Nếu bạn có biểu hiện tự đề cao bản thân, tưởng mình là thiên tài, vĩ nhân thậm chí là thần thánh, thì rất có thể bạn đang mắc phải một hội chứng tâm lý trầm trọng, có tên paraphrenia.
Hội chứng Paraphrenia là một dạng rối loạn tâm thần phân liệt (paranoid) gây hoang tưởng có ảo giác, khuếch đại cảm giác tích cực hay tiêu cực ở bản thân.
Hoang tưởng hay ảo giác đều dựa trên nền tảng trải nghiệm của bản thân bệnh nhân trong thực tế. Điều này thường xảy ra với những người ngoài 60. Tuy nhiên, với sự chuyển động nhanh của xã hội, ngày càng nhiều người trẻ cũng mắc phải chứng bệnh này. Đây vốn được xem là một chứng hoang tưởng tuy nổi bật, nhưng khó nhận biết vì không có triệu chứng rõ ràng, cụ thể.
Nười thành đạt quá sớm dễ mắc paraphrenia
Nếu như mắc Paraphrenia theo chiều hướng khuếch đại cảm giác tích cực, người bệnh có xu hướng hưng phấn, tự đề cao bản thân. Nói cách khác, bạn có thể gọi đây là chứng “hoang tưởng tự cao”.
Bệnh nhân luôn cảm thấy hưng phấn quá mức, không cần ngủ mà vẫn dư thừa năng lượng, nói rất nhiều về bản thân, và nguy hại hơn là… tiêu tiền vung mạng. Chứng bệnh này lại rất khó nhận biết, vì nhiều người đơn giản chỉ nghĩ là họ quá cao ngạo mà thôi.
Chứng bệnh này rất hay bắt gặp ở người thành đạt, có địa vị xã hội, doanh nhân… Đơn giản là vì đi đôi với sự thành đạt, họ phải chịu áp lực rất cao. Thông thường, họ vẫn làm tốt công việc của mình. Nhưng khi “đến cơn”, người bệnh có xu hướng “nổ”, nói rất nhiều về bản thân, đưa ra các ý tưởng… điên rồ, thậm chí đi vay mượn những khoản tiền lớn và mang đi tiêu pha bạt mạng hay cho nhiều người.
Có không ít người nổi tiếng trên thế giới kiếm được rất nhiều tiền, do ăn tiêu bạt mạng dẫn đến phá sản, nhưng vẫn không hề có biểu hiện kiềm chế bản thân.
Những người hoang tưởng tự cao vẫn giao tiếp bình thường, dựa trên nền tảng hiểu biết cá nhân nên có thể làm người khác tin tưởng. Hoang tưởng tự cao sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu người mắc bệnh đang giữ vai trò quan trọng của một tập đoàn, hay chức vụ cao liên quan đến chính trị.
Tự ti về bản thân cũng là một triệu chứng đáng quan ngại
Trái lại với cảm xúc tích cực của hoang tưởng tự cao là sự khuếch đại tiêu cực. Người bệnh luôn có cảm giác mình là người kém cỏi, là gánh nặng cho gia đình. Họ muốn trốn tránh bạn bè, người thân, không thích giao tiếp hay tham gia các hoạt động cộng đồng.
Thậm chí, người bệnh còn có các ảo giác đau khổ như người thân mất, thế giới bị thiên tai, diệt vong hay nội tạng bị hư hỏng, cơ thể ốm yếu. Nhiều người lớn tuổi còn có biểu hiện… bỏ nhà đi, xua đuổi con cháu, không nhận sự chăm sóc, đôi khi gào khóc là do các hoang tưởng hư vô, gây mất trí nhớ.
Một trong những nguyên nhân khiến người bệnh rơi vào tình trạng này là do áp lực từ gia đình và xã hội. Có nhiều bạn trẻ do thi trượt đại học, thất nghiệp luôn cảm thấy bản thân kém cỏi, tự ti.
Lâu dần dẫn đến việc xa lánh thế giới, sinh ra các ảo tưởng. Triệu chứng này cũng vô cùng khó nhận biết, thường nhầm với trầm cảm dễ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như tự sát.
Nặng nề hơn, các bệnh nhân còn có thể mắc chứng Hội chứng Cotard (ảo tưởng Cotard hoặc hội chứng xác chết biết đi hay còn gọi là zombie), là một dạng rối loạn tâm thần hiếm gặp. Trong đó bệnh nhân có ảo tưởng rằng mình “thật sự” đã chết, cơ thể thối rữa, hay máu và các cơ quan nội tạng không còn nữa.
Theo các bác sĩ, hội chứng Cotard là một dạng cực đoan của chứng trầm uất và được coi là hậu quả phụ của các dạng rối loạn tâm thần. Bệnh có thể đi kèm với chứng mất trí nhớ, cũng như những trục trặc khác ở não bộ.
Để tránh mắc phải chứng bệnh này, chúng ta cần thường xuyên có sự giao tiếp với người xung quanh để tránh các cảm xúc trầm uất, áp lực tích tụ lâu ngày gây nên hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, người xung quanh cần nhớ rằng không nên tạo áp lực lớn với trẻ nhỏ và có sự hiểu biết để chăm sóc, quan tâm những người lớn tuổi trong gia đình.
Theo Trí Thức Trẻ
Có thể bạn quan tâm: