Phụ nữ là trụ cột gia đình: Những thách thức và cách hóa giải! - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Phụ nữ là trụ cột gia đình: Những thách thức và cách hóa giải!

Trong xã hội hiện đại, không có gì lạ khi phụ nữ trở thành trụ cột gia đình hoặc là người kiếm tiền duy nhất trong nhà. Tuy nhiên, điều này cũng là một thách thức trong các mối quan hệ gia đình.

Nhiều người vợ hiện nay đang nắm giữ vai trò cấp cao tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Điều này đồng nghĩa với việc họ tạo ra thu nhập nhiều hơn người bạn đời của mình. Bất kể tình huống nào, các cặp đôi cần giao tiếp hiệu quả và cùng nhau lập ngân sách chi tiêu để đảm bảo bất kỳ quyết định tài chính nào đưa ra đều có lợi cho cả hai.

Tại sao bạn nên tự hào là một trụ cột trong gia đình?

Chúng ta không còn ở sống trong thời đại phong kiến, hãy luôn tự hào khi bạn là một phụ nữ giỏi giang và độc lập về tài chính. Những khuôn mẫu và định kiến trói buộc người phụ nữ phải là những cô vợ đảm đang hay sự thành công của họ đều phải phụ thuộc vào người đàn ông bên cạnh, không còn tồn tại mạnh mẽ như trước đây. Là một người phụ nữ trụ cột trong gia đình, bạn được tự do đưa ra các quyết định về tài chính và sống một cuộc đời theo ý muốn của mình. Bạn nên tự hào rằng bạn có thể hỗ trợ gia đình và cung cấp tài chính ổn định với một sự nghiệp thành công.

Để tạo ra phần lớn thu nhập cho gia đình, bạn cần có sự kiên trì và chăm chỉ. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra những xung đột khi có sự chênh lệch thu nhập giữa chồng và vợ. Dưới đây là 5 lời khuyên khi bạn đang gặp vấn đề dưới tư cách là một trụ cột gia đình.

Đng tự cảm thấy áy náy với người bạn đời

Thông thường, phụ nữ khi làm tốt một công việc được giao hay kiếm được nhiều tiền hơn đồng nghiệp nam, có xu hướng khiêm tốn hay tự hạ thấp thành tích của mình. Chúng ta hoàn toàn không nên làm điều đó. Thay vào đó, hãy tự hào là người phụ nữ trụ cột trong gia đình và về những gì chúng ta đã đạt được. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không cho phép lòng kiêu hãnh của chính mình gây ra sự xung đột. Bất kể bạn có là người sếp quyền lực với vài chục nhân viên dưới trướng. Vào cuối ngày, đừng đem quyền hành đó áp dụng với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là chồng của bạn. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ né tránh đề cập đến công việc và những thành tích đã đạt được. Hãy chia sẻ với một tinh thần cởi mở và tập trung vào ý nghĩa công việc thay vì sự tự mãn của bản thân. Bạn cũng không cần cảm thấy áy náy vì điều này, cùng nhau chia sẻ về công việc hay những rắc rối mình đã gặp cũng là cách giúp hai bạn gắn kết hơn với nhau.

Giao tiếp là chìa khóa của vấn đề

Hai bạn sẽ không thể giải quyết được vấn đề nếu mất đi kết nối trong giao tiếp hằng ngày. Với một chủ đề nhạy cảm như tài chính, giao tiếp càng là kết nối quan trọng trong mối quan hệ của bạn. Bằng cách đặt câu hỏi cho đối tác của bạn, có thể giúp thúc đẩy cuộc trò chuyện rõ ràng của hai bạn về vấn đề tài chính. Điều quan trọng là phải nói rõ ràng về các mục tiêu tài chính của bạn và cùng nhau đưa ra những kế hoạch chi tiêu, đầu tư cho tương lai. Giữ các đường dây liên lạc cởi mở sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều vấn đề tiềm ẩn. Và quan trọng hơn hết là trao cho đối tác của bạn tiếng nói và sự tôn trọng, mặc kệ sự chênh lệch thu nhập giữa chồng và vợ có lớn đến mấy.

Đừng trở thành một kẻ độc tài

Yếu tố làm nên sự bền vững của một mối quan hệ đến từ sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Chỉ vì bạn kiếm được nhiều hơn không có nghĩa bạn phải trở nên độc tài với những sắc lệnh chi tiêu nghiêm khắc hay kiểm tra mọi khoản tài chính lớn nhỏ của chồng. Hãy nghĩ xem bạn có muốn bị đối xử như thế nếu vai trò bị đảo ngược lại hay không? Hãy nhớ rằng bạn là một phần của gia đình và đang ở trong một mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau. Vì vậy, bạn nên cho phép đối tác của mình đưa ra các quyết định về tài chính cũng như là những tiếng nói trong việc xây dựng gia đình.

Điu hướng s tự ti của đối tác

Trong một số trường hợp, chồng bạn có thể cảm thấy tự ti và mặc cảm khi chênh lệch thu nhập giữa chồng và vợ là một khoảng cách quá lớn. Nếu đúng như vậy, hãy cố gắng khuyến khích giao tiếp và đánh giá các vấn đề sâu sắc hơn trong mối quan hệ ngoài việc so sánh “ai kiếm nhiều hơn”. Bạn có thể giải thích sự thành công của bạn tương đương với thành công của cả hai khi cùng xây đắp lên gia đình nhỏ này. Hãy luôn cho đối phương biết rằng bạn luôn cần và tôn trọng mọi quyết định của họ và vấn đề tài chính không hề liên quan đến thái độ của bạn dành cho anh ấy. Khi mọi khúc mắc đều được giải đáp, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi có một đối tác thấu hiểu cho những trăn trở của một trụ cột tài chính như bạn.

Hãy là một đội nhóm ăn ý

Đôi khi, phụ nữ trở thành trụ cột tài chính của gia đình cũng cố gắng gánh vác quá nhiều trách nhiệm. Thay vì dấn thân vào quá nhiều vai trò và khiến bản thân cảm thấy kiệt sức, hãy trao đổi với đối tác những gì bạn cần giúp đỡ. Bằng cách phân chia công việc nhà và các trách nhiệm khác, bạn có thể tránh bị choáng ngợp và bực bội vì vừa phải làm việc, vừa phải đảm đương chuyện nhà. Mối quan hệ tốt đẹp là một mối quan hệ mà các cặp đôi sẽ cùng nhau tiến lên phía trước như một đội nhóm ăn ý. Giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau, hai bạn sẽ nhận ra rằng cả hai bạn đang đóng góp vào mục đích chung của gia đình, ngay cả khi có sự chênh lệch về thu nhập của chồng và vợ.

Phụ nữ nên tự hào với việc mình là trụ cột tài chính của gia đình nhưng đừng để điều đó gây nên sự xung đột. Luôn tôn trọng, trao quyền và cùng đặt ra những mục tiêu tài chính rõ ràng với người bạn đời, bạn chắc hẳn sẽ có một mối quan hệ gia đình lành mạnh dưới tư cách là một phụ nữ độc lập, giỏi giang trong sự nghiệp và gia đình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Comment