Country Director, Asus Việt Nam, Eric Lee: Nỗ lực tạo nên môi trường lành mạnh cho ngành công nghệ - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Country Director, Asus Việt Nam, Eric Lee: Nỗ lực tạo nên môi trường lành mạnh cho ngành công nghệ

Cuộc gặp gỡ với Eric Lee đem đến cho chúng tôi ấn tượng về hình ảnh một người điều hành trẻ với phong thái từ tốn và điềm tĩnh. Nhưng ẩn chứa sau những chia sẻ của anh là nhiệt huyết và niềm đam mê rất chân thực dành cho lĩnh vực công nghệ tưởng chừng vô cùng khô khan.

Năm 2018 là thời điểm đánh dấu tròn 10 năm Eric Lee bắt đầu làm việc với ASUS. Anh đã từng trải qua nhiều vị trí, từ đội ngũ nghiên cứu sản phẩm, cho đến tham gia phát triển chiến lược kinh doanh ở trụ sở chính. Bước chân vào kinh doanh và nhận thấy sự hấp dẫn của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ, muốn thử thách và trải nghiệm nhiều hơn, Eric bước chân vào vị trí giám đốc phát triển kinh doanh của ASUS Việt Nam. Đây cũng là thị trường đầu tiên anh chính thức nhập cuộc vào các chiến lược kinh doanh và để lại dấu ấn cá nhân cũng như thành công rõ nét. Hiện tại, anh là Tổng Giám đốc điều hành ASUS Việt Nam (System Group), phụ trách ngành hàng laptop, laptop gaming, smartphone và mảng dự án cho doanh nghiệp và tổ chức.   

 

Sau 2 năm đầu gắn bó với ASUS Việt Nam, anh đã từng có thời gian quay lại Đài Loan và làm việc tại một start-up chuyên về thương mại điện tử, anh có thể chia sẻ về quãng thời gian này, cũng như ấn tượng của bản thân trong lần quay trở lại Việt Nam?

Những năm 2013-2014, tôi đảm nhận vai trò Giám đốc sản phẩm ngành hàng laptop ASUS. Với dải sản phẩm chất lượng & tính cạnh tranh cao cùng đội ngũ đồng sự phối hợp hiệu quả, chúng tôi lần đầu tiên đưa thị phần laptop của ASUS lên tới con số 30%, trở thành thương hiệu laptop số một tại thị trường Việt Nam. Đó là quãng thời gian tôi có cơ hội tương tác, học hỏi và trải nghiệm rất nhiều với các đối tác, đồng nghiệp. Tôi cũng nhận ra những xu hướng mới sẽ gia nhập ngành kinh doanh tại Việt Nam và toàn cầu. Đó cũng là lý do tôi quyết định trở lại Đài Loan để tham gia một doanh nghiệp về thương mại điện tử nhằm lĩnh hội những kiến thức mới, cách tiếp thị và kinh doanh hiện đại mới trong tương lai. Năm 2017, tôi trở về ASUS Việt Nam và gắn bó đến nay với những vị trí mới thách thức. Điều tôi cảm thấy ấn tượng nhất khi quay trở lại Việt Nam chính là sự bùng nổ dân số trẻ, không chỉ về con số mà còn về cách ảnh hưởng trên thị trường. Dường như họ làm cho đất nước này có một luồng sinh khí mới, với cách tiếp cận và tương tác hiện đại, số hóa hơn thế hệ trước rất nhiều.

Nói riêng về thị trường laptop tại Việt Nam, anh có nhận định như thế nào sau 1 năm quay trở lại?

Trên góc nhìn tổng quát, thị trường laptop nói chung đang khá bão hòa, không có sự nhảy vọt đáng kể trong những năm trước khi tôi trở lại Việt Nam. Tuy nhiên, thị hiếu và cách lựa chọn thiết bị công nghệ khi mua sắm lại có sự thay đổi rõ nét.

Vào thời điểm 2013-2014, hầu hết người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng chọn những dòng laptop cơ bản có mức giá, cấu hình vừa phải với thiết kế chấp nhận được. Người tiêu dùng lúc này vẫn còn tâm lý e ngại khi đầu tư cho một thiết bị công nghệ giá thành cao. Năm 2017, ASUS tiên phong cho ra mắt thị trường dòng laptop di động thế hệ mới với việc giản lược ổ quang để máy mỏng nhẹ hơn, thiết kế viền màn hình mỏng, đi cùng các tính năng hiện đại khác. Ban đầu, chúng tôi nghĩ rằng đây chỉ là một bước thử nghiệm và cần thời gian để thị trường chấp nhận, nhưng rất ngạc nhiên là phản hồi của khách hàng tốt đến mức trong giai đoạn đầu chúng tôi đã không có đủ hàng để bán. Và thị phần laptop mỏng nhẹ lúc này đã lên đến hơn 30%. Điều này cho thấy tâm lý người tiêu dùng Việt Nam đã dịch chuyển, chấp nhận mức đầu tư cao hơn để sở hữu những tính năng, thiết kế hiện đại mới của thiết bị công nghệ nói chung.

Ngoài ra, thị trường laptop cũng chia nhánh mới với laptop gaming khi thể thao điện tử E-Sport bùng nổ rầm rộ trong những năm gần đây, kéo theo việc các nhà sản xuất cũng liên tục nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm mới hấp dẫn hơn cho game thủ, trong đó có ASUS. Tỉ trọng tăng trưởng của thị trường laptop gaming gần đây tăng đều từ 20-30% mỗi năm. Đây là một số liệu tăng trưởng khá rõ nét đối với thị trường laptop vốn đang khá bão hòa.

Vậy còn về thị trường smartphone thì anh đánh giá như thế nào?

Thị trường nhìn thấy sự thay đổi rõ nét và nhanh chóng nhất chính là smartphone, không chỉ với ASUS mà tất cả các thương hiệu. Vài năm trước, hầu hết các thương hiệu đều chỉ tập trung vào việc quảng bá cho camera, tuy nhiên, ASUS với dòng điện thoại ZenFone 5 tích hợp trí thông minh nhân tạo AI vừa công bố đã khiến thị trường bất ngờ. Là dòng smartphone cao cấp hàng đầu của ASUS trong năm nay nhưng chúng tôi đã bán hết sản phẩm trong vòng ba ngày ra mắt. Đây cũng là một minh chứng cho thấy có sự chuyển dịch trong mối quan tâm của người tiêu dùng và thái độ thích ứng nhanh của họ với các công nghệ mới.

Sau nhiều vị trí công việc từng kinh qua, thành tựu nào khiến anh cảm thấy hài lòng nhất cho đến thời điểm hiện tại?

Thành tựu mà tôi cảm thấy tự hào nhất cho đến này là vào cột mốc cuối năm 2017. Đó là thời điểm ASUS quyết định sẽ là nhà sản xuất laptop đầu tiên trang bị hệ điều hành Windows bản quyền cho tất cả các dòng laptop xuất xưởng và đưa về Việt Nam. Ở thời điểm đó, chưa có một thương hiệu nào dám làm điều này bởi lo ngại bất lợi về việc tăng giá thành sản phẩm khi người tiêu dùng Việt vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận bỏ thêm một khoản tiền để được sử dụng phần mềm có bản quyền trên máy tính. Đối với các nhà sản xuất cũng như đối tác của họ, việc tăng giá thành sẽ đặt ra một thử thách rất lớn cho hoạt động kinh doanh. Bằng chứng khó khăn ngay trước mắt chúng tôi là ASUS khi đó đã phải chia sẻ bớt thị phần cho những thương hiệu khác. Tuy nhiên, với niềm tin vào những giá trị từ việc sử dụng phần mềm có bản quyền cho người dùng, chúng tôi đã nỗ lực đưa mức tăng trưởng của ASUS quay trở lại với nhịp bình thường. Bằng việc chấp nhận những thử thách đó, tôi tin mình đã ghi dấu cùng cộng sự trong việc tạo ra một môi trường lành mạnh hơn cho ngành công nghệ và thúc đẩy từ đối tác kinh doanh, nhà phân phối, cùng với nhau tạo nên một vòng tròn về sản xuất và văn hóa sử dụng phần mềm bản quyền văn minh hơn.

Dòng chảy công nghệ luôn thay đổi liên tục, và những sản phẩm mới cũng luôn nối bước nhau ra mắt người dùng. Như vậy, vô hình trung chúng ta có đang lãng phí khi còn chưa khai thác hết những tính năng của những công nghệ cũ?

Thay vì nghĩ rằng chúng ta đang lãng phí công nghệ, hãy nghĩ đến một chiều hướng tích cực hơn khi trên thực tế các hãng vẫn không ngừng làm mới công nghệ và thiết bị. Nỗ lực này được nhìn nhận ở góc độ: Khách hàng luôn có quyền trải nghiệm những điều tốt đẹp, tiên tiến nhất mà thế giới công nghệ có thể mang lại. Về phía ASUS, việc đổi mới công nghệ không đồng nghĩa với việc lãng phí tài nguyên khi chúng tôi vẫn là hãng cung cấp gói bảo hành 2 năm trên toàn cầu đối với mọi laptop. Ẩn chứa trong đó là thông điệp khuyến khích người tiêu dùng tận hưởng sản phẩm dài lâu hơn, gắn bó với họ hơn trong công việc và cuộc sống. Thực ra, câu chuyện này có thể chia thành hai vấn đề khác nhau: sản phẩm chất lượng cao để có thể sử dụng dài lâu, và vẫn tiếp tục mang đến cho thị trường những yếu tố mới để người tiêu dùng có quyền được chọn lựa và trải nghiệm.

Nhiều người cho rằng các thiết bị công nghệ ngày nay là một trong nhiều nguyên nhân quan trọng hạn chế giao tiếp giữa con người. Anh nghĩ sao về quan niệm này?

Tôi luôn nhìn đến góc độ rất tích cực của công nghệ, đó là khi bạn ở xa, bạn vẫn có thể biết bạn bè, người thân của mình như thế nào. Hoặc công nghệ sẽ nhắc cho bạn nhớ một sự kiện quan trọng mà đôi khi vì bận rộn quá chúng ta quên đi. Bản chất của công nghệ là làm cho con người dễ kết nối và gần nhau hơn, nhưng tất nhiên cách dùng sẽ ảnh hưởng đến hệ quả. Cần phải biết điều tiết cho hợp lý và tránh ảnh hưởng đến cuộc sống thực tế của chúng ta.

Đối với trẻ em thì sao, chúng ta phải “điều tiết” với chúng như thế nào?

Tôi luôn khuyến khích trong những năm đầu đời, cần phải để cho trẻ được giao tiếp trực tiếp với những người xung quanh nhiều hơn. Cần chú trọng xây dựng nền tảng giao tiếp và chia sẻ. Bản chất thiết bị công nghệ không xấu. Nếu xem chúng như những cây bút, tờ giấy như trong tuổi thơ của chúng ta trước đây, chúng ta sẽ biết cách quản lý và phân bố ra sao để trẻ tiếp cận với một mức độ chấp nhận được. Chính cách giáo dục đúng đắn này sẽ mở ra những cơ hội tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai.

 

Ngành công nghệ thường được hình dung như một lĩnh vực dành cho phái mạnh, anh đánh giá thế nào về cơ hội phát triển sự nghiệp của nữ giới trong ngành?

Một chia sẻ thú vị nho nhỏ đến độc giả của Tạp chí Nữ Doanh Nhân nhé. Hiện nay, có đến 70% phụ nữ đang chiếm giữ các vị trí cấp quản lý tại ASUS Việt Nam, hay giám đốc của ASUS ở Úc, Singapore, Nhật Bản cũng là nữ giới. Tất cả họ đều làm rất tốt trong công tác quản lý tổ chức và điều hành kinh doanh. Điểm chung nhất tôi nhìn thấy ở họ là nguyên tắc làm việc rất rõ ràng, rành mạch, định hướng làm việc theo kết quả chứ không cảm tính. Họ cũng là những người có sự tự tin rất lớn. Vì vậy, cơ hội dành cho phái đẹp trong ngành này theo tôi vô cùng rộng mở và gần như không có giới hạn nào.

Vậy theo anh, để phát triển đến vị trí quản lý trong ngành công nghệ những nhân sự tiềm năng cần hội tụ những yếu tố gì? Đặc biệt là phái nữ?

Có nhiều tiêu chí giúp nhân sự trong ngành công nghệ thành công ở thị trường khốc liệt này, trong đó đầu tiên phải kể đến đam mê, nhiệt huyết với ngành và hiểu giá trị của công nghệ có thể mang đến cho người dùng. Ngoài ra, bạn chỉ có thể phát triển sự nghiệp trong một môi trường thiên về nghiên cứu và sáng tạo khi bạn là người thông minh, nhạy bén, có khả năng điều hành một cách chuyên nghiệp và trưởng thành. Những phụ nữ tiềm năng luôn sở hữu những yếu tố này, đặc biệt họ có những phương châm quản trị rất nhân văn để có thể điều phối con người làm việc theo guồng quay họ đặt ra.

Quick Questions:

Ba từ mô tả về bản thân:

Đam mê – Năng lượng – Hiếu kỳ.

Anh đã bao giờ trải qua một ngày không có công nghệ?

Chưa từng

Thói quen đầu tiên của anh khi mở máy tính?

Kiểm tra lịch làm việc.

Bài viết và hình ảnh độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân

Text: JENNI VÕ, LÊ HỒNG VÂN – Creative Director: HIEPLEDUC – Photo: HOÀNG VŨ

Đọc thêm: CEO, Navigos Group, Gaku Echizenya: Phụ nữ luôn nghiêm túc trong sự nghiệp

Country Director, ASUS Việt Nam,

ERIC LEE

DEVOTE THE EFFORT FOR AN EXPLICIT TECHNOLOGICAL ENVIRONMENT

 

The interview with Mr. Eric Lee brought about the impression of a youthful manager who always remains calm and composed. However, hidden in his words, we found a fiery and genuine passion for the field of technology.

The year 2018 marks Mr. Lee’s 10-year service at ASUS, shifting from one position to another; from the product research and development engineer corps at the beginning to the business strategy development team at its headquarters today. Joining the business field and recognizing its appeal when applied to the field of technology, and aspiring to challenge himself and gain experience, he stepped up to take a post in the business development department at ASUS Vietnam. This was also the first area where he made contributions to business strategies and achieved remarkable success while leaving a mark of his own. At the moment, he is Country Director at ASUS Vietnam (System Group), being responsible for broad product lines including laptops, gaming laptop, smartphones and commercial business.

In 2014, after two years working at ASUS Vietnam with remarkable achievements, you decided to return to Taiwan and work at an e-commerce start-up. Could you talk more about this period, as well as your personal impression on returning to Vietnam? 

In the period of 2013-2014 , I was a Country Product Manager of notebook for ASUS Vietnam. With good quality product range and high brand position on the market as well as our strong team, we’ve raised our laptop market share to 30 per cent to become the No.1 consuming laptop brand in Vietnam, a feat that had never been accomplished before. That was the period when I had the chance to interact with and learn from numerous business partners and colleagues. I also recognized some upcoming business trends in Vietnam and over the world. That is the reason why I decided to return to Taiwan to work for an e-commerce company, where I spent time acquiring fresh and updated knowledge on business and marketing as well. And as you may already know, I came back to ASUS Vietnam in 2017 to take on a new and more challenging position in ASUS. What impresses me the most in this return is the blooming of the young population, not only in numbers, but also in the way they influence the market. It appears that they’ve breathed a breeze of fresh air into this nation, with a more modern and digitalized approach than their predecessors.

Talking about the laptop market in Vietnam, what was your opinion when coming back here after a year away?

In the most general aspect, the laptop market has become quite saturated, with no significant upscaling compared to the years before I returned to Vietnam. However, the tastes and methods of consumers to shop for IT products have been dramatically changing.

At the 2013-2014 period, Vietnamese consumers often opted for the most basic laptop lines, with medium configuration, agreeable design and reasonable price. They were still hesitant to open their wallet for a piece of technology at a high cost. Then, in 2017, ASUS was a pioneer in introducing a series of new laptop lines with lightweight design, slim bezel, no optical disk drive along with a couple of modern features. At first, we only thought of this as an experimental step, and that the market would take plenty of time to absorb it. However, our customers’ response was so amazing that we didn’t even have enough supplies in the early stages. The thin and lightweight laptop has now taken up 30 per cent of the market share. This shows the Vietnamese consumer mentality has shifted to accept paying more money for the modernized features and designs of technology in general.

Moreover, gaming laptop is a new fast developing branch in notebook market since the significant rise of E-sports in recent years and many manufacturers take big investment in R&D to bring to market new gaming laptop and accessories. The growth scale of this section has been at a steady rate of 20-30 per cent a year, a sharp increase in the apparently saturated laptop market.

How about the smartphone industry? 

This is the industry that has witnessed the fastest, greatest changes, not only for ASUS, but for each and every brand. A couple of years back, most brands would be focusing on promoting their camera features. But this year, ASUS has surprisingly made a bold move as to launch ZenFone 5, the phone incorporated with a new innovation – AI (artificial intelligence). This latest flagship smartphone sold out within three days of its launch, a solid proof for the shift in consumers’ habits and adaptability to new technologies.

Looking back at the many positions you have been through, which achievement satisfies you most and makes you proudest?

My proudest accomplishment was at the end of 2017 when ASUS decided to become the first laptop manufacturer to pre-install genuine Windows for all notebooks shipped to Vietnam. No other brands had the audacity for such a move because they were afraid of the increase in product price as well as the fact that Vietnamese consumers are not yet willing to pay extra for copyright software usage. An elevated cost, for most manufacturers and their partners, imposed great threats to their business operation. An instant proof was provided as ASUS had to share its market section with other brands. However, with an unrelenting belief in the values that copyrighted software offers to its users, we made a huge effort to bring the company’s growth rate back to normal. By accepting such a challenge, I believe I have made a lasting impression, along with my co-workers, in creating a healthier competitive environment in the field of technology. This encourages our business partners and distributors to form a stronger circle of production and promote a more civilized copyright software culture.

The flow of technology changes at every turn, with new products coming out one after another. It begs the question, therefore, whether we being wasteful for not fully exploiting the potentials of old technologies?

Instead of thinking of it as a waste of technology, try to look on the positive side. Indeed, the fact that different brands compete with each other to innovate their technology and devices is worth being viewed as providing customers with the best, most advanced features that the world of technology could offer. For ASUS, technology innovation doesn’t have the same meaning with technology waste as we are the only laptop provider who offers a two-year warranty package for all product lines worldwide, which delivers a motivational message to all of our customers: To enjoy and commit to our products more in both life and work. As a matter of fact, the story is divided into two different parts: Firstly, the product is high-quality and even higher durability, and secondly it keeps bringing new elements to the table for customers to choose from and experience.

Many believe that modern-day devices have become one of the major causes for the lack of interpersonal communication. What is your point on this matter?

I also look at the more positive side of technology, where it helps you keep in touch with friends and family when being far away, or reminds you of an important event that you sometimes forget due to the hectic spin of life. The purpose of technology is to help people connect with each other, to bring them closer, but that depends on how it is put to use. What you need is a proper management in order to avoid getting your real life affected.

Then, when it comes to children, how do we all attain this “proper management”?

During the first years of their life, I believe children should be able to communicate directly with others around them, building a strong foundation for communication and sharing. However, technology in its nature is not a bad thing. If you think of it as the pen and paper in our childhood before, we might know how to manage it and let our children approach it to an acceptable extent. It is proper education that opens up bright futures for our posterity.

The field of technology is often deemed as male-prevalent, so what do you think about career opportunities for those of the opposite gender? 

I have some interesting information for you. There are 70 per cent of the high managerial positions at ASUS Vietnam, as at many other establishments like Australia, Singapore and Japan, which are taken up by female personnel, and they all excel in business management, organization and operation. What they share in common, in my opinion, is a transparent, straightforward work ethic, and that they are goal-oriented and not at all spontaneous. They also possess admirable confidence. Therefore, I believe that career opportunities for the fairer sex in this field are virtually limitless.

In your opinion, then, what does it take for potential personnel to rise to a managerial position in this field, especially those who are women?

There is a wide range of criteria that people working in this field need to succeed in its highly competitive market. The first and foremost of which includes passion and devotion to the field and the values that technology offers to users. In addition, in an environment that encourages research and creativity, one can only advance in their career if he or she possesses not only intellectual acumen, but also professional managerial competence and maturity. These elements are always present in potential and talented women, who often develop particularly humane management methods that bring people together under their command.

Quick questions:

 Three words to describe yourself:

Passion – Energetic – Curiosity

Have you ever spent a day away from all kinds of technology?

Never.

Your first task on the computer?

Checking my schedule.

Copyright© All Rights Reserved.

Comment