Vô kỷ luật: “Bước đệm” khiến trẻ con dễ mất tự chủ trong cuộc sống - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Vô kỷ luật: “Bước đệm” khiến trẻ con dễ mất tự chủ trong cuộc sống

Một đứa trẻ ở trong môi trường chuyên nghiệp và biết cách nâng cao lòng tự trọng là một đứa trẻ có tâm lý dễ uốn nắn và biết kiểm soát hành vi của mình, đó gọi là kỷ luật…

Nếu bạn cho rằng chỉ khi trưởng thành và bước vào môi trường làm việc mới cần kỷ luật, thì chắc chắn bạn đã sai lầm. Sự chuyên nghiệp nghe có vẻ to tát, nhưng thực ra nó sẽ hiện diện ở những điều rất nhỏ nhặt xung quanh. Nếu bạn là một người kỷ luật và luôn hành xử văn minh trong cuộc sống lẫn công việc, thì khi làm cha mẹ, đừng quên truyền đạt sự chuyên nghiệp mà bạn đã có được cho đứa con thơ nhưng theo cách đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Để rồi dù sau này sẽ giàu có và thành đạt đến thế nào, chúng vẫn biết rằng mọi nền tảng mà chúng có được là do biết áp dụng bài học “trở thành người có kỷ luật” trong những năm tháng đầu đời.

tính thiếu kỷ luật ở trẻ em

Cách trẻ nhìn nhận về một vấn đề khi học cách tôn trọng có thể dẫn đến những hành vi tốt đẹp khác, và một trong số đó là trẻ em được hưởng lợi từ khái niệm tôn trọng rằng, phải biết kỷ luật và tự chủ cuộc sống của chính mình từ chính cách bạn làm cha mẹ và truyền đạt đến trẻ. Một đứa trẻ ở trong môi trường chuyên nghiệp và biết cách nâng cao lòng tự trọng là một đứa trẻ có tâm lý dễ uốn nắn và biết kiểm soát hành vi của mình, đó gọi là kỷ luật. Thiếu kỷ luật hay định hướng không chỉ tạo ra cảm giác bất an cho cha mẹ mà cho ngay chính những đứa trẻ. Hầu hết trẻ em có tính cách bướng bỉnh, bốc đồng và không tự giác, nên việc lựa chọn từ bỏ một thứ chúng muốn chẳng hạn như một thanh kẹo trong siêu thị, hay lười biếng để giày bừa bãi khi quay về nhà điều quá đỗi khó khăn.

Một nghiên cứu gần đây về nuôi dạy con đã chứng minh rằng, những đứa trẻ có cha mẹ là người dễ dãi có khả năng biểu hiện lo lắng và các vấn đề liên quan đến nội tâm và hành vi gấp đôi những đứa trẻ được cha mẹ kiểm soát. Nhưng hãy đặt ra giới hạn mà con có thể chấp nhận, bớt đi từng chút một và giúp con nhận ra điều gì quan trọng đối với chúng. Từ việc chọn tắt màn hình trên máy tính bảng để làm bài tập, hay chào một người lớn dù không ai yêu cầu là những bước đi đầu để giúp trẻ em trở thành một người lớn có trách nhiệm trong tương lai.

nuôi dạy con

Nuôi dạy con đúng cách:

Lời khuyên cho trẻ học cách tự chủ 

sự chuyên nghiệp ở trẻ em

Dạy trẻ phản ứng tích cực với sự điều chỉnh: Hầu hết trẻ em không muốn bị sửa chữa và phản ứng tiêu cực vì bị người lớn phàn nàn khiến chúng rơi vào tình huống thụ động. Vì vậy, hãy dạy trẻ nhận ra rằng một trong những sự thật của cuộc sống này là mọi người thường phải tuân theo những chỉ dẫn chứ không chỉ có thể làm theo sở thích.

Tham gia các hoạt động đòi hỏi xây dựng tính tự giác: Chúng có thể bao gồm các môn thể thao, các bài học âm nhạc, hay đơn giản là cách chăm sóc thú cưng, sắp xếp lại bàn học, bởi những thay đổi lớn luôn bắt đầu từ những hoạt động nhỏ.

Luôn sẵn sàng khi được gọi: Khi cha mẹ gọi một đứa trẻ, phản ứng dễ gặp là chúng sẽ la hét nếu đang chơi dở dang. Nhưng bạn cần dạy con cách chủ động phản ứng với những lời mời gọi, bởi đôi khi chúng phải từ bỏ những gì đang làm để thực hiện một việc khác được yêu cầu nếu việc đó phù hợp hơn.

Tạo các hoạt động khen thưởng: Làm cha mẹ thì có hình phạt cũng cần có phần thưởng tương đương. Nếu đứa trẻ của bạn phát triển tốt và nắm vững những mục tiêu nhất định khi kiểm soát được cảm xúc và hành vi vì ý thức kỷ luật, đừng tiếc một lời khen ngợi hay một món quà mà chúng mong đợi đã lâu. Dĩ nhiên, một món quà bất ngờ, không báo trước sẽ giúp con nâng cao ý thức tự giác hơn và vui vẻ thực hiện mà không phải vì được nhận quà.

làm cha mẹ phải dạy con tự chủ cuộc sống

Có thể bạn quan tâm:

Nuôi dạy con: Làm thế nào để con trưởng thành tử tế và đầy khí chất?

Không chỉ tiền tài, hãy dạy con những đức tính này để thành công!

Comment