Bánh khúc cây: Từ nghi lễ lò sưởi đến truyền thống bàn ăn

Bánh khúc cây: Từ nghi lễ lò sưởi đến truyền thống bàn ăn

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao những chiếc bánh khúc cây lại được phục vụ vào dịp Giáng Sinh mỗi năm? Cùng tìm hiểu câu chuyện đằng sau và bạn có thể gây ấn tượng với mọi người bằng kiến thức phong phú về món bánh đi cùng lịch sử này đấy!

Bánh khúc cây: Từ nghi lễ lò sưởi đến truyền thống bàn ăn

Biểu tượng may mắn của lễ hội Đông chí

Bánh khúc cây (yule log) hay Bûche de Noël, là một loại bánh bắt nguồn từ thời kỳ đồ sắt của châu Âu, khi các phụ nữ vẫn mặc áo nịt ngực và tham gia các lớp học đan lát, đan giỏ. Yule hay Yuletide là một lễ hội mùa đông được tổ chức bởi các dân tộc Germanic ở Bắc Âu trong lịch sử. Trong những bữa tiệc hoành tráng để kỷ niệm sự kết thúc của mùa đông và “thanh lọc” không khí để loại bỏ những sự kiện của năm trước và chào mừng năm mới sắp đến, mọi người sẽ đốt các khúc gỗ yule như một cách bảo vệ ngôi nhà và cư dân của khu làng, có thể nói khúc gỗ là một “chiếc bùa hộ mệnh cổ đại”.

Chọn loại gỗ, khúc gỗ yule và người sẽ đặt nó vào lò sưởi là điều được chú trọng nhất. Các khúc gỗ yule phải đủ lớn để có thể cháy suốt đêm dài nhất và lạnh nhất trong năm, với một số gỗ chưa cháy còn sót lại. Phần còn lại của khúc gỗ sẽ được thắp sáng vào năm tới, như một biểu tượng của sự liên tục. Sau khi được thắp sáng vào đêm Giáng sinh, khúc gỗ phải cháy trong ít nhất ba ngày để cầu may – lý tưởng nhất là cho đến năm mới. Đó mới chỉ là bước khởi đầu: tro từ khúc gỗ giúp bảo vệ khỏi sét đánh, và than được sử dụng quanh năm trong nhiều loại thuốc chữa bệnh khác nhau. 

Tương tự như vậy, việc lựa chọn các loài gỗ cũng rất khắt khe: gỗ từ cây ăn quả, biểu tượng của sự dồi dào, hoặc từ một cây khỏe mạnh như sồi. Gỗ cũng phải tạo ra tia lửa tốt và tia lửa càng cao thì báo hiệu năm mới sẽ càng tốt lành. Truyền thống này đã đi theo các cuộc xâm lược của người Viking và lan truyền khắp châu Âu và gắn liền với các nghi lễ đông chí ở Bắc Âu để rồi mang lại cho khúc gỗ yule này một tuổi thọ đáng ngạc nhiên.

Bánh khúc cây: Từ nghi lễ lò sưởi đến truyền thống bàn ăn

Hấp dẫn thế thôi, nhưng chiếc bánh yule này được hình thành từ thời điểm nào? Thời gian dần trôi, các lò sưởi cũng biến mất trong các ngôi nhà, thay vào đó là các bếp đốt củi. Không còn “sân khấu” cho các nghi thức, những khúc gỗ nhỏ cần được gợi nhớ như một biểu tượng an lành của Giáng Sinh và mọi người nhận ra rằng sẽ thật tuyệt vời nếu nó được đặt trên bàn ăn. Và rồi món tráng miệng Bûche de Noël đã ra đời và truyền thống thưởng thức bánh khúc cây vào dịp lễ Giáng Sinh vẫn tồn tại đến ngày hôm nay.

Sự “ngọt ngào” trải dài suốt dòng chảy lịch sử

Đúng như tên gọi, chiếc bánh được thiết kế theo hình dạng của một khúc gỗ yule và đã trở nên phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Đối với nhiều loại bánh ngọt, một số câu chuyện có thể có nhiều phiên bản khác nhau, bánh khúc cây cũng vậy. Ngay cả những nhà sử học nổi tiếng nhất của Pháp cũng tin vào những giả thuyết khác nhau. Theo họ, người phát minh ra chiếc bánh này có thể là đầu bếp bánh ngọt người Paris, Antoine Charadot đến từ Rue de Buci ở Paris. Năm 1879, ông đã tạo ra một chiếc bánh bông lan cuộn với nhân kem bơ và cũng là người phát minh ra kem bơ. Hoặc một giả thuyết khác đến từ đầu bếp bánh ngọt riêng của Thái tử Charles III của Monaco – Pierre Lacam khi ông lần đầu giới thiệu công thức làm bánh trong cuốn sách Le Mémorial Historique et Géographique de la Pâtisserie xuất bản vào năm 1898. Và cả những giả thuyết chiếc bánh đã xuất hiện từ một người học việc làm bánh ngọt tại tòa thị chính Paris vào năm 1834.

Bánh khúc cây: Từ nghi lễ lò sưởi đến truyền thống bàn ăn

Điều làm nên sự thành công đáng kinh ngạc kéo dài hàng năm cho những ngôi nhà ở Pháp là hầu như ai cũng có thể làm được chiếc bánh này. Chỉ cần ít nguyên liệu để tạo ra, Bûche de Noël là cơ hội hoàn hảo cho những gì người Mỹ thích gọi là “thời gian gia đình chất lượng”. Theo truyền thống, bánh khúc cây Bûche de Noël được làm bằng bánh Genoise (một loại bánh bông lan Ý) nướng trong chảo thạch. Kem bơ được phết lên trên miếng bánh Genoise hình chữ nhật. Nó được cuộn theo kiểu hình trụ để chiếc bánh trông giống như một khúc gỗ với phần bên ngoài được bao phủ bởi kem chocolate mang lại bề mặt trông như vỏ cây yule và được trang trí bởi đường bột (giả làm tuyết), cành vân sam, kẹo đường meringue hay quả mọng tươi,…

Mặc dù không ai dám khẳng định chính xác cách mà một khúc gỗ yule biến thành chiếc bánh kinh điển này, nhưng tất cả chúng ta đều đồng ý rằng Bûche de Noël (tạm dịch: Nhật ký Giáng Sinh) là một truyền thống “ngọt ngào” mà chúng ta không bao giờ muốn kết thúc.

Text: Song Doanh

Bài viết độc quyền trên ấn phẩm số 138 của Tạp chí Nữ Doanh Nhân

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Comment