Kỹ thuật giao tiếp quan trọng nhất trong mọi nơi làm việc - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Có khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn trong mọi lĩnh vực công việc. Vậy đâu là cách để bạn tác động tích cực lên những cuộc giao tiếp hằng ngày chốn công sở để khẳng định chính mình cũng như nhận được những sự công nhận với đồng nghiệp, sếp và khách hàng?

1Luôn trong trạng thái sẵn sàng

Một trong những cách dễ nhất để giao tiếp tốt trong công việc là luôn sẵn sàng. Hãy luôn sẵn sàng nói chuyện và sẵn sàng nhảy vào giúp đỡ trong bất cứ tình huống nào. Bằng cách này, bạn sẽ tạo thiện cảm nơi công sở và giúp tạo ra một bầu không khí giao tiếp thoải mái tại nơi làm việc. 

2Thân thiện

Nghe có vẻ đơn giản nhưng điều này lại quá đỗi khó khăn với những sống hướng nội và ngại giao tiếp. Tuy nhiên, hãy thể hiện thái độ tích cực và quan tâm đến những người bạn cùng làm việc vì đó là những người đi cùng bạn một chặng đường dài, bạn có thể không nói chuyện quá nhiều nhưng chính thái độ thân thiện, lôi cuốn sẽ khiến những người bạn làm việc cùng tự nhiên quan tâm và thích ở gần bạn. Sự thân thiện sẽ giúp các nhóm làm việc tốt và dễ dàng mở lòng với nhau hơn vì sự phát triển nhanh chóng về ý thức trong đội ngũ. 

3Hãy là người biết lắng nghe 

Giao tiếp tốt không chỉ là cách truyền đạt thông tin mà nó còn phụ thuộc vào thái độ lắng nghe để hiểu đầy đủ những gì ai đó đang truyền đạt. Khi bạn có kỹ năng nghe tốt, bạn có thể xử lý đầy đủ những gì ai đó đang nói một cách tinh tế và nhanh chóng. Đây cũng là một trong những cách quan trọng nếu muốn làm việc chặt chẽ và kết nối với ai đó để tạo nên cảm giác thoải mái và cân bằng, đặc biệt là sếp của bạn. 

Có thể bạn quan tâm: 

        Các kỹ năng cần thiết cho người lãnh đạo thế hệ mới

4Luôn rõ ràng

Sự rõ ràng chính là chìa khóa để tạo nên những mấu chốt quan trọng trong những mối quan hệ chốn công sở. Chia sẻ thông tin rõ ràng là một trong những kỹ thuật giao tiếp quan trọng nhất tại nơi làm việc. Hãy chắc rằng chúng ta đều biết ai đó có thể tạo ra rất nhiều lời nói nhưng thực sự đôi khi tất cả những gì họ nói lại không phải là thứ ta cần. Vì vậy, hãy rõ ràng không lời ăn tiếng nói để không cản trở giao tiếp cũng như chia sẻ những thông tin quan trọng. 

5Cảnh giác với giao tiếp phi ngôn ngữ

Hãy nhớ rằng, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng quan trọng như giao tiếp bằng lời nói. Hãy nhớ chú ý ngôn ngữ cơ thể của người khác khi bạn giao tiếp với họ, chính những cái khoanh tay hay cau mày sẽ là tín hiệu lớn cho thấy ai đó không đồng ý với bạn hoặc không hiểu những gì bạn đang truyền đạt. Và đừng quên nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện với họ, có một tư thế cởi mở và và điều quan trọng là phải nhận thức được giao tiếp phi ngôn ngữ của riêng bạn để làm chủ bản thân trong những cuộc nói chuyện. 

6Hãy cởi mở để phản hồi

Hãy nghĩ về điều này và luôn huấn luyện bản thân. Nó không chỉ cực kỳ quan trọng đối với sự khởi đầu sự nghiệp của bạn mà còn trong suốt sự nghiệp của bạn. Ai cũng có sếp, ngay cả khi bạn là chủ tịch của một công ty, bạn cũng đang có một “ông chủ” khác đó chính là khách hàng của bạn. Hãy cởi mở với những phản hồi của sếp, đồng nghiệp và khách hàng của bạn. Nhiều người luôn xem những lời phê bình chỉ trích có tính xây dựng để cải thiện bản thân, vì vậy đừng cáu giận hay chán nản khi nhận được những góp ý như thế trong quá trình làm việc. 

Illustrations by Mirko Grisendi

Đọc thêm:

Lòng dũng cảm – Nhân tố X của thành công

Các nhà quản trị tương lai nên học gì từ những bạn bè quốc tế?

Comment