CEO Salinda Resort Phu Quoc - Sandra Nguyen Si khát khao trở thành “người truyền cảm hứng”

CEO Salinda Resort Phu Quoc – Sandra Nguyen Si chia sẻ khát khao trở thành “người truyền cảm hứng”

Một tâm trạng tích cực và tràn đầy năng lượng luôn là điều ai cũng muốn gìn giữ khi bước chân vào kinh doanh. Và Sandra Nguyen Si – nữ Giám đốc đến từ Salinda Resort Phu Quoc, chính là một trong những cá nhân thể hiện điều này một cách đặc biệt nhất với khát khao có thể truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh.

Trở về Việt Nam sau nhiều năm học tập và sinh sống ở nước ngoài, Sandra Nguyen Si quay về quê hương để tiếp tục viết nên những trang mới trong cuộc đời nhưng lại thẳng thắn cho biết, lúc bấy giờ bản thân không thể giao tiếp bằng tiếng Việt. Gặp gỡ tạp chí Nữ Doanh Nhân sau quãng thời gian không quá dài nắm giữ vị trí Giám đốc Phát triển Kinh doanh và Interim CEO của Salinda Resort Phu Quoc, Sandra lại khiến chúng tôi bất ngờ vì có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt với sự chân thành luôn lấp lánh nơi đáy mắt và nụ cười thường trực trên môi. Sẽ không có gì quá lời khi nói rằng cô chính là thế hệ F1 kế thừa đã thành tài khi giờ đây đang tiếp quản cơ ngơi của gia đình. Nhưng khi đề cập đến vấn đề này, Sandra lại cho biết mình không hề thích danh xưng ấy và khiêm tốn chia sẻ chỉ muốn làm những gì tốt nhất có thể để tạo ra giá trị tốt đẹp cho những người xung quanh. 

Chào chị Sandra! Từ khi đặt chân vào công ty gia đình và tiếp nhận nhiều vai trò trong công việc, chị đã phải đối mặt với những khó khăn và thách thức nào?

Vị trí đầu tiên khi tôi quay về Salinda để tiếp nhận công việc là Trưởng bộ phận Quản lý Nhân sự. Từ những ngày đầu, bố mẹ tôi đã luôn nhắc nhở rằng, trước khi muốn làm một lãnh đạo, điều quan trọng phải làm được là quản lý con người. Nhưng việc có thể tạo được lòng tin khi bạn vẫn còn là một cô gái trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm nào phải việc đơn giản. Khi bước lên vị trí Giám đốc, tôi cũng phải làm việc với rất nhiều người lớn tuổi hơn mình, và để thuyết phục đội ngũ này không phải là điều dễ dàng. Bên cạnh đó, đội ngũ của tôi đa số là những người còn rất trẻ. Và một trong những lý do tôi bước chân vào lĩnh vực này là mong muốn có thể tạo ra một thế hệ tương lai đầy tiềm năng trong lĩnh vực quản lý khách sạn để có thể làm rạng danh đất nước.

Ở Việt Nam hiện nay dù không có quá nhiều người làm được điều này, nhưng tôi sẽ không xem đó là khó khăn, mà là một trong những thử thách cần phải vượt qua. Tôi cho rằng, nếu chúng ta tìm được người có cùng giá trị cốt lõi và hướng về một điểm đến thì mọi thứ đều có thể thuyết phục. Trong thời buổi hiện tại, không phải người mạnh mẽ nhất sẽ thành công, mà người có thể thích nghi với sự thay đổi mới có thể làm nên chuyện. Và ở bất cứ thời điểm nào, cũng sẽ có những khó khăn và rủi ro chực chờ xuất hiện. Nhưng vẫn như mọi người hay nói, trong rủi ro nào cũng sẽ tiềm ẩn những may mắn để chờ bạn đủ bản lĩnh tìm ra.

Vậy chị nhận ra đâu là những thay đổi của chính mình từ những ngày đầu đó cho đến thời điểm hiện tại?

Tôi nghĩ là có khá nhiều sự thay đổi. Những ngày đầu còn trẻ, ai cũng có rất nhiều khát vọng, luôn tự tin rằng mình biết gì muốn gì, và đôi khi có chút tự mãn vì cho rằng bản thân biết nhiều hơn người khác. Sau một thời gian, tôi nhận ra rằng mình phải học cách lắng nghe, không chỉ lắng nghe những vị tiền bối có kinh nghiệm hơn mình mà còn phải biết lắng nghe tất cả mọi thứ xung quanh, từ nhân viên, khách hàng, hay thậm chí lắng nghe xem thời tiết hôm nay có gì thay đổi. Và đặc biệt hơn cả, đó là phải biết lắng nghe bản thân mình. Với tôi, điều khó nhất đối với một người trẻ khi bước chân ra cuộc sống này là họ chưa thật sự hiểu rõ về bản thân mình như họ nghĩ. Vì thế, điều kiện tiên quyết là phải hiểu giá trị trong cuộc sống của mình là gì và nhận ra đâu là điều quan trọng để từ đó phát triển và duy trì nó.

Tiếp quản vị trí này trong khoảng thời gian chưa quá lâu, có thể nói chị là một “người mới” và đang tạo ra những luồng gió đặc biệt, chị kỳ vọng mình sẽ tạo ra những điều mới mẻ nào cho Salinda Resort Phu Quoc?

Thật ra, đây là một resort có quy mô nhỏ so với những resort khác, nhưng Salinda là một trong những khu nghỉ dưỡng sang trọng đi theo phong cách boutique được quản lý bởi gia đình, đây là điều khiến tôi tự hào. Có cơ hội được đi đến nhiều nơi trên thế giới khiến tôi nhận ra rằng, con người bây giờ cần nhiều giá trị đặc biệt hơn khi đặt chân đến một vùng đất mới. Vì vậy, tôi rất mong những du khách đến với Salinda đều có thể nhìn lại bản thân và tạo ra được câu chuyện mới cho chính họ, để họ có được cảm giác “về nhà” với sự thân thuộc tuyệt đối cũng như không bao giờ quên những cảm xúc khi họ đặt chân đến đây. Và chính những du khách này sẽ truyền cảm hứng và là “đại sứ thương hiệu” cho resort để truyền bá những giá trị mà họ đã nhận được một cách chân thật nhất.

Bên cạnh phong cách boutique, còn điều gì tạo nên sức hút và khiến resort không dễ nhầm lẫn với những resort cùng phân khúc trong khu vực mà chị đang muốn phát huy?

Khi thành thị ngày một “bê tông” hóa thì màu xanh của thiên nhiên là điều rất quan trọng. Ắt hẳn mọi người cũng nhận thấy một vấn đề không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới đang vô cùng quan tâm đó là bảo vệ môi trường. Từ ngày thành lập, Salinda đã được đầu tư bởi những vật liệu tốt nhất như dùng loại gỗ từ Hà Lan đảm bảo 50 năm sẽ không xuất hiện CO2 hay cam kết 75% diện tích khu resort được phủ đầy bởi hàng trăm loại cây và hoa cỏ. Ngay trong cách vận hành hàng ngày, chúng tôi cũng lược bỏ rất nhiều thứ không tốt cho môi trường. Bên cạnh đó, tháng 5 vừa qua chúng tôi cũng vừa kết hợp với Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam để chung tay giảm nhựa ở Phú Quốc. Thật ra, khách du lịch hiện nay không chỉ đi du lịch và khám phá, họ còn muốn biết nơi họ đến môi trường đang tồn tại như thế nào. Đây là vấn đề tôi vô cùng quan tâm, bởi thiên nhiên là yếu tố quan trọng và giúp cho việc kinh doanh được phát triển một cách bền vững.

Có thể gọi chị là thế hệ kế thừa khi sẽ trở thành một người chủ trong tương lai của tập đoàn do gia đình gầy dựng, vậy chị đã có phương thức học hỏi như thế nào để chuẩn bị cho bước tiếp quản?

Ngay từ nhỏ, bố tôi từng nói rằng, cố gắng thôi là chưa đủ mà còn phải thể hiện mình là một người xứng đáng với vị trí mà mình mong muốn nhận được. Và để trở thành một người xứng đáng thì bạn cần phải có thời gian để chứng minh giá trị của chính mình. Tôi rất muốn mọi người nhìn tôi không phải với hình ảnh tôi là người thừa kế và tiếp tục đảm nhận trọng trách đó, điều tôi muốn là có thể tạo ra sự tin tưởng để gìn giữ những gì người đi trước đã làm được rồi từ đó phát huy và phát triển cùng thế hệ sau để doanh nghiệp trở nên vững mạnh hơn theo năm tháng.

Tôi cho rằng điều khó nhất đối với một người lãnh đạo là phải trở thành một người gương mẫu. Kinh nghiệm có thể tích lũy và đào tạo, nhưng để trở thành một hình mẫu cho người khác thì kỹ năng thôi là chưa đủ. Đối với nhân viên của mình, tôi không quan trọng họ sẽ ở lại công ty lâu dài hay không. Điều tôi muốn nhìn thấy là hành trình của một nhân viên từ khi họ chập chững vào nghề đến khi họ có thể tạo ra thành tựu và tiến lên ở bậc cao hơn. Cho nên, dù sau này họ có đi bất cứ nơi nào, tôi mong rằng những giá trị mà họ nhận được khi làm việc cùng tôi sẽ có thể giúp họ tiếp tục phát huy đối với môi trường mà họ lựa chọn trong tương lai và cống hiến cho xã hội.

Theo chị, đâu là những tố chất phải có của một người muốn thành công trong lĩnh vực hospitality và chạm đến những vị trí quản lý cấp cao trong sự nghiệp?

Để trở thành một người lãnh đạo thì có rất nhiều yếu tố, nhưng một trong những yếu tố đó là phải tạo ra được thành tựu để có thể truyền động lực và trở thành nguồn cảm hứng cho những người xung quanh có thể nhìn vào đó và làm tốt hơn. Và đây cũng là điều tôi rất mong muốn mình có thể đạt được trong tương lai. Trong ngành này, điều quan trọng nhất là phải biết lắng nghe khách hàng, và một đối tượng “khách hàng” đặc biệt khác chính là nhân viên của mình. Bên cạnh đó, một tố chất không thể thiếu là bạn phải là người linh hoạt trong mọi tình huống và hiểu được thị trường đang muốn “nói” gì để từ đó lắng nghe và hành động. Dĩ nhiên, phát huy và thay đổi để nắm bắt những xu hướng mới không có nghĩa là bạn sẽ làm mất đi bản sắc và cá tính riêng của chính mình. Và cũng đừng quên sở hữu cho bản thân sự tò mò! Cuộc sống là một quá trình học hỏi, chính vì thế, sự tò mò cùng với tinh thần cầu tiến không ngừng nỗ lực chính là cách để bản thân tôi có thể hiểu sâu về một vấn đề chưa biết và từ đó bổ sung thêm cho bản thân những kiến thức mới làm phong phú hơn cho hành trang sự nghiệp.

Vậy đối với đối tượng “khách hàng” là đội ngũ nhân viên của mình, chị làm thế nào để việc kết nối với họ không gặp cản trở khi luôn có một khoảng cách vô hình tồn tại giữa sếp và nhân viên?

Theo tôi, một người lãnh đạo không phải là “vua” và sở hữu quyền lực, mà đó là người có thể “phục vụ” tất cả người khác tốt nhất có thể. Chính vì thế, tôi muốn nhân viên biết rằng, dù có bất cứ điều gì xảy ra thì tôi sẽ vẫn luôn ở đấy, bên cạnh họ để giải quyết những phát sinh không lường trước. Trong khách sạn có rất nhiều bộ phận với hàng trăm nhân viên khác nhau, và chỉ cần một bộ phận không vận hành trơn tru thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận còn lại. Vì thế, tinh thần teamwork chính là cách kết nối vô cùng quan trọng trong đội ngũ. Không chỉ phải kết nối trong công việc, mỗi cá nhân trong đội ngũ của tôi còn phải kết nối về cảm xúc với nhau và khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra ở bộ phận nào, thì các bộ phận khác đều có thể hỗ trợ một cách tình nguyện.

Từ những gì đã chia sẻ, chị có thể đúc kết một “kim chỉ nam” quản lý mà chị đang theo đuổi để tạo nên một đội ngũ ổn định trong công việc?

Tôi luôn xem đội ngũ là một gia đình lớn của mình. Vì lẽ đó, tôi cũng xem họ như những thành viên trong gia đình và đối xử có trách nhiệm hơn. Trách nhiệm ở đây không chỉ là có thể tạo ra công ăn việc làm cho họ, mà là làm sao để họ luôn cảm thấy Salinda là nơi hoàn toàn xứng đáng để họ bỏ thời gian và sức lực để cống hiến.

Đặc biệt, đối với lớp người trẻ, khi mới ra đời họ thường có nhiều ước mơ và mong muốn được phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trong sự nghiệp, để tìm ra định hướng và đạt được thành công thì cần một quá trình lâu dài. Tôi cho rằng, khi chưa thực sự hiểu rõ về bản thân, hãy học đi một cách chậm rãi. Tôi vẫn thường nói với nhân viên của mình rằng, tôi không quan tâm bằng cấp của các bạn cao đến đâu, quan trọng là các bạn có yêu công việc, muốn làm và mang đến niềm vui cho người khác hay không. Và khi các bạn có mong muốn mang đến những điều tốt đẹp cho người khác thì bạn mới có thể tồn tại và gắn bó trong ngành này. Lúc đó, dù các bạn có làm việc đến 10 tiếng hay hơn đi chăng nữa với sự mệt mỏi không tránh khỏi thì các bạn vẫn sẽ cảm thấy vui và hạnh phúc.

Không chỉ là một người quản lý, trong tương lai chị còn sẽ trở thành một người làm chủ. Chị đã chuẩn bị cho mình những gì để có thể dung hòa giữa hai vai trò này?

Thay vì một người chủ, tôi lại thích mọi người nhìn nhận tôi là một người quản lý hơn. Tôi muốn quản lý doanh nghiệp bằng cách định hướng cho nhân viên của mình biết rằng họ sẽ đi đâu tiếp tục trong tương lai. Về vai trò người chủ, vốn resort đã là một doanh nghiệp gia đình nên ắt hẳn trái tim của người chủ đã dành trọn cho nó rồi. Chính vì thế, giữa hai vai trò này tôi nhận thấy không có quá nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, là một lãnh đạo, bạn phải biết quản trị cảm xúc. Cảm xúc của bản thân chỉ có thể mang tính chất định hướng, còn công việc cần phải xử lý một cách lý trí và minh bạch. Theo tôi, cách tốt nhất để xử lý vấn đề là đừng xem nó là một vấn đề. Phải đối mặt với nó và hiểu nó đang xảy ra, tiếp theo phải biết chấp nhận và cuối cùng là giải quyết nó. Đối với tôi, vị thế không phải là điều quan trọng, mà quan trọng nhất là bản thân có thể sống đúng với cá tính của mình và trở thành một người lãnh đạo truyền cảm hứng thành công cho những thế hệ sau.

Chị nghĩ đâu là những điểm chung giữa mối quan hệ trong cuộc sống và trong kinh doanh?

Tôi nghĩ là có. Nếu muốn phát triển và gìn giữ một mối quan hệ lâu dài dù trong công việc hay cuộc sống, bạn cũng phải có sự thông cảm, chân thành và khiêm tốn. Và tôi cũng luôn là chính mình dù trong mối quan hệ cuộc sống hay kinh doanh, bởi tôi không muốn đánh mất cá tính và luôn muốn lan tỏa nguồn năng lượng tích cực mà tôi có đến tất cả những ai tôi có cơ hội gặp gỡ. Tôi cũng muốn nói rằng, đừng mong chờ vào sự thành công đến quá sớm. Sự thật là, mình càng thất bại sớm thì mình sẽ càng tìm ra đường đi đúng hơn và cũng sẽ càng hiểu hơn về bản thân. Đây là điều tôi thấy có thể áp dụng cho tất cả các ngành nghề và cả trong cuộc sống cá nhân.

Đang ra sức khẳng định chính mình nên ắt hẳn lịch trình công việc của chị vô cùng bận rộn và dày đặc. Vậy đâu là quãng thời gian chị dành cho bản thân để cân bằng cuộc sống của mình?

Tôi nghĩ đối với bất cứ doanh nhân nào thì cân bằng cuộc sống cũng là một việc không hề dễ dàng. Thẳng thắn mà nói, từ ngày bước chân vào ngành này tôi đã yêu nó và yêu đến độ không có cảm giác là bản thân đang phải làm việc. Trong ngành này có một điều đặc biệt là không có ngày nào giống ngày nào nên điều đó luôn mang đến sự hào hứng cho bản thân tôi. Tôi xem công việc là một sở thích, để vừa làm vừa chơi, vừa tiếp thu những điều mới mẻ và nhìn nhận cuộc sống theo hướng tích cực nhất có thể. 

Tôi cũng có sở thích chơi guitar. Âm nhạc có thể giúp xoa dịu và thậm chí dạy cho mọi người về sự kỷ luật nhưng vẫn thể hiện được phong thái của chính mình. Điều này không chỉ là sở thích, mà nó còn giúp tôi thả lỏng bản thân nhưng vẫn cảm nhận được mọi thứ xung quanh theo một góc độ hoàn toàn khác.

Ở thời điểm hiện tại, hạnh phúc của chị đến từ đâu và được định nghĩa như thế nào?

Tôi là một người sống tích cực và luôn tin rằng điều tốt đẹp sẽ xảy ra nếu bản thân cũng đối xử tốt với cuộc sống và tất cả mọi người. Vì vậy, có thể nói hạnh phúc của tôi quan trọng nhất là phải đến từ bản thân, vì chỉ mình mới hiểu điều gì là đúng đắn và tốt nhất cho mình. Đặc biệt, tôi cũng luôn dùng thái độ biết ơn đối với những gì mình đang có được, dù đó là thứ nhỏ nhặt nhất. Nếu ví hạnh phúc như một món kem, thì đó phải là món kem riêng biệt do bản thân làm ra, và tất cả những “toppings” thêm vào hay bỏ ra là lựa chọn chỉ có thể do bản thân quyết định. Và từ hạnh phúc cá nhân tựa món kem ngọt ngào đó, tôi mong muốn có thể mang đến sự tích cực và lan tỏa sự lạc quan của mình cho những người xung quanh. 

Bài viết và hình ảnh độc quyền của ấn phẩm Nữ Doanh Nhân  (issue 131 – tháng 12/2019).

Creative Director: HIEPLEDUC | Text: Hồng Đặng | Photo: Hoàng Vũ | Make up: Phạm Dung 

 

 

Business Development Director and Interim CEO Salinda Resort Phu Quoc,

SANDRA NGUYEN SI,

BEING AN “INSPIRER” IS ALL THAT MATTERS

 

A positive and energetic mindset is what everyone in the business world wishes to preserve. Such virtue is most distinctively expressed through the image of Sandra Nguyen Si, who harbors the desire to inspire those around her.

Returning to Vietnam after years of living and studying abroad, Sandra Nguyen Si sought to turn a new page in her life despite the fact that, as she honestly disclosed, she could not communicate in Vietnamese at all. However, in this interview with BusinessWoman Magazine, not long after taking on the positions of Sales Development Director and Interim CEO at Salinda Resort Phu Quoc, she surprised us all with her fluent Vietnamese and deep sincerity through the sparkle in her eyes and the constant smile on her lips. It wouldn’t be an overstatement that she stands among the successful generation of young entrepreneurs who are now inheriting their family businesses. Such a status, however, does not appeal to her much, as she would rather be judged by the efforts she puts out to bring about greater values to others.

Greetings Sandra! Ever since you stepped into the family business and assumed several roles in it, what kind of hardships and challenges have you been dealing with?

My first responsibility when returning to Salinda was as Head of Personnel Management. As my parents have always reminded me from day one, being a leader is all about managing people. But then again, earning the trust of others as a young woman with next to zero experience was no easy task. Being a director meant I would have to work with those of high seniority, whose mindsets would not be easily swayed. On the lower part of the power ladder, however, the majority of my staff are of a very young age. And one of the reasons that urged me to embrace this path is to pave the way for the future generation in the hotel industry, so that one day they may make us, and the country, proud. Though considering the current situation of Vietnam, it is still a long stretch as those with such capacity are few and far between, I believe that this is not a hardship, but a challenge that needs to be overcome. I believe that everything is possible, as long as you can find those who share the core values and aim at the same goal. In this time of ours, success no longer belongs to the strongest, but the quickest to adapt to new changes. Hardships and obstacles await at every turn, but as people often say, every cloud has a silver lining that only few are capable of finding.

So how do you suppose you have changed from then until now?

Quite a lot I suppose. After all, when we were young, weren’t we all a little too ambitious, overconfident in our knowledge, and at times conceited for knowing better than others? And then, over the course of time, I came to learn the importance of listening to others, not only the seniors with more experience, but everyone and everything; from my staff, my guests, or even the weather forecasts. And most importantly, listening to oneself. For me, the greatest challenge for any young individual as they step into the adult world is to understand themselves, much more than they think they do. Hence, what matters most is to realize what one’s life is worth and start working towards it.

With your stepping into this position just recently, perhaps you’d be the one to breathe a new breeze into Salinda Resort Phu Quoc. Do you expect to bring about such novelties?

To be honest, in terms of size Salinda is on a smaller scale when compared to other resorts. But what’s special about it that makes me proud is that it is one of the few family-run luxury resorts that embrace the boutique style. Having traveled to many places in the world, I’ve learned that people often want to discover unique values of the local area whenever they set foot on a new ground. Therefore, I’d hope that those who visit Salinda may be able to reflect upon themselves while writing new stories for the next page of their life, to experience both the ultimate “at home” feeling and the unforgettable moments that await them still. And, in turn, these visitors will become the inspirer, the “brand ambassador” for the resort and proclaim our values in the most authentic way.

The boutique style aside, what else do you think is the main attraction and distinctive trait that helps you stand out from other resorts of the same segment in the region?

With every urban region turning into a “concrete jungle”, the actual natural greenery and foliage become more and more important. Environmental protection, as you may realize, is a matter of paramount importance, not only in Vietnam, but all around the globe. In this respect, Salinda has gone “green” from the very beginning, using the highest quality materials like Dutch-imported lumber that guarantees zero CO2 emission for 50 years, or making commitment to cover 75% of the resort area with hundreds of species of plants. Even our daily operations are optimized to eliminate most harm to the natural surroundings. In addition, last May, we have just cooperated with the World Wide Fund for Nature (WWF) in Vietnam to help reduce plastic consumption in Phu Quoc. Indeed, tourists nowadays do not only consider the sights and activities, but also the environmental condition of a potential destination. This is a matter of great concern to me, since nature is the very backbone of this industry, whose sustainable development depends entirely on its continued preservation.

Being the inheriting generation who will take over the family business in the future, how have you prepared for the imminent passing on of power?

Ever since I was a child, my father has told me that effort alone is not enough to prove that you are worthy of what you desire, but the strength and competence to be so, and to prove that you are worthy, time is what you need. I wish to be viewed upon, not as a successor who simply carries on with the responsibility, but a trusted leader who not only preserves the foundation of the past generation, but builds on it with the efforts of the next. In turn, the business grows ever bigger and stronger as time goes by.

I believe that the most difficult task for a leader is setting an example. Knowledge can be acquired, skills can be trained, but being role model takes more than that. As for my staff, I don’t want to put a stress on their commitment. What I want to see is their progress, from their “rookie” days, towards every achievement and until they become a “veteran”. Therefore, no matter where they will go in the future, I do hope that the values they acquired here will be of use to them in the new environment and continue to guide them towards social contribution.

In your opinion, what are some of the must-have qualities for success in the field of hospitality, especially in high-ranking managerial positions?

It takes more than a few qualities to become a great leader. But one of the important elements is to achieve a certain level of accomplishment, so that one may motivate and inspire others to do better. This is also what I wish to achieve in a near future. As for this field, the key is to listen to your guests, and your staff is also a special kind of “guest”. Another indispensable quality is one’s flexibility in various situations and keen sensitivity to what the market “says” in order to act appropriately. It goes without saying, no doubt, that adapting to a new trend doesn’t mean abandoning one’s nature and distinctive style. And do not forget your curiosity! Life is a learning process, and it is the curiosity and relentless aspiration for the better that helps me dig deeper into an unknown matter and enrich myself with new knowledge throughout my career.

So, towards these special “customers” that are your staff, how do you establish a close connection with them when there always seems to exist an invisible barrier between employees and their bosses?

In my opinion, a leader is not a “monarch” who possesses the greatest power, but a principal “servant” who are there to help everyone as best they can. Therefore, I want my staff to know that I’ll always be there for them no matter what and help them resolve any complications that emerge. A hotel is run by several departments with hundreds of staff with different responsibilities, a huge and sophisticated machine that can be brought down by any single faulty cog. Team spirit, therefore, is the most important factor when it comes to connecting with the staff. Not only are they professionally connected to each other, my staff are also emotionally bonded, so that whenever and wherever a problem emerges, everyone can and will provide their help.

From what you’ve shared, can you summarize it into a “guideline” for management that you seek when establishing a stable crew of staff?

I always consider the staff as my big family, and each one of them a family member, so that I take more responsibility towards them. Responsibility, not only for their employment security, but for them to feel that Salinda is a place deserving of their time and effort.

The young generation, with their fresh hopes and dreams, often seek quick results. But finding one’s direction and achieving success in one’s career cannot be done overnight, taking a rather long and arduous process. In my belief, if you’re uncertain about yourself, tread slowly. I often tell my staff that, it doesn’t matter what degree you own, but whether you love this job and want to bring joy to others or not. Only then will you be able to survive and thrive in this field. And when you do, no matter how long you work, 10 hours and ever more, or how exhausted you will inevitably be, you will always be happy.

Being a manager and a future business owner, how have you prepared to take on both of these roles?

I’d prefer to be considered a manager rather than an owner. I want to direct the business in such a way that my staff know where they will be in the future. As a business owner, I’ve already set my whole heart for this resort, being the family business. Thus, I do not feel much difference between these two roles. Being a leader, on the other hand, I must be able to control my emotions as to sustain business, it still must be done with logic and honesty. In my opinion, the best way to solve a problem is by not considering it a problem. Face it, acknowledge it, accept it, and finally solve it. As for my status, it doesn’t matter much to me, not as much as being able to live true to myself and become a successful inspirer and leader for generations to come.

Do you think relationships in life and in business have anything in common?

They do, I believe. For a relationship to last long, either in work or life, you need to have sympathy, sincerity, and humility. I will always be myself in a relationship in both work and life, since I do not wish to lose myself, but to spread my positive energy to anyone I come across. I’d also like to say that one should not expect success to come too early. In fact, the sooner you fail, the sooner you will find the right way and the more you will understand about yourself. This, I believe, can be applied to any line of work and even in one’s personal life.

With the aim to make a name for yourself, you must be running quite a tight schedule at the moment. Do you spend any time for yourself to maintain balance in life?

Not only myself, but anyone in the business world would find maintaining balance in life a tremendously difficult task. Honestly speaking, ever since I set foot into this field, I’ve fallen in love with it, so much so that I no longer feel that I’m working at all. What’s special about this field is that every day is a different one, which gives me great excitement. Working is just like a hobby for me, a playful task where I can take in new things and look at life in the most positive direction possible.

I do have a liking for music, and right now the guitar. Music soothes the mind and even helps people train in discipline while still expressing themselves. It is not only a hobby, but a therapy that helps me relax while viewing everything around me in a whole different aspect.

At the moment, where do you derive happiness from, and how do you define it?

I am a positive person who always believes that good things will happen to me if I treat life and everyone in it with the same kindness. Therefore, happiness, for me, must come from within, because only we know for ourselves what is right and best for us. Moreover, I’m always grateful for what I have, even the smallest things. If my happiness was a bowl of ice cream, it must be made by myself, and whether which “toppings” go in or out is entirely up to me. With such happiness as sweet as an ice cream, I wish to spread my positivity and optimism to those around me.

Copyright© All Rights Reserved.

Độc giả đang đọc bài viết “Giám đốc & Interim CEO Salinda Resort Phu Quoc, Sandra Nguyen Si và khát khao là một “người truyền cảm hứng”” tại chuyên mục Professional của Tạp chí Nữ Doanh Nhân. Mời độc giả gửi ý kiến phản hồi và bài viết cộng tác cho chuyên mục này về địa chỉ email: bandoc@nudoanhnhan.netChân thành cảm ơn quý độc giả!

Đọc thêm:

#INTERVIEW | Phỏng vấn Giám đốc Quản lý BĐS Savills, Trần Minh Ái: “Chân thành là gốc rễ của thành công”

5 sự thật cơ bản có thể làm thay đổi cuộc sống và giúp bạn trở thành người ưu tú

Comment