Thành công từ thất bại - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Thành công từ thất bại

Bất kỳ thất bại nào cũng để lại cho chúng ta những tổn thất về cả tinh thần lẫn vật chất. Nhưng thất bại không phải là dấu chấm hết, bởi thực tế cho thấy, nhiều chủ doanh nghiệp thành công đã xoay chuyển tình thế từ những nỗ lực bất thành

Quả thật là không dễ dàng gì chấp nhận được sự thất bại. Không riêng các doanh nhân, tâm lý chung của con người thường thích đề cập và mơ đến những thành tích, chiến thắng và phần thưởng lớn đi kèm theo đó. Nhưng thực tế cho thấy, những nhân vật nổi tiếng thế giới, biết nhìn xa trông rộng như Thomas Edison hay Steve Jobs cũng đã nhiều lần trải qua cảm giác thất bại trong việc theo đuổi mục tiêu cá nhân. Vì vậy, nếu không thành công ngay từ lần đầu tiên, bạn cũng đừng lấy đó làm buồn phiền hay thất vọng. Hãy nắm rõ bốn điều dưới đây, vững một niềm tin và không ngừng nỗ lực, khi ấy bạn còn sợ gì thành công không đến với mình?!green target and arrows hitting the center

1Chấp nhận thất bại khi nỗ lực bất thành

Kinh doanh được ví như việc điều khiển một chiếc tàu. Nếu bạn cảm thấy chiếc tàu kinh doanh của mình đang đi xuống thì đừng vội vàng rời bỏ nó. Hãy cố gắng hết sức có thể, tận dụng bất kỳ cơ hội cuối cùng nào để cứu chiếc tàu khỏi cảnh chìm đắm. Một đến ba năm đầu khởi nghiệp được xem là một bước đệm tốt, nhưng nếu sau đó công việc kinh doanh này vẫn không mang lại hiệu quả, bạn có thể từ bỏ.

2Luôn chủ động trong các cuộc đàm phán

Hãy luôn nhớ rằng, người bắt đầu cuộc đàm phán thường là người nắm vị trí chủ động, kiểm soát và kết thúc nó theo cách của mình. Nếu để phía đối phương nắm quyền khởi động đàm phán, bạn sẽ liên tục bị mất quyền kiểm soát mà không hề nhận ra điều đó. Nếu thấy cần thiết, bạn nên ngắt lời đối phương để lấy lại quyền kiểm soát quá trình đàm phán. Điều đó rất quan trọng trong công việc kinh doanh của bạn.

3Thiết lập hệ thống tổ chức riêng

Nếu ủy thác hoàn toàn trách nhiệm xây dựng một hệ thống lưu trữ thông tin và dữ liệu cho nhân viên, họ sẽ làm theo cách riêng chứ không theo định hướng của bạn hay công ty. Rắc rối có thể xảy ra khi nhân viên đó nghỉ việc. Khi ấy, khó có người nào có thể hiểu rõ về cách vận hành hệ thống này. Vì vậy, ngay từ đầu, hãy thuê một tổ chức chuyên nghiệp tư vấn cho bạn, đồng thời phải đảm bảo rằng bạn hoàn toàn có khả năng xử lý hệ thống của mình một cách chủ động.

4Phát huy tinh thần đồng đội

Ít có sự tổn thất nào làm ảnh hưởng tiêu cực đến toàn công ty hơn sự ra đi của một thành viên đồng sáng lập nào đó. Nếu không may có một ai đó trong hội đồng sáng lập công ty rút lui hoặc thậm chí qua đời, bạn nên dừng lại một chút, bắt đầu chia sẻ cho những nhân viên có kinh nghiệm và thân tín xử lý những công việc hàng ngày của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội tốt để bạn nói chuyện một cách trung thực với họ về tương lai của toàn công ty. Những nhân viên thật sự biết đóng góp vì sự phát triển chung của công ty sẽ luôn sát cánh cùng bạn trong những hoàn cảnh đặc biệt này.

Bài viết và hình ảnh độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân

Có thể bạn quan tâm:

Lãnh đạo giỏi sẽ “biến hóa” giỏi

6 câu chuyện vượt thất bại của người thành công

8 nguyên tắc quản lý thời gian của người thành công

Comment