Sở hữu tư duy xuất chúng là điều hiếm có, nhưng càng đáng quý hơn nếu tư chất đó lại được cộng hưởng cùng động lực và niềm tin. Đó là những gì chúng tôi muốn nói về nhân vật của chuyên mục Thoughts of Gentlemen trên Tạp chí Nữ Doanh Nhân kỳ này – một vị doanh nhân kỳ cựu xây dựng sự nghiệp từ tay trắng và trở thành tấm gương vượt khó phi thường được nhiều thế hệ ngưỡng mộ. Tên của ông là Kao Siêu Lực, người đàn ông với “3 không” (không tài sản – không quan hệ – không ngôn ngữ) đã bắt đầu hành trình kinh doanh đầy thăng trầm của mình cùng những chiếc bánh trứ danh đất Việt.
VIETNAMESE VERSION | English below
Sinh ra ở Campuchia, doanh nhân Kao Siêu Lực lớn lên và trưởng thành trong thời kỳ nội chiến hỗn loạn của chế độ Pol Pot. Từ một thiếu gia ở độ tuổi thiếu niên theo học ngành cơ khí với nhiều triển vọng, bất đắc dĩ ông phải trở thành một anh chàng làm nông vì chiến tranh leo thang tất cả chỉ vì hai chữ “tồn tại”.
Ngày Campuchia giải phóng, người thanh niên Kao Siêu Lực đã không ngại gian khổ đi bộ hơn 1 tháng ròng quyết chí đến Việt Nam tìm kế sinh nhai. Mặc dù đến giờ có thể trò chuyện được 6 thứ tiếng nhưng ít ai biết tiếng Việt là ngôn ngữ ông rành rẽ sau cùng. Từ vác gạo đến kéo xe, ông không từ chối bất cứ công việc nào để có thể cầm cự cuộc sống của mình và gia đình. “Khóc không ra nước mắt, từng là thiếu gia, từng có cơ hội biết này biết kia, nhưng lúc ấy chỉ cảm thấy bất lực.” – ông chia sẻ với chúng tôi về quãng đời gian khó.
Thế nhưng, cuộc đời luôn chứa đựng những bước ngoặt. Nhờ kiến thức của những ngày làm nông, ông bắt đầu nghĩ đến chuyện bán gạo. Đến khi có hoạt động viện trợ bột mì, ông lại tư vấn cho những người làm bánh đổi gạo lấy bột mì. Thời gian này giúp ông khám phá ra khả năng nhận biết và phân loại kết cấu bột mì chỉ bằng đôi tay với độ chính xác cao khiến bản thân ngỡ ngàng. Cùng với kiến thức cơ khí đã từng học, việc chạm ngõ với bột mì, với những người thợ bánh nhen nhóm trong ông một khát vọng. Ông bắt đầu dựng bản vẽ và lắp ráp chiếc máy cán bột đầu tiên của mình, thất bại nhiều lần nhưng cuối cùng cũng thành công.
Giữa hai con đường cần chọn lựa là tiếp tục theo nghề bán gạo hay chuyển hướng làm bánh, chàng thanh niên Kao Siêu Lực đã quyết định chọn ngành bánh. Và câu chuyện về “vua bánh mì” khởi nghiệp với hai bàn tay trắng cũng bắt đầu từ đó…
Xin chào doanh nhân Kao Siêu Lực! Trải qua những năm tháng thiếu thời với hai bàn tay trắng nên duyên với ngành bánh, ông nhớ khó khăn buổi đầu của mình là gì, thưa ông?
Khó khăn đầu tiên của một người hoàn toàn không có nghề như tôi chính là việc học công thức bánh. Ngày có chiếc máy cán bột đầu tiên, tôi bắt đầu dự định của mình cùng một người thợ bánh nhằm có cơ hội học hỏi. Nhưng người giấu nghề, việc “học lóm” thật sự không hề dễ dàng. Mỗi ngày tôi đều chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ cho thợ và đứng phía sau hỗ trợ quan sát, nhưng họ luôn tìm cớ để tôi bước ra khỏi khu vực làm bánh và không học được công thức của họ.
Lúc đó tôi đã nghĩ, sao chỉ mới học công thức thôi mà cũng khó khăn quá! Nhưng nghĩ cho cùng, dù cực khổ thế nào cũng không thể cực bằng những ngày tôi làm ruộng.
Thế là tôi đổi “chiến lược” bằng cách cân đo đong đếm nguyên vật liệu còn lại sau mỗi ngày để tự tính ra số lượng thợ đã dùng, từ đó tôi bắt đầu tự ra những mẻ bánh đầu tiên. Những ngày đó tôi thất bại rất nhiều lần, làm đi làm lại, cũng không nhận được bất kỳ sự động viên ủng hộ nào từ những người thân nhất, thậm chí có lúc không thông cảm, họ còn trách móc tôi vì sự hao tổn tiền bạc.
Dù rất buồn nhưng tôi quyết không nản chí, càng thất bại tôi càng lao vào nghiên cứu chỉnh sửa công thức, bánh làm ra 7 lần phải bỏ đi hết 5 lần, cuối cùng tôi cũng có 24 chiếc bánh sừng trâu thành công đầu tiên trong nghề. Tôi vẫn nhớ, chỉ sau 3 tiếng đồng hồ, những chiếc bánh đặt trong chiếc tủ thô sơ của mình đã được bán hết sạch. Vậy nên tôi nghĩ rằng, chỉ cần biết phân tích về thất bại và tin tưởng vào chính mình, chúng ta sẽ đi đến thành công.
Cảm xúc của ông với mẻ bánh đầu tiên đó có lẽ đã rất phấn khích, đúng không? Lúc đó, ông đã hình thành khát vọng xây dựng thương hiệu bánh của riêng mình hay chưa?
Không nghĩ gì đến tiền bạc, việc làm thành công những chiếc bánh sừng trâu đầu tiên lúc đó và được khách hàng yêu thích dĩ nhiên đã khiến tôi rất thỏa mãn. Suốt một tuần sau, tôi duy trì chỉ làm 24 chiếc bánh mỗi ngày, bán ra vỏn vẹn trong 3 tiếng rồi chỉ còn 2 tiếng, có lúc hết ngay trong 1 lần mua của khách hàng.
Tuần tiếp theo, tôi bắt đầu tăng lên 48 chiếc và chỉ bán mỗi khách hai chiếc vì số lượng người chờ đợi ngày một đông hơn. Sau đó nữa, tôi bắt đầu làm 200 chiếc mỗi ngày dù chỉ có một mình, dù mệt bệnh cũng không nghỉ.
Khi bắt đầu có thành quả, tôi đề nghị vợ mua thêm máy móc để đẩy nhanh quá trình làm bánh. Khi tồn tại được rồi, tôi lại càng muốn phát triển thêm nữa, tôi mở rộng quy mô, thuê mướn công nhân và dạy nghề cho họ song song với xây dựng mạng lưới khách hàng. Cứ thế, tôi vừa quan sát vừa đầu tư dần dần, đầu tư tâm huyết, tiền bạc, ý chí, nghị lực và nhiều thứ khác nữa.
Khát vọng xây dựng thương hiệu bánh trong tôi lớn dần theo năm tháng chứ không phải định hướng lớn lao ngay từ đầu. Thương hiệu Đức Phát ra đời rồi sau này một lần nữa làm lại với ABC Bakery, một khi đã quyết định đi theo tôi xác định mình sẽ đi đường dài chứ không chỉ một sớm một chiều.
Nhìn lại những ngày đầu khởi nghiệp sơ khai cho đến khi tái khởi nghiệp với ABC Bakery, những bài học kinh doanh ông đã đúc kết được là gì? Việc gầy dựng lại một thương hiệu mới trên thị trường khi dường như đã có trong tay tất cả đã được quyết định ra sao, thưa ông?
Đến hôm nay, tôi vẫn thỉnh thoảng nói với các cộng sự rằng, để thành công trong bất cứ việc gì, không làm thì thôi, nhưng đã quyết định làm thì điều tiên quyết là phải có niềm tin với bản thân. Việc dám đặt niềm tin vào chính mình giúp chúng ta minh mẫn và sáng suốt, có thể tính toán và phát triển cũng như liên kết mọi thứ với nhau để hoạt động trơn tru.
Thêm nữa, nếu hoạt động trong ngành sản xuất, phải thật sự ưu tiên đầu tư cho máy móc thiết bị. Chỉ có máy móc mới có thể giúp sức người làm việc nhanh và hiệu quả hơn. Vì thế, từ những ngày đầu, cứ tích lũy được bao nhiêu vốn, tôi lại tái đầu tư vào máy móc để gia tăng tốc độ phát triển.
Ngoài ra, người làm kinh doanh cũng cần quan tâm đầu tư bất động sản, cụ thể là những mặt bằng chúng ta có thể đặt trụ sở hoặc điểm bán mà không cần phải thuê lại. Dân gian nói rằng “an cư lạc nghiệp”, nên nếu tất cả mặt bằng kinh doanh đều là đi thuê, mọi thứ sẽ khó ổn định và chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh dù rất tâm huyết.
Còn bài học của câu chuyện tái khởi nghiệp ABC Bakery? Đó là bài học kinh doanh nhiều đau đớn và mất mát nhất, nhưng nó cũng dạy tôi rất nhiều điều để làm lại dù có muộn màng. Sau hơn 20 năm khởi nghiệp Đức Phát, có trong tay hơn 20 cửa hàng, tôi đã từng nghĩ mình chạm đến thành công. Nhưng cũng chính thời điểm thành công trong sự nghiệp đó là lúc vợ chồng tôi lại thất bại trong chuyện hôn nhân.
Việc kinh doanh phát triển đem đến cho tôi nhiều điều nhưng cũng lấy đi của tôi nhiều thứ. Sự quá tập trung cho sự nghiệp, sự mất cân bằng trong công việc và cuộc sống… khiến tôi và vợ phát sinh nhiều bất đồng quan điểm khiến chúng tôi phải chia tay. Tôi quyết định ra đi và chia tay với thương hiệu Đức Phát – “đứa con” đầu tiên của mình trong nhiều tiếc nuối và đau đớn. Lúc đó, tôi vô cùng nản chí, dù là một doanh nhân có tiếng tăm trong xã hội, có vị trí trong ngành, nhưng tất cả dường như vô nghĩa khi cuối cùng gia đình lại đổ vỡ.
95% trong các gia đình ly hôn, con cái đều theo mẹ, nhưng tôi là 5% còn lại khi cả ba đứa con đều lựa chọn theo cha. Chúng chính là động lực mạnh mẽ vực tôi dậy, một lần nữa tái khởi nghiệp ngành bánh với thương hiệu ABC Bakery được ghép từ ba chữ cái đầu tiên trong tên tiếng Anh của các con.
Những ngày đầu ra mắt ABC Bakery chúng tôi gặp phải muôn vàn khó khăn, người ta đã quen gắn liền tên tuổi của tôi với thương hiệu Đức Phát, tài chính cũng không còn dồi dào như trước dù tôi tin rằng mình thông thạo về mọi thứ hoàn toàn có thể tái lập tất cả. Điều thuận lợi duy nhất chính là uy tín mà tôi đã tạo dựng bao năm qua từng bước mời gọi khách hàng đến với thương hiệu mới này. Một lần nữa tôi lại đặt niềm tin vào chính mình, từng bước cấu trúc doanh nghiệp song song với việc nâng cao tiêu chuẩn sản xuất bằng máy móc hiện đại, niềm tin đó đã giúp tôi chuyển hướng khó khăn thành thuận lợi và đi đến được hôm nay.
Ông đã đề cập nhiều lần về hai chữ “niềm tin” có ảnh hưởng không nhỏ đến những thành công của ông trong kinh doanh. Nhưng chỉ thế thôi là chưa đủ để có một doanh nhân Kao Siêu Lực thành công của ngày hôm nay đúng không thưa ông?
Không chỉ dựa trên niềm tin, tôi còn đi đến được ngày hôm nay nhờ vào uy tín và cơ hội. Xuất thân nghèo khó vốn không phải là một cái tội, vì thế tôi đã chủ đích xây dựng uy tín cho mình từ những ngày còn trẻ. Làm gì tôi cũng mong muốn nhận được sự tin tưởng của mọi người, từ công việc vác gạo, đến kéo xe hay khi trở thành người làm bánh, nếu khách hàng và đối tác đã có niềm tin, thì dù chỉ có thật ít tiền họ cũng sẵn sàng đầu tư cho mình. Bởi vì, uy tín đâu phải là thứ tự xưng mà có, nó là một nhân hiệu mà phải có quá trình mới hình thành, phải nỗ lực mới duy trì được và phải do người khác đánh giá nhìn nhận.
Bên cạnh đó, cơ hội cũng là một yếu tố quan trọng cho người làm kinh doanh. Cơ hội không phải thường xuyên tới, nên khi chúng tới ta phải biết nắm bắt. Đừng bao giờ chê một cơ hội nào cả, đừng nghĩ cơ hội chưa tốt như mong đợi thì cho đi và tiếp tục chờ đợi, nhưng chờ đến bao giờ? Không có gì chắc chắn rằng cơ hội sẽ đến một lần nữa. Như ví dụ mình cưỡi bò để đi tìm con ngựa. Bò đi chậm nhưng còn đỡ hơn mình đi bộ. Nếu may mắn tìm được con ngựa thì mình sẽ lại chạy nhanh hơn. Cơ hội sẽ đến với những ai đã sẵn sàng, dù cơ hội nhỏ hay lớn tôi cũng sẽ luôn trân trọng để không bỏ lỡ và hối hận.
Sau nhiều năm thăng trầm, triết lý kinh doanh mà ông theo đuổi trong suốt chặng đường là gì?
Đó là sự chia sẻ. Tôi làm ra chiếc bánh, tốt hay chưa tốt chỗ nào tôi đều chia sẻ chứ không tìm cách giấu diếm. Khi khách hàng hay đối tác thấu hiểu và tin tưởng thì dù thành công hay thất bại, họ cũng sẽ không trách mình. Nhưng kinh nghiệm của tôi cho thấy trong ngành bánh những doanh nghiệp chịu chia sẻ thông tin thật về sản phẩm của mình không nhiều, phần lớn đều chạy theo lợi nhuận, và tôi rất không đồng tình với điều này.
Về sự chia sẻ này, được biết ông là cha đẻ của món bánh mì thanh long được ưa chuộng trong suốt mùa dịch vừa qua. Nhưng hiện nay, bánh mình thanh long được sản xuất ở rất nhiều nơi. Phải chăng đó cũng là phương châm chia sẻ của ông?
Đúng vậy. Câu chuyện bánh mì thanh long là một sự chia sẻ mà tôi rất xúc động vì có thể đóng góp được cho cộng đồng trong giai đoạn đại dịch khó khăn.
Thời điểm phát minh ra bánh mì thanh long thì mục đích của tôi lại đang hướng đến các loại nông sản khác. Nhưng khi đi thực tế ở các tỉnh, nhận thấy thanh long không thể xuất khẩu do cấm biên, tôi quyết định thu mua để chia sẻ khó khăn cho người nông dân và nảy ra ý định làm bánh mì thanh long.
Từ ban đầu chỉ khoảng 300kg thanh long rồi đến hơn 2,5 tấn mỗi ngày, hàng ngàn chiếc bánh mì thanh long ra đời trong sự đón nhận của khách hàng khiến tôi và các thành viên ABC Bakery vui mừng khôn xiết. Thế nhưng sản lượng tiêu thụ bấy nhiêu đó cũng chưa đủ giải cứu tất cả, tôi quyết định không giữ công thức bánh mì thanh long cho riêng mình mà chia sẻ rộng rãi, thậm chí tư vấn cụ thể cho nhiều nơi khác cùng thực hiện để mọi người cùng vượt qua cơn khó khăn.
Không chỉ thế, tôi cũng chia sẻ công thức bánh mì thanh long cho bạn bè quốc tế thông qua Hiệp hội Bánh mì Quốc tế Đông Nam Á nơi tôi đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch. Đến giờ, nguyện vọng của tôi là ai cũng có thể làm được món bánh của người Việt Nam sáng chế và bánh mì thanh long có thể trở thành một nét văn hoá ẩm thực Việt mà chúng ta có thể tự hào.
Cho đến giờ, phương châm kinh doanh mà ông đang áp dụng thực tế tại ABC Bakery là như thế nào, thưa ông?
Tôi thường nhắc liên tục với các con và anh em cộng sự về khẩu hiệu của ABC Bakery, đó là “Q” (Quality – Chất lượng) – S (Service – Dịch vụ) – T (On Time – Đúng giờ). Nếu chỉ xem lợi nhuận là hàng đầu không sớm thì muộn người làm kinh doanh cũng sẽ thất bại.
Chất lượng chính là yếu tố sống còn, bảo chứng cho uy tín của thương hiệu. Đừng bao giờ xem thường khách hàng, cung cấp cho họ những sản phẩm kém chất lượng. Khi có chất lượng rồi thì dịch vụ đi cùng cũng phải xứng tầm, chứ đừng tự đề cao quá nhưng cũng đừng xuề xòa quá. Còn yếu tố cuối cùng, đó là luôn sẵn sàng và phục vụ khách hàng đúng hẹn. Mặc dù bánh ngon, phục vụ tốt mà thời gian trễ nải thì sẽ mất khách ngay. Chỉ cần một điều không tốt thì 1 truyền 10, 10 truyền 100, uy tín của thương hiệu sẽ giảm sút ngay lập tức.
Đến thời buổi này, tôi lại vừa mới bổ sung thêm một chữ, đó là “C” (Clean – Sạch sẽ) liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. 4 chữ này sẽ luôn là kim chỉ nam của ABC Bakery và được nâng cấp từng ngày.
Để thực hiện chuyển giao sự nghiệp cho các thế hệ F1 của mình, ông đã định hướng cho các con như thế nào?
Tôi đã dạy con rất nhiều, nhưng có những điều nên nói và những điều tôi nghĩ mình nên giữ lại. Tôi có may mắn là có điều kiện cho các con đi du học và chúng đều học rất giỏi. Nhưng sau khi tốt nghiệp, các con đều được giữ lại nước ngoài làm việc và điều này khiến tôi trăn trở. Tôi tự hỏi: “Tại sao mình bỏ tiền cho con ăn học lại phục vụ cho người ta?” nên tôi thuyết phục con về nước. Tôi nói rằng: “Họ trả con bao nhiêu, cha cũng sẽ trả tương tự, nhưng hãy về cống hiến cho Việt Nam”. Sau khi con về, tôi cho chúng thấy được tương lai của con đường mà tôi đang tự tin đi trên đó. Có thể con đường đó còn gập gềnh, nhưng tôi đặt niềm tin với trí tuệ và tư duy hiện đại của các con, chúng sẽ đủ sức làm bằng phẳng con đường và chạy nhanh hơn về đích.
Còn điều không nên nói là gì? Có một số người ở thế hệ tôi thường hay thể hiện mình cực khổ như thế nào để gầy dựng cơ ngơi, nhưng chuyện cực đó là chuyện của cha mẹ. Ngày xưa, thế hệ chúng tôi không có điều kiện nhưng hiện nay điều kiện đã tốt hơn rất nhiều, không thể bắt con cái mang tư tưởng chịu cực chịu khổ như mình ngày xưa để ép bản thân phải cố gắng. Tôi quan niệm cần phải cho thế hệ trẻ thấy được sự tươi sáng của tương lai đang chờ đón, thay vì làm khó sẽ thui chột ý chí ngay cả đó có là những tài năng.
Thế còn về phía nhân sự, nhất là những thành viên lâu năm, ông đã làm thế nào để họ luôn hiểu và đồng lòng?
Tôi luôn đối đãi với họ bằng tình cảm giữa người với người. Đã từng trải qua rất nhiều hoàn cảnh, tôi không bao giờ muốn phân chia giai cấp quá nặng nề. Mọi người trong công ty vẫn hay gọi tôi là “Anh Ba”, các bạn nhân viên trẻ hơn giờ kêu tôi là “Chú Ba”, tôi rất vui với tên gọi này. Làm việc chung với nhau, tôi không bao giờ nghĩ mình là ông chủ, là sếp hay giám đốc, thành quả đạt được là của cả tập thể, người chủ mà tạo khoảng cách với nhân viên chính là một trong những thất bại. Bản thân tôi lại là người thích chia sẻ, phát triển được ý tưởng gì tôi sẽ hỏi ý kiến và lắng nghe phản hồi của mọi người. Thành công của tôi đến ngày hôm nay đều liên quan đến tập thể của mình. Vì thế tôi tin, khi tôi biết nghĩ cho anh em cộng sự, họ cũng sẽ biết nghĩ cho tôi, đó gọi là sự công bằng.
Quan điểm của một vị doanh nhân kỳ cựu như ông với đồng tiền là như thế nào?
Tiền bạc đối với tôi không quan trọng. Coi trọng tiền bạc quá nhiều thứ sẽ phản tác dụng. Ngày còn trẻ tôi từng nghĩ có tiền mới sống nổi, nhưng rồi hiểu ra tiền bạc cũng chỉ là vật ngoài thân, nếu mình có tiền và mình biết cho đi kịp thời thì đó mới là đồng tiền ý nghĩa. Như đợt đại dịch vừa qua, những người gian khổ nhất là đội ngũ y bác sĩ. Nhưng nếu lúc đó tặng hoa cho họ thì liệu có giá trị gì khi mà chuyện ăn uống còn chưa được bảo đảm. Tôi lập tức cho làm bánh mì đen, một loại thực phẩm rất đầy đủ dinh dưỡng để dành tặng cho họ. Sáng đêm tôi cùng anh em làm bánh mì đen để giúp đỡ y bác sĩ, so với những cống hiến của họ tiền bạc đâu còn là vấn đề gì nữa. Đó chính là sự kịp thời mà tôi muốn nói, và khi làm được mọi thứ một cách kịp thời, tôi cũng cảm thấy rất vui vì có thể giúp ích một chút gì đó cho cộng đồng.
Đến ngày hôm nay, ông nghĩ mình đã đạt được những thành công nào đáng tự hào nhất trong cả hành trình cuộc đời?
Đó là sự nghiệp phát triển và một gia đình hạnh phúc. Trong công ty lẫn gia đình, tôi đều là trụ cột và tôi không cho phép mình đi sai một ly nào. Điều tôi còn tự hào hơn nữa là trong suốt hành trình phát triển, công ty tôi chưa bao giờ có tình trạng công nhân bãi công. Đặc biệt là gia đình, bây giờ làm gì tôi cũng được các con các cháuủng hộ, đó là động lực rất lớn đối với tôi. Khi bạn làm gì mà có người yêu thương ủng hộ, mọi thứ bạn làm cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Nếu một người kinh doanh đến tìm ông xin lời khuyên để có một sự nghiệp thành công, ông sẽ nói với họ điều gì?
Dù kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào, hãy luôn tin tưởng bản thân có thể làm được. Đừng chưa đánh trận đã kéo cờ trắng đầu hàng. Nhưng trước khi thử làm một điều gì đó, đừng quên học hỏi. Đừng thấy người ta làm được gì đó lớn lao mà liều mạng lao theo trong khi kinh nghiệm mình chưa có. Với những bạn trẻ có ý tưởng khởi nghiệp, trước khi lập nghiệp hãy đi làm cho người khác vài năm, hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người chủ mình có cơ hội làm việc cùng và đúc kết cho bản thân những bài học quý giá vì kiến thức mà bạn có được trên hành trình học hỏi đó không thứ gì có thể trao đổi. Khởi nghiệp khó khăn lắm, giữ được nhiệt huyết khởi nghiệp lại càng khó hơn, hãy luôn có niềm tin vào bản thân và làm hết mức có thể khi bạn tự tin rằng mình có thể!
***
ENGLISH VERSION |
KAO SIÊU LỰC – Founder of ABC Bakery
CREDIBILITY CANNOT BE SELF-PROCLAIMED
Intellectual prowess is a coveted quality, and even more so when combined with and enhanced by motivation and faith. Such are the qualities that we suppose are worth mentioning about the figure of this issue’s Thoughts of Gentlemen column – a seasoned businessman who built his empire from scratch and became an extraordinary and admirable example of a person who fought against their odds and won. His name is Kao Sieu Luc, a man with “3 NOs” (no asset – no relationship – no language) who set out on his business adventure, through the highs and lows, with the Viet-renowned pastries.
Born in Cambodia, businessman Kao Sieu Luc grew up in the chaotic civil war period under Pol Pot’s regime. A young and bright mechanic student from a wealthy family, he was forced to become a farmer boy only to “exist”, all because of the rages of war. The day Cambodia was liberated, against all odds, the young Kao Sieu Luc was determined to make a living in Vietnam, a journey that took him over 1 month, on foot. The man before us now could speak 6 different languages, but many may be surprised to learn that Vietnamese was the last language he was fluent in. Either a rice porter or a rickshaw running, he never turned down any kind of work that could help sustain himself and his family. “My eyes had no tears left to shed, I used to be a young master with a bright future, but all I felt at that moment was helplessness.” – so he told us of his ragged days. But life is always full of twists and turns. Using his experience as a farmer, he started to think about selling rice. And when the wheat flour aid came, he advised pastry makers to exchange rice for wheat flour. It was during this time that he discovered his ability to recognize and distinguish different wheat flour textures using only his bare hands with an astonishing accuracy. His knowledge in mechanics, and the chance encounter with wheat flour and the pastry makers have sparked a desire in him. He started sketching drawings and assembling the first flour roller mill, and eventually, after numerous failures, was successful. Now standing between two choices, continuing as a rice vendor or switching to pastry-making, the young Kao Sieu Luc decided to go for the latter. And so began the story of “the king of breads” who built his empire with nothing but his bare hands…
Greetings businessman Kao Sieu Luc! Going through your youth with an empty hand and a pastry journey ahead, what kind of difficulties did you encounter at that starting point?
The very first difficulty for someone with zero professional experience like me was to learn the pastry recipes. And as I came up with my first flour roller mill, I let a pastry maker use it with a hope to learn from him. But a master never reveals his tricks, so it was not easy for me to “snatch” anything useful. Everyday I would prepare their ingredients and stand back to observe and help around, but they always found an excuse for me to step away from the station and thus, keeping their recipes a secret. I thought to myself, I’m only trying to learn the recipes and it’s already been this difficult! But at the end of the day, no hardship could ever compare to my farmer’s days. So, I decided to change my “strategy” by, at the end of the day, measuring the remaining ingredients and working out the amount that the workers used, with which I started making my first own batches. I failed, time and time again, and I never received any support or sympathy from those closest to me, who even blamed me, at times, for wasting money. I was disappointed, but never discouraged, the more I failed, the harder I tried to perfect my recipe, having to throw away 5 out of every 7 batches, until finally I made the first 24 successful croissants in my pastry-making life. I still remember, after being displayed in my simple cabinet for only 3 hours, they were sold out. I suppose, therefore, that success will come as long as we learn from our failure and have faith in ourselves.
That first successful batch must have felt like ecstacy to you, didn’t it? Was it the moment that sparked your desire to establish your own pastry brand?
Money aside, I was extremely satisfied with the first successful croissants and seeing how the customers loved them. For the next whole week, I kept on making only 24 croissants a day, which was sold in 3 hours, then down to 2, sometimes even in one single purchase. The following week, I doubled the number to 48 croissants, selling up to 2 for each customer since the queue kept getting longer and longer. And after while, I started making 200 pieces a day all by myself, never ceasing even when I was sick. With this early success, I discussed with my wife and bought more machinery to speed up the process. Once we’d secured our standing, I wanted to build on it, expanding our scope, hiring and training more workers and establishing our customer network. Step by step, I kept observing and investing more and more, money, effort, determination, and many other things. My desire for a pastry brand was not a grandiose dream from the beginning, but rather one that grew bigger and bigger over the years. That’s how the Duc Phat brand, and my do-over years later, ABC Bakery, came to be, and once I’ve made up my mind, I will stick to it till the end of the journey, not just for one fleeting moment.
From the rookie start-up days to the start-over with ABC Bakery, what bussiness lessons did you learn? And how did you come up with the decision to build a new brand when you seemed to have everything in your hand at that moment?
Until this day, I keep telling my associates that, if you are determined to succeed at something, you must always have faith in yourself. Self confidence gives us the wisdom and clarity to take everything into account and connect them as a well-oiled machine. Another thing to note in the manufacturing industry is the utmost priority for machinery and equipment. Only machinery can improve the speed and effectiveness of production. That’s why since the very beginning, I’ve always reinvested my entire capital in machinery to maximize our speed of growth. In addition, a businessman must always pay attention to real estate investment, specifically the premises that can be used for your headquarters or selling venues without having to rent them. As the folks saying goes “settle down and you will thrive”, if all of your premises are rental, your business is not stable and may cause you to miss an opportunity no matter how determined you are.
How about my lesson from the start-over with ABC Bakery? It was perhaps the lesson that brought me the most pains and losses, but also taught me many things to start over again, however late it was. After 20 years with Duc Phat and having over 20 stores running, I thought I had found success. But with that success in business came the failure of our marriage. A growing business brought about many things to me, but also took away many things from me. Focusing too much on my career, tipping the work-life balance… created more and more conflict of opinion between me and my wife, until we decided to part ways. I decided to walk away from the Duc Phat brand – my first “brainchild” – with much anguish and regret. I was extremely dispirited, for all my accomplishments as a businessman in the society and the industry seemed to mean nothing when compared to the cost I had to pay, my family.
In 95% of divorces, the children would follow their mother, but I was the other 5% when all three of my children decided to stay with me. They become the forceful motivation that got me back on my feet and re-enter the pastry industry with ABC Bakery – a name that comes from my children’s English names initials. The first days of ABC Bakery saw us struggle in a sea of challenges, as people have associated my name to the Duc Phat brand for too long, and our financials were also not as strong as before although I was confident that I knew everything about building a brand scratch. Our only advantage was the credibility I had established over the years, which gradually attracted more customers to this new brand. Once again, I put faith in myself, setting up the business structure while raising production standards with modern machinery, and that faith has helped me turn every challenge into an opportunity and make it to where I am today.
You have mentioned on many accounts how big an impact “faith” has had on your success as a businessman. But surely that alone isn’t enough to contribute to today’s successful businessman Kao Sieu Luc, is it?
Indeed, I have come this far today not only with faith, but also credibility and opportunity. It is not your fault to have a meager starting point, so even from the days of my youth, I have always tried to build up my credibility. I always try to earn other people’s trust in whatever I do, as rice porter, a rickshaw runner or a pastry maker. Once customers and partners have faith in you, they will be willing to invest in you, no matter how little money they have. For credibility cannot be self-proclaimed, it is a brand that takes time to form and effort to maintain, whose value can only be determined by other people.
Opportunity is also a crucial factor for business owners. It doesn’t come very often, so when it does, make certain that you seize it. Never underestimate any opportunity, letting it go because it’s not as good as you expected and keeping on waiting, but how long will you have to wait? There’s nothing certain that a missed opportunity will come again. Let’s take an example, you can ride a cow while finding a horse. A cow may be slow, but still faster than you are walking on foot. And if you’re lucky enough to find a horse, you can go even faster. Opportunities come to those who are prepared, and I will always cherish them, no matter how big or small, so I won’t have to regret later.
What has been the business philosophy that you pursue throughout these many years of ups and downs?
That of sharing. Whenever I make a pastry, I always share its strengths and weaknesses instead of hiding them. Once your customers understand and put their faith in you, they will never blame you, be it success or failure. My experience has proved, however, that not many businesses in the pastry industry are willing to share their product’s true information, instead aiming to maximize their profit, which I strongly disagree.
Speaking of sharing, I happen to know that you are the man behind the famous dragonfruit bread during the pandemic situation. But now this type of bread is being sold in several other places. Is this also a work of your sharing philosophy?
Indeed. The story of dragonfruit bread is quite an emotional sharing experience for me, which allowed me to contribute to the society during the challenging pandemic situation. In fact, I was looking into other agricultural products when the idea of dragonfruit bread came into my mind. During a field trip to the provinces, realizing that the farmer folks couldn’t export their dragonfruits due to the bordern entry ban, I decided to share their burden by buying from them and came up with the idea of making a dragonfruit bread. We started out with about 300kg of dragonfruits, then up to 2,5 tons a day, and to every ABC Bakery member’s utmost delight, myself included, thousands of dragonfruit breads were warmly welcomed by our customers. And still, such a consumption rate was nowhere near enough to help them all out, so I decided not to keep the dragonfruit bread recipe to myself, but to share it with everyone, even giving my advice to other establishments so everyone could join hands and get through that tough period together. Not stopping there, I also shared the dragonfruit bread recipe with friends around the world via the International Bread Association of Southeast Asia, of which I am the President. As of now, my hope is that everyone will be able to make this Vietnamese bread, and that dragonfruit bread can become a part of the Vietnamese cuisine that we can all be proud of.
Up until now, what are the business principles that you have been applying at ABC Bakery?
I always try to remind my children as well as my associates of ABC Bakery’s motto, Q (Quality) – S (Serivce) – T (On Time). If a business owner only focuses on profit, sooner or later, they will fail. Quality is the vital element, the indicator of a brand’s credibility. Don’t ever look down upon your customers and provide them with poor quality products. Once you have quality, make sure that the accompanying services are up to par, not too condescendin, but also not too casual. Then comes the final element, always be ready and serve your customers in a timely manner. Even if your product tastes good and your service is impeccable, a delayed delivery will surely cost you dearly. One misstep and the rumours will spread exponentially, and your credibility will suffer a heavy blow. I have also added another letter recently, C (Clean) which concerns food safety and hygiene. These 4 letters will always be the guiding thread for ABC Bakery, and they shall be improved upon as time goes by.
In preparation for the transfer of power to your F1 generation, how have your reared children?
I have taught them many things, but there are things to teach and things I believe I should keep to myself. I was fortunate enough to be able to send them abroad to study, and they did well. But after graduation, they all stayed there to work, which kept me thinking. I wondered: “Why have I spent so much money on their study, just for them to work for other people?” and I convinced them to return. I told them: “Whatever they’re paying you, I’ll pay you the same, but come back and contribute to Vietnam”. As they returned, I showed them the prospects of the path I’m confidently treading on. A bumpy road it may be, but I have faith that with their intellect and modern mindset, they will have the strength to flatten that road and rush towards the finish line.
As for the things I should keep to myself? Some parents of my generation often tell their children how difficult it was for them to get where they are today, but that hardship is their problem. We didn’t have many benefits to enjoy from back in the day, but our children do now, so we cannot force the suffering mentality upon them just for the sake of encouragement. My opinion is that the young generation needs to see the bright future that awaits, instead of focusing on the possible challenges that may blunt their will, even talented ones.
However, the personnel aspect, particularly the senior members, how did you manage to earn their understanding and loyalty?
I always treat them as human beings should treat one another. Having been through many situations, I never wish to impose a strcit hierarchy. Everyone in the company still calls me “Brother Ba”, and the younger ones now call me “Uncle Ba”, and I’m happy with it. When working with each other, I never think of myself as the owner, the boss or the director, a company’s success comes from the collective effort, and an owner who distances himself from his staff is already failing. I myself is a natural sharer, and with every new idea, I always consult everybody and listen to their feedback. My success today is closely related to the people I’ve been working with. That’s why I believe, if I take care of my associates, they will take care of me, and that’s equity.
What opinion does a seasoned businessman such as yourself hold on to the subject of money?
Money is not important to me. Putting too much a focus on money may prove counter productive. Back in my youth, I used to believe that you cannot survive without money, but then realized that it is but an ephemeral belonging. Having money is one thing but knowing how to give it away at the right time will give it a much greater meaning. Take the last pandemic wave for example, there is no doubt that the doctors and the medical staff were the ones who suffered the most. But if you gift them flowers at the time, what meaning does it have when even their basic needs of a meal are not met. Instead, I immediately worked on making the dark bread, a highly nutritious food, to help them. Along with my staff, we worked day and night to deliver those dark breads to the doctors and their staff. How can money be put table considering on the contributions that they have made. That is the timeliness that I’m talking about, and when I manage to do just that, I feel satisfied for being able to contribute something to the community.
Up until today, what accomplishments do you feel most proud of throughout your life journey?
My successful career and a happy family. I am the pillar in both my company and my family, and I never allow myself to make a single mistake. What makes me even prouder is that, throughout its history, my company has never had to face a workers’ strike. As with my family, my children always support me in whatever I do, which is a huge motivation for me. With your loved ones having your back, everything you do will be much easier.
If a business owner comes to you seeking a career advice, what will you tell them?
Whether you work in business or any other field, always believe that you can do it. Don’t wave the white flag when you haven’t fought the battle. But don’t forget to learn before you leap either. Don’t be too fascinated by others’ achievements and charging forward without any experience. For those of the young generation with a budding start-up idea, try working under other people before running your own business, learn from your employer’s experience and draw for yourself the valuable lessons, for the knowledge acquire in this learning process cannot be found anywhere else. It’s tough to run a start-up, even more so to keep your passion alive, so do have faith in yourself and give it your best while doing so!
Content Director: Jenni Võ | Creative Director: Lê Đức Hiệp | Editor: Hồng Đặng | English version: Hòa Tôn | Photo: Thạc Trường Giang
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: