Đối diện với chúng tôi lúc này dường như không phải người phụ nữ là Thành viên HĐQT, Công ty Redwok và Sudest Production và đã chạm đến đỉnh thành công. Bởi đôi mắt ánh lên niềm đam mê cháy bỏng khi bàn về câu chuyện kinh doanh của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Kim Oanh đã thay chị cho chúng tôi biết rằng, chưa phút giây nào chị ngừng nghỉ khát khao được làm việc, được cống hiến và phát triển chính mình trên chốn thương trường ẩn chứa nhiều chông gai.
Với mái tóc ngắn cá tính cùng chiếc áo sơ mi trắng giản đơn, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Kim Oanh, nhà sáng lập của chuỗi nhà hàng Wrap & Roll đã mang đến cho chúng tôi nhiều ấn tượng tại buổi phỏng vấn sau bao năm gặp lại. Chị vẫn là một đại diện tiêu biểu không thể không nhắc đến cho hình ảnh phái đẹp trên con đường kinh doanh với nhiều nhận định sắc sảo nhờ trực giác nhạy bén và lối sống tôn trọng bản năng mà chị theo đuổi. Với chị, sự bản lĩnh chững chạc giữa thương trường nhiều sóng gió chẳng phải là điều dễ dàng có được nếu bản thân mỗi chúng ta không trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc tính kỷ luật và tự giác cân bằng cái tôi của chính mình…
Xin chào chị Kim Oanh! Hơn một thập kỷ nhìn lại từ những ngày đầu khởi nghiệp, đến bây giờ chị đã tự tin nói rằng mình đã nếm trải đầy đủ những “gia vị” cần có cho công việc kinh doanh chưa?
Nếu ví cuộc sống kinh doanh như một món ẩm thực thì hẳn đó là một khái niệm không giới hạn để diễn tả, ở mỗi thời điểm và nơi chốn khác nhau “món ăn” này sẽ mang đến những cảm nhận riêng với những “gia vị” mới đặc trưng thích hợp với mỗi người theo cách riêng của họ. Cuộc sống vốn rất dài, chúng ta sẽ lại được học những điều mới ở những chặng đường mới, và rồi nhận ra có những thứ tưởng chừng đã biết nhưng thực chất đó cũng chỉ là sự biết trong khuôn khổ trải nghiệm của chính mình. Ở ngưỡng cửa của một nữ doanh nhân tuổi 40, tôi đã trải qua cả thành công lẫn thất bại trong công việc, có lúc đối mặt với sóng gió và cũng không thiếu những giây phút cảm nhận được sự bình yên, nhưng nếm trải sẽ còn tiếp diễn và đó là một phần của sở thích khám phá khả năng của chính tôi. Thế nên, tôi thấy rằng sẽ không bao giờ là đủ để bản thân hiểu rõ thêm về cuộc sống này. Bản thân mỗi người nên luôn cho mình cơ hội để tiếp nhận những điều mình chưa biết và làm phong phú thêm “thực đơn” cho hành trình phấn đấu trong sự nghiệp của chính mình.
Trải qua những giai đoạn thăng thầm trong khởi nghiệp, chị đã ở trong tâm thế ra sao khi doanh nghiệp non trẻ ngày nào bước vào thời kỳ lớn mạnh và vươn xa?
Khi doanh nghiệp thành công và có độ nhận diện rộng rãi hơn thì mọi người thường nghĩ rằng người làm chủ sẽ “thừa thắng xông lên”, nhưng sự thật đó chính là lúc bản thân tôi cảm thấy hoang mang. Hoang mang vì khi doanh nghiệp phát triển nhanh như thế thì làm thế nào để đảm bảo yếu tố bền vững để thương hiệu sẽ không bị trở thành một cái tên mang tính trào lưu, và đặc biệt là làm thế nào để lòng tham không chi phối những quyết định. Thời điểm ban đầu khi có rất nhiều quỹ đầu tư hay các tổ chức khác không ngừng ngỏ lời mời hợp tác, tôi vẫn rất tập trung bám sát chiến lược để không dễ dàng bị chi phối bởi mọi lời đề nghị và điều đó đã khiến cho tôi duy trì được chặng đường “về đích” của mình.
Sau thời gian phát triển sự nghiệp trên con đường ẩm thực, hiện tại được biết chị còn lấn sân sang lĩnh vực sản xuất phim và TVC, tại sao lại có quyết định này thưa chị?
Ở thời điểm hiện tại, tôi đang điều hành công ty sản xuất phim Sudest Production do ông xã tôi gầy dựng từ năm 1995, trước cả khi Wrap & Roll ra đời. Thật sự tôi vẫn tham gia hỗ trợ ông xã kinh doanh suốt nhiều năm qua, nhưng gần đây khi Wrap & Roll đã vững mạnh tôi mới quyết định tập trung toàn bộ sức lực cho Sudest để phát triển công ty bước vào giai đoạn mới. Có thể nói bước chuyển mình này là một trải nghiệm đúng thời điểm, cho tôi tư duy và cách nhìn nhận linh hoạt cùng khả năng thích ứng cao trước những biến chuyển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số và những tác động không ngừng của nó đến hoạt động truyền thông hiện đại. Việc được trực tiếp điều hành và tham gia vào các công đoạn của lĩnh vực phim ảnh cho tôi nhiều hứng thú dù có rất nhiều điều mới mẻ kèm theo khả năng phải bắt kịp những chuyển biến nhanh chóng về công nghệ. Tôi xem đó là những thử thách cho sự kiên nhẫn và cởi mở học hỏi của mình, tôi thích tự nhận mình là người không có kinh nghiệm để được lắng nghe và tiếp thu nhiều hơn những kiến thức mới, đặc biệt là trong ngành nghề sáng tạo đang phát triển không ngừng này.
Những quan điểm kinh doanh đã đúc kết được trong ngành F&B liệu có trợ giúp đắc lực cho chị trong lĩnh vực mới mẻ này không?
Nhiều người cho rằng sản xuất phim là một ngành thiên về kỹ thuật và sáng tạo, nhưng ở góc độ điều hành tôi nhận thấy đây cũng là một ngành mang tính dịch vụ có nhiều điểm tương đồng với F&B. Cả hai đều đặc biệt rất cần sự nhẫn nại và tính kỷ luật trong tác nghiệp bởi các nhân sự trong một đoàn phim hay ở một nhà hàng đều cần có sự phối hợp “ăn ý” tuyệt đối trong những thời khắc quan trọng. Nguyên tắc hàng đầu của một người làm dịch vụ là luôn phải biết lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của người khác khi tiếp xúc với khách hàng hay đồng nghiệp trong ekip. Họ cần ý thức rõ ràng rằng, mỗi người trong số họ đều là một mắc xích trong một chuỗi liên kết chặt chẽ với nhau để mọi việc được diễn ra suôn sẻ theo một quy trình định sẵn nhưng lại tiềm ẩn nhiều yếu tố phát sinh khách quan, qua đó cũng là cách để doanh nghiệp của họ có thể đem đến ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng về tác phong làm việc chuyên nghiệp cùng dịch vụ cung ứng tinh tế. Đó chính là những kinh nghiệm tôi đã đúc kết được sau 15 năm hoạt động ở ngành F&B, và tôi thường đem chúng để chia sẻ với mọi thành viên trong Sudest. Ban đầu, có thể nhiều người đã cảm thấy tư duy đó không hề liên quan nhưng đến nay tôi đã nhận được sự đồng lòng của đội ngũ và thấy được hiệu quả khi áp dụng cách nghĩ của người làm dịch vụ vào hoạt động kinh doanh này.
Trong nhiều năm hoạt động trên thương trường, đâu là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong phong cách điều hành kinh doanh của chị?
Trong kinh doanh, tôi có hai nguyên tắc hàng đầu. Một là hãy luôn tìm lý do để làm được, chứ không bao giờ kiếm cớ để thoái thác. Khi có một sáng kiến hay chiến lược mới được mọi người đưa ra giới thiệu trong đội ngũ, từ cảm nhận ban đầu có thể nhiều người cho rằng phi thực tế nhưng tôi rất không đồng tình và sẽ căn chỉnh ngay tức thì đối với những ai có thái độ “không thể” ngay từ phản ứng đầu tiên. Nguyên tắc thứ hai của tôi là luôn dành sự tập trung cao độ cho khả năng đo lường, cảm nhận và cả tính linh hoạt trong việc sử dụng các dữ liệu để phân tích vấn đề, từ đó xác định mức độ ưu tiên dành cho chúng. Đây được xem là cách để tôi xây dựng tư duy vượt ra khỏi vùng an toàn và không cho phép chính mình bị bó hẹp trong một giới hạn nào trong công việc.
Đây là phương châm điều hành đã được chị nghiệm ra sau một thời gian dài kinh doanh hay nó đã dung hòa với tính cách của chị ngay từ ban đầu?
Tôi tin rằng những nguyên tắc này được hình thành một phần dựa trên chính những tố chất mà tôi sẵn có đó là sự tò mò và thích quan sát. Cũng như mọi người, khi chọn một ngành nghề nào tôi cũng phải chấp nhận rủi ro và sai sót. May mắn thay, tất cả các ngành nghề mà tôi chạm tới dù ngắn hạn hay dài hạn, dù thành công hay thất bại đều là những lĩnh vực mang tính sáng tạo cao. Bản chất của các công việc đó đã tương hợp với một phần tính cách của tôi và đem đến cho tôi sự khám phá sâu hơn về bản thân cũng như nhiều trải nghiệm quý giá trong điều hành quản lý.
Tuy nhiên, khi công việc kinh doanh ngày càng mở rộng và phát triển thì kết quả tất yếu của nó là góp phần vun bồi thêm cho tôi những quan điểm sống, những giá trị sống cùng tư duy điều hành sắc bén hơn mà nếu vận dụng các đúc kết từ bản năng thì không thể có được.
Với những kinh nghiệm đã có, khi tiếp cận sâu hơn vào lĩnh vực làm phim chị có đủ tự tin không? Những thời điểm có đôi chút nghi ngại về bản thân, một doanh nhân như chị sẽ chọn xử lý như thế nào?
Thật sự thời gian đầu mỗi khi có cảm giác thiếu tự tin thì song song đó tôi sẽ có cảm giác khó chịu với chính mình. Tôi phải chấp nhận thực tế rằng, trong 20 năm qua cho dù cùng ông xã gây dựng nên Sudest nhưng tôi chỉ đứng sau “hậu trường” nên không thể nắm thực tế và sát sao với đội ngũ. Điều đó khiến cho việc tham gia điều hành trực tiếp của tôi tại Sudest ban đầu không hề dễ dàng, và sự nhanh nhẹn vốn là thế mạnh của tôi đôi khi cũng trở thành yếu điểm trong tình huống này. Tôi xem đây là một cơ hội để tôi nhìn nhận lại và tìm hiểu tận cùng mọi vấn đề, thấy rõ đâu là những điểm yếu cũng như điểm mạnh của chính mình.
Tôi nghĩ bản thân mỗi chúng ta nếu đang có điều gì đó để sợ hãi, để chất vấn hoặc thiếu tự tin thì chúng ta đang thật sự sắp khám phá thêm được những điều mới mẻ, chúng ta đang phát triển, đang được học hỏi để hoàn thiện. Những khi mất ngủ và bất an, hãy cứ để cảm giác đó xảy ra, vì đơn giản, đó chính là một trạng thái mà mỗi người sẽ phải đối diện trong suốt quá trình phát triển tiềm lực cá nhân để trở thành một người điều hành đứng đầu ưu tú. Một khi là doanh nhân, bạn phải có tinh thần “đứng mũi chịu sào”, biết đương đầu, chấp nhận những sai lầm hay thậm chí là mất mát nhưng không được phép đổ lỗi và phải chịu trách nhiệm với những quyết định của chính mình.
Đã là sếp lâu năm nhưng nếu hiện tại được đặt mình vào vị trí của nhân viên, chị nghĩ một người sếp giỏi và đáng nể sẽ như thế nào từ góc nhìn của họ?
Sếp giỏi trước hết phải là một người lãnh đạo biết lắng nghe, cho phép nhân viên làm những việc táo bạo có nguy cơ sai và cho phép sửa sai, song song đó cũng là một người luôn cho nhân viên cảm thấy có một nơi để tìm đến và tin cậy. Một điều nữa là người sếp giỏi phải luôn duy trì được tính công minh trong tổ chức và có trách nhiệm hướng tổ chức tới những giá trị nhân văn tốt đẹp. Còn một người sếp đáng nể là người có tầm nhìn chiến lược rõ ràng cũng như sở hữu tính kỷ luật cao. Họ phải có thể trao đổi được với nhân viên như những người cộng sự, không chỉ thấu hiểu và đồng cảm với nhân viên của mình mà còn khơi gợi, thậm trí thúc đẩy và khuyến khích nhân viên mạnh dạn vượt qua ra khỏi vùng an toàn của chính họ để phát huy năng lực.
Là một nữ doanh nhân đã kinh doanh thành công và khẳng định được tên tuổi trên thương trường, theo chị chúng ta nên hiểu như thế nào về sự thành đạt?
Thành đạt là lúc bạn có điều kiện, khả năng và cả sự thanh thản để nói “có” hoặc “không” với những gì bạn phải lựa chọn. Thành đạt cũng là lúc bạn cảm thấy mình làm được thêm nhiều điều cho thêm được nhiều người. Bên cạnh đó, bạn chỉ thành đạt khi vẫn cảm thấy sung sức vào mỗi sáng thức dậy để sống một cuộc đời mà mình muốn và thuộc về mình mà không phải theo ý muốn của bất kỳ ai. Đó cũng là lúc bạn luôn tìm thấy những ý tưởng mới để khám phá cho mỗi ngày thêm thú vị, bởi nếu không còn điều gì khiến bạn hứng thú theo đuổi thì ắt hẳn cuộc sống này sẽ trở nên vô cùng buồn tẻ và chán nản, sự thành đạt khi đó liệu còn có ý nghĩa chi? Với tôi, thành đạt là một hành trình sống trọn vẹn và ý nghĩa như vậy.
Đến thời điểm này, còn điều gì ở bản thân mà chị nghĩ rằng mình cần phải thay đổi và điều chỉnh không, đặc biệt ở vị trí người làm chủ?
Vốn là người không thích bó buộc và luôn nghĩ vượt ra khỏi vùng an toàn, tôi luôn cho rằng mọi thứ đều có dòng chảy của riêng nó và sẽ thay đổi tùy theo triết lý sống của mỗi người, ở những giai đoạn khác nhau. Vì vậy tôi hoàn toàn cởi mở với những thay đổi, khi cần thiết tôi sẵn sàng điều chỉnh những gì tôi cho là thiết yếu để hài hòa hơn với mọi người. Tôi cũng luôn chia sẻ những quan điểm sống của mình với những người đồng hành, từ cộng sự đến ông xã hay con trai, ngược lại tôi cũng thích nghe chia sẻ từ họ để hiểu nhau hơn và hướng tới sự hài hòa về giá trị sống. Ngoài ra, có một thói quen mà tôi đã thực hành nhiều năm qua và đạt được nhiều kết quả tốt, đó là làm việc gì cũng làm đến nơi đến chốn, nói là làm và nói điều gì cũng phải nói rõ ràng, hết ý, và việc nghe cũng tương tự. Sau tất cả tôi nghĩ rằng, người làm chủ cần biết đâu là điều khiến bản thân cảm thấy tự ti để thẳng thắn đối diện với nó. Bên cạnh đó, họ cần tập trung để có thể tự loại bỏ những suy nghĩ huyễn hoặc hoặc phi thực tế để hướng mình tới những quyết định sáng suốt cho doanh nghiệp và cho cả chính bản thân mình.
Đối với cá nhân tôi, khi một khó khăn tìm đến, tôi thường cố gắng tìm đúng người và không quá hai để chia sẻ. Điểm tựa tinh thần tôi luôn chọn cho mình đó là những khoảng lặng để nghiền ngẫm và có những suy nghĩ thấu đáo. Tôi không có thói quen tìm lời khuyên của một ai đó mà chỉ cần họ cho tôi những câu hỏi xác đáng để kích thích tôi tìm câu trả lời tháo gỡ vấn đề, bởi tôi cho rằng, cuối cùng không ai khác mà chính tôi vẫn phải là người chọn giải pháp. Và một khi đã quyết, dù đó có là một quyết định đúng đắn hay sai lầm thì tôi cũng không thể đổ lỗi cho ai. Vì thế, đã là doanh nhân tôi cho rằng con đường phát triển sự nghiệp luôn có những khi cần độc bước và kèm theo đó là cảm giác cô đơn.
Những bạn trẻ startup hiện nay luôn được khuyến khích theo đuổi ước mơ và đam mê, nhưng thực tế của người làm kinh doanh đều thấy rằng đam mê thôi là chưa đủ. Theo chị, người khởi nghiệp còn nên cần trang bị cho mình những gì?
Startup không dành cho người yếu tim và nó là bước đầu tiên để một người đi tới việc trở thành một doanh nhân thực thụ. Khởi nghiệp cần tố chất nhưng thành công hay không thì lại là chuyện khác. Thứ nhất, bạn cần phải hiểu mình, tố chất của mình và điều mình thực sự yêu thích để chọn ra lĩnh vực kinh doanh mà bạn tin rằng mình sẽ làm tốt nhất. Thứ hai, bạn phải khảo sát thị trường thật kỹ để tìm hiểu về ngành nghề bạn đã chọn và tìm ra được thị trường nghách. Thế nhưng, cái ngách đó cũng phải đảm bảo đủ lớn và có khả năng kết nối với những hệ sinh thái khác để ý tưởng kinh doanh của bạn có chỗ đứng và phát triển. Thứ ba, hãy chọn một mô hình hay sản phẩm kinh doanh chưa ai làm hoặc đã làm rồi nhưng chưa thành công. Một sản phẩm ra đời gây được chú ý không chỉ cần độc đáo ở cách làm mà còn ở cách người khởi nghiệp tiếp cận thị trường. Bạn cần nhớ rằng việc tìm ra tính độc nhất của sản phẩm luôn khó hơn việc xây dựng tính độc nhất của mô hình và cách thực thi của phương án kinh doanh. Thứ tư, đó là phải xây dựng được “long mạch” dựa trên nguồn lực cốt lõi và thiết lập cách vận hành công ty bám sát khả năng nhân rộng ý tưởng kinh doanh trong ngách thị trường đã chọn. Cuối cùng là hãy làm đi! Đừng ngại ngần! Hãy bước ra ngoài để kêu gọi vốn đầu tư hoặc tiếp cận với những nhân tố cố vấn tiềm năng giúp cho ý tưởng của bạn được hiện thực hóa sau khi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất có thể.
Chị đã đề cập ở đầu bài rằng không nên để lòng tham chi phối bản thân, vậy giữa khát vọng và tham vọng, chị làm thế nào để kiểm soát được chữ “tham” trong đó?
Tôi cho rằng trong con người luôn tồn tại lòng tham hay nói cách khác sự ham muốn hướng tới tính sở hữu cao hơn. Thực ra, những ham muốn hay tham vọng chính đáng sẽ giúp hướng ta tới những khát vọng. Trong khi khát vọng cho ta sự kết nối, hướng ta tới những mục đích và mong muốn khác nhau, thì tham lam lại chỉ hướng ta tới một mục đích riêng lẻ. Lựa chọn làm điều gì hay dành thời gian cho ai, thành tựu cá nhân ra sao là những quyết định dựa trên nền tảng và triết lý sống của bản thân mỗi người. Vì vậy, suy cho cùng mỗi người hãy tìm cho mình một triết lý sống và niềm tin vào triết lý ấy để dẫn dắt toàn bộ thói quen hay tạo nên tính kỷ luật nhằm kiểm soát bản thân. Triết lý sống đó sẽ đồng hành cùng bạn đến đúng nơi mà bạn cần đến, và khi có những điều khiêu khích hay cám dỗ, triết lý sống mà bạn hằng tin cũng sẽ hướng bạn về sự lành tâm trong sâu thẳm, từ đó bạn có thể luôn luôn thức tỉnh và nhắc nhở mình không bao giờ lạc lối hay bước “chệch đường ray”.
Cám ơn chị!
Bài viết và hình ảnh độc quyền của tạp chí Nữ Doanh Nhân (số 129 phát hành tháng 10/2019).
Text: Jenni Võ, Hồng Đặng | Creative Director: HIEPLEDUC | Photo: Thạc Trường Giang
BOARD MEMBER, REDWOK & SUDEST PRODUCTION CO. LTD,
Nguyễn Thị Kim Oanh
BUSINESS IS A LIFE-LONG LESSON
The woman we are facing doesn’t seem like someone at the peak of her success, but one whose desire to work, contribute, and grow in a business world full of twists and turns is expressed through her eyes, blazing with passion when talking business matters. She’s businesswoman Nguyen Thi Kim Oanh.
Appearing with her short and stylish hairstyle, in a plain white shirt, businesswoman Nguyen Thi Kim Oanh, founder of the Wrap & Roll restaurant chain, brought about a handful of surprises for us. Despite being away from the spotlight for many years, she remains a celebrated figure for the fair sex in the business world, with the sharp remarks that consummate her acute intuition and instinctive way of life. For her, the strength to keep one’s bearing in the rough sea of business has been hard-earned through a long training process of discipline and keeping one’s ego in check.
Greetings Kim Oanh! With over a decade in the business world, do you now have the confidence to claim you have tasted all the “spices” of a business career?
If the business life were a culinary dish, there would be no limits to its definition. This is because it always comes off with a different taste and “spice” in a different place and time for a different person. Life is long, and with every new journey comes a new lesson that helps you grow beyond the limit of your knowledge. Reaching the age of 40 as a businesswoman, I have tasted both the sweetness of success and the bitterness of failure and traveled through both violent waves and calm waters, and yet the experience goes on as part of my passion for exploration. Therefore, I think there’s no limit to the knowledge of life. Each and every one of us should be giving ourselves the chance to approach unknown elements and enrich our “menu” on this journey of self-improvement.
Having been through the vicissitudes of a business career, what did you have in mind when witnessing the once young and green company begin to grow and reach out to the world?
When a business becomes more successful and receives wider recognition, most people would expect the owner to “keep up the good work”, but this was a time of confusion for me. I felt confused, because I had no idea how to keep a business growing so fast on a steady track, how to make its name last longer than the spur of the moment, and most importantly how not to make decisions out of greed. Despite countless offers from investment funds and organizations, I stuck to the original plan, not letting myself become an easy target for just any alluring suggestion, and this has helped me reach the finish line.
As far as I’m informed, you haven’t stopped at the culinary field, but have recently branched out to film production and the TV commercial industry. Why did you make such a decision?
At the moment, I am running a film production company called Sudest Production, founded by my husband in 1995, even before Wrap & Roll was born. In fact, I’ve been involved in the company’s operation for many years, supporting my husband, and only after Wrap & Roll has grown enough to stand on its own did I decide to focus everything on Sudest, in preparation for its next development stage. Perhaps this is the right move, as it has improved my logical thinking and flexibility, as well as my adaptability to the ever-evolving digital technology and its ceaseless impact on the development of modern-day media activities. Getting directly involved in the film-making procedures has given me a new source of excitement, though this also requires learning from the most basic things while keeping pace with the rapid growth of technology. I myself consider these the challenges of patience and aspiration. I’d prefer to admit my lack of experience, hence gaining the chance to listen and acquire new knowledge, especially in this ever-growing creative field.
How about the business experience you’ve drawn in the F&B field? Were they of any help to you in this new area?
It is often thought that film production is a field for technique and creativity, but from an administrative point of view, it is also a service industry that bears many similarities to F&B. That is, they both require extreme patience and discipline in operation, and each member of the film crew, or a restaurant staff, must be perfectly “coordinated” in the most critical moments. The first rule in service is to always listen and understand the other person’s idea, whether it’s a customer or a colleague. They must remember that each and every one of them is a link in the chain, a cog in the machine that must work in sync to run a smooth operation, part of a procedure which may entail many hidden risks despite its fixed nature. Such is a way for their company to strike a good impression on their customers as a professional and understanding service provider. These are the lessons I’ve drawn from my 15 years working in the F&B industry, and I often share them with the members of Sudest. Many might think that this way of thinking is irrelevant at first, but by now it has received the undivided support from the crew and proved its effectiveness, applying the mindset of a service provider to this kind of business.
After all these years in the business field, what has been the “guiding star” for your management style?
I have two principles in business. First, always find a solution, not an excuse. Whenever a new initiative or strategy comes to the table, there will be always be those who consider it impractical or impossible, and there will always be me who disproves them and nips any “no-can-do” attitude from the bud. Second, pay attention to measuring and sensing data, as well as using them flexibly when analyzing a matter in order to determine its degree of priority. This is how I “think outside the box” and prevent myself from any restriction in my work.
Is this management method a culmination of your business experience or a display of your inherent characteristics?
I believe that the mentioned principles were formed partly from my innate qualities, pure curiosity and keen observation. No matter what profession you choose, there will always be risks and errors that you have to accept. Fortunately for me, all the areas that I’ve tested myself with, in either long- or short-term capacities and with or without success, are those that require strong creativity. The nature of the work is compatible to a part of my personality, and has given me more insight about myself and many a valuable lesson in administrative work. On the other hand, with a business that is growing and expanding day by day, I have also acquired many life perspectives and acute management thinking that instinctive reflection alone cannot elicit.
With this wealth of experience, are you confident enough to dig deeper in the film-making industry? When in doubt, what would a businesswoman like yourself do?
Honestly speaking, I was both timid and uncomfortable with myself at first. A fact I must accept is that, though I have been supporting my husband in the development of Sudest for the past 20 years, I was nowhere near the “front line” where the actual work takes place with actual people. This imposed quite an initial obstacle to my direct management at Sudest, and has turn my trusted weapon, quick-mindedness, against me. This was a chance for me to recap the situation and get to the root of every problem, while reassessing my strengths and weaknesses.
I believe that at the same time that we have something to fear for, to question, and to doubt, we are on the verge of discovery, growth and perfection. Don’t worry about insomnia or anxiety, let it happen! Because it is simply a stage that we must face when reaching into our potentials and rise to become an elite leader. Being a business owner means facing everything head-on, be it failures or losses, without putting the blame on anyone else and assuming full responsibility for one’s own decisions.
From the perspective of an employee rather than a seasoned manager, how would you describe a competent and respectable leader?
A good leader must first be a good listener who allows his or her staff to boldly risk failure and learn from their mistake, while remaining a trustworthy “final stronghold” for them. A good leader must also maintain a fair and just organization while guiding it towards humane values. Meanwhile, a respectable leader is one who possesses a clear strategic vision and strict discipline. They must also be able to communicate with their staff as equals; not only understanding and sympathizing with them, but stimulating and encouraging them to step out from the comfort zone and maximize their potential.
Having made a name for yourself in the business world, how would you define success?
Success means having the condition, capability and peace of mind to say “yes” or “no” to every choice. Success also means feeling you can do more things for more people. In addition, you are only truly successful when you wake up every morning full of energy to live the life you want and not follow anyone’s expectation. That is also when you discover new ideas to make every day more exciting. Because without a goal, life would be boring and tedious, and what meaning would success have then? For me, success is living life to its fullest.
Up to this moment, is there anything about you that needs to changed or adjusted, especially in your role of a business owner?
Being a rule breaker and out-of-the-box thinker, I always believe that everything has its own course, which can vary depending on one’s life philosophy in different stages. Therefore, I am totally open to changes and willing to make adjustments whenever necessary to harmonize better with others. I also share these perspectives of life with those around me, from my work partners to my husband and even my son, while listening to their opinion at the same time to reach a mutual understanding and harmony in our life values. In addition, a practice that I’ve observed over the years, which has yielded many great outcomes, is to put my intention to clear words, my words to actions, and my actions to proper end-results, as well as listening carefully to others’ opinions.
All in all, I suppose that a business owner must realize the cause of his or her lack of confidence and face it head-on. Moreover, they need to eliminate any delusional or impractical thought and focus on making wise decisions for their business and themselves. As for me, whenever a problem emerges, I often find solace in another person; just one, but the right one. An emotional resort for me includes the moments of silence that I use to reflect upon myself and elicit thoughtful insights. I don’t have the habit of seeking another person’s advice, but rather a trigger question that helps me untie the problem myself. Because in the end, it is me who has to pick a solution, not anyone else. Then, once the decision has been made, I will take full responsibility for it, whether it’s a success or failure. Therefore, I believe that the path of business is a rather lonesome and solitary one.
The young start-up generation at the moment is often encouraged to pursue their dream and passion, but anyone with some experience in business would know that passion alone is barely enough. What else do you suppose a start-up entrepreneur should equip him or herself with?
A start-up is not made for the weak-hearted and is the stepping stone for one to reach true entrepreneurship. It requires certain qualities, and even then, success is not certain. First, you must understand yourself, your qualities and interests, in order to choose a business category that you believe you will do your best in. Second, you have to conduct thorough market research in the respective category and find an appropriate market section. This section, however, must be large enough and connectable with other business ecosystems in order for you to make a stand for yourself and grow. Third, choose a business model or product that has never been employed, or has been without success. Whether a new product can attract customer attention depends not only on its uniqueness, but also the market approach of its owner. Remember that making a unique product is always harder than developing a unique business model and execution method. Fourth, use your core resources to tap into the “dragon veins” and structure your company’s operation so that your business concept can quickly expand in the chosen market section. And finally, just do it! Don’t hesitate! Step out and call for investment or seek potential consultancy that can help you realize your idea after making the best preparations.
You did mention at the beginning of our conversation that one should not make decisions out of greed, so how do you walk the thin line between greed and ambition?
I believe that greed, or the desire for greater possession, is an inseparable part of human nature. In fact, justified desires or greed can lead us to honourable ambitions. And while greed guides us towards ourselves, ambition guides us towards each other, towards different goals and aims. What to do, who to be with, or how successful one can be are the decisions that must be made according to each person’s background and life philosophy. In the end, therefore, everyone must find for themselves a life philosophy that defines their entire behaviour and fixates on a discipline in order to control themselves. Such a philosophy will guide you to where you need to be, and in the face of agitation or temptation, it will help you find the decency from within, keeping you conscious and reminding you never to go “off track”.
Thank you!
Copyright© All Rights Reserved.
Độc giả đang đọc bài viết “Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Kim Oanh – Thành viên HĐQT Redwok và Sudest Production: Không bao giờ là đủ để nếm trải trong kinh doanh!” tại chuyên mục Professional của Tạp chí Nữ Doanh Nhân. Mời độc giả gửi ý kiến phản hồi và bài viết cộng tác cho chuyên mục này về địa chỉ email: bandoc@nudoanhnhan.net. Chân thành cảm ơn quý độc giả!
Đọc thêm:
CEO Metascent, Janelle Donnelly: Ngã rẽ cuộc đời & câu chuyện nước hoa