NTK Trisha Võ kế thừa thương hiệu Áo dài Liên Hương với tâm niệm: “Yêu nghề để sống trọn với nghề” - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

NTK Trisha Võ kế thừa thương hiệu Áo dài Liên Hương với tâm niệm: “Yêu nghề để sống trọn với nghề”

Không chỉ gửi gắm niềm đam mê với nghệ thuật và thời trang vào tà áo dài, nhà thiết kế Trisha Võ đến từ thương hiệu Áo dài Liên Hương còn khát khao đem câu chuyện về bộ quốc phục trở thành mạch cảm hứng và góp tiếng nói vào việc bảo tồn và gìn giữ những ý niệm tốt đẹp của văn hóa Việt…

nha thiet ke Trisha Vo ao dai Lien Huong

Chúng ta vẫn thường thấy hình ảnh các quý cô xúng xính với tà áo dài dập dìu trong gió để phô diễn vẻ đẹp thanh thoát của mình trong những ngày lễ đặc biệt. Nhân dịp này, ekip Nữ Doanh Nhân đã gặp gỡ một nhân vật hết sức đặc biệt, đó là nhà thiết kế áo dài Trisha Võ (tên thật: Võ Phúc Minh Thư), Giám đốc Sáng tạo và Marketing của thương hiệu áo dài Liên Hương. Quyết định kế nghiệp người mẹ tài giỏi đã gầy dựng thương hiệu thành công 25 năm qua, Trisha Võ hứa hẹn sẽ là nhân tố tiếp theo mang đến những giá trị trân quý và đáng tự hào về chiếc áo dài trong lòng người phụ nữ Việt. Bên cạnh đó, là một đại diện của thế hệ chuyển giao thế kỷ của những biến đổi văn hóa, chị còn mong muốn khơi gợi lên sự yêu thích và giúp cho sợi dây liên kết truyền thống với giới trẻ ngày càng bền chặt hơn thông qua chiếc áo dài.

Dù sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm áo dài, nhưng Trisha Võ lại được mẹ định hướng theo lối sống và tư duy hiện đại, tiếp thu nền giáo dục phương Tây từ khi chỉ mới là cô gái 17 tuổi. Sau nhiều năm du học ở nước ngoài, cô gái trẻ không chỉ thể hiện năng khiếu trong chuyên ngành thời trang mình theo đuổi mà còn nâng cao kiến thức kinh doanh cho bản thân bằng tấm bằng cử nhân. Ngay từ đầu, cô không nghĩ rằng bản thân sẽ theo đuổi con đường thiết kế áo dài và thừa kế thương hiệu gia đình, bởi ngoài việc sở hữu tố chất sáng tạo vốn đã không dễ dàng, nhưng để có được và duy trì lòng đam mê trong việc kế nghiệp lại càng gian nan hơn.

Và rồi Trisha Võ đã tìm thấy ngọn lửa nhiệt huyết ấy vì một dịp tình cờ từ chuyến tháp tùng mẹ và thương hiệu áo dài Liên Hương đi giao lưu văn hóa ở nước ngoài. “Trong chuyến đi ấy, tôi ngỡ ngàng nhận ra sự trân quý đến kinh ngạc của những người bạn quốc tế khi được nhìn ngắm những tà áo dài của Việt Nam tha thướt trên sân khấu. Sự trầm trồ và thán phục của họ khiến tôi dâng trào cảm xúc tự hào vì được là một người Việt Nam mang quốc hồn quốc túy của dân tộc ra thế giới. Cũng chính từ ngày hôm ấy tôi bắt đầu khao khát được làm điều gì đó cho chiếc áo dài và phát huy truyền thống của gia đình mà mẹ tôi đã cất công gầy dựng bao nhiêu năm qua. Và con đường nối nghiệp thương hiệu áo dài Liên Hương của tôi bắt đầu từ đó…”

nha thiet ke Trisha Vo ao dai Lien Huong

Với kỳ vọng mang đến những giá trị mới qua góc nhìn của một người trẻ dấn thân vào ngành nghề mang tính văn hóa truyền thống, Trisha Võ cũng gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập với môi trường và phong cách làm việc. Nhưng khó khăn lớn nhất mà một người kế thừa trẻ phải đối mặt chính là làm thế nào để có thể được tự do bay bổng sáng tạo nhưng vẫn giữ được những chuẩn mực truyền thống để tiếp quản và phát triển thương hiệu áo dài đã thành danh lâu năm. Để làm được điều đó, việc đầu tiên cô bắt tay làm khi trở về Việt Nam là… “học” – học nghệ thuật cắt may hoàn chỉnh một chiếc áo dài từ những bí quyết gia truyền của người mẹ tài năng là nhà thiết kế áo dài Liên Hương. Chia sẻ về quá trình học hỏi “bộ môn” đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn này, Trisha Võ cho biết: “Khi cuộc sống ngày một hiện đại, cái gì cũng có thể sản xuất công nghiệp “trăm thứ như một” thì mọi người sẽ thấy trân quý hơn những món đồ mang tính thủ công cao, khác biệt và duy nhất. Nhưng không phải vì thế mà đồ thủ công truyền thống chỉ quan tâm đến bảo tồn mà không cần sáng tạo. Tuy nhiên, trước khi muốn phá cách nguyên bản của một món đồ truyền thống nào đó, điều trước tiên người thiết kế phải thấu hiểu được nguyên lý sáng tạo nền tảng. Đặc biệt, trong việc sáng tạo chiếc áo dài truyền thống vốn đã được “đóng khuôn” trong một phom dáng nhất định như có tay, có tà, cách cắt rập… đồng thời phải đáp ứng nhiều yếu tố chuẩn mực của một bộ quốc phục, việc làm mới lại càng khó khăn hơn. Đây cũng là lý do tôi không gọi những người làm công việc này là người thợ, mà tôn vinh họ như những nghệ nhân. Bởi nhờ những bàn tay điêu luyện miệt mài ấy mà chúng ta mới có được chiếc áo dài đúng chất truyền thống, trông đơn giản nhưng thật ra lại vô cùng phức tạp và tỉ mẩn về kỹ thuật cắt may. Từ đó, tôi càng nhận ra rằng quyết định đi theo nghề mẹ của mình là đúng đắn và chưa bao giờ có chút ân hận nào về điều đó.”

Tiếp xúc với mùi hương gấm vóc, lụa là và hình ảnh chiếc áo dài với hai cánh tà mềm mại từ những ngày còn bé, tình yêu của Trisha Võ với bộ quốc phục của Việt Nam có thể nói ngập tràn trong huyết quản. Cùng tư duy thẩm mỹ hiện đại, trí tưởng tượng phong phú và cơ hội được đi đến nhiều nơi trên thế giới, cô gái trẻ luôn đặt cho mình trọng trách phải quan sát học hỏi để vận dụng được nhiều yếu tố mới mẻ vào thiết kế áo dài. Cô không ngừng đưa vào quy trình những kỹ thuật cắt may tiên tiến, các ứng dụng công nghệ in ấn mới để việc làm chiếc áo dài vẫn đảm bảo tính thủ công nhưng sắc sảo và tinh tế hơn, cùng với đó là nhiều chất liệu mới, điều chỉnh trong phom dáng cắt rập… cũng được cô nghiên cứu ứng dụng để nâng cao sự đa dạng cho mẫu mã và tạo nên nét uyển chuyển hơn cho từng mẫu áo dài mang tên Liên Hương.

nha thiet ke Trisha Vo ao dai Lien Huong

Chia sẻ về mong muốn phát triển thương hiệu áo dài Liên Hương trong tương lai, Trisha Võ hào hứng cho biết: “Dù chiếc áo dài đã qua thời hưng thịnh và doanh nghiệp kinh doanh áo dài có thể gặp không ít trở ngại để duy trì nghề, nhưng là một nhà thiết kế lẫn người làm kinh doanh, tôi luôn có niềm tin rằng chiếc áo dài truyền thống vẫn có một vị trí quan trọng, được mọi người trân quý và luôn được xem là một bảo vật không thể thay thế của dân tộc. Vấn đề phải đối mặt lớn nhất chưa phải là hiệu quả kinh doanh, mà là sự hưởng ứng của cộng đồng xã hội đối với chiếc áo dài. Dù theo đuổi phom dáng áo dài truyền thống, không lạm dụng sự cách điệu, nhưng với những nguyên tắc và bí quyết lâu năm mà áo dài Liên Hương luôn gìn giữ, tôi tin rằng sản phẩm của chúng tôi vẫn sẽ “hữu xạ tự nhiên hương” và góp phần mang đến những tín hiệu lạc quan cho thị trường kinh doanh thời trang áo dài. Mỗi người phụ nữ hãy thử một lần tìm hiểu về chiếc áo dài truyền thống và ướm lên mình chiếc áo thướt tha để cảm nhận sự mỹ miều, nền nã và dịu dàng mà khó có mẫu trang phục nào có thể đem lại.”

Ẩn chứa trong chiếc áo dài còn là sự kín đáo, lễ nghĩa và chừng mực của người mặc thể hiện qua từng bước đi uyển chuyển trong dáng tà mềm mại. Kỹ thuật may làm nên sự tha thướt đó được giới nghệ nhân truyền tụng là kiểu may tà của phụ nữ Bắc ngày xưa, và thương hiệu áo dài Liên Hương tự hào là một trong những thương hiệu hiếm hoi đến nay vẫn dùng kiểu may tà truyền thống này. Với định hướng phát triển tà áo dài Việt dựa trên những bí quyết gia truyền độc đáo và đòi hỏi nhiều chi tiết như thế, Trisha Võ cho biết cô đã gặp không ít trở ngại trong quá trình tiếp cận hoạt động kinh doanh của gia đình khi phải đấu tranh giữa việc nên giữ gìn hay chọn cách làm đơn giản hiện đại hơn. Nhưng với ngọn lửa đam mê luôn nhen nhóm thôi thúc không ngừng, người kế thừa của thương hiệu áo dài Liên Hương vẫn tiếp tục vững bước qua nhiều khó khăn và không hề mai một ý chí trong việc bảo tồn những nét tinh túy của truyền thống áo dài.

NTK Trisha Vo ao dai Lien Huong

Khi rất nhiều thương hiệu áo dài khác lựa chọn sự cách tân trong những năm gần đây, Trisha Võ nhận định: “Ngày nay, chiếc áo dài cũng không nằm ngoài xu hướng được may “công nghiệp hóa” để phục vụ nhu cầu đa dạng và nhanh gọn của người mặc, nên những tà áo dài truyền thống với phần vạt úp vào tựa sát ống quần cùng phần thân áo ôm trọn vòng eo phụ nữ theo kiểu may tà Bắc vốn làm kỳ công hơn đã không còn phổ biến. Khi hình ảnh những chiếc áo dài cách tân tràn lan trên đường phố, điều đó vô hình trung đã làm giảm đi giá trị và tiêu chuẩn của một bộ quốc phục và làm tôi cảm thấy chạnh lòng. Người con gái Việt Nam khi mặc áo dài phải thể hiện được vẻ đẹp “thắt đáy lưng ong” đầy kiêu hãnh, vẻ đẹp này chỉ có được khi người ấy chọn đúng chiếc áo dài phù hợp với số đo của dáng người, tôn lên ba vòng một cách thẳng thớm với chất liệu dày dặn nhưng vẫn đảm bảo những khuôn khổ về cắt may truyền thống.” Lời chia sẻ của Trisha cũng là những nguyên tắc mà một chiếc áo dài của thương hiệu Liên Hương đang sở hữu nhiều năm qua. Hơn ai hết, cô luôn khao khát có thể truyền tải về tiêu chuẩn làm sao để mặc một chiếc áo dài thật đẹp và giúp nó không bị hao mòn giá trị hay biến đổi bản sắc trong lòng mỗi con người Việt. Mặc dù thời trang là một ngành thay đổi mẫu mã từng ngày, nhưng Trisha Võ luôn tin rằng những chuẩn mực cơ bản vẫn phải tồn tại và giúp cho người sáng tạo như cô thêm bản lĩnh với những thiết kế của mình.

Về tương lai, Trisha Võ cho biết cô không dám đặt ra nhiều kỳ vọng quá lớn lao trong ngành này. Điều cô mong mỏi nhất là đủ động lực và nguồn lực để duy trì và phát triển thương hiệu thành một điểm đến cho mọi người trên thế giới tìm hiểu về chiếc áo dài đậm chất Việt. Xem đam mê là một lợi thế hàng đầu khi tiếp quản sự nghiệp của gia đình, Trisha Võ cho biết “điều gì cũng cần có quyết tâm”. Đó cũng là câu nói được cô lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt buổi trò chuyện với Nữ Doanh Nhân. Việc được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, tìm hiểu quá trình phát triển của nhiều thương hiệu giúp cô luôn tin rằng cuộc sống là một quá trình học hỏi và không ngừng đổi mới, và người kinh doanh giỏi là người có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh để linh hoạt trong môi trường làm việc của mình miễn là họ có đủ quyết tâm.

nha thiet ke Trisha Vo ao dai Lien Huong

Thế nhưng, phát triển ngành nghề truyền thống vốn không chỉ có quyết tâm của người làm chủ là đủ, mà còn cần sự đồng tình ủng hộ của toàn thể đội ngũ nghệ nhân và nhân viên. Khi được hỏi làm thế nào để truyền sự quyết tâm của mình đến cho cộng sự, Trisha Võ bộc bạch: “Để duy trì một doanh nghiệp thời trang thì yếu tố con người vẫn luôn là một vấn đề quan trọng nhất. Qua quãng thời gian thực sự làm trong ngành này, nhìn thấy cách mẹ đối xử với nhân sự ở các bộ phận khiến tôi nhận ra rằng người làm chủ chỉ có thể giữ chân nhân tài nếu quản lý họ với tư duy từ trái tim. Không chỉ tiếp xúc gần gũi với nhân viên và xử lý linh hoạt khi có tình huống phát sinh, tôi còn phải đặt mình vào vị trí của họ và thể hiện sự chân thành, bao dung tựa đối đãi với những thành viên trong gia đình. Để rồi từ đó, khi họ tìm thấy niềm vui trong công việc mà họ đã bỏ nhiều công sức và đồng cảm với những tâm huyết của tôi, họ sẽ lựa chọn sống tiếp với nghề và có thể góp phần giữ lửa, truyền nghề cho những thế hệ sau.”

Bên cạnh công việc, Trisha Võ cũng thể hiện bản thân là một người phụ nữ hiện đại khi biết tận hưởng cuộc sống, khám phá thế giới bằng cách du lịch hay dành thời gian chăm sóc bản thân và gia đình. Điều đó càng chứng tỏ rằng cô không chỉ là một người phụ nữ tri thức, theo đuổi đam mê mà còn biết yêu thương chính mình. Nói về quan điểm sống, một lần nữa, cô gái trẻ lại nhắc đến mẹ như nguồn cảm hứng quan trọng nhất trong cuộc đời: “Mẹ tôi là một người phụ nữ biết dung hòa giữa truyền thống và hiện đại. Khi chấp nhận cho tôi rời xa vòng tay bảo vệ của ba mẹ và đến với môi trường giáo dục nước ngoài, đó là khi mẹ giúp tôi có thể học cách đối mặt với mọi nghịch cảnh và tìm cách vượt qua nhưng vẫn giữ được sự thanh cao, tự trọng và sống trung thực để trở thành một người có giá trị.” Dù rằng cũng có những phút giây chùn bước khi quản lý công ty, nhưng Trisha Võ luôn lạc quan khi có thể góp phần trẻ hóa thương hiệu và chiếc áo dài của gia đình. Cuối buổi phỏng vấn, khi được hỏi rằng liệu phụ nữ có phải hy sinh hay đánh đổi điều gì để bước vào kinh doanh, chị đã tự tin cho biết sẽ không bao giờ đưa bản thân vào tình thế để hy sinh hay đánh đổi một điều gì đó. Và để làm được điều này, chị cũng nhắn nhủ rằng mọi người hãy tìm ra mục đích sống, có niềm đam mê kiên định với công việc mình làm thì tất cả đều có thể nằm trong tầm kiểm soát và giúp biến ước mơ của bản thân thành hiện thực. 

Bài viết và hình ảnh độc quyền của ấn phẩm Nữ Doanh Nhân  (issue 132-133 – số Tết 2020).

Creative Director: HIEPLEDUC | Text: Jenni Võ, Hồng Đặng | Photo: Hoàng Vũ 

 

 

MARKETING & CREATIVE MANAGER, LIÊN HƯƠNG “AO DAI”

TRISHA VÕ

PASSION NURTURES DEVOTION

 

Not only weaving her passion for art and fashion into her every “ao dai” model, designer Trisha Võ also yearns to tell an inspirational story with this national costume, thereby raising her voice in the preservation of the honourable values associated with Vietnamese culture…

nha thiet ke Trisha Vo ao dai Lien Huong

As another new year draws near, we start catching sight of beautiful ladies in their fleeting “ao dai”, displaying their elegance and grace in the soft breeze of the Tet holiday season. Amidst such an ambience, the BusinessWoman Magazine team had the pleasure of meeting one particular figure, “ao dai” designer Trisha Võ (Vietnamese name: Võ Phúc Minh Thư), Creative and Marketing Director of the Liên Hương “ao dai” brand. Following in the footsteps of her esteemed mother, who has established such a successful brand over the past 25 years, Trisha Võ is a promising successor who will light every Vietnamese woman’s heart with appreciation and pride for the “ao dai” costume. In addition, as part of the “transitional” generation who underwent major cultural shifts, she also desires to spark the love for the “ao dai” among the young generation and strengthen their bonds with the traditions of old through this national costume.

Though born and raised in a traditional ao-dai-making family, Trisha Võ was reared by her mother to lead a modern lifestyle with a modern thinking, receiving Western education ever since she was merely 17. The young lady not only expressed her talent in her fashion major, but also invested in business skills with a bachelor degree. It didn’t cross her mind at first that she would pursue a career in “ao dai” designing and take over the family business. Possessing the creative potential for the job alone is not an easy feat, let alone acquiring and nurturing the passion to become a successor. Then, the fire of passion was ignited when Trisha Võ accompanied her mother and the Liên Hương “ao dai” brand in a culture exchange program overseas.

“During the trip, I was astonished to see how my foreigner friends cherished the sight of Vietnam’s elegant “ao dai” on stage,” she said. “It was their “oohs and aahs” that filled me up with pride, to be a Vietnamese person who brought the essence of her people’s culture out to the world. It was also from that day on that I yearned to do something for the “ao dai” costume, and to continue the family tradition that my mother had been upholding for all these years. That was how I became the successor of the Liên Hương “ao dai” brand…”

With a hope to bring about innovations to this traditional field from the perspective of an aspiring young entrepreneur, Trisha Võ did stumble upon plenty of hardships when adjusting to the working environment and style. The most challenging of all, perhaps, for a young and green successor is how to let her creative mind soar in the clouds while keeping her head on the ground of tradition that is her family’s long-standing “ao dai” brand. In order to achieve this, the first thing that she did upon returning to Vietnam was to continue “learning”; learn the very handicraft of making an “ao dai” from scratch, and the secret techniques possessed by her talented mother, “ao dai” designer Liên Hương. Speaking of learning the “tricks of the trade” in this highly meticulous and patience-testing craft, Trisha Võ shared: “As life becomes more modern and everything can be “mass produced”, people begin to appreciate crafty and unique items. That being said, traditional craftsmanship needs more than just preservation, but also innovation. However, before breaking from any original design, a designer must first understand the basic principle of its making. The traditional “ao dai”, in particular, with its many stereotypes such as having long sleeves, two flaps, or a fixed pattern style… and compliance with a set of standards for a national costume, is extremely difficult to innovate. It is for this reason that I regard those who work in this field not as mere labourers, but craftsman, whose dexterity and diligence have brought to us the genuinely traditional pieces of “ao dai”, simple yet sophisticated and highly technically demanding. Thanks to such an experience, my belief grows ever stronger that the decision to follow in my mother’s footstep was the right one, and I have never regretted a second of it.”

It wouldn’t be an exaggeration to say that Trisha’s love for the Vietnamese national costume runs in her veins, considering the fact that she has been immersed in the material, the scent, and the figure of this two-flap elegant garment since a very young age. Now with a modern artistic view, an avid imagination and the experience from her travels of the world, this young lady takes on the responsibility of incorporating novelties into the “ao dai” design by constantly observing and learning. She has been introducing new and improved cutting and sewing techniques, as well as cutting-edge printing technologies, so that the making of an “ao dai” remains a “craft”. But her methods include more sharpness and delicacy, along with new choices of materials and adjustments in the pattern form and style… which she has been researching and implementing in order to diversify the brand’s models while adding a touch of subtlety to every design. Regarding her expectation for the Liên Hương “ao dai” brand’s development in the future, Trisha Võ spoke with great anticipation.

“Although the “ao dai” has passed its prime, and those who make and sell it may struggle a lot to survive, as both a designer and a businesswoman, I always believe that the traditional “ao dai” will still hold an importance place in everyone’s heart, and will always remain the irreplaceable national treasure,” she said. “The biggest problem for me is not business performance, but public recognition and acceptance towards the “ao dai”. Though pursuing a traditional form without many variations, I believe that good wine needs no bush, and the conventional principles and techniques that Liên Hương preserves will be able to send a positive signal to the “ao dai” fashion market. Every woman must try on a traditional “ao dai”, dressing herself in this elegant dress and feeling the poignant, graceful touch that not many costumes are able to produce.”

The “ao dai”, through every slender movement beneath the dainty flaps, conveys the discretion, decorum and consideration of its wearer. And the sewing technique that boasts to create such a graceful nuance is believed by the craftsman community to be the old Northern flap sewing style, and Liên Hương is proudly one of the very few “ao dai” producers to still adopt this traditional style. With a view to develop the Vietnamese “ao dai” based on her unique family techniques and meticulous details, Trisha Võ admits to having encountered many obstacles when approaching her family’s business operation, her mind torn between preserving the old ways or going for the more simple and modern methods. Yet, with an undying fiery passion, the heir of the Liên Hương “ao dai” empire steadied her steps through each and every hardship and never once faltered the determination to preserve the essence of the “ao dai” tradition. While many other brands have decided to renovate their design in recent years, Trisha Võ claimed: “Nowadays, the “ao dai” isn’t an exception of the ‘industrial’ trend in a market where convenience and diversity are the customer’s preference, so the Northern style traditional “ao dai”, with the flap closing into the pant legs and the torso tightening around the wearer’s waist, all of which require great technical skills, has become less popular. The fact that the renovated models of “ao dai” are all over the place, though unintended, has diminished the value and standard of a national costume, and I feel sad for that. A Vietnamese woman, when wearing an “ao dai”, must be able to express their ‘wasp-waisted’ beauty with much pride, which is only possible when she chooses the right “ao dai” that fits her body and enhances her figure using thick material that still assures accordance with the traditional sewing standards.”

What Trisha shared is also one of the principles with which any single “ao dai” under the Liên Hương brand was made over these years. More than anyone, she always desires to convey the idea of these standards to others, so that every “ao dai” is worn beautifully, its value and nature remains unchangeable in the hearts of the Vietnamese. Although fashion is an ever-changing industry, Trisha Võ believes that the most basic principles always stand and give innovators like herself more confidence in their design.

Speaking of the future, Trisha Võ doesn’t put too many expectations in this field. What she yearns for most are the motivation and resources to maintain and develop her brand into a destination for everyone in the world to come and learn about the Vietnamese “ao dai”. With her passion as the biggest adavantage when taking over the family business, Trisha Võ believes that “determination is needed in whatever you do”. This is a saying that she kept repeating throughout our conversation. Having experienced several different cultures and researched into the development process of many a brand, she believes that life is a process of learning and constantly renewing oneself, and that a good businessperson is one who can adapt to any environment, as long as they have enough determination.

However, developing a traditional vocation requires more than the zeal of the owner, but the consent and support of the craftsmen as well as the crew of staff. “The human factor has always been the most important element in the operation of a fashion company,” she said when talking about motivating her staff. “After a period truly working in this field, observing the way my mother treats the staff in each department, I’ve realized that an owner can only keep the talented people by their side if they learn to manage with a heart. Not only getting closer to the staff and dealing with emerging problems on a case-to-case basis, I also have to put myself in their shoes, show them sincerity and benevolence, and treat them as though family. Then, they will be able to find joy in what they do, in the efforts that they’ve exerted, and thus sympathize with my ambition. They are the ones who will continue to live on with this line of work and will pass the torch of their passion to future generations.”

Besides work, Trisha Võ also expressed herself as a modern woman who knows how to enjoy life; discovering the world by traveling or spending time taking care of herself and her family. This is proof that she is not only a woman of intellect and passion, but also of self-love. Speaking of her life perspective, the young lady once again mentioned her mother as the most important source of inspiration in life.

“My mother is a woman who knows how to balance between tradition and modernization,” she said. “By letting me fly away from their protection and receive foreign education, she taught me how to face every hardship and overcome it with self-esteem, dignity and integrity, that is, to become a person of great value.”

Despite the short periods of discouragement when managing the company, Trisha Võ has always remained optimistic in doing her part in the revitalization of her family’s brand and “ao dai” design. At the end of the interview, when asked whether women must make sacrifices when entering the field of business, she exclaimed with confidence that she would never put herself in such a situation where sacrifices or exchanges must be made. And in order to do this, she’d like to remind everyone to find their goal in life, have a strong passion for what they do, then everything will be under control and every dream will come true.

Copyright© All Rights Reserved.

Đọc thêm:

CEO Salinda Resort Phu Quoc – Sandra Nguyen Si chia sẻ khát khao trở thành “người truyền cảm hứng”

#INTERVIEW | Phỏng vấn Giám đốc Quản lý BĐS Savills, Trần Minh Ái: “Chân thành là gốc rễ của thành công”


Comment