General Partner, ESP Capital, Lê Hoàng Uyên Vy: Khát vọng không ngừng vươn xa - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

General Partner, ESP Capital, Lê Hoàng Uyên Vy: Khát vọng không ngừng vươn xa

Chinh phục người đối diện bằng phong thái điềm tĩnh, lối ứng xử thân thiện và giấc mơ nâng tầm công nghệ Việt, nữ điều hành Quỹ đầu tư ESP Capital để lại ấn tượng về một “thủ lĩnh” tài năng cùng tâm huyết tạo nên nhiều giá trị cho hệ sinh thái khởi nghiệp.

Tiếp xúc với công nghệ từ khá sớm nên ngay khi chỉ 13 tuổi, cô bé Uyên Vy đã biết nắm bắt cơ hội khởi nghiệp ở lĩnh vực này. Thất bại là điều không thể tránh khỏi, nhưng chính những kinh nghiệm ngày ấy đã trở thành bước đệm vững chắc vun đắp niềm đam mê công nghệ. Bất ngờ hơn, sau khi hoàn thành chương trình học tài chính, để viết tiếp đam mê, cô chuyển sang nghiên cứu thị trường thương mại điện tử và lập nên chon.vn – một trong những website đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm thời trang, sau đó sát nhập vào adayroi.com và trở thành CEO của dự án. Rồi có lẽ chính vì khát vọng nâng tầm công nghệ Việt hằng ấp ủ, sau ba năm gắn bó cô quyết định đi du học tại Mỹ. Và lần này Lê Hoàng Uyên Vy trở lại Việt Nam trong một vai trò hoàn toàn mới – đảm nhiệm vị trí điều hành của ESP Capital, một quỹ đầu tư vòng hạt giống để cùng đồng hành, tạo ra nhiều giá trị cho các start-up ngành công nghệ.

THEO ĐUỔI NHỮNG GIẤC MƠ START-UP

Chào chị, không quá bất ngờ khi chị đầu quân cho ESP Capital, một quỹ đầu tư cũng liên quan về công nghệ. Chị có thể chia sẻ thêm về những khác biệt trong định hướng đầu tư của quỹ là như thế nào?

Đúng là, việc tôi gắn bó với công nghệ là một mối lương duyên, và với quỹ ESP cũng thế. Ban lãnh đạo của ESP đều xác định hướng đầu tư chiến lược của quỹ là hỗ trợ cho các start-up về công nghệ. Chúng tôi theo đuổi 4 bước cơ bản khi quyết định đồng hành với bất kỳ start-up nào. Bước đầu tiên sẽ là hoạch định tầm nhìn định hướng cho start-up. Bước thứ hai tập trung xây dựng và hoàn thiện sản phẩm cũng như liên tục đo đạc trải nghiệm của khách hàng. Tại bước này, tất cả phải được thể hiện qua số liệu một cách chính xác, đó là cách chúng tôi giúp start-up vẽ ra được bức tranh của doanh nghiệp và có chiến lược phù hợp để liên tục tối ưu sản phẩm. Bước tiếp theo là tư vấn giúp start-up đơn giản quy trình vận hành, xác định được những điểm giúp tối ưu chi phí trong suốt quy trình xử lý đơn hàng. Cuối cùng là cùng xây dựng mô hình quản trị và khẳng định bản sắc văn hóa của công ty ngay từ những ngày đầu thành lập. Với bốn bước này, quỹ ESP tham gia vào các start-up không chỉ bằng tài chính mà chúng tôi còn xác định đồng hành cùng đội ngũ sáng lập để từng bước nâng tầm trở thành công ty có giá trị cao.

Bản thân từng là một start-up và hiện đang hỗ trợ nhiều doanh nghiệp start-up, theo chị yếu tố cần có của một doanh nhân khi khởi nghiệp, có thể tự tin bước chân vào kinh doanh là như thế nào?

Mấu chốt của người làm kinh doanh chính là phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường, đánh giá được cơ hội của ngành, giải quyết được những khó khăn của thị trường mà các doanh nghiệp hiện tại chưa làm được. Song song đó là việc có thể đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mang lại giá trị tối ưu cho người tiêu dùng với mức chi phí hợp lí nhất. Đặc biệt, đối với tôi, kinh doanh là phải có mục tiêu rõ ràng và lên được kế hoạch để hiện thực hóa mục tiêu đó. Đó là cách tôi làm từ những năm còn khởi nghiệp cho đến nay. Ví dụ như quỹ của chúng tôi đang đặt mục tiêu hỗ trợ và phát triển được các công ty công nghệ “tỷ đô” tại Việt Nam. Nghiên cứu thực tế của chúng tôi đã chỉ ra rằng chúng ta hiện đang có nguồn nhân lực công nghệ được đánh giá tốt trong khu vực nếu so sánh với các thị trường tương đồng như Malaysia, Philippines…, vì vậy đây có thể được nhận định như một cơ hội lớn của ngành và không có gì quá lạc quan khi cho rằng sẽ sớm có những công ty công nghệ “tỷ đô” Made in Vietnam xuất hiện.

Vậy theo chị, hình ảnh của vị thủ lĩnh trong một doanh nghiệp còn non trẻ sẽ là như thế nào để chinh phục được các cộng sự đi theo định hướng của mình?

Khởi nghiệp và bắt đầu những lần tuyển dụng nhân sự từ khi còn khá trẻ, tôi nghiệm ra rằng người thủ lĩnh trong một start-up phải là người có thể “phác họa” được bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp và truyền được sự đồng cảm với viễn cảnh đó đến đội ngũ cộng sự. Để từ đó, họ chấp nhận đồng hành cùng công ty, cùng trải nghiệm những thử thách đầy mới lạ, khát khao tìm kiếm cơ hội và tạo lập thành quả lớn lao. Tiếp đến, một người đứng đầu doanh nghiệp còn phải luôn hướng đến mang lại giá trị cho đội ngũ bằng việc hướng dẫn cách thức vận hành công việc đúng hướng. Người thủ lĩnh cũng phải biết cách điều tiết công việc của bản thân, và quan trọng là phải đào tạo được những thế hệ thủ lĩnh tiếp theo, giúp những người cộng sự của mình đều có thể xây dựng sự nghiệp của họ.

Như vậy để một tổ chức start-up vận hành tốt, những yếu tố nào là quan trọng hơn cả?

Tôi cho rằng một start-up để có thể tạo ra thành quả cần xây dựng được một nguồn nhân lực tâm huyết, có thể tận dụng được lợi thế của từng nhân sự cũng như kết hợp được các lợi thế đó với nhau. Việc sở hữu được một đội ngũ nhân viên như vậy sẽ là lợi thế vượt bậc giúp doanh nghiệp phát triển bền vững cho dù mới start-up, còn non trẻ. Những yếu tố lợi thế về nguồn lực tài chính mạnh, mạng lưới phủ rộng… cuối cùng chỉ là những yếu tố nhất thời. Đó chính là lý do, ngay từ thời điểm ban đầu, doanh nghiệp phải tuyển dụng lẫn đào tạo được những nhân sự có cùng tầm nhìn để xây dựng nên đội ngũ mạnh.

CHÂN DUNG NỮ ĐIỀU HÀNH

Theo đuổi con đường kinh doanh và điều hành chuyên nghiệp đến hôm nay, điều gì quyết định sự thành công của chị cũng như yếu tố may mắn đóng vai trò thế nào?

Nhìn lại chặng đường đã qua, có hai yếu tố quan trọng làm nên những bước đầu trong sự nghiệp của tôi đó là luôn can đảm chấp nhận thất bại cũng như những rủi ro có thể xảy ra và luôn kiên trì từng bước kiến tạo đội ngũ. Trong thành công, tôi nghĩ luôn có sự xuất hiện của yếu tố may mắn. Tuy nhiên, theo tôi sẽ có những may mắn tự nhiên đến, nhưng có những may mắn buộc ta phải tìm kiếm và đấu tranh mới có được. Khi làm càng nhiều dự án đồng nghĩa với việc tỉ lệ may mắn sẽ tăng lên, hay nói cách khác là chúng ta tự mở rộng cơ hội cho chính mình. Tôi nghĩ rằng may mắn sẽ đến nhiều hơn với những con người nghị lực, dám chấp nhận rủi ro và thử thách.

Hoạt động trong lĩnh vực công nghệ mà nam giới chiếm số đông, chị thấy mình có những thuận lợi gì không?

Tôi thấy mình khá may mắn khi bắt đầu với lĩnh vực công nghệ vì tư duy của cộng đồng trong lĩnh vực này thường rất hiện đại và cởi mở. Gần đây, trong ngành cũng xuất hiện thêm nhiều quỹ đầu tư tập trung hỗ trợ cho những start-up do phụ nữ đứng đầu. Tôi nhận thấy đây là tín hiệu tích cực giúp cho thị trường có thêm nhiều bạn nữ tham gia vào mảng công nghệ hơn. Riêng cá nhân tôi nhận thấy nam hay nữ đều như nhau, khi làm khởi nghiệp thì chắc chắn phải kiên trì và cố gắng hết sức. Tuy nhiên, nếu bạn là nữ thì thời gian đầu rất dễ trở thành nổi bật, bởi trong cộng đồng công nghệ vốn vẫn khan hiếm nữ sáng lập. Riêng tôi thì rất quyết liệt trông công việc hàng ngày, nên hầu hết được mọi người đánh giá là nam tính nhưng tôi không quá bận tâm về điều đó (cười).

Sau nhiều năm theo đuổi đam mê, chị nghĩ mình còn cần gì nữa để hoàn thiện bản thân?

Vẫn còn khá nhiều lĩnh vực mà tôi mong muốn được học hỏi, trau dồi thêm ví dụ như các kiến thức về quản trị để vận hành công ty ở tầm cao hơn. Kiến thức không bao giờ có điểm dừng, và với tôi việc học không nhất thiết từ những con người kiệt xuất hoặc lý thuyết sách vở. Tất cả đều có thể học được từ việc quan sát những công việc thực tế xung quanh, ví dụ như từ chính nhân viên của mình, cách họ tiếp xúc với khách hàng hay xử lý vấn đề cũng có thể cho bạn một bài học bổ ích. Hay ngay cả khách hàng cũng sẽ giúp bạn trau dồi thêm những kinh nghiệm quý giá từ những nhận xét mang tính xây dựng của họ.

KHÔNG NGẠI KHÓ KHĂN

Trong kế hoạch hành động của chị có chỗ nào dự phòng cho những khó khăn? Dù như đã chia sẻ chị luôn can đảm chấp nhận thất bại, nhưng có bao giờ chị cảm thấy sợ hãi mỗi khi đặt ra những mục tiêu mới trong công việc?

Tôi luôn cố gắng lường trước những khó khăn có thể xảy ra trong mọi kế hoạch mình làm. Nhưng không có nghĩa việc dự tính đó là chính xác và tôi không gặp thất bại, vì vậy tôi vẫn có tâm lý lo lắng khi bắt đầu một dự án mới. Tôi nghĩ nỗi sợ hãi là cần thiết đối với bất cứ ai có mục tiêu khởi nghiệp. Phải nhìn nhận rằng căng thẳng (hay còn gọi là stress) không hoàn toàn tốt, nhưng đôi khi sự căng thẳng không hiện diện lại trở nên đáng quan ngại vì không đủ áp lực giúp bạn chạy đến mục tiêu. Rất nhiều trường hợp những startup thành công trên thế giới như SpaceX, Airbnb đều có những giai đoạn khủng hoảng, gần như đi đến vực thẳm. Chính những áp lực đó đã thôi thúc họ phải thành công bằng mọi giá.

Để giảm thiểu những nỗi sợ đó và hạn chế khó khăn, những người trẻ nên thu thập kinh nghiệm cho mình như thế nào? Để khởi nghiệp, họ cần chuẩn bị hành trang gì?

Quan điểm của tôi là không ngại việc cho dù có những việc có thể bạn sẽ không hiểu lý do tại sao mình phải làm hoặc cho rằng không cần thiết. Tuy nhiên, từ chính những việc đó sẽ cho bạn nhiều kiến thức và kinh nghiệm không ngờ để dần hoàn thiện và lần sau làm tốt hơn. Còn nếu đam mê khởi nghiệp, trước hết bạn phải thấu hiểu ngành nghề bạn định kinh doanh, chỉ ra được các yếu tố khác biệt trong định hướng kinh doanh mà bạn theo đuổi. Bạn luôn nên trang bị cho mình những hiểu biết căn bản trong lĩnh vực dự định khởi nghiệp.

Vậy khi gặp khó khăn, trở ngại, làm thế nào để duy trì được tinh thần lạc quan?

Hãy luôn coi khó khăn trong kinh doanh là điều bình thường, thậm chí là hiển nhiên. Tuy nhiên, góc độ và cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người khi thất bại sẽ đổi lại cho bạn những kinh nghiệm quý giá. Bản thân mỗi người đều có quyền lựa chọn, tìm kiếm cho mình những điều yêu thích và không ngừng cố gắng để đạt được nó. Vậy thì hãy luôn bắt đầu một ngày mới với công việc mà bạn yêu thích nhất, điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Đó cũng là cách tôi tìm đến sự lạc quan mỗi ngày.

***

Quick Questions:

Hãy dùng ba từ khóa mô tả bản thân chị?

Thích mạo hiểm – Thích khởi nghiệp – Thích xây dựng cộng đồng.

Chị theo đuổi sự thành đạt hay hạnh phúc trong cuộc sống?

Đó chắc chắn là hạnh phúc.

Phương châm sống của chị?

Sống tử tế và tạo ra giá trị cho bản thân và cộng đồng.

Bài viết và hình ảnh độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân

Text: JENNI VÕ, QUỲNH NHƯ – Creative Director: HIEPLEDUC – Photo: HOÀNG VŨ – Make up: BEO

General Partner, ESP Capital

Lê Hoàng Uyên Vy

THE ENDLESS DESIRE TO GO FURTHER

Winning the hearts of others with her composure, friendly manner and passion to take the Vietnamese technology industry to a new height, this General Partner of the ESP Capital strikes the impression of a talented and dedicated “leader” who contributes greatly to the start-up ecosystem.

Getting acquainted with technology at a very young age, little Uyên Vy seized her chance at a start-up business in the field at the mere age of 13. Failure was inevitable, but the experience has been a great motivation for her to pursue the passion for technology. After graduating in a financial course, surprisingly, and perhaps to relive her passion, she switched to the e-commerce market and founded chon.vn – one of the first websites in Vietnam to distribute fashion items. This was eventually merged with adayroi.com, the project of which she was CEO. Once again, after three years of work, as the desire to take the Vietnamese technology industry to a new height called, she decided to leave for the US for higher studies. And now, on her return to Vietnam, Lê Hoàng Uyên Vy takes on a whole new position – the General Partner of ESP Capital, a seed stage investment fund – in order to nurture and create more value for technology start-up businesses.

PURSUING THE START-UP DREAMS

Good day. It isn’t much of a surprise that you come to ESP Capital, an investment fund dealing mostly in the technology industry. Could you let us in on the distinctive features of the fund’s investment orientation?

It is, indeed, fate’s doings that I find myself bound to technology, and ESP Capital. As for our orientation, the management board has determined that the fund’s strategic investment course would be to provide support for technology-related start-ups. Before deciding to aid any start-up, we follow these four basic steps. First, establish its guiding vision. Second, focus on developing and finishing its product as well as keeping track of customer’s experience. At this stage, everything has to be displayed through statistics with absolute accuracy, which is our way to help the start-up visualize the company’s position and develop a suitable strategy to constantly optimize the product. The next step is to provide consultancy on simplifying the operation procedure, pinpointing where to cut down the cost along the order processing stages. And finally, we help them create a managerial model and define their business culture from the very beginning. With these four steps, ESP will be joining with the start-ups, not only financially, but hand in hand with the founding members to bring their company to a higher level.

Having been involved with a start-up yourself as well as currently providing support for several start-up businesses, what do you suppose to be an essential factor for entrepreneurs to step up their game with confidence?

The key in doing business is determining the market’s demand, assessing the field’s opportunities, and solving the problems that current companies fail to cope with. In addition, there’s the capability to introduce optimal products and services at the most reasonable price. More specifically in my opinion, an entrepreneur must have a clear goal and a feasible plan to realize that goal. That is my way ever since becoming a start-up. For instance, our fund is aiming to support and develop “unicorn” technology companies (start-ups valued over USD$1 billion) in Vietnam. Our actual research has pointed out that we currently possess a relatively strong workforce in the field when compared to other similar markets like Malaysia, the Philippines, etc. This could be considered a major opportunity for us, and I wouldn’t be too optimistic to suppose that there will soon be billion-dollar technology start-ups “Made in Vietnam”.

In your opinion, then, what is the image of an ideal leader of a young business, one who can convince others to follow their lead?

Being a start-up and working in recruitment at a rather young age, I’ve come to notice that an ideal start-up leader must be able to “sketch out” the big picture for the business and spread the vision to his associates, so that they are more willing to commit to the company, take on new challenges, seek out opportunities and achieve great things. Furthermore, a business leader must also aim to bring about value to the staff by instructing them to do the right thing. Being the head of the business, one must know how to regulate their own work while training the next leading generation and helping others advance in their careers.

So, in order for a start-up to run well, what would be the most crucial factors?

 I believe that in order for a start-up to reach a certain level of accomplishment, one must be able to establish a devoted body of staff, maximize the strengths of each individual and bring those advantages together. With such a strong personnel foundation, the business stands a great chance at a sustainable development despite its youth. Other advantageous elements such as financial resources and coverage are only temporary. Therefore, right at its early stages, a business must be able to recruit and train visionary personnel that will help it shape a strong body of staff later on.

A FEMALE LEADER FIGURE

With your experience as a professional businesswoman and manager, what do you think contributes most to your success, and what is your view on the element of luck?

Looking back at my journey so far, there were two essential elements that took me through the first steps in my career: Being brave enough to accept failure and the risks that come and taking steady steps in building a strong body of staff. The element of luck, I believe, is ever-present in any success, but the breaks of luck come in two kinds: Those that come naturally, and those that one has to forage and struggle for. Taking on several projects is a way to increase one’s luck, widening the choices. But ultimately, I think that luck would often find its way to those persistent and motivated enough to take the risk.

Working in such a male-prevalent field as technology, do you consider yourself to be at an advantage?

I find myself quite fortunate to have chosen the field of technology, as the community’s perspective is quite modern and open-minded. Recently, there have been more and more investment funds focusing on female-led start-ups, which is a positive signal for the market to attract a greater number of female participants. From my personal point of view, gender is not a really important factor in a start-up business, but perseverance and effort is. However, being a female start-up would give you some preliminary leverage because the technology community is quite lacking in this area. I can be quite demanding in daily work and people would often tease me about being too “manly”, but I don’t care much about it. (Grinning).

After so many years pursuing your passion, what else do you think is necessary for your development?

There remain a lot of fields that I wish to study, such as the managerial knowledge to help the company operate at a higher level. Knowledge is endless, and learning for me is not confined to books or extraordinary figures, but can also come from observing the work as it happens, say when your employees communicate with clients or deal with a problem. Even customers could sometimes offer you valuable experience from their constructive feedback.

DEFYING CHALLENGES

Do you often make preparations for emerging obstacles in your plans? And even though you proclaimed the courage to accept failure, have you ever been afraid when setting out to achieve new goals in your work?

I always try to take into account every obstacle that might come up in my plans, but anticipation is hardly anywhere near the truth and rarely failure-proof. So yes, I do worry when beginning a new project. I believe, though, that fear is necessary for a start-up. Tension (or stress) is not entirely good, that I admit, but its absence isn’t either. Because without enough pressure, you cannot reach your goal. There have been plenty of successful start-up models around the world – SpaceX, Airbnb, that hit the end of the road and came back right from the edge of the abyss. It is that enormous pressure that urges them to succeed at all costs.  

In order to cope with such fear and minimize difficulties, what do young people need to add to their experience? What do they need to prepare for a successful start-up?

For me, you shouldn’t be afraid to take on different tasks, even when some of them seem unreasonable or unnecessary, because the kind of unexpected knowledge and experience you receive there will help you improve yourself and do better next time. If you have passion for a start-up, you must first have a deep understanding of the field, defining the distinctive traits in your business orientation. You should also equip yourself with the basis of the field you opt for.

In face of hardships, how could one maintain his or her optimism?

Accept the fact that hardship is a norm in business, if not of the essence. However, the way each person perceives failure gives them valuable experience in exchange. Everyone has the right to choose what they want, seek it out and give their best attempt to achieve it. Therefore, start a new day doing what you love most, and it will help you feel relaxed and invigorated. That is how I find my optimism every day.

***

Quick Questions:

Three key-words to describe yourself?

Venture – Love start-up life – Community building.

What are you after in life, success or happiness?

Definitely happiness.

What is your life philosophy?

Be kind and create more values, both for yourself and for the community.

Copyright© All Rights Reserved

Có thể bạn quan tâm:

Sáng lập & Điều hành, Yên Concept, Helly Tống: Công việc là cuộc sống

Giám đốc Viện thẩm mỹ Pandora, Minh Trang: Công việc là cuộc sống

Comment