4 chiến lược quản lý thông minh cho nhà lãnh đạo hiện đại - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

4 chiến lược quản lý thông minh cho nhà lãnh đạo hiện đại

“Lãnh đạo” có nghĩa là tạo cảm hứng và định hướng cho một đội nhóm hoàn thành mục tiêu chung. Xuyên suốt trong lịch sử phát triển của loài người, đa phần các nhà lãnh đạo đều thực hiện nghiêm túc quy tắc cơ bản này, hành vi và hành động để khích lệ nhân viên đã ít nhiều thay đổi. Những chuyển biến trong lề lối xã hội và văn hóa công sở, trong thời gian gần đây, cho thấy thủ pháp quản lý “thử nghiệm và chứng thực” của thế kỷ trước đang dần đánh mất giá trị của nó. Dù cho vừa được thăng chức “sếp” hay đơn giản là muốn hiện đại hóa phong cách lãnh đạo của mình, thì đây là những gợi ý về chiến lược quản lý hiện đại dành cho bạn.
NDN_4 chien luoc quan ly thong minh cho nha lanh dao hien dai-01_2

Đừng là chuyên gia, hãy là người dẫn đường

Lãnh đạo, đặc biệt ở cấp điều hành, luôn được xem là người có tiếng nói quyết định trong mọi tình huống mà không cần cân nhắc ý kiến số đông. Thế nhưng trong nhiều năm trở lại đây, các nhà quản lý đã không còn phải đảm nhiệm vai trò “chuyên gia vạn năng” chỉ vì chức danh của họ, mà thay vào đó, họ đóng vai trò của người dẫn đường, điểm kết nối, nơi chia sẻ kiến thức, thông tin, xóa bỏ khoảng cách chuyên môn, năng lực giữa đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới. Nếu bạn muốn giữ chân nhân tài trẻ, thuộc thế hệ Y và thế hệ Z, hành vi lãnh đạo cần phải được thay đổi nhiều. Vai trò của nhà quản lý trong hệ thống cấp bậc ngày nay đã có sự thay đổi rõ rệt, quá trình đưa ra quyết định đã trở nên minh bạch, phù hợp hơn với mô hình tổ chức phẳng và mô hình tổ chức ma trận. Việc này không chỉ đòi hỏi tư duy hợp tác mà còn kinh nghiệm đưa ra quyết định với sự tham gia của nhiều bên liên quan, khả năng cân bằng giữa chia sẻ cũng như củng cố quyền hạn.NDN_4 chien luoc quan ly thong minh cho nha lanh dao hien dai-01

Thích nghi với nhu cầu và tính cách của nhân viên

Có những nét tính cách nhất định tạo nên người lãnh đạo giỏi – sự tán thành, đồng nhất, tận tâm… Trong một nghiên cứu, tiến sĩ Jasmine Hu cùng các đồng sự của mình tại trường Đại học Notre Dame’s Mendoza College of Business, đưa ra giả thuyết rằng chìa khóa của nghệ thuật lãnh đạo nằm ở mức độ hòa hợp tính cách người quản lý với đội nhóm, đặc biệt là  khi nói đến sở thích chung và quan điểm của nhóm về khoảng cách quyền lực.

 “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những nhân viên biết phục tùng mệnh lệnh cấp trên sẽ hòa hợp tốt nhất với lãnh đạo có tính cách hướng ngoại, minh bạch và ít thỏa hiệp. Trong khi đó, nhóm người có xu hướng tự kiểm soát sẽ làm việc hiệu quả với phong cách quản lý bình đẳng, chia sẻ quyền lực, có mức độ thỏa hiệp cao, ít hướng ngoại và can thiệp”, Hu chia sẻ với tờ Business News Daily.  

Hu cũng nhấn mạnh rằng các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định sáng suốt và xây dựng đội nhóm hiểu quả hơn bằng cách tự thích nghi hành vi của mình với quan điểm của nhóm về khoảng cách quyền lực. Ví dụ, nếu nhà lãnh đạo có tính cách hướng ngoại hay ít thỏa hiệp phải làm việc với nhóm ưa chuộng khoảng cách quyền lực thấp, họ nên hạn chế giành quyền quyết định và chỉ nên tham gia vào quá trình đưa ra quyết định của nhóm. Tương tự, các lãnh đạo cấp cao có tính cách thỏa hiệp, khi hợp tác với nhóm nhân viên thích khoảng cách quyền lực cao, nên tránh trường hợp bị xem là “yếu đuối” hay “không có sức ảnh hưởng”, Hu chia sẻ. Từ góc nhìn chung, bạn  nên xây dựng mối quan hệ tốt với từng thành viên trong nhóm và cá nhân hóa hướng lãnh đạo cho phù hợp.

 

>> Bài liên quan:

Lãnh đạo bằng ảnh hưởng

 

Cư xử thật chân thành

Nhân viên ngày nay thường thích lãnh đạo chính trực, minh bạch, biết quan tâm và gần gũi, Anderson cho biết. Thay vì tự cách ly bản thân trong văn phòng chật hẹp, quản lý nên tiếp cận nhân viên một cách chân thành, nuôi dưỡng sự liên kết bền chặt với đội nhóm.

Lãnh đạo giỏi phải biết cách cư xử chân thành, vì bản thân các mối quan hệ vốn dĩ đã rất mơ hồ và con người trong thời đại toàn cầu hóa thường chỉ làm việc qua màn hình máy tính. Cách cư xử chân thành sẽ giúp xây dựng mối quan hệ và niềm tin, dưới đây là những hành vi và hành động để bạn đạt được điều đó:

  • Lịch sử “sạch”: Dựa vào hành vi trong quá khứ, nhân viên biết rõ về bạn và cách hành xử của bạn trong một vài trường hợp và tình huống khác nhau.
  • Rõ ràng trong quá trình đưa ra quyết định: Nhóm sẽ hiểu vì sao bạn đưa ra quyết định và cơ sở của chúng.
  • Chứng nhận năng lực: Nhân viên sẽ tin tưởng hơn vào kinh nghiệm, sự đào tạo và giáo dục của bạn.
  • Chia sẻ mục tiêu: Nhân viên sẽ hiểu và bị thu hút bởi tầm nhìn, nhiệm vụ và giá trị cốt lõi của tổ chức.

Business executives discussing with their colleagues on whiteboard during meeting at office

Điều cuối cùng là hết sức  quan trọng, bạn cần phải rõ ràng về tầm nhìn của bản thân, trên cương vị người dẫn đầu và vì sao nó lại phù hợp với định hướng công ty. Từ cơ sở đó, yêu cầu nhân viên thích ứng với tầm nhìn của bạn và của tổ  chức, chia sẻ chúng với bạn bè, đồng nghiệp.

Bạn cũng có thể xây dựng lòng tin từ nhân viên, thông qua mạng xã hội. Tuy không quá quan trọng nhưng mạng xã hội là cách để nhân viên tìm hiểu về bạn nhiều hơn, cho thấy rằng bạn thật sự quan tâm và biết rõ về những sự kiện đang diễn ra trong công ty và lĩnh vực chuyên môn.

Chia sẻ góc nhìn và lời khuyên không chỉ là cơ hội mà còn là cách để thể hiện góc nhân văn của một mối quan hệ. “Facebook, Instagram… đơn giản là phương tiện chia sẻ thông tin, nhưng hãy chắc chắn rằng tiếng nói và nét cá tính của bạn có thể thúc đẩy sự tin tưởng. Suy nghĩ và đọc lại thật kỹ những điều bạn chia sẻ, luôn giữ vững quan điểm và tin tưởng tuyệt đối vào những nội dung bạn  muốn được người khác biết tới”.

 

>> Bài liên quan: 

Người sếp tốt cần có bản năng bảo vệ

 

Hiểu rằng mọi nhiệm kỳ đều hữu hạn

Dù cho bạn có “yêu” vị trí của mình đến mức nào đi chăng nữa, luôn có một sự thật là một ngày nào đó, bạn sẽ phải kết thúc nó, dù là được thăng chức, tìm việc mới hay nghỉ hưu. Bryan Miles, Giám đốc điều hạnh tại BELAY, khuyên các nhà quản lý nên “xem bản thân là chiêu đãi viên đối với nhân viên, khách hàng, môi trường làm việc cũng như cho cộng đồng.” Tất nhiên, mọi buổi chiêu đãi đều hữu hạn, thế nên bạn càng phải hoàn thiện vai trò dẫn dắt thực thụ trong suốt nhiệm kỳ lãnh đạo của mình.

Bạn được tin tưởng và cũng có thể được thay thế. Chẳng có ai làm sếp mãi mãi. Vì vậy, với tư duy này, nhìn nhận bản thân như một chiêu đã viên… và phục vụ người khác. Hãy xem nhiệm kỳ của mình là sự cống hiến chân thành, bạn sẽ thấy một tổ chức thành công với thành tích vẻ vang.

 Tạp chí Nữ Doanh Nhân

Có thể bạn quan tâm: 

8 tuyệt chiêu “lấy lòng” nhân viên

Khích lệ nhân viên: 14 điều nên & không nên

Comment