Cùng nhau thay đổi • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Cùng nhau thay đổi

Bạn đang cố gắng dẫn dắt công ty tiến lên phía trước hoặc vượt qua sự trì trệ hiện tại bằng những thay đổi lớn, tuy nhiên một số nhân viên lại đang kéo ì sức nặng ấy, nhà quản lý giỏi phải làm gì trong trường hợp này?

Chính là truyền cảm hứng đến mọi nhân viên như một người nhạc trưởng đang đứng trước dàn hợp xướng của mình. Cũng như rất nhiều đội bóng lớn, mỗi khi đưa ra quyết định thay đổi chiến thuật các thành viên luôn đứng trước tranh cãi đa phần là về những rủi ro, thất bại sẽ xảy ra mà hiếm khi phân tích những rủi ro nếu không mạnh dạn thay đổi. Vì sao vậy, vì người ta thường muốn đi theo lối mòn và né tránh những quyết định có thể ảnh hưởng đến lợi ích bản thân. Vấn đề của người quản lý là hãy khéo léo chỉ cho các thành viên khác thấy được những sụt giảm lợi ích ấy sẽ chẳng đáng kể so với những thiệt hại công ty phải gánh chịu nếu không thay đổi. Và khi công ty phải chịu tổn thất, lúc ấy họ cũng chính là những người bị ảnh hưởng lợi ích đầu tiên.

Mạo hiểm với những thay đổi rủi ro vẫn có thể xảy ra, nếu bạn đã chắc về kế hoạch thay đổi, hãy quyết liệt hơn và tham khảo những bí quyết ứng xử với nhân viên trong trường hợp này.NDN_Cung nhau thay doi

1Nhìn cận cảnh về chiến lược

Bạn không thể chỉ dựa vào những thay đổi của xã hội, xu hướng kinh tế chính trị, quy định mới hay sự phát triển của công nghệ để đưa ra những quyết định thay đổi có tính bề mặt mà đòi hỏi phải có sự thay đổi trong chiến lược hành động. Trước đó, bạn cần xem xét kỹ vị thế của công ty bạn so với các đối thủ cạnh tranh, tầm quan trọng với các đối tác kinh doanh và nếu những đối tác quan trọng khó chấp nhận những thay đổi đó bạn cần có những cuộc đàm phán kiên trì với một kế hoạch đã được vạch lộ trình rõ ràng. Ngoài ra, bạn cần nhận rõ, sự thay đổi này nhắm đến sức cạnh tranh mang tính độc quyền như vậy mới mong thành công và khẳng định kế hoạch này hoàn toàn đúng đắn. Đây cũng là cách khẳng định sự bảo đảm của bạn với các nhân viên của mình.

 

>> Bài liên quan:

4 chiến lược quản lý thông minh cho nhà lãnh đạo hiện đại

2So sánh và đánh giá rủi ro

Như đã nói, sự đổi mới luôn đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy tại sao bạn không chọn cách phác thảo một sơ đồ rủi ro về những nguy cơ với thương hiệu, với vận hành bộ máy, với thị trường cạnh tranh…, từ đó so sánh những rủi ro có thể gặp trong tương lai khi áp dụng hoặc không áp dụng những thay đổi này. Nếu kết quả đánh giá cao chiến lược điều chỉnh mà bạn đề xuất thì cũng sẽ là một tiêu chí hợp lý giúp bạn đưa ra các quyết định tiếp theo. Lúc này, nhóm của bạn cũng sẽ dồn hết tinh thần và công sức cho những thay đổi khi tự họ nhìn nhận chiến lược mới quả thực ít rủi ro hơn, thậm chí còn có thể mang lại những cơ hội thành công ngoài mong đợi.NDN_Cung nhau thay doi_2

3Đánh lạc hướng nhà đầu tư khó tính

Nếu các nhà đầu tư hoặc những thành viên khác trong ban quản trị đưa ra những yêu cầu nhằm làm khó bạn chẳng hạn như về số vốn phải chi cho kế hoạch thay đổi, áp lực thu hồi vốn hoặc tỏ ra nghi ngờ về sự thành công của kế hoạch…, bạn hãy tin rằng đó là một trong những dấu hiệu của sự trì hoãn. Những yêu cầu này có thể khiến những người thiếu quyết đoán chùn bước, nhưng càng trong những lúc bị dồn ép bạn càng cần phải đưa ra quyết định nhanh chóng. Bạn có thể đặt những câu hỏi ngược lại, chẳng hạn: “Có thật sự cần phải đưa ra những con số khi các vị gần như đã biết chắc đây là một kế hoạch tốt?”, hay “Điều gì mới khiến các bạn tin tưởng dù chỉ 80% cho sự thay đổi này?”… Với những câu hỏi này, bạn đang xoáy các nhà đầu tư liên tưởng đến những thất bại nếu họ tiếp tục chần chừ, thiếu quyết đoán, đồng thời sẽ giúp các đồng đội và cấp dưới của bạn tự tin khi triển khai kế hoạch dưới sự dẫn dắt của người lãnh đạo thông minh.

4Truyền cảm hứng mới mẻ

Không ủng hộ  chiến lược đổi mới có thể xuất phát từ sự thiếu năng động của nhân viên, đụng chạm đến vấn đề lợi ích hoặc xâm phạm “lãnh thổ” riêng của họ. Vì thế, đỏi hỏi sự tinh tế từ người quản lý khi bảo đảm rằng những lợi ích của nhân viên chẳng những toàn vẹn mà có thể sẽ gia tăng khi họ góp sức cho chiến lược mới. Hãy truyền nguồn cảm hứng mới mẻ và đề cao vai trò của họ trong kế hoạch của bạn, chẳng hạn hãy vẽ ra cho họ viễn cảnh những thành tựu, những sản phẩm mới có thể làm thay đổi cả ngành công nghiệp với sự góp sức quan trọng của họ… Hãy cho họ thấy, họ là những người tiên phong và chính họ có thể là những người tạo nên kỳ tích hoàn toàn mới.

>> Bài liên quan:

Những Bông Hoa thép truyền “lửa” cho phái đẹp

Bí quyết của nhà sáng lập

Không sợ hãi: Trước áp lực thay đổi, bạn có thể vấp phải câu hỏi: “Làm thế nào để đưa ra một thỏa thuận tài chính khi tôi không nắm rõ lĩnh vực này?”. Không sợ hãi chính là bí quyết vì bạn hoàn toàn có thể thuê và quản lý những người nắm rõ lĩnh vực này làm việc cho bạn.

Quan hệ với nhà đầu tư: Hầu hết các mối quan hệ với nhà đầu tư đều được xây dựng từ những cuộc trò chuyện hoặc đàm phán tài chính. Với những nhà đầu tư gắn bó đường dài, hãy luôn khiến họ tin tưởng và hạnh phúc, đồng thời chứng minh rằng bạn là sự lựa chọn tốt nhất để điều hành công ty. Không chỉ tham gia vào vòng quay tài chính, họ còn giới thiệu cho bạn nhiều nhân viên tiềm năng mà bạn luôn tìm kiếm.

Xây dựng văn hóa công ty: Việc xây dựng nền tảng văn hóa cho công ty phải xuất phát từ các nhà lãnh đạo. Từ những hành xử và nguyên tắc do bạn đề đạt và xây dựng trên tinh thần vì lợi ích chung bạn sẽ hướng nhân viên đến những hành động tích cực trong môi trường làm việc của họ. Nói dễ hiểu, bạn chính là kiểu mẫu và thể hiện định hướng mà công ty muốn xây dựng.

Có thể bạn quan tâm: 

8 tuyệt chiêu “lấy lòng” nhân viên

Giúp nhân viên nhiệt tình “hiến kế”

Comment