CEO, Thai Airways Vietnam, Ratapong Yanyong: Thử thách càng nhiều, cơ hội càng lớn - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

CEO, Thai Airways Vietnam, Ratapong Yanyong: Thử thách càng nhiều, cơ hội càng lớn

Lựa chọn quay lại Việt Nam vào năm 2017 vì yêu thích đất nước xinh đẹp này cùng tâm thế sẵn sàng đối mặt với những thách thức mới đang chờ đón, ông Ratapong Yanyong – CEO Thai Airways International Vietnam đã có những chia sẻ đầy chân thực với góc nhìn của một doanh nhân làm việc trong lĩnh vực hàng không vốn được biết đến như là công việc ước mơ của bao người.

Tốt nghiệp đại học với tấm bằng Kỹ sư cơ khí vào năm 1989, ông Ratapong Yanyong đầu quân làm việc cho Thai Airways và sát cánh cùng hãng bay suốt 30 năm. Việc gắn bó trên nhiều cương vị khác nhau từ quản lý kỹ thuật đến dịch vụ mặt đất đem đến cho ông nền tảng kiến thức thực tế và đa diện trong ngành hàng không. Dù xuất thân từ kỹ thuật nhưng với thế mạnh về khả năng giao tiếp và yêu thích quảng giao, ông nuôi dưỡng khát khao được thử sức trong hoạt động điều hành kinh doanh với việc theo học MBA. Sau khi hoàn tất khóa học, cơ hội đến khi ông vượt qua kỳ sát hạch và được cử đến New Zealand để làm trợ lý Tổng Giám đốc chi nhánh Thai Airways tại đây, rồi đến quản lý kinh doanh tại Hà Nội, sau đó là nhiệm vụ khai phá thị trường tại Myanmar và hiện tại là Tổng Giám đốc của Thai Airways tại thị trường Việt Nam. Ông nhấn mạnh: “Nhiều người thường mong muốn được làm việc tại các quốc gia tiên tiến vì nghĩ rằng ở những thị trường này họ sẽ không phải đối mặt với quá nhiều khó khăn hay thử thách. Nhưng đối với tôi, được làm việc ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Đông Dương như Việt Nam, Myanmar là những cơ hội hiếm có về phương diện kinh doanh, cho tôi được thỏa sức thử nghiệm các chiến lược mới nhằm tìm kiếm sự bứt phá trên thị trường.” 

Xin chào ông, quay trở lại Việt Nam làm việc lần thứ hai với vị trí cao hơn, mục tiêu phát triển kinh doanh đi cùng với sứ mệnh của ông tại thị trường này là gì?

Lần thứ hai quay trở lại làm việc tại Việt Nam có thể nói tôi có duyên với đất nước này và đem đến cho tôi nhiều háo hức. Việt Nam là đất nước có nhu cầu cao cho việc di chuyển bằng đường hàng không đặc biệt là đến Thái Lan, và việc hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực này sẽ có lợi cho đôi bên và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hành khách dễ dàng di chuyển đến khắp mọi nơi. Vì vậy nhiệm vụ của tôi khi đảm nhiệm vị trí lần này là đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Thai Airways tại Việt Nam, nhưng cao hơn nữa là thúc đẩy hợp tác hàng không thông qua việc hỗ trợ kinh doanh giữa hai hãng hàng không ­quốc gia của hai nước. Đồng thời, là người đầu tiên mang thương hiệu hàng không nội địa Thai Smile ra quốc tế tại Myanmar vào năm 2013 và đến nay đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trong khu vực, tôi được kỳ vọng sẽ phát triển được thị trường cho thương hiệu này tại Việt Nam.

So với các quốc gia khác thì thị trường hàng không của Việt Nam đang được Thai Airways đánh giá như thế nào?

Trong khu vực Đông Nam Á, tôi nghĩ thị trường Việt Nam thật sự rất hấp dẫn. Dân số đông cùng kinh tế phát triển mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu sử dịch vụ của người dân tăng cao. Sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch như những vùng cao nguyên, bờ biển rộng và một số nơi thậm chí có tuyết rơi như Sapa, đây ắt hẳn là món quà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho đất nước các bạn. Mặc dù cơ sở vật chất có thể tạm thời không so sánh được với các quốc gia đã phát triển du lịch lâu năm nhưng Việt Nam đang trên đà khởi sắc và thay đổi rất nhiều trong vòng 10 năm qua. Tôi đã từng khám phá rất nhiều nơi trong thời gian làm việc ở Hà Nội trước đây, nhưng sau khi quay lại nhậm chức tại Sài Gòn, tôi gần như không thể nhận ra hình ảnh “thay da đổi thịt” đáng kinh ngạc của Việt Nam mà tôi từng biết. Vì vậy đối với Thai Airways, đây luôn là một thị trường tiềm năng, chứa đựng nhiều thách thức nhưng cũng không thiếu những cơ hội rộng mở.

Dù vậy, không thể phủ nhận thị phần của Thai Airways ở Việt Nam trong những năm gần đây đang có chiều hướng giảm, liệu ông đã dự đoán trước điều này?

Đôi khi bạn không thể chỉ quản lý hoạt động kinh doanh của mình theo ý muốn và tin chắc rằng tất cả những mục tiêu đề ra đều sẽ hiện thực hóa. Thị trường hàng không Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang chứng kiến những biến đổi không ngừng với sự phát triển mạnh mẽ của các hãng hàng không giá rẻ, của thế hệ người tiêu dùng mới với nhiều nhận thức khác biệt cùng sự tham gia của công nghệ và internet vào quy trình vận hành và bán hàng của các hãng. Vì lẽ đó, bạn có thể đạt huy chương vàng vào 10 năm trước nhưng 10 năm sau có thể phải nhường lại nó cho người khác. Bạn phải luôn thay đổi mình để phù hợp với thị hiếu của thị trường và đối thủ thì luôn xuất hiện trên đường đua ngày một nhiều hơn qua từng thời kỳ. Đối với tôi, để có thể tồn tại trong kinh doanh không có nghĩa phải luôn chú trọng vào thị phần. Việc quan trọng nhất vẫn là mang lại lợi nhuận bất cứ khi nào bạn có thể.

Trước tình hình cạnh tranh cao trong ngành hàng không như vậy, tâm thế của ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Khách hàng không bao giờ chỉ sử dụng một hãng hàng không duy nhất mà thường xuyên thay đổi lựa chọn của mình giữa nhiều hãng bay khác nhau. Môi trường kinh doanh của ngành hàng không vốn rất năng động và thay đổi liên tục nên cạnh tranh là điều hiển nhiên phải tồn tại và điều này không chỉ có lợi cho khách hàng mà còn có ích cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn đang ở thế độc quyền hoặc thị trường quá êm đềm bạn sẽ dễ “ngủ quên” và không được luyện tập thường xuyên để ứng phó với những biến động. Và rồi bẵng đi một thời gian, khi các đối thủ trẻ trung hơn xuất hiện, tạo nên “sóng gió” cho thị trường thì lúc đấy bạn mới bắt đầu “động não” cho các chiến lược thích ứng mới liệu có kịp không? Vì thế quan điểm kinh doanh của tôi là phải luôn ở tư thế sẵn sàng cho chính mình trong mọi tình huống. Bạn phải luôn chuẩn bị tinh thần để đối phó với những khó khăn luôn chực chờ xảy ra bất cứ lúc nào.

Vậy ông đã chuẩn bị cho doanh nghiệp của mình ra sao để tồn tại trong tình hình cạnh tranh hiện tại?

Thay vì quá chú trọng vào cạnh tranh và các đối thủ, hãy tập trung vào hoạt động kinh doanh của mình, điều chỉnh, cải thiện các dịch vụ, sản phẩm dựa trên những thế mạnh sẵn có và phân khúc khách hàng trung thành đã được định vị. Ví dụ như với các hãng hàng không giá rẻ, có thể họ có quy trình vận hành đặc trưng nhằm đem đến mức giá khác biệt, chúng tôi chấp nhận điều đó nhưng chúng tôi cũng có những cách thức của riêng mình để đảm bảo được những chuẩn mực của hãng xứng đáng với chi phí khách hàng bỏ ra. Tôi tin rằng sẽ có những khách hàng thích giá rẻ, nhưng cũng có những khách khác tìm kiếm sự thoải mái và dễ chịu trong dịch vụ.

Bên cạnh đó, tôi quan niệm rằng những người bán hàng hãy cùng nhau làm bạn, và rồi cùng nhau bán được nhiều hơn. Nếu một mình bạn “ôm” thị trường, sẽ có lúc bạn quá tải không thể đáp ứng, vì vậy hãy cùng sẻ chia để nhận được hỗ trợ tương xứng. Một ví dụ cho điều này là từ khi bắt đầu nhậm chức tại Việt Nam, tôi đã chủ động bắt tay hợp tác với Vietnam Airlines – hãng hàng không quốc gia có phân khúc tương tự chúng tôi để đôi bên có thể tương hỗ cho nhau bất cứ lúc nào. Chúng tôi không phấn đấu để cạnh tranh với bất cứ một hãng bay nào mà cố gắng trở thành những cộng sự tốt trong cùng ngành bằng cách thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp, và thay vì chú trọng việc cạnh tranh lẫn nhau chúng tôi tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh doanh sao cho hiệu quả nhất với các tiêu chí đã đặt ra.

Trong thị trường nhiều “người chơi” như thế, đâu là những điểm khác biệt của Thai Airways mà ông muốn khách hàng Việt nhớ đến?

Mỗi quốc gia đều có đặc tính của riêng mình và người Thái chúng tôi luôn muốn người khác nhớ đến là nơi của lòng hiếu khách, sự niềm nở và lịch sự. Đặc tính này không thể bắt chước và hình thành một cách tự nhiên, điều đó đến từ bản sắc và điểm mạnh cốt lõi luôn ôn hòa và không quá quyết liệt của đất nước chúng tôi. Đó cũng là phong cách phục vụ mang tính bản sắc của Thai Airways từ khi thành lập đến nay.

Sau nhiều năm làm việc trong ngành hàng không, điều gì khiến ông tự hào nhất về bản thân mình?

Bạn chỉ có thể tự hào về bản thân khi làm được điều gì đó mà không ai làm được. Để có thể nói thành tựu, thì đó chính là việc tôi đã lần đầu tiên mở rộng thành công đường bay quốc tế cho Thai Smile trong nhiệm kỳ tại Myanmar ngoài các chuyến nội địa đang sẵn có. Thông thường chúng tôi được cấp 4 năm/nhiệm kỳ để giữ vị trí General Manager ở một nước nhưng tôi đã làm vị trí đó ở Myanmar đến hơn 6 năm. Tôi thích đối diện với những thách thức mới và công ty đã cho tôi cơ hội để làm việc này, tôi cảm thấy rất tự hào vì có thể góp phần nâng cao vị thế hãng bay không chỉ ở Thái Lan mà còn ở các nước trong khu vực.

Có thể thấy ông là người luôn xem những cơ hội mới là điều mới lạ để thử sức mình. Cách nhìn này đến từ bản chất con người hay được hình thành thông qua quá trình làm việc nhiều năm trong ngành hàng không của ông?

Khi còn trẻ, nhiều người trưởng thành và lớn lên với những suy nghĩ truyền thống rằng nên học tập thật chăm chỉ để đạt điểm cao và theo đuổi những ngành nghề trọng điểm như bác sỹ, kỹ sư hay kiến trúc sư,… dù họ thường không cảm thấy chắc chắn rằng việc này có phù hợp với bản thân hay không. Vì vậy, điều bạn cần trước hết là phải học hỏi và tìm hiểu về chính mình, hãy luôn đặt ra câu hỏi cho bản thân để xác định được con đường mình muốn đi. Đôi khi bạn sẽ không biết được thực sự những điểm mạnh bạn đang có và bạn đang thực sự khát khao điều gì trong cuộc đời cho đến một ngày bạn chấp nhận những thử thách mới để đặt bản thân vào trạng thái cân não. Những quan điểm về nhân sinh quan của mỗi người đều có hai phần, một phần bắt nguồn từ khi bạn sinh ra và phần còn lại được hình thành thông qua những bài học bạn nhận được khi trưởng thành và bước vào công việc. Nếu chúng ta có thể thay đổi cách nhìn nhận sau những bài học khi bước vào đời và không dễ dàng bỏ cuộc dù thất bại, bạn sẽ có thể chinh phục và thử thách bản thân ở những giới hạn cao hơn nữa.

Vậy chúng tôi có thể nói ông là người ưa thích sự mạo hiểm và liều lĩnh hay không?

Chắc chắn có vì tôi rất thích thử thách bản thân mình. Và một phần của sự thách thức chính là mạo hiểm. Việc bảo vệ bản thân trong lớp vỏ bọc an toàn quá nhiều sẽ khiến bạn đóng lại các cơ hội của mình. Vì thế, tôi luôn cố gắng tận dụng tối đa mọi thử thách và cơ hội xảy đến với mình để có thể khám phá và phát triển bản thân một cách đa chiều nhất. Đặc biệt trong kinh doanh, khi chấp nhận trở thành một người quản lý, điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt, chấp nhận và quản lý các rủi ro có thể xảy ra dù trong tình huống xấu nhất.

Trong nhiều năm làm quản lý, triết lý quản trị mà ông theo đuổi là gì?

Bởi vì là một công ty với tập thể nhiều người nên tinh thần làm việc nhóm và thẳng thắn cởi mở trong các vấn đề công việc chính là yếu tố quyết định tất cả. Tôi tin với cách quản lý này chúng tôi có thể làm việc chung với nhau và xây dựng nên một quy chế dân chủ.

Từ quan điểm đó, liệu con người có phải là vấn đề khó khăn nhất của ông khi quản lý doanh nghiệp?

Đối với tôi, quản lý nhân sự không phải là điều khó khăn nhất mà chính là điều thách thức nhất. Bạn không thể làm tất cả mọi việc mà không có sự góp sức của những người xung quanh, nhưng để hiểu và đồng cảm với cộng đồng đó là điều không dễ dàng. Mỗi con người là một thực thể đa dạng khó đánh giá, ví dụ như một người làm sai không phải vì họ không có năng lực mà vì bạn chưa để họ làm đúng với công việc phù hợp với họ, vì vậy đòi hỏi nhà quản lý phải có góc nhìn tinh tế và tỉnh táo mới có thể phát huy hiệu quả của nhân sự.

Hình ảnh người quản lý như ngày hôm nay có như những gì ông kỳ vọng ở chính bản thân mình?

Ngay từ những ngày đầu xây dựng sự nghiệp tôi đã tin rằng mình chắc chắn sẽ thành công ở một lĩnh vực nhất định. Hiện tại có thể tôi đã khẳng định được vị thế của mình và đạt được những gì mong đợi khi còn trẻ, nhưng đó vẫn chưa phải là dấu chấm hết và cần phải tiếp tục. Khi bạn vẫn còn khỏe mạnh, vẫn còn có thời gian thì nên vận động trí óc của mình và tận dụng những cơ hội tìm đến. Kỳ vọng sẽ bắt đầu xuất hiện khi mọi việc bắt đầu diễn ra, nó tùy thuộc vào việc bạn có thật sự muốn và sẵn sàng hay chưa. Có thể nói, tôi hài lòng với những mình đang có nhưng đó chưa phải là điều tốt nhất. 

Với những gì đã chia sẻ, chúng tôi cảm thấy rằng ông rất yêu thích công việc của mình, vậy ông có phải là một người tham công tiếc việc hay không?

Hoàn toàn không (cười). Tôi vẫn dành thời gian luyện tập thể thao khi có thời gian rảnh và tham gia các hoạt động xã hội để có cơ hội giao lưu nhiều hơn, đánh golf cũng là một trong những thú vui của tôi. Nhưng cũng phải lưu ý rằng chỉ nên tập trung vào việc đánh gold để thư giãn chứ không phải đến để ngoại giao và bàn về vấn đề công việc.

Ắt hẳn ông đã từng làm việc với nhiều cộng sự là nữ giới, liệu ông có đối xử khác biệt với họ so với phái mạnh không?

Đối với tôi, cách để thể hiện sự công bằng là đối xử với phụ nữ thoải mái như đàn ông trong công việc. Nếu như nữ nhân viên nào cũng mong muốn được chỉ bảo nhẹ nhàng thì làm sao có thể kỳ vọng những điều tốt đẹp sẽ diễn ra. Mọi thành quả có được đều từ việc bạn đã trải qua rất nhiều gian nan. Phụ nữ đương nhiên có thể làm tốt công việc của mình và thậm chí làm tốt hơn những gì đàn ông có thể làm được. Chỉ cần hỗ trợ họ đúng lúc và dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu họ thì bạn sẽ có thể cộng hưởng hài hòa và tạo nên đội ngũ vững chắc.

Bài viết và hình ảnh độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân

Text: Jenni Võ, Hồng Đặng | Creative Director: HIEPLEDUC | Photo: Hoàng Vũ | Graphic Designer: KIM 

CEO THAI AIRWAYS INTERNATIONAL VIETNAM,
RATAPONG YANYONG

THE GREATER THE CHALLENGE, THE BETTER THE REWARD

 

Returning to Vietnam in 2017 for both the love of this beautiful country and the opportunity to embrace new challenges, Mr. Ratapong Yanyong – CEO of Thai Airways International Vietnam had an open conversation from the viewpoint of a businessman in the aviation industry, a position many others dream about.

Ever since he graduated with a degree in Mechanical Engineering in 1989, Mr. Ratapong Yanyong has joined Thai Airways and committed to its course for the last 30 years. Having been through several different positions, from technical management to ground services, he acquired an experience-based, extensive knowledge in the aviation field. Apart from his technical professional training, he also had a forte for communications and building connections, which led him to make an attempt at business management, taking an MBA course. Afterwards, his first big break came as he passed the qualification test for a CEO Assistant position at Thai Airways New Zealand, followed by a sales management post in Hanoi, a market exploration mission in Myanmar, and now the posting of Thai Airways Vietnam CEO.

“People often want to work in developed countries with the belief that they won’t have to face too much a difficulty or challenge in such a market,” he said. “To me, however, it is a precious opportunity to work in developing countries, especially those in Indochina like Vietnam and Myanmar, where I have all the liberty to put new, ground-breaking strategies to a test.”

Good day to you. May we begin with the business development goal and mission for your second stay in Vietnam, now in a much higher position?

Let us say my second visit to Vietnam is a charmed and exciting one. Vietnam is, at the moment, experiencing a rising demand for air travel, especially to Thailand, and the co-operation of the two countries in this matter will bring about mutual benefits and provide an ease of access for our passengers. My mission in this position is, therefore, not only to boost Thai Airways’ business operation in Vietnam, but also to bolster the two countries’ aviation co-operation by providing business aid between our two national airlines. In addition, being the first person to successfully introduce our domestic airline brand Thai Smile to the world, starting with Myanmar in 2013 and spreading out to many other countries in the region, I am expected to establish a market for the brand in Vietnam.

Compared to other countries, how does the Vietnamese air travel market appeal to Thai Airways?

Among ASEAN countries, I believe that Vietnam is a really appealing market. The high population, coupled with a robust economic growth, has led to a rise in demand. In addition, Mother Nature has also endowed her great gifts to you with abundant tourism natural resources. From the high plateaus to the magnificent beaches, and even places with snowfall like Sapa. Even though your infrastructure for tourism may not be as developed as that of other countries with a long-standing tourism industry, you have been making significant changes in the last 10 years. Back when I was working in Hanoi, I had the chance to explore many places, but now with my appointment to Saigon, I could hardly believe my eyes on witnessing how amazing a transformation Vietnam has undergone. For your question, therefore, this is always a highly potential market to Thai Airways, one that harbours great challenges as well as new opportunities.

That being said, it can’t be denied that Thai Airways’ market share in Vietnam has been declining in the past few years. Is this going on as you expected?

You cannot simply run the business your way and believe that all your goals will be realized. The Southeast Asian air market in general and that of Vietnam in particular is witnessing “constant” fluctuations, with the powerful rise of low-price airlines, a new consumer generation with new recognition, and the incorporation of technology and the Internet to the operation and sales procedures of every airline. Therefore, even if you won the gold medal 10 years ago, you may now have to leave it for others. You must always refresh yourself to cope with the ever-changing market demand, while more and more competitors appear on the race track. In my opinion, in order to keep your business afloat, market share is not always of utmost importance, but rather profits, whenever you can bring them in.

How do you fare with the current harsh competition in the air travel business?

Customers never only use a single airline, but are constantly shifting between different ones. In that sense, the air travel market is also essentially a dynamic and volatile one. And competition is, without a question, the part and parcel of it, which benefits not only the consumers but the providers as well. If your company is enjoying a monopoly, or the market is rather too stable, you will easily feel “sleepy” on the top and will not have enough exercise to keep yourself fit for fluctuations. And then, after a while, when new and younger competitors start throwing stones in your still water and bring the storm to you, will there be enough time for you to come up with a coping strategy before they take you down? Exactly. And that is why my business philosophy is to always be prepared for any situation, to always brace yourself for the next big wave that would come with a crash in any moment.

So, how have you prepared your corporate ship to embrace these brutal waves of competition?

Instead of letting the competition get into your head, stay focused on your business operation. Make modifications and improvements in your services and products based on your established strengths and targeted at your loyal customer section. Against low-price airlines, for instance, who have developed a certain operation procedure that enables them to offer a competitive price, we acknowledge such a fact, but remain confident in our own services. We assure our customers that the standards we provide are worth the cost. I believe that besides those who enjoy a cheap flight, there are also those who seek a more comfortable and convenient trip.

On the other hand, I also believe that we “vendors” can collaborate with each other, and enjoy an even better market day. Even if you could own the entire market, you will, at times, be overwhelmed, so why not share it with the others and receive their aid in time of need? As a demonstration, I could tell you that as soon as I took the appointment in Vietnam, I reached out to Vietnam Airlines – the national airline that shares the same market section as we do, so that both sides can support the other whenever needed. We strive not to put down any other airlines, but to become good partners and establish a strong tie with them. And instead of letting competition get the better of us, we focus on directing our business operation towards the goals in sight.

Now that there are so many “players” on the field, what do you suppose would make a difference for Thai Airways to the Vietnamese consumer market?

Every nation has its own character, and Thailand would like to be remembered as the home of hospitality, warm reception and politeness. Such a trait cannot be easily imitated or formed, but stems from our own culture and peace-loving nature. That is also Thai Airways’ distinctive serving style from the very beginning.

After all these years working in this field, what is it that you take most pride in?

You can only truly be proud of yourself when you accomplish something no one else can. Such an accomplishment was when I, for the first time, successfully established an international flight route for Thai Smile during my term in Myanmar, besides its existing domestic routes. I was even able to extend my normal four-year term as General Manager in a country, Myanmar in this case, to over six years. I love facing new challenges, and the company gave me a chance to do it. I take pride in being able to raise our reputation not only in Thailand, but in other surrounding countries as well.

It appears to me that you quite enjoy embracing new opportunities and putting yourself to a test. Does this come from your personality or through your senior career in the aviation industry?

Many people grow up with the conservative thinking that they need to study hard, score high, and pursue such prestigious careers as doctors, engineers, or architects. Though, more often than not, they are uncertain whether it is suitable for them or not. What you really need to do, therefore, is to learn more about yourself, ask the questions that will define your path. Sometimes, you may never know what you truly are good at or what your heart truly desires until one day, you embrace new challenges and push yourself to the limit. A person’s perspective of life is formed through two stages: One that you were born with, and one that will be moulded throughout your lessons in life. Being able to reshape our thinking after each life lesson and refusing to give in to failure is the key to conquering and redefining yourself through even greater limits.

So is it possible to assume that you are thrilled by challenges and risks?

Definitely, as I am always fond of challenging myself, and a part of what makes it a challenge is the risk. Wrapping yourself in too many protection layers will also cost you many opportunities. Therefore,  I always make the best out of every challenge and opportunity that arrives, in order to explore and improve myself in an all-rounded way. In business, choosing to become a manager also means choosing to accept and face the risks, even in the worst case scenario.

Throughout your several years in management, what is the philosophy that you pursue?

A company is a collective of people, so team spirit and straightforwardness is the deciding factor. I believe that, with this management style, we can work together towards a democratic policy.

From such a point of view, do you consider the human factor the most challenging problem in corporate management?

For me, personnel management imposes not the greatest difficulty, but the greatest challenge. You need everyone around you to contribute to one same goal, but getting on the same page with them is never an easy task. Each person is a unique version of themselves, and it is hard to assess them correctly, since someone’s performance may fall short not because of their lack of competence, but because you’ve misplaced them. So to say, it is required in a manager a subtle and sharp observation to employ his staff’s maximum potential.

Is it what you expected from yourself to be in management as you are today?

Ever since I began my career, I had a strong faith that I would succeed in a certain area. And now, even though I’ve acclaimed my career standing and achieved the expectation of my youth, it is still not the end. When time and strength is still on your side, you should make the best of it. Once everything is set in motion, expectations will appear, what remains is whether you are truly passionate and prepared or not. I might be content with what I have now, but it is definitely not the best I can.

From what you’ve shared, it seems that you find your work quite enjoyable, but are you a workaholic?

Totally not (Grinning). I spend time exercising whenever there is free time, and participate in many social activities to widen my connections. Golf is also one of my hobbies. I must stress that one should focus on playing the sport for leisure, not for any diplomatic goal or work-related discussion.

It is without doubt that you’ve co-operated with several female peers, do you treat them differently?

The best way to demonstrate gender equity, for me, is to treat them in as open a way as you treat their male counterparts. How can you expect good results when every female employee expects to be handed lightly? The only path to accomplishment is through hardship and toil. Of course, women can do their job as good as men, sometimes even better. All you need to do is support them at the right time and spend more time to know them better, and what you will reap is a harmonic co-operation and a strong crew of staff.

Copyright© All Rights Reserved.

Có thể bạn quan tâm:

Chủ tịch, Tổng Giám Đốc URC Việt Nam, Laurent Levan: Tôi ngưỡng mộ sự tài giỏi của phụ nữ Việt Nam

Bác sĩ thẩm mỹ Franco Vercesi: Tự nhiên là nét quyến rũ nhất của phái đẹp

Comment