7 cách xử trí với nhân viên "yếu" việc • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

7 cách xử trí với nhân viên “yếu” việc

Những nhân viên làm việc thiếu cam kết, mất tập trung và kém hiệu quả luôn có nguy cơ làm mất đi sức sống của mọi doanh nghiệp. Dưới sự quản lý tốt, nhân viên sẽ trở thành tài sản lớn nhất cho công ty. Còn ngược lại khi nhận được sự quản lý quá kém, họ có thể kéo cả tập thể đi xuống. “Lạc mềm buộc chặt” – vừa nghiêm khắc vừa mềm dẻo, cách xử lý cho những nhân viên này cụ thể sẽ như thế nào?!

1Thấu hiểu nguyện vọng

Rất khó để dẫn dắt một ai đó nếu bạn không biết họ bận tâm những gì. Hãy dành thời gian để thấu hiểu nhân viên của mình hơn: Mục tiêu dài hạn và nguyện vọng cũng như vị trí mà họ muốn mong muốn đạt được cho sự nghiệp trong vòng một đến ba năm.Serious young business leader explaining business issues to his team at meeting in officeĐôi khi sự thiếu cam kết của nhân viên bắt nguồn từ cảm giác bị đánh giá thấp, hay ngược lại là được giao phó quá nhiều công việc cùng lúc. Cách duy nhất để khắc phục điều này là có sự hiểu biết về những người cùng tham gia. Những thông tin giá trị đó sẽ đảm bảo rằng nhân viên của bạn được phân công vào đúng vai trò và nhiệm vụ. 

2Nghe trước nói sau

Khoan vội gắn mác “lười việc”, “vô trách nhiệm”,… cho nhân viên chỉ vì bạn nghĩ rằng họ như vậy. Hãy sắp xếp một cuộc hẹn và để trao đổi và cho họ có cơ hội được trình bày, điều bạn cần làm là lắng nghe và thấu hiểu. Khi một người cảm thấy được lắng nghe và chia sẻ, chắc chắn áp lực trong công việc sẽ được giảm đi phần nào và thay vào đó là tinh thần làm việc, quyết tâm được cải thiện đáng kể.Group of graphic designers discussing over laptop at their desk in the officeGiao tiếp là một cuộc đối thoại hai chiều và người lãnh đạo nên chuẩn bị để lắng nghe các quan điểm từ nhân viên. Khai thác hết nguyên nhân của mọi vấn đề là việc tối quan trọng, lắng nghe những vấn đề từ phía nhân viên, từ đó giúp họ giải quyết những khúc mắc.

3Có phản hồi rõ ràng

Trước khi đưa ra lời khiển trách nhân viên vì chưa đủ nỗ lực, hãy cung cấp cho họ càng nhiều thông tin càng tốt. Nói cho họ biết nếu chất lượng các công việc mà họ thực hiện đang sụt giảm mạnh. Hãy truyền đạt về những gì cần thay đổi, người đó nên điều chỉnh cách tiếp cận công việc như thế nào và hạn định thời gian mà công ty đưa ra để họ xoay chuyển tình thế và cải thiện hiệu suất. Đôi khi, tất cả những điều họ cần chỉ là sự thúc đẩy đúng hướng.

4Theo dõi tình hình công việc của nhân viên

Nếu chỉ đơn thuần một cuộc gặp hay vài câu nhận xét cũng không thể nào thay đổi được thái độ làm việc của một người nếu đó là một thói quen xấu lâu ngày. Yêu cầu nhân viên thiết lập mục tiêu và kiểm soát mục tiêu đó được hoàn thành đúng hạn.NDN_7 cach xu tri voi nhan vien yeu kem_2

Người lãnh đạo thành công là người luôn giữ cho nhân viên của họ luôn có trách nhiệm trong tất cả mọi việc. Hầu hết mọi người sẽ đánh giá cao mô hình làm việc này và tôn trọng sự tích cực của người lãnh đạo. Thể hiện sự quan tâm đến công việc của nhân viên còn có thể nâng cao đáng kể văn hóa và nhuệ khí cho doanh nghiệp.

5Động viên, khích lệ tinh thần

Một lời khích lệ lúc thất bại đáng giá gấp nghìn lần một tiếng khen ngợi khi thành công. Đừng tiếc những lời khuyến khích cho nhân viên của bạn, chắc chắn họ cũng cảm thấy thất vọng, thậm chí hơn bạn rất nhiều khi công việc không được hoàn thành đúng như kỳ vọng.Smiling middle-aged Asian business man and Indian female colleague shaking hands and celebrating promotion with three blurred applauding people in background. Side view.Người lãnh đạo nên đưa ra thông tin phản hồi về hiệu suất và khen thưởng cho nhân viên bằng nhiều cách như tăng lương, thêm ngày nghỉ, cơ hội thăng tiến,… để tăng động lực và khiến họ có trách nhiệm với công việc hơn. Thường xuyên dùng câu nói đơn giản như “cảm ơn” hay “làm tốt lắm” cũng có thể khiến mọi việc tiến triển thêm bước dài. 

6Tổ chức những khóa đào tạo kỹ năng

Thật là một thiếu sót nếu như bạn chưa từng tổ chức một buổi đào tạo, rèn luyện các kĩ năng liên quan đến công việc cho nhân viên của bạn. Bởi vì đôi khi có những người vô cùng nhiệt huyết và dồi dào năng lượng, họ sẵn sàng làm những công việc được đề ra nhưng lại không đủ kinh nghiệm hoặc kỹ năng, và cũng không phải là họ không sẵn sàng học hỏi mà họ không biết phải bắt đầu từ đâu. Chẳng phải đó là nguồn nhân lực đáng mơ ước sao? Hãy tận dụng và khai thác chúng một các đáng kể!Portrait of successful young businesswoman speaking in front of audience at conference, making presentation to colleagues

7Kiên định kết thúc

Nếu như bạn đã thử hết tất cả cách, nhưng vẫn không đạt được kết quả như kì vọng, thì đừng do dự mà tốt nhất nên cho họ ra đi. Tiếp tục không phải là lựa chọn tốt nhất khi cả bạn và họ đều đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không đạt được kết quả, nguyên nhân có thể do công việc không phù hợp hoặc bạn và họ không có chung mục tiêu, quan điểm. Nên thay vì quẩn quanh trong mối quan hệ không cộng sinh đó, hãy tự tìm một giải pháp cho bản thân cũng như mở ra cơ hội khác cho họ, hãy kiên định kết thúc.

Tạp chí Nữ Doanh Nhân

Có thể bạn quan tâm: 

4 Dấu hiệu nhận diện một người Sếp ‘tồi’

Doanh nhân có nên tiết kiệm?

Comment