Doanh nhân có nên tiết kiệm? - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Doanh nhân có nên tiết kiệm?

Trước khi thu về lợi nhuận, bạn luôn cố hết sức thắt chặt chi tiêu. Đừng vội vàng thay đổi chỉ vì tình hình tài chính có dấu hiệu khởi sắc.

Đã từng khởi nghiệp, và bằng công việc tư vấn thêm cho các doanh nghiệp nhỏ đang phát triển từ lúc còn “chập chững” đến lúc họ thành công, tôi đồng thời đã học hỏi được nhiều điều hay từ những cá nhân xuất sắc. Vì quy mô nhỏ, họ đặc biệt tìm mọi cách tối đa hóa lợi nhuận từ những thứ họ sở hữu. Bài học quý giá mà tôi nhận được chính là: Hãy sử dụng từng đồng tiền một cách có ý nghĩa nhất, dù tài sản của bạn có lớn đến đâu đi chăng nữa.

man into a bill boat on a puddle

Nghe qua thì có vẻ như chỉ là lý thuyết suông! Tuy nhiên, tôi đã tận mắt chứng kiến nhiều doanh nhân thất bại, giữa cuộc hành trình tìm đến thành công. Dưới đây là 5 thực tế mà cả tôi và bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt nếu đang làm chủ doanh nghiệp.

1Tiết kiệm là một dạng trạng thái tinh thần

Khi bắt đầu khởi nghiệp, tôi hoàn toàn đơn độc. Ngân sách lúc đó eo hẹp đến nỗi văn phòng chỉ là phòng quần áo cũ của một người quản gia đã về hưu. Tôi may mắn mặc cả được mức giá “hời” nhất, chỉ tương đương với phòng tài liệu cũ. Tôi có thể chi nhiều hơn thế chứ, tuy nhiên, tôi hiểu rằng mình chẳng cần phải làm vậy. Điều mà tôi nên ưu tiên là cách xoay chuyển dòng tiền trong kinh doanh để đạt được mục đích cuối cùng chứ không phải để gây ấn tượng với người khác bằng vẻ bề ngoài.

Tôi đảm bảo rằng cơ sở vật chất luôn đầy đủ, hiện đại nhưng không xa xỉ. Chúng tôi luôn giữ lại những đồ vật còn sửa chữa được, thay vì mua mới, dù rằng giá mua hàng mới chẳng nhỉnh hơn chi phí sửa chữa là bao. Tôi mong muốn tất cả đồng nghiệp học cách trân trọng đồng tiền, ngay cả khi nó không thuộc về họ. Đó là cách duy nhất để truyền tải thông điệp tiết kiệm. Vì sao một nhân viên phải tiết kiệm tiền cho công ty, khi bản thân nhà điều hành chẳng hề coi trọng việc đó.NDN_Doanh nhan co nen tiet kiem_5

2Tiết kiệm giúp loại trừ “sống ảo”

Dĩ nhiên, chẳng có nhân viên nào vui vẻ được nếu họ phải sử dụng cơ sở vật chất cũ kỹ. Tôi có góc làm việc nhỏ cho riêng mình, nhìn ra hành lang và có cửa sổ hướng về phía toà nhà bên cạnh. Văn phòng của tôi nhỏ gọn, không tiện nghi sang trọng nhưng đầy đủ những vật dụng cơ bản cần thiết cho nhân viên. Văn phòng của tôi được thiết kế nhằm tạo cảm giác thoải mái cho chính tôi, cho nhân viên và người tôi gặp gỡ. Tôi không bao giờ muốn gây ấn tượng với khách hàng bằng những thứ mình sở hữu. Tôi muốn họ phải trầm trồ trước thành công của cá nhân và thành quả ấn tượng của cả công ty.

Theo quan điểm của bản thân, tôi cho rằng phô bày “tài sản” nơi công sở đâu thể nào khiến bạn trở thành nhà lãnh đạo giỏi và hiển nhiên là nó cũng chẳng làm nên nhân viên ưu tú.

3Tiết kiệm giúp rèn luyện trí não

Không ai muốn chi trả quá nhiều cho bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, theo quan sát của tôi, khi một doanh nhân đạt được thành công hơn mong đợi, họ thường chọn mua những mặt hàng đắt đỏ. Lúc này với họ, tiêu tiền được xem là hưởng thụ cuộc sống. Tuy nhiên, chi tiêu hợp lý cũng giống như vận động. Nếu như bạn ngừng rèn luyện, cơ bắp sẽ bị teo nhỏ. Một khi chủ doanh nghiệp lơ là việc kiếm nhiều tiền hơn, sẽ chẳng có cái tương lai tốt đẹp nào xảy ra cả! Tôi có một người bạn thành lập một doanh nghiệp chuyên về giải pháp tài chính cá nhân, anh ấy và gia đình có đủ khả năng để sống an nhàn trong một căn biệt thự cao cấp bên quận 7. Vậy mà anh ấy chưa bao giờ mua cho mình một chiếc xe đời mới. Lý do được chia sẻ: “Anh nghĩ rằng khoản chi phí cơ hội từ việc mua 1 chiếc xe mới anh sẽ tạo nên lợi ích lớn hơn nếu dùng vào dịp khác. Thế nên anh quyết định sẽ tiết kiệm và không lãng phí tiền vào các món đồ xa xỉ không cần thiết trong cuộc sống”. Dù bạn đã thành công, luôn luôn có một khoản chi phí cơ hội trong mọi quyết định.NDN_Doanh nhan co nen tiet kiem_4

4Chẳng ai đoán trước được khó khăn

Tôi có một người bạn khác nữa, anh chàng này còn được gọi là “Mr giải quyết nợ nần”. Anh ấy có thể giúp người khác xử lý các món nợ cá nhân bằng cách cho vay bởi vì tiền là yếu tố không bao giờ thiếu trong cuộc sống của anh này. Ngày trước, anh chàng từng sở hữu một công ty bất động sản sáng giá; nhưng rồi mọi thứ nhanh chóng sụp đổ.composite of umbrella graphic over cash graphics with wood background

Người ta cứ quên rằng các khủng hoảng nho nhỏ thường đến trước khi cuộc suy thoái thực sự xảy ra. Vào thời điểm cái đáy của thị trường bất động sản biến mất thì anh ấy đã phá sản. Chẳng ai ngờ được chuyện đó. Chẳng một ai nói rằng “Này, anh sắp sửa không còn một xu dính túi và anh phải chuẩn bị đối mặt với chuyện đó”. Tuy nhiên, nếu biết cách tiết kiệm, tôi nghĩ rằng thói quen chi tiêu khoa học cũng giúp bạn phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng.

5Tiết kiệm có chừng mực

Nhờ vào thói quen trân trọng đồng tiền khi vừa khởi nghiệp, tôi chẳng cần phải quá cố gắng trong quá trình tiết kiệm. Điều đó đã trở thành một thói quen tốt đối với tôi cho đến giờ phút này. Có một quan niệm sai lầm rằng tiết kiệm có nghĩa là không bao giờ chi ra khoảng tiền lớn. Ví dụ như tại sao phải bỏ qua khi có thể đầu tư vài căn hộ tại các toà cao ốc ở các khu vực tiềm năng; vì quả thật nó mang lại nhiều lợi nhuận cho bạn trong tương lai.

Lời cuối cùng: Nếu là doanh nhân, bạn đừng từ bỏ thói quen tiết kiệm khi đã thành công nhé!

Tạp chí Nữ Doanh Nhân

Có thể bạn quan tâm: 

“Đẳng cấp” nhà quản lý tài ba

Lèo lái doanh nghiệp khi gặp khủng hoảng cá nhân

Comment