Chịu đựng thất vọng kém là gì? Khi bạn không mạnh mẽ như vẫn nghĩ!

Chịu đựng thất vọng kém là gì? Khi bạn không mạnh mẽ như mình vẫn nghĩ!

Đứng trên đỉnh cao sự nghiệp, làm thế nào để bạn vững lòng hơn trong việc xử lý những thất bại và các bất tiện phát sinh mà không gây ra nhiều thất vọng?

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy quay cuồng và khó thích nghi với những sự kiện phát sinh, bạn có thể là tuýp người có khả năng chịu đựng sự thất vọng kém. Khả năng chịu đựng sự thất vọng kém có thể khiến bạn trở nên quá nhạy cảm và dễ bối rối trước những tình huống không như ý trong cuộc sống. 

Chịu đựng thất vọng kém là gì? Khi bạn không mạnh mẽ như vẫn nghĩ!

Khả năng chịu đựng thất vọng kém là gì?

Những người có khả năng chịu đựng sự thất vọng kém thường cảm thấy không thể “chịu đựng” căng thẳng hoặc những tình huống khó khăn. Do đó, họ có thể phản ứng với sự thất vọng bằng những cơn giận dữ, trì hoãn hoặc sự hiếu động thái quá.

Theo bánh xe cảm xúc, thất vọng là một cảm xúc liên quan đến sự tức giận. Chúng ta trải nghiệm được sự thất vọng khi có thứ gì đó cản đường chúng ta. Thông thường, sự thất vọng sẽ nảy sinh khi một người gặp phải những sự việc không như ý, thất bại lớn hay các cơ hội quan trọng bị bỏ lỡ. Nhưng đối với những người có khả năng chịu đựng kém, độ nhạy cảm của họ cao đến mức ngay cả những tác nhân gây căng thẳng “nhỏ”, chẳng hạn như bỏ lỡ một cuộc gọi điện thoại cũng đủ khiến họ cảm thấy thất vọng.

Nhưng đó không chỉ đơn thuần là một tính cách. Khả năng chịu đựng thất vọng là một trong những yếu tố trong kỹ năng điều chỉnh cảm xúc. Khi khả năng chịu đựng thất vọng kém, bạn sẽ cảm thấy mình bị làm phiền và thường xuyên bị cuốn vào những tác nhân gây căng thẳng. Ngược lại, khi một người có khả năng chịu đựng được thất vọng cao, họ có thể nhanh chóng khắc phục được những thất bại và bất tiện để giải quyết mọi vấn đề thật tốt. Những người có khả năng chịu đựng thất vọng cao thường kiên cường, có các mối quan hệ tốt hơn và sẽ lạc quan hơn. Nhưng đừng lo, bạn hoàn toàn có thể khắc phục và phát triển kỹ năng điều tiết cảm xúc này.

Chịu đựng thất vọng kém là gì? Khi bạn không mạnh mẽ như vẫn nghĩ!

7 dấu hiệu của một người chịu đựng thất vọng kém

Khả năng chịu đựng thất vọng kém thường được hình thành từ thời thơ ấu của một người. Một số chuyên gia tin rằng đó là kết quả của phong cách nuôi dạy con cái hoặc do tiếp xúc với một môi trường căng thẳng. 

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng chịu đựng thất vọng kém: 

  • Bạn dễ bị kích động hoặc tức giận khi mọi thứ không diễn ra theo cách bạn muốn.
  • Bạn cứng nhắc và không linh hoạt với các kế hoạch hoặc cách thức thực hiện công việc.
  • Bạn dễ mất kiên nhẫn với người khác và ngay cả với chính mình.
  • Bạn luôn cảm thấy bồn chồn và không ngừng tìm kiếm những việc cần làm.
  • Bạn có ý nghĩ tiêu cực với bản thân để phản ứng lại với những xáo trộn.
  • Bạn gặp khó khăn trong việc theo đuổi bất cứ điều gì không mang lại sự hài lòng ngay lập tức.

Chịu đựng thất vọng kém là gì? Khi bạn không mạnh mẽ như vẫn nghĩ!

Cách điều tiết cảm xúc để tránh những thất vọng to lớn

Dưới đây là 3 cách giúp bạn có thể thay đổi quá trình suy nghĩ và phát triển khả năng chịu đựng sự thất vọng của mình theo chiều hướng tích cực hơn:

1. Xác định nguyên nhân sự thất vọng

Những tình huống hoặc trải nghiệm nào có xu hướng gây ra sự thất vọng cho bạn? Đó có phải là một tình huống, một người nào đó hoặc thậm chí đến từ những kinh nghiệm nhất định không? Khi bạn xác định được nguyên nhân gốc rễ của sự thất vọng, bạn có thể lập kế hoạch để đối phó với những tác nhân này khi chúng mới vừa nhen nhóm phát sinh.

2. Học cách kiềm chế bản thân từ những việc nhỏ nhất

Khi phát triển các chiến lược chịu đựng sự thất vọng, mục tiêu của bạn lúc này là nâng cao năng lực đối phó của chính mình. Điều đó không có nghĩa là các hoạt động này góp phần làm giảm thiểu sự xuất hiện của các tình huống gây ra bực bội. Sự nâng cao năng lực này giúp bạn tăng dần khả năng tiếp xúc với những trải nghiệm khó chịu và tập thích nghi dần với chúng. Khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, hãy thử đặt mình vào một thử thách nhẹ nhàng. Điều này có thể đến từ việc xếp hàng chờ đợi, giải một câu đố hoặc sắp xếp đồ đạc theo nhóm lại với nhau. Những hành động tưởng chừng đơn giản này sẽ khuyến khích bạn rèn luyện tính kiên nhẫn. Ngoài ra, điều này còn giúp bạn có thêm cơ hội để nhận ra tiếng nói bên trong của mình và kiềm chế bất kỳ suy nghĩ tiêu cực nào nảy sinh ra trong tâm trí.

3. Hãy thừa nhận mình “yếu đuối” trong vài trường hợp!

Cuối cùng, hãy nhớ rằng ngay cả khi bạn cảm thấy bực tức và thất vọng, bạn không hề đơn độc trên cuộc đời này. Mọi người đã thực sự xuất hiện ở đó và sẵn sàng đưa tay ra giúp đỡ bạn. Dù đó là lời yêu cầu giúp đỡ nào đi chăng nữa, từ việc tìm kiếm người tâm sự hay trò chuyện cùng một chuyên gia tâm lý, thì đó vẫn luôn là một ý kiến hay nếu bạn bày tỏ ra hết nỗi lòng của mình. Tỏ ra mình mạnh mẽ trong mọi trường hợp không phải là một kế sách hay cho sức khỏe tinh thần của bạn. Vì bạn sẽ không biết đến khi nào cảm xúc sẽ vỡ òa ra như một cơn vũ bão.

***

Nếu sự tức giận hoặc khả năng chịu đựng thất vọng kém đang cản trở bạn trên con đường phát triển bản thân, hãy từng bước rèn luyện và học cách phát triển các kỹ năng giao tiếp, điều tiết cảm xúc. Học cách đối diện với cảm giác không thoải mái và những thất bại nhỏ có thể giúp bạn sẵn sàng đón nhận những thử thách lớn hơn trong tương lai. 

Tạp chí Nữ Doanh Nhân tổng hợp | Ảnh: Internet

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Comment