8 điều nên biết về giấc ngủ trưa - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

8 điều nên biết về giấc ngủ trưa

Giấc ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người lao động trí óc, bởi nó giúp tái tạo năng lượng để buổi chiều làm việc năng động và hiệu quả hơn

Thực tế cho thấy, không phải ai cũng có thói quen ngủ trưa. Nếu bạn là một trong số những trường hợp đó, ngay sau khi đọc tám điều thú vị về giấc ngủ trưa dưới đây, bạn nên tập và hình thành cho mình thêm thói quen hữu ích này.

1Chỉ cần 15 phút

Bác sỹ Đặng Văn Mon (Phó Khoa Giấc ngủ, Trung tâm Y khoa Medic TP.HCM) cho biết: “Mỗi trưa, bạn chỉ cần ngủ khoảng 15 phút với tư thế thoải mái nhất là đủ”. Theo đó, những người lao động trí óc, các nhà lãnh đạo cần có giấc ngủ trưa hơn ai hết. Thói quen này giúp tinh thần sảng khoái, tỉnh táo, tăng cường khả năng tập trung và xử lý công việc một cách hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nếu giấc ngủ trưa kéo quá dài thì dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái của giấc ngủ sâu, gây nên cảm giác khó chịu khi thức dậy hoặc bị đánh thức đột ngột. Lưu ý rằng, bạn chỉ nên ngủ trưa khoảng 15 phút sau khi ăn khoảng 10-20 phút thôi nhé!Sleepy girl

2Đừng cố ép khi không thể

Nhiều người không có thói quen hoặc không thể ngủ trưa, vậy thì đừng ép mình cho bằng được. Nếu cứ cố như thế, bạn rất dễ bị rơi vào giấc ngủ sâu và có cảm giác nhức đầu, bần thần, chệnh choạng… khi tỉnh dậy do các cơ quan của cơ thể chưa sẵn sàng trở lại làm việc. Với những trường hợp này, bạn chỉ cần nghỉ tỉnh trong 15 phút là đủ cho buổi chiều làm việc năng động.

3Tránh ngủ sau 14:00

Theo chu kỳ sinh học, sau 4 giờ làm việc (tức một buổi), cơ thể cần được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động. Ngủ trưa hoặc nằm nghỉ tĩnh trong thời gian tối thiểu 15 phút và tối đa 1,5 giờ là tốt nhất. Bạn không nên ngủ trưa sau 14:00, vì điều này không những không có lợi gì mà còn có tác dụng ngược cho cơ thể.  

4Tư thế phù hợp

Việc lựa chọn tư thế ngủ phù hợp nhất cũng rất quan trọng. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng bị căng cơ, mệt mỏi sau khi dậy. Phần lớn, mọi người thường gục đầu xuống bàn hay ngã người ra sau chiếc ghế tựa để chợp mắt vào buổi trưa. Và thực tế, nhiều người đã cảm thấy mệt mỏi, thậm chí bị trẹo cổ. Một tư thế ngủ đúng, thoải mái nhất cần thỏa mãn ba điều kiện là cảm thấy thật sự sảng khoái, làm việc hiệu quả và không mệt mỏi. Vì thế, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc thảm, mền (chăn) và gối trải trên sàn để có được một giấc ngủ trưa hoàn hảo.  Young businesswoman sleeping on an office couch

570-80% dân số ngủ nằm ngửa

Theo bác sỹ Đặng Văn Mon, không có một tư thế kiểu mẫu nào là tốt nhất cho từng người. Tùy vào cấu tạo cơ thể học mỗi người mà chọn tư thế thoải mái nhất, có người ngủ ngon khi nằm nghiêng trái và ngược lại, có người ngủ ngon khi nằm ngửa và ngược lại… Một nghiên cứu thú vị cho biết rằng, có đến 70-80% dân số ngủ nằm ngửa.

6Tăng hiệu quả công việc, giảm tai nạn lao động

Dựa vào nhu cầu sinh lý về giấc ngủ con người về giấc ngủ, nhiều nhà quản lý, người sử dụng lao động đã vận dụng khéo léo điều này trong việc tăng ca, để không xảy ra tai nạn lao động. Đó là cho người lao động ăn uống và nghỉ ngơi trong một tiếng đồng hồ trước khi làm việc tiếp tục ca tiếp theo.

 

>> Bài liên quan:

Chế ngự suy nhược cơ thể

7Không ăn quá no trước khi ngủ

Đây là điều cần tránh nếu bạn không muốn gây khó chịu cho hệ tiêu hóa và có một giấc ngủ trằn trọc. Mặc khác, bạn cũng không nên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê… để tránh tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không ngon.

8Ngồi tại chỗ khoảng 3 phút

Theo các chuyên gia, khi thức dậy, bạn nên để cơ thể “thức” một cách từ từ. Bạn hãy ngồi tại chỗ sau 1-3 phút để cơ thể tỉnh táo hẳn, rồi mới bắt tay vào công việc của buổi chiều.

Giấc ngủ có hai chu kỳ. Mỗi chu kỳ ngủ khoảng 4 giờ. Giữa hai chu kỳ, bạn sẽ thức thành giấc (thức dậy hẳn, rồi tiếp tục ngủ) hoặc thức không thành giấc (chỉ trở mình, rồi ngủ tiếp). Chu kỳ sẽ giảm dần theo lứa tuổi. Điều này lý giải cho việc có người ngủ nhiều nhưng lại có người ngủ rất ít. Với giấc ngủ trưa, nếu bạn ngủ nhiều hơn 1,5 giờ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu hơn. Nếu bị đánh thức hay ngủ dậy chưa hết một chu kỳ, bạn sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi.

Có thể bạn quan tâm: 

NGỦ RŨ KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG

Để thể chất khỏe đẹp…

Comment