CEO Công ty Giấy Phùng Vĩnh Hưng, Tô Mỹ Châu: Ở đâu có thách thức, ở đó có cơ hội - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Tranh thủ gặp chúng tôi trong một buổi chiều cuối năm bận rộn, Mỹ Châu xuất hiện với vẻ ngoài trẻ trung và năng động. Một vài câu chuyện phiếm, chúng tôi nhanh chóng bước vào cuộc trò chuyện thân mật với những câu chuyện chia sẻ từ “bà đầm thép” của Phùng Vĩnh Hưng.

Vietnamese

NDN_Wed_Ms My Chau_4

35 tuổi, chị đã là Tổng Giám đốc Công ty giấy Phùng Vĩnh Hưng, lèo lái con thuyền chung với hàng trăm nhân viên, củng cố năng lực, thay đổi chiến lược kinh doanh để biến Phùng Vĩnh Hưng từ quy mô nhỏ ở phạm vi nội địa, lên một tầm vóc mới: công ty phân phối giấy hàng đầu Việt Nam với thị phần khoảng 26% cho mảng giấy xuất bản, in ấn và bao bì cao cấp và tham gia vào chuỗi phân phối của các tập đoàn đa quốc gia.

Để có được những thành tựu ngày hôm nay, tôi nghĩ cần có nhiều động lực thúc đẩy hơn là việc chỉ sở hữu niềm đam mê. Chị có thể chia sẻ, cơ duyên nào đã khiến chị quay về Việt Nam đảm nhiệm vị trí quản lý trong một ngành được cho là khá nặng nhọc với nữ giới vậy không?

Trước đây, khi còn đi học và tốt nghiệp tại Úc, tôi rất đam mê với ngành tài chính và kiểm toán và cũng có cơ hội được thực tập, làm việc tại một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (Big Four). Tuy nhiên, nhịp điệu công việc cứ lặp đi lặp lại, đến một ngày tôi nhận ra: sẽ rất khó để tạo nên sự khác biệt lớn cho chính mình và những người xung quanh nếu vẫn tiếp tục sống như hiện tại. Tôi nhận thấy mình vẫn còn dành rất nhiều tình cảm cho Việt Nam, nơi có gia đình và những người tôi yêu, luôn thôi thúc tôi trở về. Thời điểm đó vào đầu năm 2007, Việt Nam vừa mới gia nhập WTO, hứa hẹn nhiều cơ hội hợp tác, giao thương quốc tế. Lúc bấy giờ, công ty của gia đình tôi – Phùng Vĩnh Hưng vẫn đang duy trì hoạt động truyền thống là phân phối giấy trong phạm vi nội địa. Trong khi đó nhu cầu thị trường giấy của Việt Nam khá cao khi tổng lượng sản xuất giấy trong nước chỉ đáp ứng được 45% tổng nhu cầu. Đây là cơ hội lớn cho hoạt động nhập khẩu và phân phối các loại giấy ngoại nhập. Lúc đó trong đầu tôi chỉ còn nghĩ: “Thời cơ cho chính mình tạo nên sự khác biệt đã đến”. Và tôi trở về, mang trong mình những thôi thúc về việc đổi mới mô hình kinh doanh truyền thống của gia đình để vươn đến tầm cao mới.

Vậy điều gì đã khiến chị theo đuổi lĩnh vực này nhiều năm đến vậy? Thường hay nghe đến câu “Người chọn nghề hay nghề chọn người”, chị có nghĩ rằng nghề nghiệp đã chọn mình không?

Việc vì sao tôi dành nhiều năm đến vậy để theo đuổi lĩnh vực này thì có lẽ giống như một cơ duyên đến từ khi bắt đầu. Những chiến lược thay đổi mà tôi đề ra đã được tập thể cộng sự tại Phùng Vĩnh Hưng ủng hộ và cùng chung tay tạo dựng, mang đến kết quả tăng trưởng liên tục cho công ty. Đặc biệt, công ty chúng tôi còn có nhiều đóng góp nâng cao giá trị sống cho cộng đồng, tạo lợi thế cho ngành xuất khẩu giấy Việt Nam,… thông qua chính các hoạt động kinh doanh như phân phối các loại giấy thân thiện với môi trường, thân thiện với người dùng… Tất cả những giá trị tích cực đó như là nguồn sống tiếp thêm cho tôi sự hào hứng, khát khao và đam mê với những việc chúng tôi đã, đang và sẽ làm. Đối với bản thân tôi, ban đầu có thể là “nghề chọn người”, nhưng đến bây giờ tôi tin là mình đã làm chủ trong định hướng và lựa chọn nghề nghiệp này để theo đuổi.

Thành quả của cả một tập thể luôn dựa vào góc nhìn sáng suốt và khách quan của người lãnh đạo. Theo chị, đâu là những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp giấy nói chung và Phùng Vĩnh Hưng nói riêng đang phải đối mặt?

Trong tiếng Hoa, từ nguy cơ 危机 được cấu thành bởi 2 từ: “nguy” là nguy hiểm, thách thức và “cơ” là cơ hội. Ở đâu có thách thức, khó khăn tức ở đó có cơ hội. Áp dụng triết lý này trong ngành giấy, một ví dụ điển hình là thời buổi số hóa và công nghệ đã thay đổi rất nhiều xu hướng và thói quen tiêu dùng, từ việc đọc báo tin tức đến mua sắm trên mạng. Những tưởng nhu cầu in ấn sẽ giảm nhưng xu hướng tiêu dùng online cũng kéo theo nhu cầu sản xuất bao bì vận chuyển tăng cao. Nhìn nhận rõ ràng “nguy” và “cơ” trong giai đoạn thị trường này, tôi đã chuyển dịch cơ cấu phân phối sản phẩm của công ty từ 100% giấy in, xuất bản sang ít nhất 50% sản lượng giấy bao bì. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài đến và lập nhà máy sản xuất. Song song đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đẩy mạnh quá trình xuất khẩu. Vì vậy, nhu cầu giấy để sản xuất các loại bao bì cao cấp như một hình thức xây dựng nhận diện thương hiệu và tạo giá trị cộng thêm cho sản phẩm là hết sức cần thiết. Trong khi ngành sản xuất và phân phối giấy trong nước hầu như chưa đủ “chất” lẫn “lượng” để đáp ứng nhu cầu tăng cao thì đây chính là cơ hội để công ty chúng tôi bứt phá. Việc trở thành là công ty đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận FSC-CoC của ngành giấy về việc bảo vệ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế là một trong những chiến lược chúng tôi thực hiện để đón đầu các cơ hội này.

NDN_Wed_Ms My Chau_1-01

Khi ở tuổi 30, chị đã là Tổng Giám đốc của một doanh nghiệp giấy hàng đầu Việt Nam với đội ngũ nhân viên hùng hậu. Tự tin vào bản thân thôi chưa đủ, hẳn chị đã từng phải đối mặt với không ít trở ngại khi đề ra những thay đổi. Chị làm thế nào để thuyết phục được tập thể lãnh đạo công ty đi theo chiến lược của người được đánh giá là còn khá non trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề như mình lúc bấy giờ?

Tôi tin vào sức mạnh của tầm nhìn xa, niềm tin, sự quyết liệt và sự đồng lòng của cả tổ chức trong những thử thách và khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường quốc tế, dẫn dắt thị trường bằng những sản phẩm mới, nâng chuẩn quốc tế cho một hệ thống còn rất nội địa… Và tất nhiên là tôi đã từng vấp phải không ít tranh luận khi có cơ duyên trở thành lãnh đạo trẻ của doanh nghiệp gần bằng tuổi của mình. Và điều tôi vẫn tâm niệm khi gặp thử thách và sai lầm là không bỏ cuộc, lăn xả, quyết liệt, trao cơ hội cho người tài thử và trải nghiệm, và quan trọng là luôn cần đối nhân xử thế thật Đắc Nhân Tâm để gìn giữ những người cộng sự, những người bạn trong suốt quá trình phát triển của mình. Vừa nỗ lực chinh phục, hoàn thiện, và vừa có thể sống trọn vẹn.

Vậy theo chị, ngoài việc mang đến sức mạnh tinh thần cho đội ngũ nhân viên, đâu là yếu tố quan trọng nhất để điều hành doanh nghiệp?

Đứng trên cương vị một người lãnh đạo, theo tôi, có 3 yếu tố quan trọng nhất trong việc quản lý điều hành doanh nghiệp. Thứ nhất, bạn cần phải có tầm nhìn, nhạy bén trong việc nắm bắt xu thế và chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của mình. Thứ hai, bạn cần hiểu một điều hiển nhiên là một người lãnh đạo không thể làm được tất cả một mình, và việc xây dựng được những nhân lực nòng cốt sẽ giúp ‘nhân giống’ những giá trị bền vững, góp phần phát triển đội ngũ vững mạnh sau này. Thứ ba, người lãnh đạo cũng phải luôn tự làm mới bản thân bằng cách học hỏi và cải tiến liên tục.

NDN_Wed_Ms My Chau_2-01

Nói về việc phát triển bản thân, tôi thấy hiện tại chị đang tham gia nhiều tổ chức, trong đó có vai trò Thành viên Ban Chấp Hành của Tổ chức Chủ tịch trẻ Thế giới – Young President Organization (YPO). Chị có thể chia sẻ thêm về những điều mà bản thân đã học hỏi được từ tổ chức này?

Tháng 8/2016, khi tham gia một khóa học về lãnh đạo tại Đại học Harvard, tôi đã được gặp gỡ nhiều người bạn, là thành viên đến từ YPO của nhiều quốc gia. Qua quá trình hòa nhập, tôi nhận ra họ đã luôn đồng hành và chia sẻ với nhau qua suốt 20 năm. Đây thật sự là những mối quan hệ rất “chất” và có ý nghĩa mà bất kỳ ai cũng mong muốn tìm kiếm và tạo dựng trong cuộc sống. Tôi quyết định gia nhập YPO Asean United ngay sau đó, và bây giờ điều mà tôi nhận lại được là những người bạn đến từ nhiều quốc gia khác nhau, một môi trường mang đến cho tôi nguồn cảm hứng vô tận – nơi tôi có thể học hỏi, chia sẻ, cùng nhau phát triển và xây dựng được những mối quan hệ tin tưởng, dài hạn, bổ trợ lẫn nhau.

NDN_Wed_Ms My Chau_5

HỎI NHANH

Dùng ba từ để miêu tả bản thân

Quyết liệt – Cầu Tiến – Bản lĩnh.

Lời khuyên nào cho phụ nữ kinh doanh?

Có mục tiêu rõ ràng. Ở bên cạnh những người tỉnh táo. Tạo thói quen vận động để làm mới tâm trí.

Gia đình nhỏ của chị?

Là nơi để quay về, được yêu thương, bao bọc và được là chính mình.

Bài viết và hình ảnh độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân

english

General Director, Phùng Vĩnh Hưng Paper Joint Stock Company

TÔ MỸ CHÂU

WHERE THERE IS CHALLENGE, THERE IS OPPORTUNITY

NDN_Wed_Ms My Chau_7

Hogging some free time in an evening at the end of a hectic year, Ms. Mỹ Châu showed up at the interview, looking youthful and dynamic. After some friendly banter we were well talking and sharing stories from Phung Vinh Hung’s “iron lady”.

At the age of 35, she is already the General Director of Phung Vinh Hung Paper JSC with hundreds of staff at her disposal. After having made several strategical adjustments and efficiency improvements in order to turn the company from a small-scale domestic business to become the top paper distributor in Vietnam, the company now takes up to 26% of the market section in publishing and printing paper and high-quality packaging sector, as well as participating in the distribution chain of multi-national corporations.

In order to achieve what you have today, I believe there’s more to it than sheer passion. Could you share with us the drive behind your returning to Vietnam and taking on the managerial post in a rather strenuous business atmosphere for a businesswoman?

Back when I was an undergraduate in Australia, my passion was financial accounting, having seized the internship opportunity in one of the top four accounting companies in the world, also known as the Big Four. However, the rhythm of work just kept repeating again, and again, and again, until one day I realized: If my life keeps going this way, I would never be able to make any big difference for myself and others around me. I realized that I still had feelings for Vietnam where my family and my loved ones had always been yearning for my return. It was early 2007, when Vietnam had just joined the WTO, improving opportunities for international cooperation and exchange. My family business, Phùng Vĩnh Hưng Company, was still keeping to its traditional operating style at the time, distributing paper on a domestic scale. Meanwhile, the paper market’s demand was soaring high, with the total domestic production only satisfying 45% of the total demand. There was such a huge opportunity for the export and distribution of foreign papers. Then suddenly this thought came to my mind: “The time has come for me to make a difference”. And so I returned, carrying with me the goal to overhaul the traditional family business model and take it to a higher level.

What is it, then, that has kept you hooked in this field for so many years? And as the saying goes “to pursue a career or be pursued by a career”, do you think that you fall into the latter?

The fact that I’ve spent so many years working in this field is perhaps a turn of fate to begin with. My strategies for this overhaul met with eager support from the entire group of partners at Phung Vinh Hung, resulting in a constant growth for the company. What’s more, our company has been contributing to enhancing community life values and creating an advantage for the paper export industry in Vietnam, through our very business activities such as distributing eco-friendly and user-friendly paper. Those positive values are the source of my excitement and passion for what I have been doing and am currently doing, as well as what I’ll be doing in the future. As for myself, though I may have been “pursued by a career” in the beginning, I am now in total control of my career orientation, and still would I choose this one to pursue.

The success of the collective often relies on the sharp and objective vision of the leader. In your opinion, what are the opportunities and challenges that the paper business in general, and Phung Vinh Hung in particular, are currently facing?

In Chinese, the word Wéijī (危机: meaning “risk”) is actually made up of two individual terms: “wéi”, which means danger, and challenge, and “jī”, which means opportunity. Where there is challenge and hardship, there is opportunity. This ideology applies perfectly to the paper industry, with the era of digital technology negatively altering consuming trends and habits, from reading news to online shopping. Naturally and consequently, the demand for printed paper would be looking at a reduction, but then online consumption also entails an increased demand for delivery packaging. Recognizing the “wéi” and “jī” during this period, I enacted a major shift in our product distribution structure, from 100% printing and publishing paper to at least 50% packaging paper. Moreover, Vietnam was becoming a favorable option for foreign investors to establish factories, while many domestic companies were beginning to expand their export activities. Therefore, high-quality packaging paper, as a means of brand recognition and product-added value, was in high demand. And while the domestic paper production and distribution industry could merely satisfy this pivoted demand, in terms of both quality and quantity, we were there to make a breakthrough. One of our strategies to embrace this opportunity was to become the first company in Vietnam to obtain the FSC – CoC certificate in forest protection, following international standards.

At the age of 30, you had already become CEO of a leading paper company in Vietnam with a formidable body of staff. And I believe self-confidence alone cannot tackle every obstacle that comes with proposing so many changes. How did you do it? How did you convince the board of management to follow the strategy of someone so young and inexperienced as you were at the time?

I believe in the power of vision, faith, determination and unity of the entire company in times of challenge and hardships. This can be reaching out to the international market, leading it with new products, or taking a mostly domestic system to the international level. There were, of course, controversies as to how I became the young leader of a company that was nearly as old as I was. But in the face of challenge and failure, I never gave up, but strived even harder and in every way possible, empowering those who had potential and watching them grow. And most importantly, treating people, partners and friends, kindly with all your heart to keep them always by your side. That way, I did my best to conquer my obstacles and complete myself, while living my life to the fullest. 

NDN_Wed_Ms My Chau_3-01

So, what do you suppose is the most important element when running a business, apart from building the mental strength among the body of staff?

From my point of view as a leader, three elements stand out to be essential for business operation and management. First, have a sharp vision to keep up with current trends and develop an appropriate strategy for your company. Second, acknowledge the obvious fact that being a leader doesn’t mean assuming responsibility for everything, and that being able to form a core personnel system is extremely helpful in “multiplying” your core values and developing a strong body of staff in the long run. And third, always refresh yourself as a leader through constant learning and improvement.

Speaking of individual development, I couldn’t help but notice your current participation in a number of organizations, the most noticeable being your role as a member of the Executive Committee of the Young President Organization (YPO). Could you share more about what you have learned from this organization?

When taking part in a leadership course at Harvard University in August 2016, I’d had the chance to make many new friends, who were members of the YPO from several different countries. On joining the circle, I realized that they had been sharing and staying by each other’s side for 20 long years. That was the kind of relationship anyone would love to have in their lives, an “awesome” and meaningful relationship. I decided, immediately, to join the YPO ASEAN United group, and what I’ve got in return now is many friends that I’ve made in several different countries, an environment that provides me with endless inspiration. It’s a place where we can learn, share and help each other improve ourselves, and, in the process, build the most trusted, long-lasting and reciprocal relationships ever.  

NDN_Wed_Ms My Chau_6

QUICK QUESTIONS

Describe yourself in three words

Fierce – Progressive – Confident

Any advice for other businesswomen?

Set out clear goals. Keep a level head at all times. Make a habitof doing physical exercise to refresh your mind.

Your family is…?

A place to come back to, to be loved, protected and simply myself.

Copyright© All Rights Reserved.

logo 1

Có thể bạn quan tâm:

CEO Media Ball, Ca sĩ Thủy Tiên: Tự tại làm, an nhiên sống

CEO Long Beach Pearl, Bùi Thị Mỹ Cảnh: Không nỗ lực sẽ không có thành công

Comment