Phần lớn các nhân viên thuộc Millennials và Gen Z đã bày tỏ rằng đã trải qua những ngày Chủ nhật khó khăn, nhưng các nhà tuyển dụng đã không thực hiện nhiều giải pháp để chống lại cảm giác như vậy.
Khi ngày cuối tuần kết thúc, người lao động phải đối mặt với những ngày Chủ nhật đáng sợ. Được mô tả là sự lo lắng cho tuần làm việc phía trước và cảm giác sợ hãi ngày Chủ nhật ngày được nhiều người cảm nhận rõ ràng. Nó có thể liên quan đến chứng đau đầu, đau dạ dày, trầm cảm và các triệu chứng khác của cơ thể. Thời gian hai ngày nghỉ cuối tuần thậm chí còn cảm thấy ngắn hơn do căng thẳng gây ra. Là một người sếp, điều quan trọng là bạn phải biết cách giúp nhân viên vượt qua những khó khăn trong ngày Chủ nhật.
Có một số phương pháp để chống lại sự sợ hãi vào ngày Chủ nhật, thường có xu hướng dựa vào kỷ luật bản thân để trau dồi sự nghỉ ngơi và động lực. Đó là sự chuẩn bị cho một tuần làm việc kế tiếp bằng cách dành thời gian cuối tuần để thư giãn, tránh quá tải trong tâm trí.
Điều chỉnh lịch ngủ
Thuật ngữ “tự chăm sóc” đã được phổ biến trong các cuộc thảo luận về sức khỏe tinh thần trong những năm gần đây. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn rất rộng và chưa được xác định rõ ràng. Chăm sóc bản thân bao gồm một lịch trình ăn uống, ngủ nghỉ, thể thao lành mạnh, dành thời gian cho người thân yêu và có cơ hội được học hỏi những cái mới. Thiết lập thói quen tự chăm sóc bản thân có thể tạo ra tác động như một phương pháp điều trị nỗi sợ ngày Chủ nhật. 77% các chuyên gia đã cho rằng giấc ngủ là yếu tố quan trọng nhất trong danh sách các hoạt động chăm sóc bản thân.
Duy trì một lịch trình ngủ đều đặn nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó đã được chứng minh là một phương pháp thực hành quan trọng theo khảo sát. Thay vì thức khuya vào tối thứ sáu, thứ bảy hoặc chủ nhật để tận dụng thời gian cuối tuần, việc thiết lập các giới hạn sẽ cho phép chúng ta bước vào tuần làm việc với cảm giác thoải mái. Có những nguy cơ của việc thiếu ngủ đối với sức khỏe, cuộc sống và công việc. Giấc ngủ có thể thay đổi mọi thứ và đó là một “siêu năng lực” mà mọi người nên sử dụng một cách chiến lược. Sinh học của chúng ta không thay đổi nhưng các hành vi của chúng ta thì có. Cuộc sống hiện đại và các nhu cầu và văn hóa 24/7 chính là những điều không thân thiện với giấc ngủ của chúng ta. Bạn cũng có thể điều chỉnh lịch ngủ phù hợp để tránh sự quá tải công việc và khuyến khích nhân viên sinh hoạt điều độ nhằm nâng cao năng suất làm việc.
Đặt ranh giới
Do hậu quả của những ngày chủ nhật, chúng ta có thể bị cám dỗ trong việc kiểm tra email hoặc dành thời gian cho các nhiệm vụ khác để giảm bớt khối lượng công việc vào tuần mới. Trong quá trình này, sự lo lắng và căng thẳng có thể được hình thành và trở nên tồi tệ hơn. Đó là lý do tại sao chúng ta phải đặt ra một ranh giới cho bản thân.
Việc dễ dàng mở một tab mới và trả lời các email liên quan đến công việc có thể khiến chúng ta cảm thấy công việc bị quá tải. Sau một tuần dài, bạn có thể dành thời gian để nghỉ ngơi và hoàn toàn không quan tâm đến màn hình điện tử. Điều này có thể giống với việc đặt mật khẩu điện thoại của các bậc phụ huynh hoặc việc giới hạn thời gian trên các trang web và ứng dụng cụ thể. Là một người sếp, bạn có thể khuyến khích nhân viên cố gắng giải quyết mọi việc ổn thỏa trước cuối tuần để nghỉ ngơi một cách trọn vẹn. Những nhà lãnh đạo không nên giao việc quá nhiều cho nhân viên vào hai ngày nghỉ, trừ những trường hợp cấp bách cần phải giải quyết ngay lập tức. Ngày chủ nhật không chỉ là một ngày cuối tuần, đó còn là thời gian giúp nhân viên tái tạo sức lao động để cống hiến, làm việc hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.
Trau dồi tầm nhìn
Tuần làm việc mới đang đến gần có thể khiến chúng ta cảm thấy quá tải. Cảm giác không làm việc hiệu quả có khả năng gây ra lo lắng khi các nhiệm vụ phía trước dường như chồng chất lên nhau. Bằng cách sắp xếp hợp lý các trách nhiệm cần làm, bạn có thể cảm thấy bình yên khi đã chuẩn bị mọi thứ thật tốt cho một ngày thứ Hai hiệu quả. Bạn không chỉ cần một nhân viên có năng suất làm việc hiệu quả mà còn là người biết cách sắp xếp công việc và cuộc sống để những nhiệm vụ được giao không bị quá tải.
Mặc dù việc xây dựng tầm nhìn cho những ngày sắp tới có vẻ hoàn toàn chỉ là giả thuyết, nhưng đó là bước đầu tiên cho bất kỳ dự án thành công nào. Thông qua việc nhận ra những thành tựu mà chúng ta dự định theo đuổi và thừa nhận những thành tích trong quá khứ, có thể giúp chúng ta hòa nhập vào cuối tuần mà không cảm thấy quá tải. Quá trình này sẽ làm cho tuần làm việc sắp diễn ra có vẻ ít đáng sợ hơn. Và bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để nhân viên có thời gian chuẩn bị cho cuộc họp thường trực vào thứ Hai mỗi tuần. Một cuộc nói chuyện, chia sẻ thân tình về lối sống và cách quản lý công việc với tư cách của một người đi trước, có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho hiệu suất làm việc hiệu quả của nhân viên.
Tạo một kế hoạch và tận hưởng ngày cuối tuần
Sau khi trau dồi tầm nhìn, thì một bảng kế hoạch chi tiết cho công việc là điều không thể thiếu. Chúng ta sẽ có định hướng rõ ràng và không cảm thấy mất cân bằng khi bắt đầu với một kế hoạch bài bản. Khuyến khích nhân viên tập trung vào mục tiêu và dành thời gian để ưu tiên những công việc quan trọng có thể giúp họ giảm bớt lo lắng và hoàn thành được những mong đợi của bạn.
Sau khi lập bảng kế hoạch chi tiết, đừng quên cho bản thân mình một ngày nghỉ nhằm tái tạo sức lao động đúng nghĩa. Chiến đấu chống lại những cơn sợ hãi ngày Chủ nhật liên quan đến sự cân bằng lành mạnh giữa công việc, cuộc sống và điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn. Không chỉ nhân viên, với tư cách một người sếp, bạn cũng nên ưu tiên cho sức khỏe của mình vào những ngày nghỉ cuối tuần. Bạn sẽ không muốn cả sếp và nhân viên đều cảm thấy mỏi mệt và làm việc kém hiệu quả vào ngày thứ Hai chứ? Khi thực hiện các kế hoạch ưu tiên cho sức khỏe, hãy nhớ dành thời gian cho những giây phút riêng mình.
Bạn có thể giúp nhân viên tránh nổi sợ ngày Chủ nhật bằng cách khuyến khích họ duy trì một lịch trình ngủ lành mạnh, thiết lập ranh giới cá nhân, sắp xếp các công việc sắp tới và dành thời gian cho bản thân vào cuối tuần. Bằng những quan tâm nho nhỏ, sẽ giúp nhân viên tin tưởng hơn vào bạn và khiến họ luôn cảm thấy được lắng nghe và cảm thông từ người sếp của mình.
Tạp chí Nữ Doanh Nhân tổng hợp | Ảnh: Internet
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: