Làm thế nào để biến cuộc phỏng vấn trở thành một lời mời làm việc? - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Làm thế nào để biến cuộc phỏng vấn trở thành một lời mời làm việc?

Không chỉ là kinh nghiệm hay bằng cấp, mà việc thể hiện bản thân mình là ai cũng sẽ quyết định bạn có được nhân công việc bạn mong muốn hay không.

Có rất nhiều yếu tố để lựa chọn được ứng cử viên tốt nhất cho một vị trí trong một doanh nghiệp. Nó không chỉ là kinh nghiệm hay bằng cấp, mà còn dựa vào tính cách, văn hóa ứng xử và một loạt yếu tố khác để giúp người phỏng vấn bạn có thể thu hẹp danh sách trăm người xuống chỉ còn một. Trình độ và kinh nghiệm là chìa khóa để họ lựa chọn ban đầu, nhưng cuộc phỏng vấn chỉ có nghĩa khi họ tìm được người họ thật sự mong muốn trở thành nhân viên của mình. Và nếu bạn đang đau đầu vì không biết sẽ làm sao để biến cuộc phỏng vấn trở thành một lời mời làm việc thực thụ, hãy ghi nhớ 4 điểm sau:

Đừng chỉ làm đẹp cho CV, hãy đi sâu hơn vào và giải thích một cách thú vị những gì bạn đã làm

Một trong những câu hỏi đầu tiên bạn được hỏi luôn là ‘Tại sao bạn là ứng cử viên tốt nhất?’. Nghe có vẻ như dễ trả lời, nhưng thực sự câu trả lời của ứng cử viên sẽ tác động khá ít đến người phỏng vấn. Bạn sẽ dễ sàng sa lầy vào việc nêu ra những thành tích trong quá khứ và những điều được cấp trên khen thưởng ở trước đây như a,b,c hay x,y,x,… nhưng điều đó sẽ không mang đến cho bạn bất kỳ cơ hội nào. Người phỏng vấn có thể đọc nó trong hồ sơ của bạn, vì vậy hãy dành thời gian để tìm hiểu sâu hơn và giải thích những gì bạn đã làm một cách thiết thực và phù hợp. 

Bạn có thể nêu lên trải nghiệm thành một câu chuyện và đưa người phỏng vấn đến hành trình từ tò mò đến ngạc nhiên với câu chuyện mà bạn đã trải nghiệm, có thể trong trải nghiệm đấy bạn sẽ có lúc thất bại, nhưng điều họ muốn nghe chắc chắn là cách mà bạn đã vượt qua nó như thế nào, đừng che giấu những sai phạm mà hãy giải thích các bước bạn đã thực hiện để đạt được kết quả sau sai phạm đó, điều đó chắc chắn sẽ thu hút người phỏng vấn và khiến họ có cái nhìn khác về bạn. 

Bạn sẽ làm gì mà người khác không thể để đóng góp cho người sử dụng lao động trong tương lai?

Buổi phỏng vấn là nơi để bạn có thể khoe khoang về bản thân đúng cách. Bạn cần có khả năng để hội đủ điều kiện mọi thứ bạn đang nói. Hãy suy nghĩ về những gì cần nói và không quên nhấn mạnh những điều khác biệt mà bạn có thể làm được để tách rời những người xung quanh và trở nên nổi bật. Cho người sử dụng lao động thấy được chi tiết càng tốt, và hãy nói về những điểm mạnh một cách tốt nhất để họ nhận ra giá trị của bạn nếu họ sở hữu bạn trong doanh nghiệp. Hãy mạnh dạn “quảng cáo” bản thân và tỏa sáng đúng thời điểm. Một điều cần tránh là hãy thôi không nói đến câu “Tôi là người giỏi nhất trong lĩnh vực này.” và “Bạn sẽ không tìm thấy ai chuyên dụng hơn tôi!” 

Nếu bạn cảm thấy khó có thể tự quảng cáo bản thân, hãy nghĩ về cuộc phỏng vấn như thể đó là một buổi biểu diễn và bạn là diễn viên chính. Nếu bạn đang đấu tranh để tìm ra những điều để nói, hãy chậm lại một chút và tưởng tượng rằng bạn đang nói về những thành tích của người bạn thân nhất của bạn chứ không phải của bạn. Nó dễ dàng hơn để khoe khoang về một người nào đó chứ không phải chính bạn, đó là cách để bạn đánh lừa tâm trí và vượt qua sự nhút nhát của bản thân một cách hiệu quả. 

Chứng minh rằng bạn là một “cầu thủ của đội” và bạn sẵn sàng học hỏi

Không có người phỏng vấn nào sẽ trực tiếp hỏi bạn cách bạn làm việc với người khác hoặc cách mà bạn muốn học hỏi. Không hỏi nhưng người phỏng vấn đang ‘lắng nghe’ những dấu hiệu của hai điều này trong suốt cuộc phỏng vấn qua cách mà bạn trình bày. Nên nhớ hầu hết các câu hỏi để xác định đặc điểm tính cách không bao giờ được hỏi một cách rõ ràng. Và bạn có thể trả  lời tất cả những câu hỏi này cho người phỏng vấn bằng cách nói về trải nghiệm của mình và trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà bạn có thể kể với dẫn dắt như một câu chuyện.

Chứng minh bạn là một cầu thủ của đội khi bạn sẵn sàng xông pha và thích nghi học hỏi những tình huống mới mẻ. Sẵn sàng và tập trung luôn là một trong những phẩm chất hấp dẫn nhất mà một ứng cử viên có thể có. Đừng hành động như thể bạn có thể làm tất mọi thứ một cách tốt nhất, một ứng cử viên nhận được thư từ chối thường là một người xuất phát như một người biết tất cả. 

Thể hiện sự tôn trọng mọi người

Không chỉ trong cuộc phỏng vấn, bạn sẽ còn được đánh giá trên mọi hành đông và ứng xử trước và sau cuộc phỏng vấn. Bạn có đúng giờ không? Bạn đã đối xử với nhân viên tiếp tân, người giữ cửa hay những ứng cử viên khác như thế nào? Bạn đã làm gì sau khi bạn bước ra khỏi phòng từ cuộc phỏng vấn? Hãy nhớ rằng ai đó luôn xem và chú ý đến bạn. Bạn có thể là ứng viên đủ điều kiện nhất, nhưng nếu bạn đối xử thiếu tinh tế với mọi người, bạn sẽ không nhận được công việc.  Bạn cần thể hiện sự tôn trọng đối với những người khác, bao gồm cả việc lưu tâm đến thời gian bận rộn của họ cũng như cách bạn chu đáo và lịch sự. Không thông qua câu hỏi, bạn sẽ được đo lường về tính cách để xác định văn hóa của bạn có phù hợp, vì vậy hãy luôn nhớ rằng hành động to hơn lời nói.

Làm theo những lời khuyên này, bạn sẽ nhanh chóng nhận được thư mời làm việc và thực hiện những mục tiêu tiếp theo trong sự nghiệp của mình. 

Có thể bạn quan tâm:

Để thoát khỏi nỗi ám ảnh “Đi làm thứ Hai”

Chiếc “kiềng ba chân” của sự thành công là gì?

Comment