Đối với mỗi doanh nhân khi mất phương hướng, họ sẽ có nhiều cách khác nhau để xác định lại lối đi mình đã chọn. Và đối với một nữ doanh nhân xuất thân từ nghệ nhân ẩm thực như chị Trịnh Diễm Vy, cách để chị nuôi dưỡng và duy trì tình yêu với ẩm thực và con đường kinh doanh cùng nó là tìm đến những khu chợ dân dã, nơi chị được nhìn ngắm và nâng niu những thứ nguyên liệu tươi mới thân thương.
VIETNAMESE VERSION | English below | Vui lòng đọc bản dịch tiếng Anh bên dưới
Trong phần lớn các cuộc phỏng vấn với các nữ doanh nhân, Tạp chí Nữ Doanh Nhân thường mở đầu với những câu hỏi về kinh doanh. Nhưng với nữ doanh nhân Trịnh Diễm Vy – một nghệ nhân ẩm thực, chúng tôi lại muốn mở đầu bài viết này bằng tình yêu ẩm thực – niềm đam mê trọn đời đưa duyên chị đến với kinh doanh, gặt hái thành công trên con đường truyền bá văn hóa ẩm thực Việt ra thế giới. Từ lúc 10 tuổi, chị đã dành nhiều thời gian trong căn bếp cùng ba mẹ và cảm giác như trọn vẹn bản thân thuộc về nơi đó. Nếu như thuở ban đầu, ẩm thực là con đường đơn giản duy nhất giúp chị nuôi sống gia đình, thì càng về sau, ẩm thực đã trở thành nguồn sống khơi gợi nơi chị mọi tinh hoa sáng tạo và tìm thấy ý nghĩa đích thực của khái niệm “hạnh phúc”.
Xin chào chị Trịnh Diễm Vy. Dành trọn tâm huyết suốt nhiều năm cho ẩm thực quê nhà, cụ thể là Hội An, đâu là điều thôi thúc chị gắn bó và theo đuổi ngành này lâu đến vậy?
Trong bất cứ nền văn hóa của đất nước hay dân tộc nào, ẩm thực cũng là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất. Đặc biệt đối với một đất nước như Việt Nam, du lịch luôn được xem là một ngành trọng điểm thì ẩm thực lại càng có nhiều tiềm năng phát triển. Hội An là vùng đất có tính giao thoa lớn khi không chỉ ảnh hưởng từ văn hóa của hai đầu đất nước mà còn ghi nhận sự ảnh hưởng đa dạng của phương Đông và phương Tây để tạo nên một nền ẩm thực vô cùng đặc sắc. Ẩm thực Việt Nam cũng rất tốt cho sức khỏe bởi vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu, từ rau cỏ mọc ven đường cũng có thể trở thành nguyên liệu bổ dưỡng cho những món ăn, đó là lợi thế vô cùng lớn. Tuy nhiên, đến hiện tại tôi vẫn cảm thấy Việt Nam chúng ta chưa thật sự đi đúng hướng, chưa có một chiến lược phát triển và quảng bá văn hóa ẩm thực một cách lâu dài và bền vững. Điều tôi trăn trở nhất là tiềm năng của ẩm thực Việt đang bị lãng quên, và những trào lưu lệch lạc trong dinh dưỡng và thói quen ăn uống hiện nay khiến những giá trị tinh túy vốn có của ẩm thực tồn tại một cách thoi thóp và thiếu chuyên nghiệp.
Đối với tôi, đây là mối quan tâm chung của toàn xã hội chứ không riêng của cá nhân nào. Đất nước nào cũng mong muốn phát triển văn hóa ẩm thực đậm bản sắc quốc gia thông qua các hoạt động văn hóa có nhiều tác động vào đời sống như phim ảnh, thời trang… Tôi đã nhìn ra lối đi nhưng cần một sự hợp tác và tiếng nói chung mang tính vĩ mô. Đây là con đường gian nan nếu phải độc hành. Nhưng vốn làm việc gì cũng phải xuất phát từ niềm yêu thích trước tiên, tôi luôn xem đây con đường duy nhất phải đi. Khi bạn yêu thích và có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó, mọi thứ tự khắc sẽ đến.
Với niềm đam mê ẩm thực, chị đã sáng lập ra Taste Vietnam gần đây và hệ thống nhà hàng khách sạn đa dạng của mình, vậy chị mong muốn thực khách ghé thăm sẽ nhớ đến điểm đặc trưng nào?
Nhiều năm kinh doanh và làm việc trong lĩnh vực ẩm thực, tôi hiểu rằng tất cả niềm vui trong cuộc sống của tôi phải được thể hiện trên bàn ăn. Tôi truyền tải niềm hân hoan đó của mình vào từng mô hình nhà hàng để nó có thể trở thành những điểm đến mang tính biểu tượng, đem đến những cảm nhận về giá trị văn hóa, giá trị thông điệp, giá trị dinh dưỡng và những giá trị về truyền thống khác nhau cho thực khách ghé thăm.
Ví dụ như Poison Café – một thương hiệu nhà hàng cà phê thảo mộc rất tâm huyết mà tôi đồng sáng lập cùng người bạn thân thiết – bác sĩ Lương Lễ Hoàng. Cơ duyên ra đời ý tưởng này là do tôi nhận thấy nhiều người trong đó có tôi thường gặp triệu chứng “say” khi uống cà phê như tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi… Ngoài ra, văn hóa “đi cà phê” từ lâu không phổ biến với phái nữ vì thế trong những quán café phần lớn là đàn ông lui tới. Khi chia sẻ điều này, tôi đã nhận được sự đồng cảm từ bác sĩ Lương Lễ Hoàng, đồng ý nghiên cứu ra một sản phẩm cà phê thành phần thảo dược có lợi nhất cho cơ thể, dễ hấp thụ hơn, có thể uống cả ban ngày và ban đêm, đồng thời tạo ra không gian nhà hàng cà phê thanh lịch để mọi phụ nữ đều có thể đến thưởng thức chứ không chỉ đàn ông.
Gần đây nhất, tôi mở một địa điểm phức hợp nhà hàng mới mang tên Hoi An Eartery Building, trong đó có Morning Glory Food Lab, có nhà hàng Vy Market’s Restaurant, có nhà hàng phục vụ fine-dining. Mục tiêu của tôi là đưa các sản phẩm ẩm thực mang nhiều giá trị về lợi ích sức khỏe, truyền bá văn hóa và nâng cao trải nghiệm cho thực khách. Mỗi outlet tại Taste Vietnam đều mang đến những góc cạnh khác của ẩm thực, đa dạng như chính cuộc sống, cũng như slogan tôi lựa chọn cho nơi đây là: “The Choice of Food, The Choice of Life” (tạm dịch: Lựa chọn thức ăn, lựa chọn cuộc sống).
Với phương châm “Hãy dùng thực phẩm như là thuốc”, tôi kiến tạo nơi này theo mô hình “Thức ăn cho tương lai” (The Future of Food). Theo đó, các món ăn được định lượng theo tỷ lệ mới, kết hợp hài hòa các nguyên liệu tốt cho sức khỏe nhưng vẫn ngon miệng. Là người luôn thích thử nghiệm những ý tưởng mới lạ, tôi tin đây là mô hình phức hợp nhà hàng chỉ có duy nhất tại Việt Nam. Thực khách đến đây không chỉ chi trả cho một bữa ăn, mà họ còn nhận được thông điệp ý nghĩa là cảm thấy biết ơn khi mình có một bữa ăn ngon và bổ dưỡng. Đó là khi cơ thể phóng thích những hoóc-môn niềm vui và hạnh phúc, tạo nên sự chuyển hóa ẩm thực lành mạnh khi được tiếp nhận năng lượng tích cực.
Hoạt động kinh doanh của Taste Vietnam trong thời gian qua do đại dịch có lẽ chịu không ít những ảnh hưởng, với tư cách người làm chủ, chị đã thích ứng như thế nào?
Sau 30 năm làm việc hầu như không ngừng nghỉ, đại dịch Covid-19 đã mang đến cho tôi cơ hội duy nhất trong đời để có thời gian nhìn nhận lại cuộc sống và công việc kinh doanh của mình. Sau đợt dịch năm 2020, khi kế hoạch năm 2021 đã đâu vào đó thì đại dịch tiếp tục xảy ra cũng là lúc khiến tôi chao đảo. Nhưng hai năm qua chứng minh tôi đã không hề bỏ cuộc. Đôi khi bạn sẽ hoài nghi về niềm đam mê của mình nhưng là một phụ nữ bình thường, ai cũng sẽ có lúc trải qua những thời khắc khó khăn trong đời từ thể chất đến tinh thần. Thay vì mất quá nhiều năng lượng vào những rắc rối xảy ra, tôi nhanh chóng thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi cơ cấu tổ chức và cả chiến lược cũng như sản phẩm để thích ứng với tình hình mới. Ví dụ như tôi đã tận dụng thời gian dịch này để cập nhật, nâng cấp và sửa sang lại một số nhà hàng, điều mà tôi đã muốn làm nhiều năm trước. Tôi cho rằng thời gian tạm nghỉ trong đại dịch là thời gian vàng cho các nhà kinh doanh, nhà đầu tư sắp xếp lại mọi thứ, làm mới tư duy và cải thiện kỹ năng ngày một tốt hơn. Dù gặp phải những hạn chế về thu nhập, nhưng điều sau cùng tôi nhận được vẫn là một tư duy đổi mới và những kiến thức mới mẻ.
Theo những tiêu chí của Chef “Trịnh Diễm Vy”, một đầu bếp chế biến món ăn như thế nào sẽ đạt chuẩn của chị?
Trước hết, họ phải tạo ra được một món ăn ngon. Chẳng phải mọi người ngại uống thuốc vì nó đắng hay sao? Việc thực khách nếm món ăn của đầu bếp tạo ra cảm nhận đầu tiên phải là ngon. Tiếp theo, người làm bếp phải cho thấy họ đã truyền được niềm vui nấu nướng vào món ăn của mình. Đó là thứ không nhìn thấy nhưng lại mang giá trị cảm xúc vô cùng to lớn. Món ăn được làm ra với tất cả niềm hân hoan, tâm huyết tự bản thân nó cũng có linh hồn tác động vào vị giác người thưởng thức. Thứ ba là, họ phải có được nguồn nguyên liệu tươi ngon và có nguồn gốc rõ ràng. Nói thêm về nguồn nguyên liệu, theo tôi đầu bếp nên ưu tiên cho những nông sản địa phương, nơi mình đang ở ngay đó và chế biến món ăn tại đó. Chúng ta đôi khi làm khổ làm khó mình khi cứ mãi đi tìm những nguyên liệu xa xôi, biết rằng có nhiều loại rất giá trị cho sức khỏe nhưng chế biến như thế nào, dùng ra sao đòi hỏi khá nhiều công sức. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu bản xứ Việt lại rất đa dạng, công dụng dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe cũng xuất sắc không kém, chỉ cần hiểu biết ta có thể tận dụng những thứ ngay trước mắt nào phải đi tìm xa xôi. Việc dùng nguyên liệu tại chỗ còn có thể đảm bảo tốt nhất tiêu chuẩn tươi ngon, mà độ tươi ngon của nguyên liệu ảnh hưởng rất đáng kể đến chất lượng món ăn mà bất kỳ đầu bếp nào cũng phải lưu tâm.
Từ những chia sẻ của chị, chúng tôi cảm nhận tình yêu vô bờ bến của chị dành cho ẩm thực và các nguồn nguyên liệu. Chị làm thế nào để các đầu bếp do chị tuyển dụng và đào tạo cũng cảm nhận được tinh thần đó?
Với cá nhân tôi, việc làm bếp là công việc vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Chỉ cần những bài nhạc hay và một mình tôi trong căn bếp thì tâm thân và nguyên liệu tươi mới trước mặt sẽ có thể hòa làm một. Vì thế, những đầu bếp làm việc với tôi không chỉ là người giỏi nhất về tay nghề, mà họ còn phải thể hiện được sự đam mê với các sản phẩm mình làm ra. Trong nghề ẩm thực, khi nhìn vào những nguyên liệu tươi mới, người đầu bếp phải có thể cảm nhận được những mầm sống, những năng lượng tươi mới, hơi thở từ đất trời thì họ mới có thể thấy được niềm vui, niềm hạnh phúc khi chế biến món ăn, tôi xem điều đó như họ đã đặt được một chân vào thiền đạo.
Để giúp cho cộng sự cảm nhận được những quan điểm và nguồn năng lượng đam mê này, tôi thường tìm cách truyền đạt cho họ thông qua những chủ đề… không liên quan đến công việc, ví dụ như cùng xem một bộ phim về nghề ẩm thực hay về kinh doanh F&B. Đây là một phần quan trọng trong quá trình đồng hành, khai phá sự nắm bắt và thấu hiểu của họ trong mọi khoảnh khắc giá trị mà tôi cùng họ trải qua. Khi họ cảm nhận được nguồn năng lượng nghề nghiệp đến từ xung quanh, chính họ cũng sẽ truyền năng lượng đó cho tôi chứ không chỉ một chiều từ tôi gửi đến.
Tôi quý trọng nhân viên như các thành viên trong gia đình. Vì vậy, dù làm việc gì, tôi cũng muốn được nhìn thấy niềm vui và ngập tràn năng lượng trên gương mặt họ. Ngoài ra, tôi còn là người có tiêu chuẩn khắt khe trong nghề, nên tôi kỳ vọng nhân viên có thể xem nơi làm việc như là một ngôi trường để học hỏi, nâng cao tay nghề và tình yêu trong công việc.
Từ một nghệ nhân ẩm thực đảm nhiệm vai trò người kinh doanh ẩm thực, Chef “Trịnh Diễm Vy” khi làm kinh doanh sẽ theo đuổi phương châm thế nào?
Ẩm thực là lý tưởng sống của tôi, tôi để mọi thứ “hữu xạ tự nhiên hương”, nhưng khi đưa ẩm thực vào kinh doanh thì như thế là chưa đủ. Chiến lược nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Vận hành công việc kinh doanh là một thử thách lớn với người làm chủ, trong khi người tiêu dùng lại đang lạc lối trong quá nhiều lựa chọn tốt xấu lẫn lộn, người làm kinh doanh bắt buộc phải có nhiều chiến lược marketing xoay quanh chứ không chỉ có sản phẩm tốt. Với việc kinh doanh của mình, tôi tin rằng mình sở hữu một thông điệp và lý tưởng tốt, không có lý do gì mình lại không lan tỏa nó ra cộng đồng và thị trường.
Nhiều người cho rằng, người kinh doanh là người biết kiếm tiền, nhưng với tôi, người biết tiêu tiền mới là người làm kinh doanh. Đó là người biết mình đang tiêu những đồng tiền của mình vào những việc gì, hay còn gọi là đầu tư đúng chỗ, phải tạo ra được những sản phẩm có giá trị và thông điệp phải có thể ảnh hưởng tư duy và đem đến lối suy nghĩ tích cực cho người dùng.
Vậy còn một nữ đầu bếp như chị sẽ tiêu tiền vào đâu?
Là một phụ nữ làm bếp, có ba thứ mà tôi tiêu tiền nhiều nhất. Đầu tiên là thiết bị bếp, đây là phương tiện giúp người làm bếp đạt được mục đích nấu ăn thuận lợi hơn, thông qua đó tôi cũng có thể tìm hiểu sự sáng tạo và chất liệu tiên tiến mà những nhà sản xuất sử dụng. Thứ hai đó là nguyên liệu nấu, một loại nguyên liệu khi khiến tôi vừa ý thì nó trở nên vô cùng quý giá với tôi. Cuối cùng, không chỉ tôi mà phụ nữ nói chung nên dành tiền bạc để đầu tư cho đôi giày, dù chỉ là đôi dép lê, bởi chân là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, dẫn dắt chúng ta đến mọi nơi, vì thế nâng niu đôi chân là nâng niu sức khỏe bản thân. Làm ra tiền đã khó, biết tiêu tiền lại còn khó hơn. Nhưng người phụ nữ biết tiêu tiền sẽ có thể sở hữu một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc, tôi tin là vậy.
Trong suốt sự nghiệp của mình, điều gì khiến chị cảm thấy hài lòng nhất?
Là người cầu toàn và thích thử thách bản thân, tôi khó mà hài lòng với những gì mà mình đã đạt được và tôi vẫn còn nhiều dự định để làm trong thời gian tới. Đến hiện tại, điều khiến tôi khá hài lòng là khi bản thân có thể chọn đúng con đường để đi và nghĩ đến những thứ phải nghĩ. Tôi mong muốn có thể tiếp tục lan tỏa tình yêu ẩm thực đến mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Việc biết nấu ăn sẽ giúp phụ nữ hiểu thêm về cơ thể mình, giúp họ có thể gắn kết các thành viên trong gia đình. Vì vậy trong 20 năm qua, tôi không ngừng truyền lửa cho các thế hệ bằng cách mở các lớp giảng dạy ẩm thực, tổ chức show sự kiện ẩm thực không chỉ tại Việt Nam mà còn tại các quốc gia khác.
Trước những thất bại hay những điều chưa được như ý, chị làm cách nào để đứng lên mạnh mẽ hơn trước?
Mỗi khi mất phương hướng, tôi thường đi ra chợ (cười). Chỉ cần nhìn một trái cà chua mơn mởn và biết người nông dân đã bỏ bao nhiêu công sức mưa nắng để thu hoạch nó, nâng niu nó trên lòng bàn tay, nghĩ đến món ăn sẽ được thành hình cùng nó, tôi lại tìm thấy sự cân bằng và niềm vui hân hoan. Việc tìm kiếm được sự cân bằng là vô cùng quan trọng. Khi làm được điều này, tôi cảm thấy mình có thể đạt được bất cứ điều gì không chỉ trong cuộc sống mà còn trong kinh doanh nữa. Đối với tôi, hành trình cuộc sống còn trở nên ý nghĩa hơn khi bạn nhận ra được những điểm yếu của mình và có thể tìm được cách sửa chữa hoặc cải thiện chúng. Những người đã đạt được điều gì đó trong sự nghiệp, họ có điểm chung là ít bỏ cuộc. Mỗi khi gặp vấn đề nan giải, tôi thường nghĩ đến câu chuyện con ngựa vượt rào, mỗi lần vượt qua được một mức rào, có nghĩa là thời gian đến đích của chúng càng gần hơn, cho dù trên thực tế đích đến có thể còn xa. Tôi luôn có niềm tin rằng, ngay từ những tình huống hoặc sự kiện tiêu cực, chúng ta đều có thể tìm thấy được điều gì đó hoàn toàn tích cực.
Là một nghệ nhân, cuộc sống của chị hẳn sẽ nhiều thi vị và bay bổng đúng không? Chị đang tận hưởng cuộc sống của mình như thế nào?
Bản thân niềm say mê với ẩm thực đã cho tôi một cuộc đời bay bổng và đáng sống. Nhưng để tận hưởng mọi thứ diễn ra xung quanh mình, điều quan trọng là phải thấu hiểu bản thân. Phát triển bản thân thông qua nghệ thuật là một hành trình đẹp và là cách tốt nhất để thông suốt về chính mình. Vì thế tôi đặc biệt yêu thích bộ môn khiêu vũ, khi nhảy, tôi giao tiếp với mọi bộ phận trên cơ thể mình. Tôi nhận thức được mọi cơ bắp đang hoạt động, cách nó kết nối và phối hợp với phần còn lại của cơ thể mình. Tôi còn học cách điều hòa nhịp thở để tiết kiệm năng lượng giúp tôi gìn giữ và duy trì niềm đam mê của mình qua mỗi ngày. Tôi cũng luôn tìm cách khám phá bản thân và cố gắng phát huy hết những khả năng tiềm ẩn của mình bằng cách hướng vào bên trong và tập lắng nghe cơ thể.
Để phát triển sự nghiệp trong ngành ẩm thực, theo chị một người cần có những tố chất nào?
Người làm đầu bếp chắc chắn phải có tố chất làm bếp, nghĩa là nấu ăn ngon và thích sáng tạo cùng món ăn. Tiếp đó là bạn phải yêu lao động và phải là người sống thực tế bởi đây là một nghề khá khắc nghiệt, phải làm việc cần mẫn nhưng đôi khi thu nhập không nhiều như mong đợi. Có những ngày bạn phải chấp nhận số tiền mình làm ra chỉ đủ ăn một bữa cơm. Với những người muốn có sự nghiệp lớn, họ thường không dành quá nhiều thời gian cho bản thân, mà dành thời gian tìm hiểu thêm về những điều mình theo đuổi. Tôi là người đã trải qua việc như thế hơn 20 năm và tôi hiểu rõ hơn ai hết cảm giác khi dành tất cả mọi thứ cho sự nghiệp.
Tinh thần nghệ nhân có đem đến cho chị sự cầu toàn trong cuộc sống không? Theo chị, như thế nào là một cuộc sống hoàn hảo và thỏa chí đam mê của chính mình?
Cuộc sống là khi bạn phải chấp nhận yếu điểm của chính mình. Ngày trước, tôi thường cảm thấy thua thiệt và mất mát khi không làm được một điều gì đó, nhưng khi nhìn thấu vấn đề tôi đã cảm thấy mọi thứ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tôi tin rằng, cứ làm tốt việc hôm nay thì mọi thứ sẽ tự tới, bởi vốn nhân tính không qua trời tính. Ai cũng có khiếm khuyết, mọi người có thể không có được thứ mình mong muốn nhưng chắc chắn mọi thứ sẽ tốt hơn khi chúng ta hiểu ra bản chất vấn đề và có giải pháp với nó.
Content Director: JENNI VÕ | Creative Director: LÊ ĐỨC HIỆP | Editor: HỒNG ĐẶNG, AN MI | English Translation: HÒA TÔN | Photo: THẠC TRƯỜNG GIANG | Graphic Designer: HUY HỒ
***
ENGLISH VERSION
Trịnh Diễm Vy – Founder, Taste Vietnam Group
TEND TO THE FOOD, NURTURE THE JOY
Each entrepreneur has many different ways to return to their chosen path, should they stray from it. And for a culinary artist turned businesswoman such as Mrs. Trinh Diem Vy, her way to nourish and flourish the love for cuisine and its entailing business journey is to visit humble marketplaces, where she can feast her eyes and lay her hands on the endearing, fresh ingredients.
In most of its businesswomen interviews, the Businesswoman Magazine often starts with business-related questions. But in the case of businesswoman Trinh Diem Vy – a culinary artist, we would like to begin the article with the love for food – a lifelong passion that has guided her way towards a successful career in business and in proclaiming the Vietnamese culinary culture on an international scale. Ever since the age of 10, she has spent a great deal of time in the kitchen along with her parents and has developed a strong sense of belonging for it. Though starting out as a single, simple way to make a living and support her family, cooking has gradually become a life source for her creativity and helped her discover the true meaning of “happiness”
Greetings Mrs. Trinh Diem Vy. Shall we begin with the motivation that has set you on this path and encouraged you to venture this far, devoting several years to the development of your hometown – Hoi An’s cuisine?
Cuisine has always been one of the most essential needs in the culture of any country or people. This is especially the case for countries like Vietnam, where tourism is considered a spearheading industry, leaving much growing potential for its cuisine. And Hoi An is truly “a land between” where not only the cultural traits from everywhere in the country, but also the influence from the Eastern and Western world come together to create an extremely diverse and flavorful cuisine. Vietnamese cuisine in itself is highly beneficial for human health thanks to its geographic location and climatic characteristics, where every wild herb on the roadside can become a nutritious ingredient in its dishes; and that is a huge advantage. As of right now, however, I have a feeling that we haven’t been going the right way, having no sustainable strategy to develop and proclaim our culinary culture in the long run. What worries the most is the fact that Vietnamese cuisine is falling into oblivion, with misguiding nutrition and diet trends on the rise that are squeezing the life and professionalism out of its essential values.
In my opinion, this should be a community-wide concern, not limited to any individual. Every country wants to develop a uniquely nationalistic culinary culture through highly influential cultural activities such as movie, fashion… I have found the way, what I need the cooperation and a common voice in a bigger scale, for this will be a tough path to venture alone. It is, though, the only path I would take, considering how I only do the things that I love. Everything will come to you naturally as long as you have enough love and experience in whatever you do.
With your passion for cuisine, you have recently founded Taste Vietnam to add to your diverse hotel and restaurant system. Which distinctive feature do you wish your dining guests to remember them by?
After many years working and doing business in the food industry, I’ve come to realize that I must express the joys in my life on the dining table. And I try to deliver such joys to each of my restaurants, turning them into iconic destinations where dining guests can enjoy several values at once, those of culture, of a specific massage, of nutrition, and of other traditions.
Take Poison Café for example, a herbal coffee restaurant brand that I spent a lot of time and effort in, in association with its co-founder and my close friend – Dr. Luong Le Hoang. This idea came into my mind when I realized that many people, myself included, often develop “inebriated” symptoms after drinking coffee such as elevated heart rate, body fatigue… In addition, the “coffee-going” culture has not been very popular among women, making most coffee shops a male predominant place. Upon sharing this with Dr. Luong Le Hoang, I found a mutual understanding with him, who then agreed to research and develop a coffee product that incorporates herbal ingredients, making it more beneficial to the body, easier to absorb, and can be consumed during both daytime and nighttime. Meanwhile, I did my part in creating an elegant coffee restaurant atmosphere that everyone, men and women alike, can enjoy.
Most recently, I have opened a new restaurant complex called Hoi An Eatery Building, which includes the Morning Glory Food Lab, Vy Market’s Restaurant, and fine-dining restaurants. My goal is to deliver culinary products that bring about various values such as health benefits, cultural promotion, and enhanced experience for our dining guests. As for Taste Vietnam, each and every outlet will present a different aspect of cuisine, as diverse as life itself and living up the slogan I’ve chosen for the place: “The Choice of Food, The Choice of Life”.
With the motto “Use your food as a medication”, I have implemented the “The Future of Food” model to this place. This means that our dishes are recalibrated using a new proportion and harmonious blend of health beneficial ingredients, while preserving their good taste. As someone who loves putting new and strange ideas into practice, I believe this is a one-of-a-kind restaurant complex model in Vietnam. People come here not only for the food itself, but also for the meaningful message of gratitude for the delicious and nutritious meal they’re served with. That is when the body releases the hormones of joy and happiness, using this positive energy to make for a healthy metabolism.
Taste Vietnam must have suffered greatly in terms of business operation due to the pandemic situation. As its owner, how did you cope with this challenge?
After 30 years of seemingly relentless work, the Covid-19 pandemic has brought about the once in a lifetime opportunity for me to reflect upon my own life and business. After the first pandemic wave in 2020, I had barely got everything into orbit for the year 2021 when the next wave came crashing in, which threw me off balance. But the past two years have not seen me giving up. You may have doubts about your passion at times, but there will always be tough times in life, either physically or mentally, and that’s normal. Instead of wasting too much energy on fixing the complications, I swiftly shifted the business model, altering the organizational structure, even down to the strategy and product, to cope with the new situation. For example, I’ve utilized the pandemic-led shutdown to update, upgrade, and renovate a number of restaurants, which I had intended to do for several years. I believe that the temporary closure during the pandemic was a golden opportunity for business owners and investors to reorganize everything, refresh their mindset and improve their skills. Despite some inevitable financial loss, what I gained in the end was an innovative way of thinking and new-found knowledge.
In the role of Chef “Trinh Diem Vy”, what are your criteria when judging a cook’s dish?
First of all, they must be able to create a delicious dish. Aren’t people afraid of medicine because it is bitter? The first thing that the dining guests must feel when trying a dish is its good taste. Then, a cook must be able to convey the joy of cooking in the dish. An intangible yet highly emotional value. A dish made with all the joy and effort of the cook carries a soul of itself, which in turn affects its taste in the mouth of the diner. The third element is the ingredients, which have to be fresh and of credible origin. To elaborate on the topic of ingredients, it is my belief that cooks and chefs should prioritize on local farmers’ products, those that come from the land you are living and cooking in. We often make it difficult for ourselves trying to look for high-end ingredients from distant sources. Some of them do indeed possess great health benefits, but how to properly process them and use them in a dish also require great efforts. Meanwhile, Vietnamese indigenous ingredients are diverse, no less nutritious or health beneficial, and readily available if you know where to look. Using local ingredients is also the best way to meet the criterion of freshness, and every cook and chef knows how heavily the quality of a dish depends on whether or not its ingredients are fresh.
From what you’ve just shared, we can feel the boundless love that you have for cooking and ingredients. But how do you convey such a spirit to the kitchen staff under your command and training?
For me, cooking is both a scientific and artistic work. All I need is some good music and the kitchen to myself, and my body will become one with the ingredients that lie ahead. Therefore, those who are chosen to work with me must not only possess the best cooking skills but must also be able to display a passion for their products. When looking at fresh ingredients, a cook must be able to feel the budding life, the invigorating energy, the breath of heaven and earth in order to feel the joy and happiness of cooking; being able to do so means they are one step closer to the path of zen.
In order to help my associates get a grasp of these notions and passionate energies, I often try to reach them via topics that are not … strictly business-related, for example watching a movie about the food industry or F&B business together. This is an important part in our journey as a team, which builds our mutual understanding through every valuable moment that we spend together. And this goes both ways, as they receive the professional energy from those around them, they will emit the same kind of energy to me and others.
I love my staff as I they’re my family. Therefore, I always want to see a joyous and vigorous smile on their face no matter we do. But, I’m also quite demanding when it comes to the work itself, so I expect my staff to consider the workplace as a learning environment, to heightening not only their skills but also the love for what they do.
A culinary artist turned culinary businesswoman, what are the business philosophies that Chef “Trinh Diem Vy” pursue?
Cooking is my lifelong ideology, and I live with the “good wine needs no bush” mindset, but that alone is not enough for a culinary business. Each strategy has its own pros and cons. Running a business is a huge challenge for its owner, and with consumers being confused by a maze of good and bad choices, a businessperson cannot rely on their good product alone, but has to develop a supporting marketing strategy for it. As for my own business, I believe that with the ideal it’s pursuing and the message it’s trying to get across, there’s no reason not to reach out to the community and market.
Many people believe that businesspeople are those who know how to earn money, but for me, real businesspeople are those who know how to spend money. They know what they are spending money on, or should I say they know how to make the right investment, creating valuable products and delivering messages that can affect the consumers’ mindset and give them a more positive way of thinking.
So how does a chef such as yourself spend her money?
As a female chef, I spend most money on three things. First is kitchen equipment, the means to convenient cooking, and also a way for me to discover the creativity and advanced materials that manufacturers put into their products. Second is cooking ingredients, once an ingredient has managed to please me, it will become my treasure. Lastly, and I’m not speaking for myself but for every woman out there, invest your money in footwear, even if it’s just a pair of slippers, because the feet are the most important part of the body that take us everywhere; to cherish your feet is to cherish your health. Making money is hard, spending it wisely is even harder. But I believe that a woman who knows how to spend her money will have a happy and meaningful life.
Throughout your career, what are you most satisfied with?
As a perfectionist and a challenge seeker, I can hardly say that I’m satisfied with what I have accomplished so far, and there are still many unfinished goals lying ahead of me. One thing that I’m slightly pleased with at the moment is the fact that I have taken the right path to take and thought of the right things to think. I hope to be able to continue spreading my love for cooking to everyone, especially other women. Knowing how to cook will help women understand their body better and connect with other family members. That’s why, for the past 20 years, I have been inspiring the next generations by running cooking classes and organizing culinary events in Vietnam and many other countries.
In the face of failures or when things don’t turn out the way you want them to be, how do you get back on your feet and become even stronger?
Whenever I feel lost, I’d go to the market (Grinning). Just by looking at a fresh, lush tomato, realizing how much effort the farmers have put into harvesting it, feeling it in my hand and thinking of the dishes that can be made from it, I already feel balanced and full of joy again. Seeking and achieving balance is extremely important. With it, I feel like I can accomplish anything in my life and even in business. The journey of life becomes more meaningful for me when I realize my weaknesses and find a way to fix or improve them. Anyone who has ever achieved anything in their career has one thing in common, they rarely give up. Every time I encounter a problem, I often think about a horse in a steeplechase where with each obstacle past, the finish line becomes closer, even though it may still be far away. I have a strong belief that, even in the most negative situations or events, we can still find something completely positive.
As a culinary artist, your life must be quite poetic and exciting, isn’t it? How are you enjoying your life?
My passion for cooking itself has made my life exciting and worth living. But to enjoy everything around us, it’s important to understand ourselves. Self-development through art is a beautiful journey and the best way to achieve self-clarity. Therefore, I’m particularly interested in dancing, an activity in which I can communicate with every part of my body. I become aware of how each muscle works, how it connects to and cooperates with the rest of the body. I also learn how to regulate my breath, preserving more energy to nourish and flourish my passion with each passing day. I’m also trying to discover myself and fully exploit my potentials by focusing on inner strength and listening to my body.
What do you suppose are the required qualities for someone to thrive in the culinary field?
Cooking skills are, obviously for a cook, a must, meaning that you have to be good at cooking and love being creative with it. Then you have to be a pragmatic and a good laborer since this will be quite a harsh profession, requiring much diligence but not paying as much as you expect at times. You’ll have to accept that sometimes, a day’s worth of work can only buy you a meal. For those who are after a grand career, they won’t spend much time thinking about themselves, but rather do more research into what they’re after. I’ve been through all of these stages over the past 20 years, and I know better than anyone the feeling of pooling your everything into your career.
Does your artisan spirit make you a perfectionist in life? What is your opinion on a perfect life and fulfilling one’s passion?
Life is about accepting your own weaknesses. In the past, I used to feel lost and disadvantaged when failing to achieve something, but once I’ve thought it through, everything feels much more comfortable. I believe that you only need to do a good job today and everything will come to you, for while man proposes, God disposes. Everyone has their own weakness; we may not get what we want but everything will surely be better when we understand the root of the problem and come up with a solution for it.
Content Director: JENNI VÕ | Creative Director: LÊ ĐỨC HIỆP | Editor: HỒNG ĐẶNG, AN MI | English Translation: HÒA TÔN | Photo: THẠC TRƯỜNG GIANG | Graphic Designer: HUY HỒ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: