Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Tạp chí Nữ Doanh Nhân đã có dịp gặp gỡ một nữ doanh nhân cũng là một “hotelier” chính hiệu của ngành khách sạn – ngành nghề đang chịu những ảnh hưởng nặng nề của cơn sóng khủng hoảng này. Nhưng dường như cơn sóng ấy không thể dập tắt được đam mê của nữ doanh nhân trẻ mang tên Thân Thục Quyên, người luôn tin rằng mỗi trải nghiệm dẫu có tồi tệ đến thế nào, cũng sẽ mang đến cho cô sự trưởng thành mạnh mẽ, để bước tiếp và để lan tỏa những gì mình có đến cộng đồng…
Xin chào chị Thục Quyên, hơn 10 năm dấn thân vào con đường kinh doanh khách sạn, dấu ấn của ngành nghề “mến khách” để lại trong tâm trí chị là như thế nào?
Một yếu tố đặc thù của ngành khách sạn đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng tôi từ những ngày đầu, đó là môi trường khách sạn tựa như một xã hội thu nhỏ. Với thành phần nhân sự đông đảo, nhiều bộ phận phòng ban, có sự tương tác phối hợp làm việc với nhau liên tục, “xã hội” của khách sạn là nơi tồn tại hầu hết những ngành nghề cơ bản trong cuộc sống với nhiều mối quan hệ giữa người và người. Vì vậy, việc vận hành khách sạn cho tôi cảm nhận như mình đang quản lý một hình thái xã hội đặc biệt, và trách nhiệm của tôi trong đó là phải tìm ra được mô hình tốt nhất để phát triển môi trường xã hội này, đem đến hạnh phúc cho tất cả các thành viên. Dù không có xuất phát điểm ban đầu từ ngành khách sạn, nhưng sự muôn màu muôn vẻ trong môi trường đó đã giúp tôi phát triển kỹ năng điều hành, hoàn thiện tầm nhìn quản lý của một “hotelier” chuyên nghiệp và theo đuổi ngành nghề này đến tận hôm nay.
Nếu không được đào tạo hay xuất thân từ ngành khách sạn, tâm thế của chị khi bước vào ngành là như thế nào? Chị đã học hỏi thêm kiến thức chuyên ngành từ đâu?
Tôi vốn học ngành thương mại nhưng khát khao phát triển sự nghiệp theo ngành ngoại giao. Việc tôi tiếp quản vị trí quản lý tại khách sạn Sanouva đầu tiên của gia đình là một dịp vô cùng tình cờ khi người quản lý khách sạn bất ngờ nghỉ việc trước thời điểm khai trương chỉ 2 ngày. Dù vô cùng hoang mang và không có chút kinh nghiệm khách sạn nào, tôi vẫn phải đảm đương trọng trách để hoạt động khai trương diễn ra thuận lợi với tinh thần chỉ là phụ trách tạm thời. Cứ thế rồi một số nhân sự mới cho vị trí GM được phỏng vấn nhưng vẫn chưa tìm được người đồng chí hướng, và tôi đã theo nghề đến tận hôm nay với khởi đầu chông chênh như thế (cười).
Đó là những ngày mãi mãi tôi không quên. Tôi đã gặp rất nhiều áp lực khi phải điều hành một cơ ngơi như thế nhưng kiến thức chuyên môn lại chưa vững vàng. Tôi nhớ có những lần phỏng vấn tuyển dụng nhân sự cấp cao, tôi chỉ có thể hỏi họ những kỹ năng chung mà không thể tìm hiểu mức độ chuyên sâu trong ngành của họ đến đâu, bởi chính tôi cũng là một người mới, chưa đủ năng lực để đánh giá tiềm năng của họ. Dù có ý thức học hỏi liên tục và có một số thành quả trong thời gian đầu điều hành, nhưng tôi cũng không thể tránh khỏi sự hoang mang trong nhiều quyết định và luôn có cảm giác kiến thức của mình chưa đủ. Tôi đã suy nghĩ nghiêm túc về việc có theo ngành này hay không, và với câu trả lời là “có”, tôi đã quyết định tạm ngưng một thời gian để xin vào làm tại một khách sạn 5 sao và đăng ký những khóa học online về quản lý khách sạn trong suốt 1 năm để trang bị kiến thức thật chỉn chu và bài bản cho mình. Gần như tôi đã phải làm việc đến 12, 13 tiếng mỗi ngày và cố gắng tiếp thu mọi kiến thức để có thể tự tin nói rằng mình đã học được thứ cần phải học: cách thức điều hành một khách sạn. Sau thời gian chinh chiến 10 năm, tôi muốn nói rằng: tôi cảm ơn cuộc đời vì được làm đúng công việc mà mình yêu thích.
Tại sao chị chọn kinh doanh phân khúc khách sạn 3 sao ở thời điểm khởi đầu đó? Khi có khá nhiều khách sạn ở phân khúc này, sự khác biệt chị ấn định cho khách sạn của mình là gì? Vào thời điểm khách sạn Sanouva Sài Gòn đầu tiên ra mắt thì mô hình khách sạn boutique tại Việt Nam chưa phổ biến, và việc hướng đến một thị trường “niche” mới mẻ nhưng nhiều tiềm năng như thế được xem như cơ hội của chúng tôi. Dù hướng đến phân khúc khách sạn 3 sao nhưng với phong cách boutique, tôi muốn tối ưu hóa trải nghiệm và mang đến dịch vụ cao cấp hơn cách nghĩ thông thường của mọi người về khách sạn trong phân khúc này. Kế hoạch này ban đầu chưa nhận được sự tin tưởng của ba mẹ tôi, nhưng tôi vẫn quyết tâm thử, vì chỉ có cách thử mới biết được một điều gì đó có thể thành công hay không, đúng chứ? Kết quả là trong vòng 4 tháng, Sanouva dưới sự quản lý của tôi bắt đầu có những bước chuyển mình như thay đổi quy trình làm việc, điều chỉnh giá phòng cùng một số dịch vụ gia tăng cộng thêm tạo nên sự khác biệt và đạt được điểm xếp hạng cao nhất trên những trang đặt phòng trực tuyến so với những khách sạn cùng phân khúc khác. Và cũng nhờ đó, một cô gái trẻ như tôi lúc ấy cũng nhận được sự tín nhiệm cao hơn từ ba mẹ, giúp tôi củng cố nhiệt huyết để theo đuổi ngành kinh doanh này. |
Vậy từ những ngày “chạm ngõ” ấy, chị đã đặt ra cho mình những mục tiêu gì? Chị đã đi tiếp những bước xa đến đâu trong ngành nghề mà chị được đặt vào không chủ định như thế?
Thật sự trong giai đoạn đầu, mục tiêu của tôi chỉ đơn giản là…chứng tỏ bản thân với ba mẹ (cười). Tuổi trẻ với khát khao được thử sức, tôi vốn chỉ làm để thỏa mãn sự “cứng đầu” của chính mình. Thế nhưng sau mỗi kết quả đạt được, từng ngày một tôi lại mong muốn phát triển nhiều hơn, mở rộng nhiều hơn và đặt cho mình nhiều mục tiêu để vươn rộng tầm với.
Trong khi vẫn tiếp tục phát triển chuỗi khách sạn Sanouva ở TP.HCM và Đà Nẵng, tôi lấn sân sang phân khúc nghỉ dưỡng 5 sao với việc cho ra đời Fusion Maia Resort và Spa ở Đà Nẵng vào năm 2010. Tôi tự hào đây là khu resort nghỉ dưỡng đầu tiên tại Việt Nam dành tặng cho khách lưu trú gói spa ngay trong dịch vụ phòng và có thể ăn sáng mọi lúc mọi nơi. Đây là ý tưởng tôi đưa ra dựa trên sở thích và kinh nghiệm nghỉ dưỡng của bản thân ở nhiều khu resort. Hiện tại, Fusion Maia Đà Nẵng vừa được chúng tôi nâng cấp toàn bộ và đổi tên thành TIA Wellness Resort để tiếp tục phát huy ý tưởng spa trọn gói, mang đến trải nghiệm sống khỏe bằng cách tích hợp vào mỗi kỳ nghỉ những liệu trình tĩnh dưỡng đặc biệt nhằm hỗ trợ việc khơi nguồn sáng tạo và thay đổi nhận thức về mục đích sống của mỗi vị khách.
Thành công với mô hình nghỉ dưỡng spa tại Việt Nam, tôi lại khát khao mang ý tưởng của mình ra quốc tế. Và đó là lý do ra đời của Bhutanese Spirit Sanctuary, một khu nghỉ dưỡng bình yên ở đất nước hạnh phúc Bhutan mà tôi rất yêu quý. Đối với tôi, ngành khách sạn chính là cầu nối cho sự tiếp cận và giao lưu văn hoá của mỗi quốc gia, từ đó những người làm dịch vụ như tôi có thể tạo nên những sản phẩm chứa đựng nhiều giá trị tinh thần hơn cả những mong cầu về vật chất cho du khách. Để xây dựng một khách sạn ở đất nước đặc biệt giàu có về tinh thần như thế, đó là cả một quá trình tôi phải tìm hiểu về lịch sử và văn hóa. Tôi cùng những người đồng sáng lập đã quyết định xây dựng nên một khu nghỉ dưỡng phản ánh đúng bản chất tinh thần của nơi nó tồn tại, kết hợp những triết lý văn hóa của Bhutan với nguồn thảo dược địa phương phong phú từ dãy Himalaya để tạo ra dịch vụ “spa trọn gói” và độc đáo giúp nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất cho mọi người.
Có thể thấy chị rất chú trọng đến các giá trị tinh thần xung quanh hoạt động kinh doanh của mình, có đúng không?
Tôi luôn tin rằng tinh thần là yếu tố quyết định mọi thứ liên quan đến con người. Trong thời gian làm việc và tiếp xúc với rất nhiều phụ nữ, từ đội ngũ nhân viên của mình đến ngoài xã hội, tôi cảm nhận được sự mạnh mẽ của họ bởi tính chu toàn về mọi mặt, nhưng đôi khi họ quên đi điều quan trọng nhất họ cần quan tâm là dành thời gian yêu thương bản thân mình. Vì vậy, năm 2017 tôi đã cùng tham gia thành lập một doanh nghiệp xã hội lấy tên là She Will Be Strong để giúp đỡ phụ nữ có thể mạnh mẽ hơn, cả về thể chất lẫn tinh thần. Các hoạt động chính của chúng tôi là những khóa học tự vệ, các lớp nhảy và Yoga cho nữ giới tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng tôi cam kết trích góp 51% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để hỗ trợ mái ấm mẹ đơn thân, các trường hợp bị xâm hại tình dục, bị bạo hành gia đình nhằm giảm thiểu tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam. Trong định hướng chung của tất cả các dự án kinh doanh mà tôi theo đuổi, việc xây dựng và phát triển các giá trị tinh thần cho cộng đồng là mục tiêu chung mà chúng tôi sẽ cố gắng đạt được trong thời gian tới.
Là doanh nhân con nhà nòi, có triết lý kinh doanh nào của gia đình ảnh hưởng đến chị không? Đâu là dấu ấn riêng mang tên “Thân Thục Quyên” đã được phát huy từ nền tảng đó?
Lớn lên từ cái nôi doanh nghiệp của gia đình, nên từ nhỏ tôi đã được nghe ba kể rất nhiều câu chuyện kinh doanh. Những kiến thức ấy cứ dần ngấm, hình thành cho tôi tư duy chiến lược và sự nhạy bén trên thương trường. Tôi luôn nhớ một điều cơ bản, yếu tố hàng đầu trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh và kĩ năng lãnh đạo mà các thành viên gia đình tôi luôn nhắc nhở nhau, đó là tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
Khi tôi bước vào kinh doanh, điều hành doanh nghiệp của mình, tôi vẫn tôn trọng và giữ gìn triết lý ấy. Đối với tôi, kế thừa là sự tiến hóa, ko phải sự thay thế. Và ở vị trí thế hệ kế thừa, tôi muốn phát triển khái niệm “đạo đức” ấy vươn xa hơn, thiết thực hơn, thể hiện tư duy cộng đồng qua từng dự án kinh doanh của mình. Đó là lý do vì sao dù biết rất khó khăn, nhưng tôi vẫn quyết định đầu tư ở Bhutan hay tham gia vào doanh nghiệp xã hội. Từ ý tưởng đến triển khai là cả một câu chuyện gian nan, có những lúc tưởng chừng như không thể tiếp tục. Thế nhưng sau những áp lực đó, tôi đã rèn luyện được sự kiên nhẫn để tiếp tục bước đi, dẫu có thất bại, tôi tin rằng nó cũng sẽ mang đến cho tôi những bài học đáng giá.
Trong suốt gần hai năm Covid-19 vừa qua, ngành khách sạn chịu không ít ảnh hưởng, thậm chí là nghiêm trọng. Vậy có lúc nào chị thấy dao động không? Chiến lược kinh doanh của chị đã được điều chỉnh thế nào trong tình hình mới?
Thời điểm đầu của mùa dịch tôi vẫn chưa dao động vì cho rằng nó sẽ sớm được kiểm soát và kết thúc. Nhưng khi tình hình nghiêm trọng hơn và Việt Nam bắt đầu thực hiện cách ly xã hội, thật sự tôi có nhiều trăn trở và lo lắng. Vì hiểu rằng đây là một cuộc chiến dài hơi, tôi biết mình cần phải hành động ngay nếu muốn doanh nghiệp tồn tại. Hơn lúc nào hết, đây là lúc những doanh nhân chứng minh khả năng thích nghi của mình trước bất kì thử thách của thị trường.
Các chiến lược điều chỉnh tôi đưa ra trong giai đoạn này được áp dụng theo từng ngày, từng tuần chứ không còn kế hoạch dài hạn theo quý hay năm nữa. Mục đích là để linh hoạt thích nghi với sự biến động khó lường của dịch bệnh và đa dạng hóa nguồn doanh thu. Quyết định đóng cửa khách sạn thì rất dễ nhưng để duy trì khách sạn hoạt động sau thời gian giãn cách xã hội là một quyết định đầy thách thức. Để làm được điều đó, chúng tôi điều chỉnh phân khúc tập trung vào nguồn khách nội địa, bên cạnh đó là nghiên cứu giới thiệu thêm nhiều gói dịch vụ “mang đi” như dịch vụ dọn phòng tại gia theo tiêu chuẩn khách sạn, dịch vụ vận chuyển thức ăn và phục vụ trà chiều tại địa điểm của khách hàng… để tận dụng tối đa nguồn lực nhân sự sẵn có của khách sạn, đồng thời đảm bảo lương tối thiểu cho đội ngũ nhân viên.
Để doanh nghiệp hoạt động và phối hợp nhịp nhàng, những nguyên tắc hàng đầu chị đặt cho bản thân với tư cách là người điều hành là gì?
Nguyên tắc đầu tiên của tôi chính là “sự tận tâm”. Đây là điều bắt buộc phải có ở người đứng đầu doanh nghiệp. Tôi cần nó để đặt hết nhiệt huyết vào công việc, tìm thấy được niềm đam mê, từ đó tôi mới có thể cùng cộng sự cung cấp được những sản phẩm dịch tốt nhất cho khách hàng. Tiếp theo, một người điều hành không thể thiếu đi “tinh thần trực chiến”. Suốt 10 năm qua tôi chưa bao giờ tắt điện thoại và kiên trì giải quyết tất cả các khó khăn xảy ra ngay cả trong tình huống không ngờ nhất. Và điều cuối cùng là “lòng biết ơn”. Hơn ai hết, người điều hành doanh nghiệp phải là người luôn ý thức được lòng biết ơn, biết ơn với cuộc sống, với khách hàng cũng như đội ngũ nhân viên. Khi lòng biết ơn trở thành phương châm sống thì mỗi sáng thức dậy tôi luôn cảm thấy hào hứng đối với cuộc sống này. Ngoài ba nguyên tắc đó, tôi cũng xem trọng “sự sáng tạo” nữa. Đối với ngành nghề có sự thay đổi và đào thải nhanh này, bản thân tôi luôn phải sáng tạo liên tục trong việc đưa ra sản phẩm mới và sáng tạo trong cả việc quản lý nhân viên cũng như đối nhân xử thế nữa.
Vừa là “người chủ” vừa là “người quản lý” trong doanh nghiệp của mình, chị làm thế nào để phân định hai vai trò này?
Đây đúng là vấn đề đáng cân nhắc với các chủ doanh nghiệp. Thời gian đầu tôi cũng gặp nhiều khó khăn để giúp nhân viên hiểu rõ họ đang làm việc với tôi trên cương vị của một người quản lý chứ không chỉ là một người chủ đầu tư vào doanh nghiệp. Tôi phải chứng minh cho họ thấy năng lực của mình trong việc lèo lái doanh nghiệp, áp dụng các quy trình quy chuẩn phù hợp và thực hiện được các nguyên tắc xử lý công bằng, chuyên nghiệp. Bước vào công việc, tôi luôn là một người quản lý tận tâm và đồng cam cộng khổ với nhân viên của mình. Mặc dù các khách sạn boutique của tôi phần lớn khởi đầu từ mô hình công ty gia đình, nhưng tôi muốn đó là một mô hình gia đình chuyên nghiệp, không có những cách hành xử cảm tính hay sự ưu ái đặc biệt. Một phần trong công việc quản lý của tôi là liên tục phân tích những ưu, khuyết điểm của các doanh nghiệp, từ đó tìm cách khắc phục và hoàn thiện để chúng tôi luôn có được môi trường làm việc chuyên nghiệp đúng chuẩn.
Bước vào ngành khách sạn trước khi thật sự có đam mê với nó, chị thấy niềm đam mê của chị với ngành này đang được nuôi dưỡng như thế nào?
Như đã chia sẻ, tôi cứ nghĩ mình yêu thích nghề ngoại giao nhưng sau đó nhận ra ngành dịch vụ lại phù hợp với mình nhất. Niềm đam mê này đến với tôi dù không phải quá sớm nhưng tôi nghĩ là kịp thời và đủ lớn tôi càng va chạm với những thử thách khó khăn, tôi càng cảm thấy yêu nghề hơn và không còn lăn tăn về quyết định của mình. Thế nhưng, không phải chỉ vì đam mê mà tôi kiên trì đi theo con đường kinh doanh này, bởi vẫn có câu “có thực mới vực được đạo” đúng không? Những doanh nghiệp do tôi đang điều hành cho dù vẫn có những ý tưởng kinh doanh xuất phát từ sở thích hay mối quan tâm cá nhân, nhưng trước hết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn phải đạt được các tiêu chí, doanh thu vẫn phải đảm bảo để mang đến nguồn tài chính ổn định, thứ nhất là cho nhân viên, thứ hai là cho doanh nghiệp. Mọi người vẫn nói sẵn sàng làm việc vì đam mê, nhưng tôi nghĩ đam mê và thành công phải có sự liên quan với nhau. Vì đam mê mà không mang đến một sự thành công nhất định thì đối với tôi nó chỉ đơn thuần là sở thích. Còn nếu chúng ta có thể thành công với đam mê sẵn có, tôi chắc rằng chúng ta sẽ càng đam mê nó nhiều hơn.
Việc trở thành một nữ doanh nhân đem lại cho chị những điều “được” và “mất” ra sao? Nếu để làm lại chị có muốn dấn thân vào kinh doanh lần nữa không?
Tôi thấy được nhiều hơn mất. Công việc này đã cho tôi học hỏi được rất nhiều điều mà dĩ nhiên trong trường lớp không thể có. Bên cạnh đó, tôi còn có được những mối quan hệ, những người bạn, những người đối tác, có được cả những kinh nghiệm thất bại trong điều hành và cuộc sống. Còn điều mất đi có lẽ là thời gian cá nhân và của những ngày đầu khi tôi vẫn còn loay hoay trong việc học hỏi và nâng cao kiên thức chuyên môn. Cũng chính vì thế, nếu được làm lại, ngay từ đầu tôi sẽ chọn con đường đi này, tập trung học hỏi kiến thức, chuẩn bị hành trang cho mình tốt nhất để có những bước đi vững chắc, nhanh hơn và xa hơn hiện tại.
“Khát vọng” trong kinh doanh là điều cần có, nhưng nếu sa đà nó có thể chuyển thành “tham vọng”. Chị có sợ chữ “tham” này không?
Chắc chắn có những lúc trong kinh doanh, chúng ta phải đứng giữa lựa chọn tham hay không tham. Trong những tình huống đó, tôi sẽ kiểm soát bản thân bằng cách nhìn lại kim chỉ nam kinh doanh của gia đình, đó là “Tâm và Đức”. Khi mình đưa ra một quyết định kinh doanh, mình phải xem xét mức độ ảnh hưởng tiêu cực của quyết định đó tới tất cả mọi người liên quan, từ đối tác, khách hàng hay nhân viên. Một quyết định win-win luôn luôn là một quyết định mà tôi lựa chọn. Chỉ cần luôn đặt đạo đức kinh doanh lên hàng đầu, thì trong những giây phút lung lay bởi chữ “tham” đầy mê hoặc, chúng ta sẽ luôn có những suy nghĩ tốt đẹp níu giữ, giúp ta tỉnh táo và sáng suốt tìm ra phương án tốt đẹp nhất.
Giới trẻ ngày nay có câu nói: “Sinh ra ở vạch đích” dành cho những người được sinh ra trong gia đình có điều kiện. Là người cũng nhận được sự hậu thuẫn vững chắc từ gia đình, chị nghĩ chúng ta nên hiểu câu nói này thế nào?
Đối với tôi, nghĩa đen của câu nói này là sinh ra đã có tất cả và không cần phải cố gắng. Tuy nhiên, ở một ý nghĩa sâu xa hơn, tôi cho rằng một người nếu được sinh ra ở vạch đích thì bản thân họ còn phải cố gắng hơn rất nhiều. Việc được sinh ra ở vạch đích là một điều may mắn, vì họ không phải bon chen và chật vật trong cuộc sống, nhưng song song đó, nó mang đến một trọng trách vô hình mà mỗi người phải nỗ lực gấp nhiều lần để duy trì những giá trị mà người đi trước đã gầy dựng. Mặc dù sống chung với gia đình nhưng từ nhỏ tôi đã rất độc lập vì hầu như ba mẹ đi công tác rất nhiều. Vì vậy, tôi luôn hướng đến sự độc lập trong cuộc sống và không muốn mọi người nghĩ mình dựa dẫm gia đình. Nếu cho rằng bản thân không cần phải làm gì vì đã có đủ đầy thì khi xã hội thay đổi, con người thay đổi, xu hướng thay đổi nhưng chính tôi vẫn đứng đó thì có nghĩa là tôi đang thụt lùi. Vì vậy, thay vì quan tâm đến việc mình đang có sẵn những gì, tôi quan tâm đến việc mình mang lại lợi ích gì cho xã hội và nỗ lực giúp đỡ những người xung quanh để họ cũng tìm được “vạch đích” của chính họ.
Bài viết và hình ảnh độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân.
Text: JENNI VÕ, HỒNG ĐẶNG – Creative Director: HIEPLEDUC – Photo: THAC TRUONG GIANG – Makep: THY TRAN
As the complicated developments of the Covid-19 pandemic unfold, the Businesswoman Magazine is pleased to exchange conversation with a true female “hotelier” – whose field of work is one of the most heavily struck by the recent waves of crisis. Fierce as they are, it seems that they fail to douse the fire of passion within this young businesswoman – Than Thuc Quyen, who firmly believes that every experience, no matter how terrible, gives her the strength to grow up, head on and do something for the community.
Greetings Ms. Thuc Quyen, with over 10 years in the hotel business, what kind of impression has this “hospitality” industry left upon you?
A rather distinctive trait of the hotel business, which has made a strong impression on me since the early days, is the fact that the hotel environment is a miniature replicate of the society itself. With a huge body of staff and numerous departments that work in cooperation with each other in a constant effort, the hotel “society” consists of virtually every fundamental line of work and is a host of interpersonal relationships. Running a hotel, therefore, feels like governing a very special form of society, in which my responsibility is to come up with the optimal model for its development and bring about happiness to every member of it. Although this was not my starting point, its diverse and ever-evolving environment has allowed me to hone my skills and vision as a manager, a professional “hotelier”, and encouraged me to pursue this career so far.
Lacking the training or background in the hotel industry, what did you bear in mind when first entering this field of business? And how did you acquire the knowledge specific to it?
My education background is in commerce, but my passion is for diplomatics. That said, the fact that I took over as manager of my family’s first Sanouva Hotel was a mere coincidence when the previous hotelier suddenly withdrew from the position just 2 days prior to the grand opening. Despite my concerns and lack of experience, I had to step up for it and ensure that the opening ceremony goes smoothly, but only as a temporary manager. After a few unsatisfying interviews for the GM position as the candidates couldn’t find a common voice with me, I began to embark on this journey myself and kept moving on up until today. What a rough start, right? (laughs)
Those are the days I will never forget. I was under a lot of pressure, being the head of such a huge business while barely having any professional knowledge about it. I still remember some of the interviews with senior position candidates when I could only inquire about their general skills and failed to measure their field specialty, for I myself was just a novice and was not competent enough to recognize their potentials. Despite gaining some early achievements and constantly striving for more knowledge, there were times when I was uncertain of my decisions and felt that I hadn’t learnt enough. After some serious thoughts on whether or not I should continue to pursue this career, I came up with an answer. “Yes”, and that was when I decided to hit the pause button, applied for a position in a 5-star hotel and signed up for an online hotel management course, which took me a year to become fully equipped and well-prepared for the journey ahead. I had to work 12, 13 hours nearly every day while trying to absorb as much knowledge as possible until I was confident enough to say, I have learnt everything I needed to learn: how to run a hotel. After 10 years of struggle and hardship, I just want to say: I’m grateful to life for giving me this ideal job.
Why did you choose the 3-star hotel market section in the beginning? With a rather large pool of competitors, how do you plan to make your hotel stand out?
When the Sanouva Sai Gon hotel first came out, the boutique hotel model in Vietnam was not as common, and we saw it as an opportunity to aim for this new but highly potential market niche. It’s true that I opted for the 3-star hotel section, but with the boutique style, I hoped to bring about an optimized experience and higher quality services than people normally would think of such a hotel. The plan didn’t sound convincing enough for my parents as first, but I was determined to give it a try. You’ll never know if you never try, right?
And the results, within 4 months under my command, Sanouva went through some major shifts, including a new procedure, adjusted room pricing and the introduction of several special-feature additional services, all of which helped us score the highest rating in many online booking platforms, as compared to other hotels in the same market section. This also helped me earn the trust of my parents and bolstered my passion for this career.
What goals did you set out to achieve in those early days? And how far have you gotten on this rather unexpected journey?
To be honest, my initial goal was to simply… prove myself to my parents (laughs). The young me was yearning for a challenge, a “wall” to hit my head upon. But with the results I got, I started to want more, to spread my wings and soar higher with bigger goals.
While continuing to develop the Sanouva Hotel chain in HCMC and Danang, I stepped over to the 5-star resort section with the opening of Fusion Maia Resort and Spa in Danang in 2010. I can proudly say that this is the first resort in Vietnam to include a spa package in room service and allow guests to have breakfast whenever and wherever they want. The idea is based on my personal experience and preference from many other resorts I have stayed. The Fusion Maia Danang has recently undergone a massive overhaul and is now rebranded as TIA Wellness Resort, continuing to deliver a comprehensive spa package that promotes a healthier life by incorporating special restorative therapies into the stay experience, with an aim to help its guests boost their creativity and adopt a new perspective for their goals in life.
The domestic success of resort and spa model encouraged me to go international. And that is how the Bhutanese Spirit Sanctuary came to be, a peaceful resort located in the lovely country of happiness, Bhutan. For me, the hotel business is the bridge for cultural access and exchange between nations, where service providers such as myself can create products that does not only cater for our guests’ physical needs, but also enriches their spiritual experience. To establish a hotel in this particularly spiritually rich country, I had to spend a great deal of time learning about their history and culture. Along with the co-founders, I decided to build a resort that reflects the spiritual essence of the land it is located on, combining the Bhutanese cultural beliefs with an abundance of indigenous herbs from the Himalayans to offer a unique “comprehensive spa” service that enhances your well-being, both physically and mentally.
It is obvious that you put quite an emphasis on the spiritual aspect of your business operation, don’t you?
I always believe that the mind decides everything that is human. Through my work, I’ve come to know many women, including my staff and others, who put on a display of strength and competence, being an all-round achiever. But sometimes they forget the most important thing: taking the time to take care of yourself. That is why, in 2017, I became co-founder of a social business called She Will Be Strong, with an aim to empower women, both physically and mentally. Our main activities include self-defense courses, dance, and Yoga classes for female office workers. In addition, we also commit to donate 51% of our business profits to support single-mom shelters, sexual assault and domestic violence victims, and fight for a lower abortion rate in Vietnam. In every business project that I’m currently running, building and developing the community’s spiritual values will always be a common goal that we strive to achieve.
Considering the long-standing business tradition in your family, is there a philosophy that you pursue? And under the shadow of your family’s reputation, how do you make the name “Than Thuc Quyen” be heard?
Inheriting the family’s business tradition, I have learnt a lot from my father’s stories throughout my childhood. This knowledge has been imprinted on my mind and become the basis for my strategic thinking and business acuity. One fundamental and essential element in building a business strategy and acquiring leadership skills that our family remind each other from time to time: always observe the business ethics.
This is the philosophy that I pursue and uphold when I started running my own business. For me, inheritance means evolution, not replacement. As an heir to the family tradition, I yearn to further extend the definition of “ethics”, adding more practical values to it and displaying a community mindset through my every project. For this reason, although I expected great challenges ahead, Iinsisted on the investment in Bhutan and in the social business idea. Turning an idea into reality is not an easy feat, even impossible at times. But through all the pressure and risk of failure, I found the resilience to keep moving forward, while holding on to the belief that it will reward me with valuable lessons.
The past two years of Covid-19 has been rather challenging, if not devastating, for the hotel industry. Have you ever found your determination wavered? And what business strategy have you adopted to thrive in this new circumstance?
When the pandemic first hit, it did not really shake my grounds, as I believed that it would be controlled and dealt with soon. But as the situation became more serious and Vietnam had to apply social distancing, I became nervous and concerned. Now realizing that this would be a long-drawn-out battle, I knew that I needed to act immediately if the business was to survive. More than ever, this is the time for every business owner to prove their adaptability to any challenge that the market may throw at their face.
My adjusting strategies during this period were applied on a daily or weekly basis, and not quarterly or yearly anymore. The goal is to flexibly adapt to the pandemic’s unpredictable developments and diversify our revenues. Closing the hotel is an easy decision but keeping it open post-social-distancing is a challenging one. To do this, we shifted our target section to domestic visitors, while looking into introducing a number of “takeaway” service packages like hotel-standard home cleaning service, food and afternoon tea catering at the customer’s location… to maximize the hotel’s available human resources and ensure minimum wages for my staff.
What are the key principles that you set out for yourself as a manager to ensure a smooth business operation?
My first principle is “dedication”, a must-have for any head of business. Dedication is needed to put my heart and soul into what I do, discover my passion, and eventually deliver, with the help of my associates, products and services of highest quality to our customers. Next up, a manager must never lack a “fighting spirit”. For the last 10 years, I have never turned off my phone, and have bravely fought with every hardship even when I least expected them. Finally, there’s “gratitude”. A business manager, more than anyone, must be grateful, to life, to their customers, and to their staff. With gratitude guiding my way, I wake up every morning with a renewed excitement for life. Besides these three principles, I also highly appreciate “creativity”. In this ever evolving and harshly competitive field, I myself have to be creative in coming up with new products, in managing my staff and also in treating the surrounding others.
Being both the “owner” and “manager” of your business, how do keep these roles apart from each other?
This is indeed an issue worthy of consideration for every business owner. In the early days, I also went through the difficulty of explaining to my staff that they are working with me as a manager, not as an owner who merely invests in the business. I had to prove to them my ability to be the captain of the corporate ship, setting up standard protocols and procedures and establishing an impartial and professional set of principles. In my work, I have always been a dedicated manager who walks with her staff through every thick and thin. Most of my boutique hotels started out as a family business, but I want it to be a professional one, where there is no place for sentimental behavior or biased favor. One of my duties as a manager is to keep an updated analysis of the strengths and weaknesses of the business and find a way to improve them, with an ultimate goal of a professional and standardized working environment.
Stepping into the hotel industry before you even find a passion for it, how did you discover and nurture that passion?
As I mentioned before, I thought that diplomatics was dream until I realized that it was the service industry that suits me best. The feeling of passion did not come too quickly, but at the right time and with the right amount. The more challenges I faced, the more attracted I became to this career and the more certain I was of my decision. Passion, however, was not the only reason that kept me on this journey. After, isn’t there a saying that goes “a hungry belly has no ears”? Each of my business is always encouraged to come up with business ideas that are inspired by personal interest and preference, but they must always ensure a productive operation, that is, securing financial stability for both themselves and their employee. People always say they’re willing to work for passion, but for me, passion and success have to come hand in hand with each other. Passion without success is simply a hobby. But if passion can lead to success, I’m certain that it will only become stronger and stronger.
What are your “losses” and “gains” when becoming a businesswoman? If you could choose again, would you still make the same choice?
For me, the gains far outweigh the losses. This job has taught me many things that no school can teach. I have also established a network of relationships, friends, and partners, I have learnt the lessons of failure in management and in life. As for the losses, perhaps it is the sacrifice of my personal time and the struggle in my early days, trying to improve my professional knowledge. With this in mind, if I could choose again, I would choose to walk down this path in the very first place, gathering knowledge and making the best preparations so that I could tread on more steadily, and go faster and further than I am now.
“Ambition” is necessary in business, but too much of it can become “greed”. Do you fear the latter?
Surely there are times in business when you are torn between being and not being greedy. If I ever find myself in this situation, I will remain in control by looking to the family’s business guiding principles, “Morality and Ethics”. When making a business decision, you must always take into account how negatively that decision affects those who are involved, from your business partners, clienteles to your staff. My go-to is always a win-win decision. With business ethics at your top priority, you will always find the anchor of kindness amidst the alluring temptation of greed, which keeps your mind clear and sharp in order to find the most appropriate solution.
There’s a rather trendy term among the youth nowadays: “Being born at the finish line” to refer to those born in well-off families. As someone who has also enjoyed abundant support from her family, what is your take on it?
From my understanding, the term literally means being born with everything at the ready and not having to make any effort. However, looking deeper into its meaning, I believe that someone who was born at the finish line might need to try even harder. They are fortunate because they don’t have to struggle much in life, but this privilege comes with an invisible duty that compels them to exert an even greater effort to uphold the values that their predecessors have passed on to them. In my case, I learned to be independent at a very young age because my parents were almost always away on business trips. Therefore, I strive for independence in life and do not want people to think that I have to rely on my family. Just because you already have everything does not mean you don’t have to do anything, because as society and people move forward, doing nothing is going backward. So, instead of finding out what I already have, I am more concerned with what I can contribute to the society and make an effort to help those around me find their own “finish line”.
Copyright© All Rights Reserved.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
#INTERVIEW | Shark Thái Vân Linh: Cuộc đời phải do mình làm chủ!