Khởi nguồn với học vị là một bác sĩ, thạc sĩ và giảng viên, nhưng không chỉ dừng lại ở đó, nữ doanh nhân xinh đẹp Phạm Thị Bích Na trên thương trường còn khiến người ta kiêng dè hơn bởi sự nhạy bén và khéo léo hiếm có. Ai cũng có thể dấn thân vào kinh doanh, nhưng quan điểm của một bác sĩ về kinh doanh có gì để chúng ta học hỏi?
Xin chào bác sĩ Bích Na! Để khẳng định được vị trí và tên tuổi như ngày hôm nay, sau những nỗ lực không ngừng, liệu đã từng có giây phút nào chị cảm thấy mình làm chưa đủ tốt và muốn trở lại từ đầu không?
Ngay từ cái tên doanh nghiệp, BichNa Beauty Clinic & Spa đã mang rất nhiều yếu tố cá nhân, vì thương hiệu được xây dựng dựa trên chính uy tín của tên tuổi “bác sĩ Bích Na” mà tôi đã gầy dựng được từ trước khi kinh doanh. Khởi nguồn là một bác sĩ chuyên môn mang đến cho tôi lợi thế cạnh tranh trong ngành làm đẹp, hiểu được những góc độ chuyên sâu về nghề mà một người làm kinh doanh thuần túy có thể không hiểu được. Với thế mạnh đó, sau gần 3 năm thương hiệu hoạt động ổn định thì hơn một năm trước thay vì tập trung đẩy mạnh liên tục, tôi đã quyết định tạm “ở ẩn” để sinh con và lo cho gia đình nhỏ của mình. Đến nay quay trở lại guồng công việc, thi thoảng cũng có lúc tôi nghĩ, nếu trong thời điểm kinh doanh đang tốt đẹp như vậy tôi quyết liệt đầu tư cho công việc hơn thì có lẽ hiện giờ thương hiệu của tôi đã thăng hoa hơn chăng? Nhưng tôi lại đang rất hài lòng với cuộc sống hiện tại, bên hai thiên thần nhỏ đáng yêu và công việc dường như còn phát triển tốt hơn tôi từng nghĩ. Đặc biệt với tôi, bước “tạm nghỉ” đó còn mở thêm cho tôi một định hướng kinh doanh mới, khi tôi quyết định bắt tay cùng các chuyên gia Hàn Quốc ra mắt Viện thẩm mỹ Quốc tế GNG International. Nhu cầu về làm đẹp ngày càng cao và các dịch vụ cũng trở nên đa dạng, việc cùng sáng lập thêm một thương hiệu mới có thể xem là một cột mốc mới nhưng cũng đầy thử thách trong hành trình sự nghiệp tiếp theo của tôi. Vì vậy, tôi luôn tin rằng mỗi sự việc đều có hai mặt của nó, hãy cố gắng làm tốt nhất có thể ở giai đoạn hiện tại, nếu chưa chúng ta có thể sửa, thậm chí tạo ra những điều mới mẻ, và biết đâu nó sẽ phù hợp hơn mà không nhất thiết phải quay lại từ đầu, đúng không?
Kinh doanh trong ngành làm đẹp nhiều năm với hai thương hiệu đã có tiếng vang trên thị trường, theo chị điều gì là khó khăn nhất khi hoạt động trong ngành này?
Từ kinh nghiệm trong các doanh nghiệp của tôi, thì vấn đề gặp nhiều nhất chính là marketing và nhân sự. Thị trường ngành làm đẹp hiện nay như nấm sau mưa, rất nhiều cơ sở kinh doanh lớn nhỏ kể cả cá nhân tự doanh, vô hình trung rơi vào tình trạng “thượng vàng hạ cám”. Thông tin truyền thông quảng cáo từ đó được tung ra hằng hà sa số, rất nhiễu loạn và rất nhiều trường hợp truyền đạt nội dung thổi phồng, đi quá giới hạn. Ngành làm đẹp đâu chỉ làm đẹp bề ngoài mà còn liên quan mật thiết đến sức khỏe con người, vì vậy hoạt động trong ngành này cần sự kiên nhẫn và thậm chí cần y đức. Nếu PR vừa phải và đúng bản chất thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại lâu dài, nhưng nhiều nơi chỉ tập trung vào mục đích sinh lời ngắn hạn mà bất chấp sự thật khiến niềm tin của khách hàng đảo lộn, cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp chân chính khác.
Khó khăn tiếp theo đó là sự gắn bó của nhân sự. Khi thị trường phát triển nở rộ sẽ dẫn đến tình trạng biến động nhân sự cao trong ngành, người lao động dễ nhảy việc với nhiều lựa chọn và những lời mời gọi chớp nhoáng, khiến mô hình dịch vụ thiếu đi sự bền vững. Cho dù hiểu rằng đây là điều không thể tránh khỏi nhưng tôi cũng không thể không cảm thấy thất vọng khi một nhân sự đã được tôi dành tâm huyết và thời gian đào tạo lại quyết định rời đi. Vì thế, vấn đề ổn định bộ máy nhân sự của một doanh nghiệp làm đẹp theo tôi là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu để duy trì chất lượng dịch vụ.
Vậy trong các khó khăn nêu trên, vấn đề nào gây cho chị áp lực hơn cả? Bác sĩ Bích Na đã làm thế nào để khắc phục?
Áp lực là thứ luôn luôn hiện diện đối với người làm kinh doanh, và với tôi vấn đề nhân sự và quản lý nhân sự luôn có những tác động mạnh mẽ và gây ra những ảnh hưởng nhìn thấy rõ ràng nhất. Trước đây khi ở thời điểm start-up, với vài thành viên sáng lập và nhân sự nòng cốt, việc quản lý nhân sự sẽ không quá phức tạp, mọi người có thể tạm bỏ qua những quy định quy chuẩn về nhân sự và làm việc với nhau dựa trên tình cảm để tạo sự gắn bó. Nhưng khi mỗi ngày doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, quy mô mở rộng đi kèm việc tăng cường nhân sự, người chủ doanh nghiệp cũng phải thay đổi tư duy và cách thức điều hành sao cho chuyên nghiệp hơn với những chính sách nhân sự chuẩn mực, từ đó tạo dựng một khái niệm gọi là “văn hóa doanh nghiệp”. Thẳng thắn mà nói với nền tảng là một bác sĩ tôi không có nhiều kiến thức trong quản lý nhân sự, vì vậy cách tôi chọn để khắc phục khó khăn này là quan sát và học hỏi từ thực tế điều hành con người của mình. Tôi chủ trương tìm kiếm những nhân sự có năng lực chuyên môn bổ khuyết cho những phần việc mà tôi không có thế mạnh, đồng thời xây dựng quy trình làm việc giữa các nhân sự với nhau một cách tinh gọn nhưng chuyên nghiệp để tất cả đều có thể phối hợp và làm việc nhịp nhàng, tối ưu năng suất.
Chọn được nhân sự giỏi là việc không dễ dàng, nhưng để họ gắn bó còn là việc khó khăn hơn. Chị áp dụng chính sách thế nào để tăng cường độ gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp?
Tôi hoàn toàn đồng ý rằng, thị trường lao động hiện nay không dễ để tuyển dụng được một nhân sự có năng lực, và việc gắn bó lâu dài lại càng khó hơn. Dĩ nhiên, để họ gắn bó trước hết phải giúp họ thấu hiểu, thấm nhuần và đồng tình với triết lý kinh doanh cùng sự khác biệt của thương hiệu. Một điều quan trọng không kém là doanh nghiệp phải đảm bảo được các lợi ích cá nhân cùng những đãi ngộ thỏa đáng cho nhân sự. Đối với nhân sự cấp cao, họ còn phải thấy được sự trân trọng về năng lực và định hướng phát triển sự nghiệp lâu dài ở doanh nghiệp mà họ quyết định gắn bó, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ chuyên khoa luôn do chính tay tôi đào tạo, bổ sung kiến thức để cùng nhau đi đường dài. Khi tuyển nhân sự, tôi luôn dành một tuần đầu tiên tập trung cho nhân sự mới quan sát và nhận thức về bản chất của thương hiệu, sau đó tôi và chính họ mới đưa ra quyết định về việc gắn bó. Tôi xem như đây là bước “dạm ngõ” đầu tiên trong tuyển dụng để tiết kiệm thời gian của đôi bên và giúp cho những người phù hợp tìm thấy nhau.
Sau nhiều năm hoạt động chuyên môn và kinh doanh trong ngành làm đẹp, chị chọn cho mình phương châm điều hành và định hướng quản lý như thế nào?
Nguyên tắc của tôi là luôn chú trọng vào những giá trị thật. Và cách thực hiện điều đó của tôi luôn là “làm” thay vì “nói”. Mọi thứ tôi đều bắt tay vào làm thực tế, hiện thực hóa nó trước khi nói quá nhiều về một kế hoạch nào đó. Tất cả mọi hoạt động kinh doanh của tôi đều theo phương châm này, luôn theo đuổi chất lượng dịch vụ thay vì chỉ là số lượng hay danh tiếng, và mọi người, từ khách hàng đến nhân viên có thể thấy được kết quả công việc của tôi và đặt niềm tin có cơ sở vào đó chứ không phải chỉ là những lời hứa hay đẹp.
Song song điều hành và phát triển thương hiệu, như đã đề cập tôi rất quan tâm đến vấn đề nhân sự, vì vậy quy trình đào tạo nội bộ luôn nằm trong định hướng quản lý doanh nghiệp của tôi. Đến một mức độ phát triển nào đó, tôi sẽ không thể phụ trách quá nhiều thứ nữa và cần có đội ngũ kế thừa. Mỗi bộ phận đều nhận được những hướng dẫn cụ thể và được đào tạo liên tục, tất cả để đảm bảo rằng từng cá nhân nhận ra được giá trị của họ và phát huy nó đến mức tối đa. Đó cũng là cách khiến nhân sự cảm thấy năng lực của mình “không bị lãng phí” và nhận được đánh giá cũng như những tưởng thưởng xứng đáng cho cống hiến của họ.
Đến hôm nay chị đã có đủ tự tin khi có ai đó gọi chị với danh xưng là nữ doanh nhân chưa?
Nếu đứng trước mọi người với tư cách là một bác sĩ, một thạc sĩ hay một giảng viên thì tôi hoàn toàn tự tin, nhưng để khẳng định mình với vị trí nữ doanh nhân thì tôi cảm thấy mình vẫn còn nhiều thứ phải học. Tôi luôn hiểu rằng, cho dù tôi là một bác sĩ vững chuyên môn đến mức độ nào vẫn có những kiến thức tôi phải bồi dưỡng cho mình thường xuyên, huống chi công việc kinh doanh hoàn toàn là nghề tay trái của tôi, để biến nó thành “tay phải” tôi không có con đường nào khác hơn ngoài việc học hỏi liên tục. Học từ sách vở, từ bạn bè, từ những người đi trước đã thành công, và học từ chính thực tế công việc mà tôi đang điều hành mỗi ngày. Có những bài học từ thất bại mà tôi phải trả giá, nhưng tôi luôn khuyến khích mình hãy cứ học và sửa sai đi, rồi mọi thứ sẽ vào đúng vị trí mà tôi mong muốn nhìn thấy và cơ hội theo đó sẽ ngày càng mở ra. Tất cả những kiến thức kinh doanh hiện tại mà tôi có đều đến từ sự tự học, đó có thể xem là quá trình của sự thích nghi thay vì được đào tạo bài bản. Trong sự thích nghi đó, tôi đã may mắn tìm được hướng đi thích hợp cho mình. Để rồi mỗi thử thách qua đi, tôi trở nên rõ ràng hơn về con đường mình cần phải đi và ngày một “tăng tốc” hơn.
Chị vừa đề cập đến từ “may mắn”, vậy chị Bích Na cho rằng sự may mắn ấy chiếm tỷ lệ thế nào trong thành công của chị?
Nếu cần định lượng thì tôi đoán có lẽ khoảng 30% những thành tựu của tôi ngày hôm nay là đến từ may mắn. Trong đó, yếu tố may mắn quan trọng là thời điểm khi tôi ra mắt thương hiệu thẩm mỹ viện của mình, đúng lúc thị trường làm đẹp mới manh nha và không tồn tại sự cạnh tranh quá gay gắt, nhưng nó cũng chỉ là đòn bẩy bước đầu để tôi đi “nhanh” hơn một chút. Yếu tố may mắn tiếp theo là tôi có những người đồng hành luôn đi cùng trong những lúc thăng trầm và trở thành chỗ dựa vững chắc cho tôi. Còn lại 70% tôi tin rằng đến từ chính sự nỗ lực của bản thân mình. May mắn vốn không mỉm cười mọi lúc, sẽ có lúc bạn cần đưa ra giải pháp và bắt buộc phải tìm ra lối thoát trong bất trắc. Sự quyết tâm và linh hoạt trong những tình huống bất ngờ mới là yếu tố quan trọng để lèo lái một doanh nghiệp thành công.
Thật lòng, có bao giờ bản thân chị thấy mâu thuẫn hay đôi lúc mệt mỏi khi là đầu tàu đang lèo lái con thuyền doanh nghiệp của chính mình?
Thời điểm phải đối mặt với những lựa chọn hay rẽ hướng luôn hiện diện sự xáo trộn. Là phụ nữ, đôi lúc tôi cũng dao động và bị sự cảm tính chi phối. Đặc biệt đối với những bước ngoặt liên quan đến một ai đó sẽ càng trở nên khó khăn hơn để quyết định. Bạn đồng hành cũng chỉ đi cùng mình trên một đoạn đường nào đó mà thôi, nên đôi khi điều duy nhất ta có thể làm là chấp nhận và chúc phúc nếu họ lựa chọn ra đi. Nhưng may mắn thay là cho dù ai rời đi, tôi vẫn luôn có ông xã bên cạnh, người luôn cố vấn, hỗ trợ cho tôi bất cứ khi nào cảm thấy chênh vênh hay bế tắc. Khi mới bắt đầu kinh doanh, gặp những tình huống bất như ý, tôi vẫn thường tự vấn vì sao những chuyện ấy lại xảy đến với mình. Nhưng càng từng trải và đối mặt, yếu tố lý tính trong tôi càng vững vàng hơn và giúp tôi cứng cáp để nhìn nhận mọi thứ rõ ràng. Tôi nhận ra mọi thứ xảy ra phải có lý do của nó, thay vì truy nguyên nguồn gốc chẳng phải tìm ngay giải pháp không tốt hơn sao? Dù hướng đi mình chọn có thể chưa rõ nét, nhưng chỉ cần tìm ra được một hướng để đi là rất tốt rồi.
Rõ ràng công việc kinh doanh luôn khiến người ta phải đối mặt với rủi ro trong nhiều vấn đề, vậy nữ doanh nhân Bích Na có e ngại rủi ro không?
Nếu không có tính mạo hiểm và chấp nhận rủi ro thì có lẽ bây giờ tôi vẫn là một bác sĩ (cười). Có điều, khi ta có nhiều trải nghiệm hơn, ta sẽ có thể dự phòng trước được những rủi ro có thể xảy ra. Thật sự có rất nhiều điều trong kinh doanh không ai đoán trước được, nhưng bản thân là một người chủ doanh nghiệp, tôi phải lựa chọn đón đầu và chấp nhận tất cả mọi thứ xảy đến. Đã là doanh nhân, tôi tin điều kiện tiên quyết là phải chấp nhận rủi ro, thậm chí là chịu được rủi ro ở mức cao nhất trong khi vẫn tuân thủ về mặt giá trị và chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mình cung cấp thì mới có thể chạm được đến đỉnh cao của sự nghiệp.
Từ những kết quả đã đạt được, theo chị mỗi người nên tự đưa bản thân vào khuôn khổ và kỷ luật hay để mình tự do và thả lỏng sẽ dễ gặt hái được thành công?
Tùy theo ngành nghề, có những ngành nghề chú trọng sự sáng tạo và sự sáng tạo sẽ bị giết chết nếu bị đưa vào khuôn khổ quá cứng nhắc. Nhưng ngành dịch vụ cần có những quy chuẩn và kỷ luật riêng để đảm bảo những giá trị cốt lõi và nâng tầm thương hiệu. Bản thân tôi làm trong ngành dịch vụ nên tôi cho rằng yếu tố kỷ luật là điều kiện phải đáp ứng được và đôi lúc phải khắt khe để kiểm soát tốt quy trình xử lý của từng cá nhân.
Thế nhưng, nếu nói về khái niệm thành công, tôi tin rằng nó sẽ đến từ sự trau dồi kiến thức. Đặc biệt, khi bạn là một phụ nữ, lại làm trong ngành nghề mang tính thời điểm như làm đẹp, tôi nhận ra chỉ khi chúng ta có trí tuệ và đủ năng lực, chúng ta mới có thể xoay trở được mọi tình huống để đạt được thành tựu mơ ước.
Đứng từ quan điểm một bác sĩ kinh doanh trong ngành làm đẹp, với chị nhan sắc đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với phụ nữ? Việc làm đẹp cần được thực hiện như thế nào để giữ gìn được bản sắc riêng của mỗi người?
Làm đẹp tùy thuộc vào hai yếu tố, đó là độ tuổi và kỳ vọng. Ai cũng có quyền kỳ vọng bản thân đẹp hơn, nhưng kỳ vọng không nên vượt quá giới hạn. Có những người chạy theo kỳ vọng quá cao đôi khi sẽ trở thành sự lạm dụng và không bao giờ biết đủ. Tiếp theo, phải tuân thủ thực trạng của độ tuổi để tìm kiếm những phương pháp làm đẹp thích hợp. Giữa điều mình “muốn” và điều mình “nên” làm, bạn vẫn phải biết khoảng cách như thế nào là đủ để tạo nên vẻ đẹp riêng có cho bản thân.
Là một người đang làm nhiệm vụ truyền cảm hứng làm đẹp cho tất cả mọi người, tôi cũng muốn nhắn nhủ với phái nữ rằng, diện mạo xinh đẹp dĩ nhiên là lợi thế, nhưng bên cạnh bề ngoài đó vẻ đẹp nội tại mới là thứ người ta khó quên. Điều này không mới mẻ nhưng khi ngành làm đẹp bùng nổ có lẽ nhiều người đã bỏ qua. Ngoài ra, một khi quyết định làm gì đó cho nhan sắc đẹp hơn, bạn cần thấu hiểu lý do bản thân làm đẹp là cho chính mình chứ không phải vì ai khác. Đó mới chính là động cơ đúng đắn của việc làm đẹp, nó sẽ giúp bạn có được nét đẹp riêng của mình và tự tin với nó.
Cám ơn chị đã chia sẻ!
Bài viết và hình ảnh độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân
Text: JENNI VÕ, HỒNG ĐẶNG | Creative Director: HIEPLEDUC | Photo: QUANG KHUÊ | Stylist: ĐỖ ĐĂNG KHOA | Makeup: VIỄN DƯƠNG | Location: MAJESTIC SAIGON HOTEL
Founder, BichNa Beauty Clinic & Spa,
Doctor Phạm Thị Bích Na
INTELLECT IS A WOMAN’S “MOST POWERUL CHARM”
She is a doctor and lecturer with a master degree, but that’s not all, beautiful businesswoman Phạm Thị Bích Na is also renowned in the business field for her distinct acuity and flexibility. Everyone can do business, but when a doctor does so, what’s there for us to learn from?
Greetings Mrs. Bích Na! Now that all the relentless efforts have born the fruit of success and reputation, do you recall any moment that you found yourself lacking and wanted to start over again?
The business, in its very own name – BichNa Beauty Clinic & Spa, bears great personal values to me, being founded upon the reputation of “Dr. Bích Na” that I’ve established for a long time. My expertise as a doctor has given me a competitive edge in the beauty industry, with a deep understanding of the trade’s professional aspects that might not be perceptible for those standing only on business ground. With this strength in mind, I had the confidence to temporarily “lay low” for the past year, giving birth and taking care of my little family instead of pushing business growth after nearly 3 years of smooth operation. And now that I’m back to the grind, it does come to my mind at times, that if I had channeled my focus on the business during such a booming period, my brand would be much popular now, perhaps? But I am genuinely content with my current life with my two cute little angels, and even my business seems to be growing faster than I expected. For me, this “pause” has also opened up a new business path for me with the launching of GNG International Beauty Salon in collaboration with a team of Korean experts. And I hope that co-founding this new brand will be a new and challenge milestone that marks the next stage of my career, especially now that the market’s demand for beauty-making grows ever higher, leading to an expansion in the diversity of services. Thus, I believe that everything has its pros and cons, so we need only do our best, and if there’s a problem, we’ll just fix it, and even discover something new along the way, which might turn out to be more suitable than what we have in mind. Then there’s no need to start over again, right?
With all the years of experience in the beauty industry and two popular brands in the market, what do you recognize as the biggest challenge for businesses in this area?
Based on the experience with my own brands, I’d say marketing and HR are the two most troublesome aspects of business in this area. The market itself is becoming saturated as businesses of all sizes, even individually-run ones, are springing up like mushrooms after the rain, thus allowing low quality services to mingle with high quality ones. As a result, consumers are hit with a myriad of advertisements that are confusing and, in many cases, overly exaggerated. Beauty-making is not only about the outer appearance, but also inextricably linked to the inner health, and hence calls for great patience, and even medical ethics when practicing it. A business will not last long if it cannot deliver what it promises, but the reality is that many in this field are fixated on reeling in large, short-term profits at the cost of customer’s confidence, a selfish act that imposes an adverse effect on those trying to run an honest business.
Then comes the next challenge, staff loyalty. A booming market means a highly volatile staff structure, as workers can easily hop from one job to another with all the choices and invitations at the ready, thus deriving businesses of the much needed stability. Despite accepting the inevitable, I still cannot help but feel disappointed every time an employee that I’ve spent so much time and effort to train decides to leave. Therefore, I believe that maintaining a stable body of staff for a beauty business should be regarded as the top priority when it comes to maintaining service quality.
So, among these challenges that you just mentioned, which one put the most pressure on you? And how did you manage or how do you plan to overcome it?
Business has always come hand in hand with pressure, and for me, HR-related issues have always had the most far-reaching and easily discernible impact. Back when we were just a start-up with only a few founding members and core staff, personnel management was not too much of a problem, since everyone could just overlook employee standards and protocols, and treat each other in a more intimate way. But when the headcount grows bigger and bigger as business thrives on, the owner must also change their way of thinking and adjust their operation method to be more professional by establishing standardized personnel policies and, in turn, building what is called “corporate culture”. Honestly speaking, as a doctor, I have little to zero knowledge in personnel management, and my solution for this is to observe and learn from the reality. My strategy is to find talented staff with expertise that will be able to compensate for my areas of weakness, while establishing a concise but professional protocol that aims to coordinate everyone’s work in a smooth and optimal way performance-wise.
Finding a competent employee is not an easy task, let alone earning their loyalty. What kind of policy do you employ to strengthen the staff – corporate bond?
I totally agree that in the current labor market, finding a competent recruit is a difficult task, and for a committed one, even more so. There is no doubt that, a person can only devote fully to a company or a brand when they’ve reached a certain level of understanding and accord with the company’s business philosophy as well as the brand’s distinctive traits. Another important factor is whether the business can guarantee their personal interests and rightful benefits. For senior personnel, it also comes down to the respect for competency and career development opportunity in the long run, especially the team of medical experts in my case, whom I always make sure to give personal training and knowledge update, so that they can accompany me in the future. Upon recruiting, I always leave the first week for the new staff to observe and acknowledge the brand’s nature, before making a decision to commit from both sides. I’d like to think of this as a “test run” in the recruiting process, which will not only save time for both parties, but allow us more chances to find the right person for each other.
With several years of experience in the beauty industry, both as an expert and a business owner, what type of administration principle and management direction have you chosen for yourself?
My principle is to always focus on true values. And I always demonstrate it by “doing” rather than “saying”. I always try to put a plan into practice, realize it before talking too much about it. This principle is applied to every business operation I’ve ever run, pursuing service quality instead of figures and fame, so that everyone, from the customers to my own staff, can see the result of my work and have a solid reason, not just some sugar-coated words, to put their faith in it.
Along with the brand’s operation and development, and as mentioned before, I’m particularly concerned about personnel management, thus making the improvement of the internal training protocol a part of my business management direction. There will be a point in the business progress where there will be too many things for me to handle alone, and the next generation needs to be ready by then. Therefore, every department will receive specific instructions and constant training, all with a view to ensure that each individual discovers their value and maximizes its potential. That is also how you help them feel their talent is not being “wasted” as well as getting evaluation for their effort and deserving rewards for their contribution.
As of today, are you confident enough to bear the title businesswoman?
If I present myself as a doctor, a master graduate or a lecturer, then yes, I am perfectly confident; but to assert myself as a businesswoman, I find myself still lacking for the title. As a doctor, I understand that no matter how confident I am with my professional knowledge, I still need to refresh and expand it from time to time; so it is out of the question that for business, my secondary profession, I have no other way but to keep on learning if I want to be serious with it. Learn from the books, from my friends, from the lessons of success, and from the actual work that I run every day. Some I had to pay for with failure, but I always told myself to learn from those errors, and eventually everything will fall into place and opportunities will present themselves. Everything I know about business until now has come from self-learning, a process of adaptation rather than a result of proper training. Along this process, I have fortunately discovered the right direction. And with every challenge past, I become more certain of the way I need to take and begin to “speed up” on it.
You have just mentioned “fortune”, so in your opinion, how big a role does it play in your success?
If we’re talking about numbers, I’d say that about 30% of my achievements today come from good luck. One of the biggest displays of luck was when I first launched my beauty salon, as the market was still in its blooming days and competition had not become too harsh; but still, it was only a head start that got me a few steps ahead. My next important fortune is being able to find the companions who have been by my side through thick and thin and whom I can always depend on. As for the remaining 70%, I believe it to be the result of personal efforts. The lady luck doesn’t always smile to you, there will be times when you find yourself in a tough spot, and a decision has to be made if you are to escape failure. It is the resolution and flexibility to get yourself out of such unexpected storms that are essential to steering the corporate ship to success.
Honestly speaking, have you ever doubted yourself or felt tired of being the captain of your own corporate ship?
Whenever I’m at a crossroad and have to make a decision, there always comes turbulence. And as a woman, I do get dwindled and overtaken by emotions at times. This becomes even more challenging when the decision being made will affect someone. If a companion can only go with you to that point, sometimes the only thing you can do is accept the fact and pray good luck for their departure. Fortunately, there is one companion who never leaves my side no matter what, my husband, who has always offered me his council and support in times of hardship and uncertainty. In my early days, I often wondered why the unexpected troubles always came to me as they did. But the more I encountered and overcame, my logical sense became sharper and I finally saw things for what they really are. I realized that everything happens for a reason, and instead of looking for that reason, wouldn’t it be better to look for a solution? It might not be the best way to go, but it is a way to go, and that’s good enough.
It is obvious that business is risky in many ways, so are you afraid to take risks?
If I were not such an adventurous and risk-taking person, I would still be just a doctor now (laughs). However, the more experience you have, the more capable you are of anticipating potential risks. There really are an infinite number of unpredictable circumstances in business, but as a business owner, I have no choice but to face and handle everything that comes my way. The prerequisite of being a businessperson is accepting risks even at the highest level, provided that the value and quality of the product or service is preserved; perhaps that’s the only way to reach your career’s peak.
With what you have achieved today, do you think whether people should put themselves under discipline or remain free and relaxed in order to succeed?
It depends on their field of work. There are professions that highlight creativity, and creativity cannot thrive within strict boundaries. But when it comes to the service industry, there need to be certain standards and disciplines in order to preserve and elevate the brand’s core values. I myself am working in the service industry, so I believe that discipline is a must, and that sometimes you need to be strict to make sure everyone knows how to execute the protocol.
That being said, if the goal is success, I believe that the nourishment of knowledge is at the core. This is even more the case when you are a woman working in such a constantly evolving field as beauty-making, and I’ve realized that only with sufficient knowledge and competency can we handle every situation and achieve the desired goal.
From your point of view as a doctor doing business in the beauty industry, how important a role does appearance play for a woman? And how should beauty-making be done if one’s distinctive traits are to be preserved?
Beauty-making is affected by two factors, age and expectation. Everyone has the right to expect a more beautiful self, but there is a limit to that expectation. Too high an expectation will lead to abuse, and there’ll be no end for that. Next comes age, assessing the conditions that come with one’s age and seeking beauty-making methods that are suitable. Between what you “want” and what you “should”, you need to find that perfect balance to create a unique beauty for yourself.
As someone who seeks to inspire others of beauty-making, I’d like to send my fellow sisters a message, that a pretty face is, no doubt, an advantage, but it is the inner beauty that lies beneath that makes you unforgettable. This truth is not new, but perhaps people have neglected it with the booming of the beauty industry. Moreover, once you’ve decided to do something about your outer appearance, you need to understand that it is for your own sake, and not anyone else. That is the proper motivation for beauty-making, helping you seek your own beauty and be proud of it.
Thank you for sharing!
Copyright© All Rights Reserved.
Có thể bạn quan tâm: