Bạn có bao nhiêu năm kinh nghiệm? Bạn đã từng có bao nhiêu dự án đủ sức ảnh hưởng? Bạn đã từng làm ở những tập đoàn lớn? Tất cả những thứ đó sẽ không bao giờ bền nếu bạn bị mắc “chứng” này.
1Vĩ cuồng khả năng
*Vĩ cuồng: là một bệnh về tâm lý, đặc trưng của nó là sự ảo tưởng về mình: nghĩ mình to lớn, vĩ đại nhiều hơn so với thực tế. Tính vĩ cuồng làm suy yếu khả năng nhìn nhận thức tế. Bạn có thể đọc thêm.
Đúng rồi chính là vĩ cuồng. Ai trong đời cũng từng có những cú hít của riêng mình khiến người khác hằng ao ước. Nhưng biết không, hãy để chúng lên bảng vàng của chính mình đi nào. Không thể cứ ngồi tưởng tượng nếu mình là CEO, việc đó đến tay mình một cái là xong, không như cái ông ngồi đó, lo bóng lo gió.
Thường người có tư duy tốt sẽ không bao giờ nghĩ:
– Tất thảy mọi thứ mọi người đưa tôi đều không dùng được cái nào.
hay là
– Cái tôi đang phải làm là giúp cho bạn bán hàng tốt hơn đó.
Có mấy câu dân dã mà lớn hoài đôi lúc chưa thấm nỗi: “Của cho không bằng cách cho”, nhiều khi cái mình nghĩ là tốt cho người khác nhưng cách mình làm lại khiến người khác không vui. Nhiều khi có khả năng, mà xem thường thế giới thì vẫn bị thế giới khai trừ như thường nhé! Là vậy đó, đôi lúc chỉ cần một lần như thế thôi mà lại phản tác dụng, chính bạn tự đào thải mình nhanh thôi.
2Vĩ cuồng về số năm kinh nghiệm
– Tôi từng có 10 năm kinh nghiệm trong nghề. Cô mới vô nên cô không đúng đâu.
Số năm kinh nghiệm luôn là yếu tố hàng đầu mà các nhà tuyển dụng quan tâm. Tuy nhiên, đừng hiểu sai mà tự phụ về điều này. Việc bạn có 10 năm kinh nghiệm sẽ hạn chế được những sai phạm đã gặp qua. Đúng, bạn sẽ có khả năng vượt qua khó khăn và quản lý rủi ro tốt hơn những người chưa gặp phải.
Nhưng ở một gốc độ không mấy hoan nghênh, khi bạn có kinh nghiệm thường sẽ có xu hướng không muốn thử thứ đi lệch đường ray của mình. Não bạn sẽ không phân tích nữa mà sẽ xét ngay lập tức là sai.
Vấn đề cần nhận thức rõ ở đây, kinh nghiệm trong nghề khác với kinh nghiệm trong ngành. Kinh nghiệm trong nghề giúp bạn hiểu cách thức thực hiện, nhưng nếu không có tí kiến thức về ngành thì có mấy cũng chưa hẳn là giỏi. Đó là lý do vì sao có kinh nghiệm rất cần thiết nhưng kiến thức và hiểu ngành mình làm mới là điều kiện đủ để phát triển.
Kinh nghiệm không phải là thứ mà bạn có thể dùng để “đè bẹp” người khác. Dù có 10 năm kinh nghiệm, sau 10 năm nếu không được cập nhật liên tục thì chỉ còn mang tính chất tương đối mà thôi.
3Mắc “bệnh” nhưng không hề biết
Người này rất dễ nhận ra vì họ đang mắc cả 2 “chứng” trên. Đa phần là không hài lòng với mọi thứ, nhưng thường chỉ chê trách, phán xét mà không đem lại một giải pháp nào. Ai nói gì cũng dở, ai nói gì cũng không đươc. Họ nghĩ mình phải được đối đãi đặc biệt. Hưởng quyền lợi đặc biệt, có ý thức về quyền và luôn cho rằng mình đem lại thật nhiều lợi ích, cảm thấy người khác ghen tị với mình và thiếu sự đồng cảm.
Nói vậy thôi, đối với những người này, muốn phân biệt “vàng”, “đen” thế nào thì hãy đào sâu vào giải pháp, đề xuất, định hướng của họ là rõ thôi.
Tóm lại, có tài mà không biết dùng, không biết thể hiện thì cũng là bại tướng mà thôi. Hãy để bản thân được lĩnh hội điều mới mỗi ngày thì không chỉ khiến chính mình mà còn khiến người khác trân quý khi được làm việc với mình nữa.
Theo Career Builder Vietnam
Có thể bạn quan tâm: