tìm đến với chúng ta một cách đơn giản.
Với anh trong hiện tại, anh đang “sống để làm việc” hay “làm việc để sống”? Đích đến mới trong cuộc sống sắp tới của anh là gì?
Đối với tôi, tôi đang “sống để làm việc”. Giữa công việc và cuộc sống của tôi có sự đan xen, và tôi cũng cảm nhận được sự ổn định của điểm giao thoa này nên không cần đặt những mục tiêu quá nặng nề. Tôi vẫn có một ước mơ là được đi dạy, truyền nghề và kiến thức thực chiến mình đúc kết được cho các thế hệ trẻ, đồng thời nếu có cơ hội tôi sẽ thử sức ở vai trò đạo diễn điện ảnh và sở hữu một bộ phim cho riêng mình.
Làm nghề đạo diễn sự kiện sống trong sự bao quanh của ánh sáng và âm thanh, vậy cuộc sống của anh có rộn ràng như thế không?
Có vẻ khó tin nhưng khi thoát khỏi công việc, cuộc sống của tôi hoàn toàn ngược lại và đối lập với sự rộn rã của những sự kiện. Đó là cuộc sống thật sự yên tĩnh theo đúng nghĩa đen của nó.
Triết lý sống của anh hiện nay là như thế nào? Mọi thứ cần có duyên mà đến hay chúng ta chủ động đi tìm?
Với cuộc sống cá nhân, tôi thấy bản thân đã đạt được những gì mình mong muốn. Vì thế, tôi theo đuổi triết lý: “Biết đủ, là đủ”, bởi tôi không mưu cầu những điều quá xa vời. Trong câu chuyện của tôi có nhiều chữ “duyên”, nhưng tôi vẫn tin sự chủ động đi tìm kiếm mối duyên đó vẫn là tốt hơn hết. Mỗi người chúng ta nên biết mình thích gì, muốn theo đuổi điều gì để chủ động nắm bắt cơ hội. Như vậy mọi thứ sẽ có thể đến nhanh hơn và thuận lợi hơn rất nhiều.
Trong công việc anh có nhiều cơ hội làm việc cũng như kết bạn với nhiều nữ doanh nhân tài năng, anh thấy thế hệ nữ doanh nhân mới hiện nay như thế nào?
Thế hệ nữ doanh nhân hiện nay rất giỏi giang, năng động và độc lập hơn trước rất nhiều. Họ làm hết sức, chơi hết mình và suy nghĩ về mọi thứ với tư duy cởi mở, phóng khoáng hơn trước.
Cám ơn anh đã chia sẻ!
“The true sign of intelligence is not knowledge, but imagination.” The famous quote by the renowned scientist Albert Einstein perfectly culminated our conversation with Director – Producer Nguyen Hieu Tam.
Becoming a director and creating works of art has never been an easy path for those who choose to embrace this career of creativity. But creativity aside, what gives them the conviction to persevere in even the darkest of times is the passion and desire to turn their innovative ideas into a spectacular stage performance. A producer is the most important factor, the heart of and soul of every performance, the last one to leave the final rehearsal, making sure everything is ready for the big day, the one who breathes the biggest sigh of relief as the curtain closes and the rounds of applause begin; in short, the “indispensable” position in the backstage to make sure everything shine in their own time. Such is what we hope to write about our figure for this issue’s Thoughts of Gentlemen column – director and producer Nguyen Hieu Tam, the man behind numerous successful events and performances, both domestic and international. Despite being highly reputable in the Vietnamese fashion world, the only impression he left in the conversation with BusinessWoman Magazine was the composure of a gentleman, his ungarnished manner of speech and life philosophy: “Happiness is knowing you have enough”.
Greetings Mr.Hieu Tam! Is there a story to how you became a fashion event director despite starting out as a stage director?
In fact, my starting point was not in any field of art at all, but in economics, specifically retail commerce and marketing. During the process of brainstorming for solutions and ideas for commercial events, I discovered my appreciation of arts and eventually became a stage director. The increasing popularity of fashion created a demand for catwalk directors, even those working in other fields, and my experience in stage directing became an advantage. I made a turn on my career path and has been working as a fashion director for over 10 years now. For me, it is a “self-taught” profession. There were, of course, a few fumbles and stumbles at first, since running a fashion show and a vaudeville performance requires two very different approaches, but I adapted quickly, with the support of many senior directors in the field and was given many opportunities to enrich my experience and become a full-fledged director as I am today.
Would you say it’s a case of “profession chooses man” for you, now pursuing a career you didn’t set out for in the first place? And what kind of “gains” and “losses” has this chance profession brought you?
It is, indeed, a case of “profession chooses man” for me, the serendipity of which has brought me both “gains” and “losses” to a great extent. The biggest “gain” for me is to discover what I truly have passion for. What started out as a sparkle of work has become a flame of passion, guiding me through every hardship and challenge. Another “gain” from this job is the emotional uplift that is the love and respect from my colleagues and friends. This makes me extremely proud and happy, for the most important thing in life is to be loved. Another crucial “gain” is the creativity aspect, the opportunity to refresh myself and keep on learning as an insider rather than a mere audience.
On the other hand, the first “loss” I have to mention is the pressure. As a director, I’m responsible or the make or break of a fashion event, and the bigger the scale, the greater the pressure. Directing requires a meticulous attention to every single detail, to make certain that every aspect, every moment of the performance unfolds in the most perfect way possible. That being said, there are always many unexpected complications, and even with my experience and headstrong spirit, I always strain myself when taking on a new project. My health condition, naturally, has suffered from such a pressure. That’s the biggest “loss” in this profession. We often teasingly say it is completely possible to have your hair turn all grey after only one show.
In a profession that you “picked up along the way”, how did you learn to become successful in it?
There are similarities between stage and fashion performance, which is an advantage for me considering my experience. However, fashion also has a number of distinctive traits that require the stage to adapt accordingly. That’s why the first thing I did was to dig into the history of fashion and studied as many fashion shows in the world as possible. In the past, most fashion shows in Vietnam were organized in the form of a variety show, that is, fashion on a simple stage. But with time, as everything became more professional, a stage fit for a fashion show has to meet the standards of the international fashion industry, with the biggest focus being honoring the designer’s collection and idea. In order to achieve this, I studied further into the application of technology in performance, especially lighting arrangements. Only two basic colors can be used in a fashion show – white and yellow, a simple yet extremely challenging task for a lighting director. The purpose of light is to accurately reflect on the color and material of a collection, and the responsibility falls on the director’s shoulder to utilize the visual language to highlight the distinctive traits of a collection in the most elegant and appealing way possible. Idea brainstorming for a fashion show, in addition, has also been an aspect that I try to improve on over the years. To be more specific, a director has to dig deep into the art of arrangement to optimize the unique space of a fashion stage. A golden rule of thumb is maintaining harmony among all elements, not overusing effects, backgrounds, stage props or music, with a view to deliver the most authentic experience of every costume. Every seat must have the exact same viewpoint at the catwalk and invoke the exact feelings that a designer wishes to convey through their work.
Now as a bruised veteran in this field, how different are your challenges now from those in your early days?
At this moment, the biggest challenge for me is how to retain my passion and enthusiasm for the job. The longer you pursue a career, the more likely you are to enter a period of emotional callousness, which I’d be terrified to be in. Moreover, the pandemic situation has brought great changes to the format of stage performance, going online and utilizing digital applications that provide a refreshing experience. These changes, considering the fact that fashion shows have always been about a direct, hands-on experience, pose a challenge to a director. One has to really rack their brain to find a way to preserve the visual satisfaction for the audience, who can only enjoy the collection through a screen. Another challenge for me is the rise of the young generation (Grinning). Young people nowadays have a strong knowledge foundation and a wide range of opportunities to experience and learn, not to mention their familiarity with digital technology, which requires me to constantly innovate myself if I don’t want to become obsolete. Unlike my early days, when my only difficulty was the lack of knowledge and experience that held me back, I became rather conservative and “held back” in my decisions later on as I started gaining popularity. This is unacceptable for someone working in the field of creativity, which requires people to embrace challenges and take risks, not stay in their safe cocoon and keep treading the treaded path. Fortunately, I soon became aware of these misguided thinking and made timely adjustments. The ultimate key to a lasting career in creativity is to allow yourself to try, accept the difference and even expect that you might be wrong. Breakthroughs only come when we dare to try and experience something new.
How do you think a creative worker in the modern event organization industry should develop their mindset?
This is an extremely demanding job, and without enough passion, you’ll not last the grind. For those who have chosen this career, ask yourself if you have what it takes to stay determined and passionate – the sensitivity to everything artistic and aesthetic. Without such a quality, a creative worker will struggle with the concepts that they find difficult to appreciate. Another must-have quality is the aspiration to learn and refresh yourself constantly. In addition, try to be open to negative opinions and feedback, and don’ forget to put yourself in the shoes of the audience to realize what you might have missed as an organizer.
How do your colleagues see you as their “commander-in-chief”? What is your management principle?
I can be quite demanding (Grinning). As a director, I have to pay constant attention to the show’s general overview while also making sure every detail goes as planned, for they are all intimately linked to each other to bring about the cohesion of the whole event, and all it takes is one broken link to ruin the entire chain of operation. Most of the people in my team have been working in this field and with me for over 10 years; they share my opinion and know my personality, which makes us suitable companions for long journeys. My principle, you may say, is to always be “demanding”, not going easy on myself and my associates. Work harder, harder, and harder, until perfection is reached, that’s how we make our preparations, minimizing the risk of complications but improvising quickly should one arise.
How do you make your crew understand the importance of being serious in what you do?
The first thing I always do when taking on a project is to make an organizational chart and assign a specific task to every staff and every department. This will help them understand their role and responsibility, and how to cooperate with each other. One thing I often tell my crew is that those of you who choose to pursue this career are extraordinary and abnormal, for your job is unlike any other job. When everyone else is on a holiday, you may still be on the job, and when everyone is working, you … are also working (Grinning). Therefore, once you have chosen to commit to this profession, you must be prepared for its challenges and hardships, and address it with seriousness and responsibility if you want to have lasting career.
Have you been able to train the succeeding generation? What are your standards for someone who could develop their career along your side?
During the course of my work, I’ve taken a number of young people into training once I had enough confidence in their capability. Among them, some have made a name for themselves in this field. As for what it takes to ride along with me, the first thing is that they must be like me, meticulous and intolerant of any slacks. Then, again, comes the passion and aspiration for knowledge. Everyone has their own strengths and weaknesses, but the passionate will always find the energy to work and keep on improving themselves every day.
What do you often tell your crew before officially launching a project?
I often end with: “The fight is on brothers!”. I want my teammate to embark on any project with a warrior spirit, for nothing worthwhile is ever easy to achieve.
At the moment, are you “living to work”, or “working to live”? What are your next goals in life?
I am “living to work”. My life and work are intertwined, and I can feel the stability in their relationship, so there’s no need for any grandiose goals. I’ve always had a dream of teaching the young generation, passing on my knowledge and experience to them, and if I have a chance, I want to test my limits as a movie director and make a film of my own.
An event director is always surrounded by light and sound, but is your personal life also as dynamic?
It may be hard to believe, but apart from work, my personal life is the direct opposite of those vivacious events. A literally quiet life.
What is your current life philosophy? Do we leave everything to fate or actively seek it?
I’d like to think that I have achieved everything I want in my personal lie. My philosophy, therefore, is: “Know it’s enough, then it’s enough”, I’m not chasing anything too fancy. “Fate” has appeared from time to time in the story of my life, but I still believe you should actively seek what you want. Everyone should know what they want to pursue and seize the opportunity as it comes. That way, everything will come to you faster and easier.
Your work has provided you many opportunities to work and make friends with a lot of talented businesswomen. What is your opinion on the current businesswomen generation?
They are more competent, active, and independent than their predecessors. They work hard, play hard, and are more open-minded than before.
Thank you for sharing!
Có thể bạn quan tâm: