Không có nhiều công việc có thể khiến chúng ta hạnh phúc mỗi ngày, nhưng với ngành ẩm thực thì khác. Một món ăn ngon có thể khiến cho người thưởng thức cảm thấy hạnh phúc và người chế biến ra nó thực sự thăng hoa. Hãy cùng chúng tôi gặp gỡ Nghệ nhân ẩm thực Phan Tôn Tịnh Hải, người có thể trả lời cho câu hỏi vì sao ẩm thực mang đến hạnh phúc!
Rất vui được gặp lại chị Tịnh Hải! Đã hơn 10 năm kể từ ngày chị trở thành gương mặt trang bìa trên ấn phẩm Nữ Doanh Nhân đầu tiên, liệu rằng chặng đường không hề ngắn vừa qua đã mang đến cho chị những trải nghiệm thú vị nào?
Con đường mà tôi lựa chọn trong công việc luôn chỉ có một điểm đến cuối cùng, đó là ẩm thực. Đến bây giờ, tôi vẫn trung thành với ước mơ ấy và mong muốn có thể mang đến những giá trị văn hóa thông qua ẩm thực truyền thống Việt Nam. Với điều đó, tôi không chỉ truyền tải tình yêu vào các món ăn mà còn khát khao đào tạo nên một thế hệ tài năng trẻ phục vụ cho lĩnh vực ẩm thực và giúp họ trải nghiệm những giá trị đích thực đạt tiêu chuẩn của ngành nghề. Hiện tại, tôi rất vui khi được đảm nhiệm vị trí Giám đốc Phát triển Sản phẩm và Chất lượng Ẩm thực cho tập đoàn Little Hoi An tại Hội An và chịu trách nhiệm đào tạo chính cho hơn 100 đầu bếp tại tất cả nhà hàng trong hệ thống của tập đoàn. Ngày bé, tôi có khoảng thời gian sinh sống ở Đà Nẵng, thế nên cứ nhắc đến Hội An là tôi lại cảm thấy bồi hồi và gợi lên những tình cảm thật đặc biệt. Đến thời điểm này, tôi nhận ra bản thân nên về lại và gắn bó với vùng đất miền Trung – nơi có quê hương tôi là xứ Huế và Hội An là nơi tôi rất yêu thích. Dù trước đây, tôi là một cô gái Huế bước chân vào Sài Gòn để học hỏi và tìm kiếm cơ hội. Mảnh đất phương Nam tựa như một đại dương lớn để tôi thỏa sức vùng vẫy, khẳng định bản thân, và bây giờ tôi đến Hội An để lan tỏa tiếp nối tình yêu với ẩm thực Việt ở nhiều dự án mới mẻ tại dải đất miền Trung thân thương, kỳ vọng sẽ nhận được nhiều ủng hộ của mọi người.
Yêu ẩm thực và lựa chọn đồng hành cùng ẩm thực suốt bao năm qua, chị nhận thấy đâu là những tín hiệu lạc quan của nền ẩm thực Việt trong giai đoạn này? Giữa những sự biến chuyển đó, chị theo đuổi nguyên tắc sáng tạo ẩm thực thế nào?
Hiện nay, nhu cầu xã hội ngày càng hiện đại và phát triển với nhiều lựa chọn phong phú trên thị trường ẩm thực, phần lớn mọi người có khuynh hướng thích được trải nghiệm trong ẩm thực thay vì chỉ được ăn ngon. Người Việt cũng hình thành thói quen gặp gỡ người thân, bạn bè trong những nhà hàng, quán ăn, coi đó như dịp được hàn huyên gặp gỡ và phát triển các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu cũng ngày một phong phú hơn với điều kiện sản xuất và đầu tư tăng mạnh trong ngành công nghiệp thực phẩm tạo nên nhiều thuận lợi cho việc sáng tạo ẩm thực. Đặc biệt, giá trị và chất lượng của nền ẩm thực mang đậm bản sắc Việt cũng lên ngôi không chỉ với thị trường trong nước mà còn vươn xa đến nhiều quốc gia khác với sự trân trọng của giới chuyên gia ẩm thực, đầu bếp quốc tế, các vị nguyên thủ quốc gia, các thị trường F&B nước ngoài… Cá nhân tôi nghĩ đó là những biểu hiệu rất lạc quan của thị trường mà một người làm ẩm thực như tôi trông đợi. Nhưng cho dù xu hướng có thay đổi như thế nào, nguyên tắc phát triển các món ăn truyền thống của tôi cũng không bao giờ đổi thay, đó là giữ gìn và tôn trọng những nền tảng cơ bản và bản sắc vốn có của món Việt, trong đó tuyệt nhiên không pha trộn một cách ngẫu hứng để ảnh hưởng đến nét Việt trong từng món ăn. Người đầu bếp có thể chấp nhận sự giao thoa, hội nhập nhưng tôi coi trọng việc ghi dấu ấn và tạo sự khác biệt bằng việc xác định được bản sắc của chính mình và của những món ăn do mình chế biến. Đây cũng là cách để tôi đáp ứng những nhu cầu đa dạng của thực khách nhưng không bao giờ làm mai một đi những chuẩn mực riêng trong các món ăn được gắn với tên tuổi Phan Tôn Tịnh Hải. Ẩm thực là không biên giới, nhưng ẩm thực cũng là văn hóa mà cốt lõi văn hóa thì cần phải được bảo tồn, tôn vinh và không thể xóa nhòa.
Là một nghệ nhân đi khắp thế giới để kể về câu chuyện ẩm thực Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, đâu là những đặc trưng chỉ có thể tìm thấy trong những món ăn gắn liền với tên tuổi của chị?
Để nói về những đặc trưng của món ăn mang tên Tịnh Hải, đó sẽ sự tổng hòa của 5 yếu tố: “Sốt” là linh hồn của món ăn, “Sạch sẽ” thể hiện qua sự tươm tất, “Nguyên liệu” luôn được cân nhắc kỹ lưỡng, “Dinh dưỡng” đảm bảo sức khỏe cho người dùng và cuối cùng là “Đẹp” thỏa mãn thị giác. Trong đó, sốt là thành phần tôi tập trung nhiều nhất bởi một nét đặc trưng không thể trộn lẫn trong món ăn truyền thống Việt Nam chính là gia vị. Là một người nghiên cứu chuyên sâu về gia vị, tôi đặc biệt dành nhiều thời gian và tâm huyết cho các loại nước sốt cùng nhiều loại rau củ ngâm chua của Việt Nam. Đây chính là những gia vị thổi hồn vào món ăn, giúp tôi truyền tải những nét đặc sắc nhất mà chỉ món ăn của Tịnh Hải mới có. Khi nhiều đầu bếp xây dựng thương hiệu cá nhân bằng cách viết sách hoặc làm giám khảo các sự kiện ẩm thực…, thì cách riêng tôi dùng để kể câu chuyện ẩm thực của chính mình là thông qua những loại sốt tôi đã dày công nghiên cứu, chế biến và sản xuất chuẩn hóa. Dù đây không phải là một con đường kinh doanh bằng phẳng, nhưng tôi vẫn kiên trì theo đuổi nhiều năm qua bởi sốt chính là cốt lõi trong bản sắc của Tịnh Hải. Người làm sáng tạo luôn có những lộ trình phát triển riêng, và tôi tin sự bền bỉ và đẳng cấp sẽ được ghi nhận nếu bạn thực sự dành tâm huyết cho sản phẩm của mình.
Dấn thân vào kinh doanh với thương hiệu sốt riêng cùng nhiều dự án ẩm thực, đã có những bài học nào sự nghiệp đầu bếp được chị ứng dụng vào hoạt động kinh doanh không?
Để có được sự ghi nhận và dấu ấn đến ngày hôm nay trong ngành ẩm thực tôi đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm trong cuộc sống và sự nghiệp. Từ những bài học quý giá đã đúc kết, tôi muốn chia sẻ ba điều. Điều đầu tiên, cho dù làm công việc gì bạn cũng cần đến sự bền bỉ. Cuộc sống không bao giờ là dễ dàng và suôn sẻ, và trong kinh doanh lại càng không, thế nên khi gặp khó khăn, hãy chấp nhận đương đầu để giải quyết thay vì tránh né. Điều thứ hai, hãy luôn mang trong mình tâm niệm hoan hỷ và thôi không cầu toàn về tất cả. Những sai lầm luôn xảy đến trong quá trình làm việc, và để là một chủ doanh nghiệp tốt, chúng ta phải học cách cảm thông với chính mình, với cộng sự và đồng hành cùng nhau với tâm thế bình tĩnh nhất. Đừng nên tham lam, mà hãy chỉ “tham vọng” làm tốt nhất những việc mình có thể. Điều cuối cùng với tôi đó là sự quyết liệt. Nếu bạn không quyết đoán trong mọi vấn đề, bạn sẽ không bao giờ tìm ra con đường đi đến được quyết định tốt nhất.
Một hình ảnh chef Tịnh Hải đam mê trong ẩm thực có lẽ nhiều người đã nhìn thấy, nhưng một nữ doanh nhân Tịnh Hải trong kinh doanh sẽ theo đuổi phương châm như thế nào, thưa chị?
Trong Tịnh Hải là tố chất của một nghệ sĩ sáng tạo, nhưng song song đó tôi cũng sở hữu nhiều tính cách của người làm kinh doanh để có thể tạo nên những sản phẩm tâm đắc với yêu cầu của chính mình nhưng vẫn phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Tôi luôn tin tưởng rằng trong kinh doanh, chưa có khách hàng không có nghĩa là sẽ không có khách hàng. Nhưng nếu đã có khách hàng mà đánh mất thì doanh nghiệp đó sẽ mất tất cả. Vì vậy, việc duy trì và phát triển sản phẩm sao cho nó có thể tồn tại lâu dài trên thị trường sẽ đòi hỏi doanh nghiệp cần có một nền móng vững chắc về nhiều yếu tố, đặc biệt là người làm ra nó phải sống chết với lý tưởng của mình. Dù bạn là một người đầu bếp hay một nhà kinh doanh ẩm thực, hãy tin tưởng rằng, sản phẩm bạn làm ra sẽ được công nhận một cách xứng đáng nếu nó thật sự có chất lượng và bạn tạo ra được cơ hội cho khách hàng trải nghiệm sự chất lượng đó.
Tuy nhiên việc phát triển kinh doanh ẩm thực truyền thống vốn không dễ dàng khi phải làm mới những điều đã cũ. Liệu đây có phải là một sự thử thách đối với một nghệ nhân ẩm thực đã khẳng định được tên tuổi như chị không?
May mắn là hiện nay tôi vẫn còn đủ sức khỏe và đam mê cháy bỏng để theo đuổi…sự thử thách. Vì chỉ có thách thức mới mang lại những cơ hội nếu bạn muốn chứng minh năng lực của bản thân ở nhiều lĩnh vực. Tôi cảm thấy rất vui vì cho dù trong ẩm thực hay trong kinh doanh, tôi cũng có thể đem đến được những sản phẩm chuẩn hóa tròn vẹn giá trị ẩm thực Việt Nam ở những bất cứ nơi mà tôi có cơ hội cộng tác và làm việc. Nhiều ý kiến cho rằng tôi quá truyền thống, nhưng tôi tự hào và yêu điều đó biết bao nhiêu. Thời gian trôi đi, tôi càng nhận thấy con đường sự nghiệp và định hướng phát triển theo truyền thống mà mình đã chọn là hoàn toàn đúng đắn.
Thật ra, cốt lõi của mọi thứ vẫn là hướng đến sự bình yên. Khi nhìn lại chặng đường đã đi, tôi cảm thấy bản thân có thể thấu cảm sự bình yên này rồi. Mặc dù vậy, tôi vẫn đang tiếp tục theo đuổi và dấn thân vào ẩm thực bởi niềm đam mê chưa bao giờ suy giảm. Sự động viên lớn nhất để tôi có thể làm được điều đó chính là lòng yêu nghề cháy bỏng, yêu tất cả những việc mình đang làm và bản lĩnh chấp nhận tất cả những gì mình có thể đương đầu.
Cũng như những gia vị đặc sắc được thêm thắt để tạo nên dấu ấn cho món ăn trong triết lý ẩm thực của chị, chị làm thế nào để những “gia vị cuộc sống” của mình cũng luôn phong phú và cân bằng như thế?
Công việc của tôi là một trong những ngành nghề của công chúng, ở đó có hào quang và tỏa sáng, nhưng cũng có không ít hy sinh và chông gai. Không ai là toàn diện và làm tốt được tất cả, nhưng cốt lõi của vấn đề là sức chịu đựng của bản thân đến đâu. Hạnh phúc là khi công việc bạn làm không còn là một áp lực nữa mà trở thành nguồn năng lực tích cực để bạn hoàn thiện hơn mỗi ngày. Tôi cho rằng, “hương vị” đẹp đẽ và đủ đầy nhất để tạo nên “món ăn” cho cuộc sống của tôi là khi tôi được làm việc, trong đó cách để tôi cân bằng mọi thứ chính là bước vào căn bếp của mình. Bên cạnh đó, những đứa con thơ cũng là động lực và là nguồn sống quan trọng cho cuộc đời tôi thêm phần thi vị.
Với vị trí của một người phụ nữ, ắt hẳn chị cũng có sự đồng cảm sâu sắc với những khó khăn của nữ giới khi tham gia vào ngành ẩm thực đúng không?
Để có được ngày hôm nay, bản thân tôi cũng đã phải làm tất cả mọi thứ như một người đàn ông và cố gắng gấp bội phần. Vì vậy, tôi yêu và trân trọng phụ nữ vô cùng! Phụ nữ vốn đã mang nhiều thiệt thòi, nhất là trong cuộc sống hiện đại với nhiều trách nhiệm và khó khăn luôn đè nặng. Không chỉ phải khẳng định giá trị ngoài xã hội để xây dựng sự nghiệp cho bản thân, đôi khi họ còn là trụ cột chính đảm đương kinh tế cho cả gia đình, và về đến nhà họ còn là người mẹ, người chị, người con…chăm lo chu toàn cho những người thân yêu. Đặc biệt với nghề bếp vốn luôn được biết đến là nghề của đàn ông, không phải vì đàn ông làm giỏi hơn, mà vì họ có sức khỏe để làm những việc nặng nhọc hơn, bên cạnh đó việc đứng bếp nóng liên tục còn ảnh hưởng không nhỏ đến nhan sắc của người phụ nữ nên để theo được nghề này thật sự là một thử thách đối với nữ giới. Tuy vậy, tôi cảm thấy tự hào vì phụ nữ trong ngành ẩm thực vẫn luôn thể hiện được sự mạnh mẽ và tôi luyện bản thân để đứng vững trên đôi chân của chính mình.
nghệ nhân ẩm thực Phan tôn tịnh hải
Vậy để có thể trọn vẹn sống với nghề ẩm thực, theo chị đâu là những phẩm chất mà một người cần có?
Cách mà tôi luôn truyền đạt đến những người có khát khao phát triển trong ngành ẩm thực là khơi dậy đam mê của các bạn. Trước khi muốn giỏi giang ở một lĩnh vực nào đó, bạn cần phải có định hướng. Tìm thấy định hướng đòi hỏi rất nhiều thời gian vì cần có đủ kết nối, trải nghiệm và tiếp cận với thế giới bên ngoài. Nhưng một khi tìm thấy con đường ấy, đó sẽ là kim chỉ nam để bạn hiện thực hóa mọi thứ mà không lung lay về ý chí và can trường vượt qua tất cả. Để có được điều này, hãy tìm cho mình một người thầy và người đó sẽ là người dẫn lối và khơi dậy những giá trị mà bạn hằng tìm kiếm. Nghề bếp cũng sâu thẳm như đại dương, chúng ta cần phải khiêm tốn học hỏi và thậm chí phải học suốt đời. Quan trọng hơn cả kỹ năng nghề nghiệp, việc tìm thấy được định hướng cho chính mình là món quà lớn nhất mà bạn có thể sở hữu ở bất cứ ngành nghề nào.
Bên cạnh đó, sẽ có những khoảnh khắc bạn cảm thấy quá mệt mỏi và hoài nghi về lựa chọn của chính mình, lúc ấy, hãy cho phép bản thân một khoảng nghỉ để giúp tìm ra đâu là điều bạn yêu thích nhất và sở trường của bạn là gì. Tạm ngưng không có nghĩa là chấm dứt hoàn toàn, mà đó đôi khi còn là bước đệm để một ngày bạn quay lại sẽ thành công rực rỡ hơn vì đã không bỏ cuộc và đánh mất đam mê.
Bài viết và hình ảnh độc quyền của tạp chí Nữ Doanh Nhân (issue 132-133 – tháng 1&2.2020)
Text: JENNI VÕ, HỒNG ĐẶNG | Creative Director: HIEPLEDUC | Photo: HOÀNG VŨ | Makeup: THY TRẦN
Vietnamese Culinary Artist – Chef PHAN TÔN TỊNH HẢI
THE CULINARY ART IS ALWAYS THE FINAL GOAL
Not many jobs in the world can bring you happiness every day, but the culinary field is an exception. A delicious dish can bring joy to one who eats and it and divine satisfaction to one who creates it. As Tet, the season of happiness and sharing, draws near, let us meet with culinary artist Phan Tôn Tịnh Hải, one who might have the answer for what we all wonder: How food can bring you happiness!
It is a huge pleasure to meet you again Ms. Tịnh Hải! It’s been 10 years since you became the cover lady for BusinessWoman Magazine’s very first issue. And I wonder, what kind of exciting experience has such a long journey brought about?
The path I have chosen always leads to one goal, the culinary art. Until now, I am still holding onto this dream, with a vision to convey Vietnamese cultural values through its traditional cuisine. In doing so, I wish not only to express my passion in every dish, but also to forge the young and talented generation in the culinary field, giving them the chance to experience the true values of standard in this line of work. At the moment, I’m quite satisfied to take the position of Director of Product Development and Culinary Quality at the Little Hoi An Corporation in Hoi An, with the responsibility to train over 100 cooks at all the restaurants in the corporation’s chain. I used to live in Da Nang for a while when I was young, so Hoi An always stirs in me a nostalgic and intimate feeling. At this stage of life, I find myself yearning to return and settle in the Central area – with my hometown Hue and my most favourite place, Hoi An. In the flower of my youth, I chose Saigon, the southern land which was much like a huge ocean where I can freely learn anything, try out all possibilities, and make a name for myself. And now I come to Hoi An to renew and spread the love for Vietnamese cuisine through several novel projects in the Central region, with high hopes for a warm and welcoming reception.
With your passion and devotion for the culinary arts over all these years, what do you suppose are the positive signals in Vietnamese cuisine at the moment? And amidst all these changes, what principle in culinary creativity do you pursue?
Nowadays, the social demands for the cuisine market are becoming more modern and growing to include a vast range of choices, and the majority of people tend to seek new experiences when dining rather than just enjoying a good dish. Vietnamese people have also established the habit of meeting with family and friends in restaurants and diners as an occasion to catch up and strengthen their social bonds. In addition, with a growing diversity in raw ingredients, improved manufacturing process and largely boosted investment in the food industry, culinary creativity now enjoys many advantages. Moreover, the value and quality of Vietnamese-immersed cuisine is also on the rise, not only in the domestic market but also in several other countries, with a high appreciation from the culinary experts, international chefs, nations’ heads of state, and foreign F&B markets… Personally, I believe these are very optimistic signals from the market that a culinary artist like me would hope for. That being said, no matter how the trend may change, my principle of creating traditional dishes never will. That is, preserving and honouring the basic foundation and nature of the Vietnamese dish, with zero tolerance for spontaneous flicks that might tamper with the Vietnamese spirit within the dish. A chef may compromise with the assimilation of different cuisines, but I want to put a stress on making my own marks and creating a difference by the distinguishing traits of my personality as well as my dishes. This is also my method to satisfy the various demands from my dining guests without ever diminishing the distinctive standards tied to the name Phan Tôn Tịnh Hải. The culinary art knows no limit, but it is a culture in and of itself, whose core values must be preserved, honoured and never forgotten.
Having travelled the world to tell the story of Vietnamese cuisine, what do you suppose are the distinctive features that can only be found in your signature dishes?
The distinctive features of Tịnh Hải’s signature dishes can be described as a harmonious combination of 5 elements: The “Sauce” that is the soul of the dish; the “Clarity” that can be seen through the dish’s neat presentation; the “Ingredients” that are meticulously calibrated; the “Nutrition” to ensure the diner’s well-being; and finally the “Aesthetics” to feast your eyes upon. Of these, the sauce is my highest priority, because the use of spices is an unmistakable feature in Vietnamese traditional cuisine. As an avid researcher of spices, I have spent a great amount of time and effort to perfect a variety of Vietnamese sauces and pickled vegetables. These are the flavours that breathe a soul into the dishes and help me convey the most distinctive traits of Tịnh Hải’s signature dishes. While many chefs build their personal brand by writing books or becoming judges in culinary events… I use my own way to tell my culinary story through the different sauces that I have so diligently researched, created and standardized. Even though this is quite a rugged path to embrace on, I’ve stuck with it throughout these many years, for the sauce is the heart and soul of Tịnh Hải’s dishes. A creativity worker always walks down an untrodden path, and I believe that your perseverance and class will be recognized if you are truly dedicated to your product.
Joining the business field with your own sauce brand and several other culinary projects, what experience as a chef did you bring into your business activity?
I have been through all the highs and lows in both life and career in order to receive such recognition and make an impressive mark of my own today. From the valuable lessons that I’ve drawn, I’d like to share three things. First: Be resolute in everything you do. Life is never easy, especially in business, so in the face of challenge, face it head-on instead of trying to find a way out. Second: Embrace a joyful mindset and stop demanding everything to be perfect. Mistakes always happen during any work process, and in order to be a good business owner, we must learn to sympathize with ourselves and with our associates, so that we can accompany each other with calmness and composure. Don’t be greedy, but “ambitious” to do best at what you are capable of. Third, and lastly: Be decisive. If you cannot make a clean decision in any matter, you will never find the way to make the best one.
People may already be familiar with the image of chef Tịnh Hải who is passionate about cuisine, but how about businesswoman Tịnh Hải? What principles are you pursuing in business?
Within Tịnh Hải lies the potential of a creative artist, but also many traits of an entrepreneur who can come up with products that can satisfy both my own demands and those of the consumers. I believe that in business, not having customers YET doesn’t mean not having customers EVER. But losing customers once you’ve had them means losing everything. Therefore, in order to maintain and develop a product to ensure its prolonged survival in the market, a business must have a strong foundation in many aspects, particularly with its founder sticking with their ideal to the very end. Whether you are a cook or a business owner, do believe that your product will receive its worthy recognition if its quality is ensured and if you can give customers the chance to experience such quality.
The development of a traditional cuisine business, however, is not an easy task, since you have to renew something that’s old. Is that a challenge for such an accomplished culinary artist as yourself?
Fortunately I still have enough strength and passion to conquer this… challenge. Because with every challenge comes an opportunity to prove your worth in many aspects. I’m pleased to know that, whether in cuisine or business, I am able to deliver standardized products that contain the whole of Vietnamese culinary values wherever I work. Many may consider me too traditional, but they never know how much pride and love I hold for it. As time passes by, I realize that my career path and tradition-bound orientation is a totally right decision.
In fact, everything I do aims at the same goal, having peace. Looking back at my journey, I can really feel this peace now. That being said, I’m still pursuing my culinary dream and immersing myself in it, because my passion has never dwindled. The greatest motivation for me to keep doing this is my fiery passion, loving everything I do and daringly embracing every challenge I can handle.
Like the flavourful spices that create the impression in your culinary philosophy, how do you manage to keep the “spices of life” so diverse and yet, so balanced?
My line of work is among those public-based profession, with glory and glamour but no less sacrifices and hardships. Nobody is perfect, the point is how well one can endure. And happiness is when your work no longer puts pressure on you, but becomes a positive source of energy to help you improve yourself day by day. I believe that the most beautiful and fulfilled “flavour” to create the “dish” of my life is my work, and the balancing agent is being able to stand in my kitchen. In addition, my children are the motivation and important life source to add more colours to my life.
Being a woman yourself, you must be deeply empathetic with the hardships that women often encounter when getting involved in the food industry, aren’t you?
In order to become who I am today, I had to do everything myself much like a man, and I tried very hard to do so. Therefore, I have an utter respect for women! Already at a disadvantage, women are under an even greater burden in the modern era with more responsibilities and challenges. Not only must they prove their competence to the outer world and build a career of their own, they must at times become the breadwinner of the family, while fulfilling their duty as a caring mother, sister, daughter,… When it comes to cooking, in particular, the job is often considered male-prevalent, not because men are better at it, but more physically suitable for its labourious tasks. On the other hand, standing beside the stove constantly takes a great toll on a woman’s beauty, making it a really tough challenge for female candidates. That’s why I always feel proud to see women who are strong enough to stand on their feet in this field.
So in order to devote one’s life to the culinary arts, what do you think are the required qualities?
I always try to instill the desire to grow in the culinary field in those interested by calling to their passion. Before you can become proficient in any field, you must first determine your direction. And finding a direction requires lots of time, during which you will connect, experience and approach the outer world. Once you have found your way, it will become the guiding star to help you realize your dream with a will of steel and the courage to surpass all obstacles. In order to do this, find yourself a mentor who will show you the way and reveal the values that you long for. The culinary arts are as deep as an ocean where one must learn with much humility and perhaps throughout a lifetime. Rather than professional skills, it is orientation that is the greatest gift you can possess in any line of work.
Moreover, there will be moments when you are exhausted and doubtful about your own choice, so when you do, allow yourself to take a break and figure out what you love the most and what you are best at. Of course, taking a break doesn’t mean stopping for good, but rather a stepping stone that, by never giving up your passion, you may come back and succeed some day.
Copyright© All Rights Reserved.