Trong phần 1 của chuỗi bài viết “Khiêm tốn: Phẩm chất lãnh đạo tuyệt vời đưa doanh nghiệp tiến xa vượt bậc”, Tạp chí Nữ Doanh Nhân sẽ đề cập đến định nghĩa của phẩm chất khiêm tốn trong khả năng lãnh đạo và cách phẩm chất này mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.
Khi nhắc về khả năng lãnh đạo tuyệt vời, bạn thường nghĩ đến những đặc điểm nào? Rất có thể, bạn đang nghĩ về một nhà lãnh đạo tự tin, mạnh mẽ với hàng loạt phẩm chất đáng ngưỡng mộ, chẳng hạn như: sự nhạy bén, đổi mới và sẵn sàng thực hiện những quyết định khó khăn để công việc được hoàn thành xuất sắc.
Nhưng có một đặc điểm chung của các nhà lãnh đạo tài ba trong phong cách điều hành, đó chính là phẩm chất khiêm tốn trong lãnh đạo. Trên thực tế, những người khiêm tốn có một loạt các phẩm chất thực sự khiến họ trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, chẳng hạn như việc sẵn sàng thừa nhận và chấp nhận những điểm yếu của mình và yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết.
Ngày nay, nhân viên có nhiều kỳ vọng khác nhau về các nhà lãnh đạo của họ. Một nhà lãnh đạo luôn có tất cả câu trả lời và luôn luôn đúng sẽ không thể đáp ứng được những kỳ vọng này. Để công việc được vận hành trơn tru và hiệu quả, một nhà lãnh đạo không chỉ cần sở hữu các kỹ năng vượt trội, họ nên có nhiều sự tham khảo, cân nhắc từ những ý kiến đóng góp từ nhiều phía. Bên cạnh đó, họ phải là người luôn tò mò, không ngừng học hỏi và quan trọng là sở hữu phẩm chất khiêm tốn để đón nhận những điều mới mẻ.
Vì vậy, nếu bạn đang muốn thực hiện nhiều điều tốt hơn cho đội ngũ của mình, hãy tập trung vào sự khiêm tốn với tư cách là một nhà lãnh đạo. Bạn biết không, sự khiêm tốn cũng mở ra cho bạn những khía cạnh mới chẳng hạn như: kỹ năng lắng nghe và sự đồng cảm sẽ phát triển ở mức cao hơn.
Khi chấp nhận sự khiêm tốn, bạn sẽ nhận được gì cho vị trí lãnh đạo của mình?
- Bạn có thể thấu hiểu và đồng cảm hơn với người khác, đặc biệt là cấp dưới của mình.
- Đó sẽ là một mối quan hệ win-win cho tất cả mọi người trong công ty.
Khiêm tốn trong lãnh đạo là gì?
Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ định nghĩa tính khiêm tốn được đặc trưng bởi sự tập trung thấp vào bản thân và có cảm nhận chính xác về thành tích và giá trị của những người khác. Bên cạnh đó, người đó còn có sự thừa nhận về những điểm yếu, sai lầm, lỗ hổng kiến thức của chính mình và cả đội nhóm. Về cơ bản, khiêm tốn là khả năng nhìn nhận điểm mạnh và thành công, cũng như là những hạn chế, điểm yếu của chính mình. Với tư cách là một nhà lãnh đạo khiêm tốn, bạn có thể biết được khi nào cần đến sự giúp đỡ hay ý kiến đóng góp từ bên ngoài và khi nào cần cứng rắn để đưa ra quyết định quan trọng.
Một điều quan trọng cần lưu ý. Sự khiêm tốn đôi khi bị nhầm lẫn với sự thiếu tự tin. Những nhà lãnh đạo khiêm tốn hoàn toàn tự tin vào khả năng của chính mình. Đồng thời, họ cũng đủ lý trí để nhận biết những “điểm mù” của bản thân và không cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận điều đó.
Những phẩm chất mà các nhà lãnh đạo khiêm tốn thường có:
- Ham học hỏi: những nhà lãnh đạo khiêm tốn không thổi phồng quá mức khả năng của bản thân. Họ luôn quan niệm rằng luôn có rất nhiều điều đáng để học hỏi. Chính văn hóa học hỏi này cũng sẽ truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên của họ.
- Thừa nhận “tôi không biết”: các nhà lãnh đạo khiêm tốn không ngại thể hiện sự chưa hoàn hảo bằng cách thừa nhận những điểm yếu hạn chế của mình và yêu cầu một sự hỗ trợ từ đội nhóm.
- Kỹ năng lắng nghe vượt trội: những nhà lãnh đạo khiêm tốn nhận thức được rằng có rất nhiều điều họ không biết. Điều đó thường biểu hiện ở việc sẵn sàng lắng nghe người khác và cân nhắc ý kiến của họ. Một nhà lãnh đạo hiệu quả sử dụng nhiều kiểu lắng nghe khác nhau .
- Tập trung vào sự cộng tác: những nhà lãnh đạo khiêm tốn nhận ra những hạn chế của mình. Và họ biết rằng để vượt qua những hạn chế này, cô ấy sẽ cần sự hợp tác và hỗ trợ từ những người khác. Điều này không chỉ khiến họ cởi mở hơn trong việc tiếp nhận phản hồi mà còn thúc đẩy tinh thần cộng tác trong đội nhóm.
- Tăng tính xác thực trong công việc: những nhà lãnh đạo khiêm tốn hiểu rõ họ là ai, những gì họ mang lại và cả các lĩnh vực mang lại cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Họ không cố gắng hành động như thể chính mình không có khuyết điểm nào. Và điều này cho phép họ trở nên thực tế và xác thực hơn trong vai trò lãnh đạo của chính mình.
- Một phong cách lãnh đạo giàu lòng nhân ái: những nhà lãnh đạo khiêm tốn biết rằng họ không hoàn hảo. Và bởi vì họ nhận ra mình không hoàn hảo, họ cũng không mong đợi các thành viên trong nhóm của mình trở nên hoàn hảo. Họ mang lại cảm giác từ bi cho phong cách quản lý của họ và cho phép các nhóm của họ học hỏi, phát triển và không sợ mắc sai lầm.
- Sẵn sàng thừa nhận sai lầm, điểm yếu của mình: những nhà lãnh đạo khiêm tốn không chỉ tạo khoảng trống cho đội của họ mắc sai lầm. Họ cũng nhận ra rằng họ có khả năng sai – và không có vấn đề gì khi thừa nhận điều đó khi họ làm vậy.
***
Sự khiêm tốn trong lãnh đạo có thể được biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Nhưng cốt lõi của vấn đề đó là nhận ra rằng việc trở thành một nhà lãnh đạo không khiến bạn trở thành một “siêu anh hùng” bất khả chiến bại. Và bạn, giống như mọi người khác, đều sẽ có những lĩnh vực cần được phát triển, thay đổi và cải thiện mỗi ngày.
Mời quý độc giả đón đọc phần 2 trong chuỗi bài viết “Khiêm tốn: Phẩm chất lãnh đạo tuyệt vời đưa doanh nghiệp tiến xa vượt bậc”. Trong phần tiếp theo, Tạp chí Nữ Doanh Nhân sẽ đề cập đến những điểm mấu chốt trong phẩm chất khiêm tốn trong lãnh đạo, vì sao khiêm tốn lại quan trọng đến vậy trong phong cách lãnh đạo và cách phát triển sự khiêm tốn trong vai trò điều hành doanh nghiệp của bạn.
Tham khảo: Internet, BetterUp | Ảnh: Internet
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: