Khiêm tốn: Phẩm chất lãnh đạo đưa doanh nghiệp tiến xa (phần 2)

Khiêm tốn: Phẩm chất lãnh đạo tuyệt vời đưa doanh nghiệp tiến xa vượt bậc (phần 2)

Khiêm tốn không phải lúc nào cũng là đặc điểm đầu tiên có liên quan mật thiết đến khả năng lãnh đạo. Nhưng đó là một phẩm chất cực kỳ quan trọng mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng nên có.

Trong phần 1 của chuỗi bài viết “Khiêm tốn: Phẩm chất lãnh đạo tuyệt vời đưa doanh nghiệp tiến xa vượt bậc” của Tạp chí Nữ Doanh Nhân, chúng tôi đã đề cập đến đến định nghĩa của phẩm chất khiêm tốn trong khả năng lãnh đạo và cách phẩm chất này mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. Tiếp nối kỳ 2 lần này, Tạp chí Nữ Doanh Nhân sẽ phân tích những đăc điểm mấu chốt của phẩm chất khiêm tốn trong khả năng lãnh đạo, vì sao khiêm tốn lại quan trọng đến vậy trong phong cách lãnh đạo và cách phát triển sự khiêm tốn trong vai trò điều hành doanh nghiệp của bạn.

Khiêm tốn: Phẩm chất lãnh đạo đưa doanh nghiệp tiến xa (phần 2)

Điểm mấu chốt của các nhà lãnh đạo khiêm tốn là gì?

Những nhà lãnh đạo khiêm tốn hiểu rõ về điểm mạnh và điểm yếu của chính mình. Nhưng khiêm tốn và tự tin không loại trừ lẫn nhau trong phong cách điều hành doanh nghiệp. Sự khiêm tốn dẫn đến việc lắng nghe tốt hơn, gia tăng khả năng hợp tác và phong cách lãnh đạo nhân ái. Ngoài ra, điều đó còn tạo ra tính xác thực trong công việc và tạo dựng nên động lực học hỏi liên tục của người sếp và nhân viên cấp dưới. Những nhà lãnh đạo khiêm tốn không sợ mắc sai lầm. Họ biết rằng sai lầm dẫn đến sự phát triển. Và họ sẽ tạo ra những điều kiện cho nhân viên cấp dưới của mình cũng có thể sở hữu được những cơ hội phát triển giống như vậy.

Tại sao sự khiêm tốn trong lãnh đạo lại quan trọng?

Việc hiểu rõ những ưu khuyết điểm của bản thân có thể giúp bạn làm việc với đội nhóm của mình một cách dễ dàng hơn. Bởi vì không một ai muốn tiếp cận với một nhà lãnh đạo kiêu ngạo và không bao giờ lắng nghe nhân viên. Yếu tố này cũng góp phần tạo nên một nền văn hóa hội nhập và ý thức thuộc về của tập thể.

Ngoài ra, sự tò mò, ham học hỏi còn giúp bạn thay đổi tư duy trước những khía cạnh mới mẻ của cấp dưới. Những nhà lãnh đạo khiêm tốn thường cởi mở hơn với những hiểu biết và ý tưởng của người khác. Khi bạn có thể đánh giá cao và xây dựng kế hoạch dựa trên ý tưởng của người khác, bạn sẽ tạo dựng được nhiều quyết định sáng suốt và tăng cường sự đổi mới cho doanh nghiệp của mình. Nhân viên của bạn cũng sẽ cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng trước một nhà lãnh đạo biết công nhận những đóng góp của nhân viên. Nói cách khác, cấp dưới của bạn thường có xu hướng tôn trọng một nhà lãnh đạo hòa đồng, sẵn sàng bắt tay vào làm cùng với tập thể hơn là một người kiêu ngạo, quá tự mãn về bản thân. Và chính sự tôn trọng đó có thể giúp bạn có được sự ảnh hưởng tích cực với đội nhóm của mình.

Khiêm tốn: Phẩm chất lãnh đạo đưa doanh nghiệp tiến xa (phần 2)

Ngoài ra, khả năng lãnh đạo này còn giúp bạn truyền cảm hứng cho nhân viên cấp dưới hoạt động hiệu quả, tăng khả năng cộng tác và linh hoạt hơn trong công việc được giao phó. Tóm lại, sự khiêm tốn trong phong cách lãnh đạo đóng vai trò quan trọng giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tốt và dẫn đến những kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp và đội ngũ của mình.

Làm thế nào để các nhà lãnh đạo phát triển tính khiêm tốn?

Nếu bạn không phải là người có phẩm chất khiêm tốn bẩm sinh, bạn có thể sẽ phải nỗ lực hơn để bổ sung phẩm chất này vào phong cách lãnh đạo của mình.

  • Các nhà lãnh đạo nên yêu cầu sự giúp đỡ và đừng giả vờ biết hết mọi thứ.
  • Những nhà lãnh đạo nên thừa nhận khuyết điểm và thấu hiểu cho những thiếu sót của mình và người khác,
  • Các nhà lãnh đạo nên áp dụng tư duy phát triển và cởi mở với những ý tưởng mới của cấp dưới.
  • Các nhà lãnh đạo cần đặt nhu cầu của nhóm lên hàng đầu. 
  • Các nhà lãnh đạo cần công nhận và tán dương nhân viên của họ.

Khiêm tốn: Phẩm chất lãnh đạo đưa doanh nghiệp tiến xa (phần 2)

***

Phát huy hết tiềm năng của bạn với tư cách một nhà lãnh đạo không phải là việc đọc hết tất cả những cuốn sách về quản lý điều hành hay tham dự vào những buổi hội thảo về các phong cách lãnh đạo tốt nhất. Việc bạn cần làm là phát triển các giá trị lãnh đạo quan trọng, cần thiết để hoàn thành tốt nhất công việc của mình và truyền cảm hứng cho đội nhóm của bạn với một tinh thần tương tự như vậy.

Và nếu bạn đang muốn phát triển những giá trị đó, thì sự khiêm tốn trong cách điều hành là một phẩm chất tuyệt vời để bắt đầu. Vì vậy, với tư cách một nhà lãnh đạo cởi mở, bạn không chỉ tạo được cảm hứng cho đội nhóm mà còn thúc đẩy họ phát triển một cách mạnh mẽ cùng một tinh thần đồng đội hòa nhập, cởi mở, mà chính bạn là người trao cho họ những cơ hội này.

Tham khảo: Internet, BetterUp | Ảnh: Internet

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Comment