“Bộ não thứ hai” - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

“Bộ não thứ hai”

Phần lớn cuộc sống của chúng ta bị chi phối bởi trí nhớ. Tuy nhiên vì quá tải thông tin trong nhiều hoàn cảnh khiến cho trí nhớ của chúng ta trở nên tệ đi. Cuộc sống dường như “dễ thở” hơn phần nào nếu bạn không rơi vào trạng thái hay quên mọi thứ. 

Là quản lý, tất nhiên công việc của bạn sẽ trở nên tất bật và áp lực hơn rất nhiều so với nhân viên của mình. Điều này đồng nghĩa với việc các thông tin mà chúng ta tiếp nhận mỗi ngày đều tăng dần bởi cấp số nhân. Ai ai trong chúng ta cũng muốn tăng cường trí nhớ nhưng hầu hết lại áp dụng sai phương pháp. Điều quan trọng không phải là não bộ lưu trữ được bao nhiêu thông tin mà là cách truy xuất chúng, việc mà không phải ai cũng dễ dàng làm được. 3D render of a male head with brain and lightening effect

Quá tải thông tin = Ghi nhớ thất bại

Chúng ta đang sống trong thời đại của thông tin, khi mà hai mươi bốn giờ mỗi ngày đều bị bao vây bởi vô số sự kiện, số liệu, tin tức, xu hướng và chuyện giật gân. Để không bị xem là lạc hậu so với bạn bè, hầu hết chúng ta cố gắng cập nhật thông tin nhiều nhất có thể, từ phim ảnh, âm nhạc đến chính trị.

Đó là một dòng xoáy thông tin vô hạn. Và nếu cố gắng ghi nhớ tất cả dữ liệu này, bạn sẽ dần nhận ra rằng não bộ bị quá tải và khả năng tư duy hợp lý cũng bắt đầu suy giảm.

Có thể bạn chưa biết: việc liên tục truy xuất một dữ liệu nào đó sẽ khiến bạn nhớ lại các vấn đề không mong muốn hay một vài sự kiện trong quá khứ, và khi đó điều bạn cần nhớ hẳn nhiên tỷ lệ tồn tại sẽ giảm bớt đi trong bộ nhớ của bạn lúc đó.NDN_Bo nao thu hai_2

Tôi quên mất mình vừa định nói gì…

Chẳng có gì vui vẻ nếu cuộc nói chuyện bị gián đoạn, chỉ vì chúng ta quên mất mình đang muốn nói gì. Tình huống này lại càng bi kịch hơn, nếu đặt trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Ví dụ như khi bạn đang đứng giữa một buổi họp quan trọng và cố thuyết phục khách hàng tiềm năng. Mọi tài liệu đã được bạn chuẩn bị sẵn kỹ lưỡng để bài thuyết trình được liền mạch; vậy mà các thông điệp quan trọng nhất bị kẹt lại ở vùng tối tăm nào đó của miền ký ức. Bạn bắt đầu bài thuyết trình đầy hứng khởi nhưng chỉ sau vài câu hỏi của khách hàng, sự tự tin nhanh chóng bị “tuột dốc không phanh” và trí nhớ cũng thế! Đột nhiên, mọi con số và dữ liệu trở nên rối loạn. Bạn bắt đầu lắp bắp và đánh mất hình ảnh đáng tin cậy trong mắt khách hàng. Nói một cách dễ hiểu hơn: buổi thuyết trình đã thất bại thảm hại.

Dù bạn có cố ghi nhớ khối lượng thông tin lớn như thế nào đi chăng nữa, chúng đều vô dụng nếu não bộ mất đi khả năng truy xuất vào thời điểm cần thiết. 

Tận dụng bộ não kỹ thuật số hiệu quả

Năng lực ghi nhớ của não bộ là hữu hạn. Những giới hạn này tuy không phải là ít nhưng như đã đề cập ở trên, chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, khi mà yêu cầu năng lực lưu trữ và truy xuất dữ liệu đã vượt xa khả năng bình thường của con người.Composite image of brain with electronic systems background

Câu trả lời cho vấn đề này là: bạn có thể chia sẻ phần nào trọng trách này cho những bộ não kỹ thuật số, nhưng không có nghĩa là bạn phải biến mình thành người máy. Bạn hoàn toàn có thể trở thành phiên bản siêu – năng – suất của chính mình.

Bộ não kỹ thuật số đơn giản là các kho lưu trữ dữ liệu trực tuyến như: Airtable, Dropbox, Evernote, Google Drive, Pocket,…Các phần mềm này (hay tương tự vậy) giúp chúng ta lưu trữ, sắp xếp và truy xuất dữ liệu dễ dàng. Thay vì sử dụng bộ não sinh học, hãy san sẻ thông tin với bộ não kỹ thuật số. So sánh với việc phụ thuộc 100% vào bộ não sinh học, sở hữu thêm một bộ não kỹ thuật số sẽ giúp ích rất nhiều trong việc “giải phóng” bản thân. Bạn là người quyết định rằng thông tin là hữu ích hay vô ích và lúc nào thì cần truy xuất. Bạn cũng có thể dùng bộ não kỹ thuật số để tạo danh sách việc cần làm hay lên kế hoạch cho mục tiêu nào đó của mình.

Bạn nghĩ rằng những người có năng suất cao thường sở hữu trí thông minh và khả năng ghi nhớ siêu phàm? Có lẽ vài người trong số họ có tài năng thiên bẩm nhưng phần lớn thì cũng là người bình thường như chúng ta mà thôi! Dĩ nhiên là với một điều khác biệt: họ học được cách tận dụng bộ não kỹ thuật số để lưu trữ và truy xuất thông tin, từ đó, giúp sắp xếp cuộc sống hiệu quả hơn rất nhiều.

Tạp chí Nữ Doanh Nhân

Có thể bạn quan tâm: 

Lãnh đạo giỏi sẽ “biến hóa” giỏi

5 cách xây dựng niềm tin bản năng

 

Comment