10 Lý do nhân tài ra đi - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

10 Lý do nhân tài ra đi

Thay vì chỉ nghĩ đến việc cố gắng giữ chân nhân tài, bạn hãy dành nhiều thời gian hơn để hiểu, quan tâm, đầu tư và lãnh đạo họ sao cho tốt hơn. Khi đó, bạn sẽ thấy việc giữ chân nhân tài không phải là một vấn đề nan giải

Kết quả từ một cuộc khảo sát nhỏ với một số nhân viên văn phòng cho thấy: Hơn 30% nhân viên sẽ làm ở một nơi khác trong vòng 12 tháng nữa. Hơn 40% nhân viên không tôn trọng cấp quản lý trực tiếp họ. Hơn 50% nhân viên xem trọng những giá trị khác hơn quản lý cấp trên. Hơn 60% nhân viên không cảm thấy mục tiêu nghề nghiệp của họ trùng với kế hoạch mà cấp trên vạch ra. Hơn 70% nhân viên không cảm thấy được cấp trên trọng dụng hoặc đánh giá cao.Businesspeople leaving warehouse

Người ta vẫn nói, “Nhân viên nghỉ việc không phải vì công ty, mà do cấp quản lý của họ”. Những nhân viên được thử sức, quan tâm, trân trọng, và tưởng thưởng (về cả vật chất lẫn tinh thần) hiếm khi từ bỏ công ty. Họ thường rất trung thành và làm việc đạt năng suất cao. Nếu bạn thiếu sót bất cứ điều nào trong mười điều dưới đây, thì việc nhân viên rời bỏ bạn chỉ là vấn đề thời gian. Hãy nhớ những người lãnh đạo giỏi không bao giờ mắc sai lầm như thế này!

1Bạn không thể khơi dậy niềm đam mê của nhân viên: Những công ty tốt luôn biết hướng niềm đam mê trong mỗi nhân viên song hành cùng mục tiêu của doanh nghiệp. Bản chất con người thường khiến chúng ta khó lòng dấn thân trong những lĩnh vực mà mình không đam mê. Nếu không hiểu được điều này, bạn sẽ vô tình khuyến khích nhân viên của mình tìm kiếm niềm đam mê công việc ở một nơi khác.

>> Bài liên quan:

Niềm đam mê

2Bạn không biết cách thử thách trí tuệ của nhân viên: Những người thông minh không thích sống trong thế giới chán chường, mờ mịt. Nếu bạn không biết cách thử thách trí tuệ của nhân viên, họ sẽ ra đi, tìm kiếm người chủ mới hoặc chỗ làm mới để trí óc họ được dịp tỏa sáng.

3Bạn không kích thích sự sáng tạo của nhân viên: Nhân tài luôn khao khát được phát triển, hoàn thiện, và tăng cường giá trị bản thân. Họ vốn được sinh ra để thay đổi, sáng tạo và luôn có nhu cầu đóng góp công sức vào sự phát triển chung của công ty. Những nhà lãnh đạo thông minh sẽ không bao giờ ép buộc những nhân viên này vào một khuôn khổ quá cứng nhắc, mà để họ được tự do thỏa sức sáng tạo. Có ích gì khi bạn có một con ngựa đua mà không cho nó chạy?

4Bạn không thể phát triển kỹ năng của nhân viên: Vị trí lãnh đạo không phải là một điểm đến, mà là con đường đi. Một người dù thông minh, tài năng đến mức nào thì vẫn cần môi trường để phát triển, hoàn thiện, và trưởng thành. Nếu bạn kềm hãm khả năng phát triển của nhân viên, họ sẽ ra đi và tìm kiếm người cho họ điều này.

5Bạn không cho nhân viên có tiếng nói: Nhân tài luôn có suy nghĩ, ý kiến, tầm nhìn, và sự quan sát sâu sắc. Nếu bạn không lắng nghe nhân viên, thì chắc chắn sẽ có người khác cho họ cơ hội đó.Business team on its way

6Bạn không quan tâm nhân viên: Dĩ nhiên người ta đi làm vì lương, nhưng đó không phải là lý do duy nhất và nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy như thế. Nếu bạn không quan tâm nhân viên ở cấp độ cảm xúc cá nhân, cuối cùng họ cũng sẽ ra đi dù bạn có trả lương cao đến mức nào.

7Bạn không lãnh đạo được nhân viên: Nếu điều này xảy ra, sự thấy bại không nằm ở doanh nghiệp, sản phẩm, dự án, hay đội ngũ nhân viên, mà là nhà lãnh đạo. Bằng chứng rõ ràng nhất về giá trị lãnh đạo chính là khi bạn vắng mặt, điều gì sẽ xảy ra? Bạn có thể không cầm tay chỉ việc nhưng công việc vẫn hoàn thành không? Nếu bạn không lãnh đạo tốt, nhân tài của công ty sẽ tìm người lãnh đạo mới tốt hơn ở nơi khác.

>> Bài liên quan:

Khích lệ nhân viên: 14 điều nên & không nên

8Bạn không ghi nhận công lao của nhân viên: Lãnh đạo giỏi sẽ không nhận công về phần mình mà dành điều đó cho nhân viên. Không ghi nhận công lao của nhân viên không chỉ là hành động kiêu ngạo và gian xảo, mà còn là cách khuyến khích họ ra đi.

9Bạn không thể tăng trách nhiệm của nhân viên: Bạn không thể kềm hãm nhân tài. Làm như vậy, bạn biến họ thành người tầm thường, hoặc buộc họ kiếm nơi làm việc tốt hơn. Nhân viên sẽ sẵn lòng nhận một khối lượng công việc khổng lồ, miễn là sự gia tăng trách nhiệm đến cùng với hiệu suất và nội dung thực hiện tương ứng.

10Bạn không giữ lời hứa với nhân viên: Lời hứa nói ra dễ mà giữ được lại khó. Nếu bạn không giữ lời hứa với nhân viên, bạn sẽ trả giá rất đắt. Các nhà lãnh đạo tuy không phải chịu trách nhiệm báo cáo với nhân viên, nhưng rốt cuộc nhân viên lại chính là những người có ảnh hưởng đến trách nhiệm của họ.

Comment