6 cách đơn giản để “cai nghiện” điện thoại! • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

6 cách đơn giản để “cai nghiện” điện thoại!

Điện thoại di động ngày nay được xem là một vật dụng không thể tách rời trong cuộc sống, đặc biệt là khi những dòng điện thoại thông minh ra đời đáp ứng vô số nhu cầu trong học tập và làm việc và đặc biệt đối với những người năng động. Thế nhưng, những lợi ích khi dùng điện thoại lại dễ khiến ta “nghiện” món đồ vật nhỏ bé này, dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho trí nhớ khi bộ não đang dần trở nên lười biếng…   

Trên một nghiên cứu của tờ Memory vào năm 2016 đã chỉ ra rằng, kể từ khi có sự xuất hiện của Google, chúng ta có thói quen tìm kiếm bất kỳ thông tin nào đó cho dù đó là câu hỏi khó hay dễ. Những chiếc điện thoại thông minh lại càng trở thành một trong những phương tiện “tiện lợi nhất” để hỗ trợ con người, từ đó dẫn đến việc chúng ta trở nên lười biếng suy nghĩ hơn. Thay vì suy nghĩ để tự tìm ra những câu trả lời, sử dụng điện thoại làm cản trở khả năng tư duy, khả năng nhớ lại các thông tin. Hơn nữa, khi sử dụng những thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, bạn thường sẽ bị giảm sự tập trung, thay đổi nhanh chóng giữa những chủ đề hoặc các cuộc hội thoại. Điều này sẽ ngăn các thông tin và  ý tưởng có thể được ghi nhớ trong trí nhớ của bạn một cách đầy đủ.

Vậy thì, bạn hãy cho mình một chút khoảng thời gian để tránh xa chiếc điện thoại, giảm bớt sự phụ thuộc vào nó. Cách làm là như thế nào?

1Giấu điện thoại đi

Khi không sử dụng để gọi hay nhắn tin hay không làm bất cứ điều gì liên quan tới điện thoại, tốt nhất bạn hãy cất vào hộc bàn, vào túi hoặc một phòng nào đó. Bạn có thừa nhận rằng, chỉ là một cái nhìn thoáng qua vào màn hình điện thoại (thậm chí là khi chúng đã để ở chế độ màn hình tối), bạn vẫn sẽ không thôi dán mắt vào chúng, và rồi bạn sẽ không còn tập trung vào những chuyện khác nữa. Chỉ với việc tập trung chống lại sự cám dỗ rất hấp dẫn từ chiếc điện thoại cũng làm giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng của bạn.

2Bật điện thoại ở chế độ offline

Tại sao lại cần bật chế độ không làm phiền (Do Not Disturb) ở điện thoại? Khi sử dụng chế độ này, bạn vẫn có thể thiết lập tùy chọn chỉ nhận những cuộc gọi/tin nhắn từ danh bạn những số điện thoại quan trọng. Do vậy, bạn sẽ không bị làm phiền bởi những thông báo không quan trọng khiến bạn bị phân tâm và phải liên tục dành thời gian cho chiếc điện thoại.

3Gặp gỡ bạn bè từ Facebook

Mạng xã hội Facebook cho phép chúng ta kết nối với nhiều người bạn (bao gồm những người bạn đã quen biết và những người bạn mới). Thế nhưng việc lạm dụng mạng xã hội này khiến chúng ta có thói quen trò chuyện online nhiều hơn là những buổi gặp gỡ trực tiếp. Một khảo sát vào năm 2017 của Hiệp hội Hoa kỳ của người hưu trí AARP đã chỉ ra rằng việc giao tiếp, nói chuyện trực tiếp với nhau mang lại rất nhiều lợi ích, trong đó có khả năng tăng trí nhớ.

4Cầm bút lên

Thay vì ghi chú trên điện thoại, bạn hãy cầm bút lên và ghi vào giấy. Bạn có thể viết những câu quotes mà bạn tâm đắc, những ngày quan trọng, những việc cần làm hay bất cứ điều gì bạn muốn ghi nhớ lên những trang giấy. Việc viết lách trên giấy giúp bạn cải thiện trí nhớ rất nhiều so với gõ trên máy tính. Một nghiên cứu vào năm 2014 trên tạp chí Khoa học tâm lý (Psychological Science) đã chứng minh rằng đánh máy chỉ là một hoạt động vô ý thức, trong khi viết tay đòi hỏi nhiều thời gian và sự tập trung nhiều hơn. Quá trình viết tay sẽ giúp mã hóa thông tin và đưa chúng vào bộ nhớ sâu hơn, lâu hơn.

5Quên điện thoại đi khi đang trò chuyện

Trong khi bạn đang trò chuyện với một ai đó hoặc hoàn tất các công việc còn dang dở, bộ não của bạn đang hoạt động theo một thể thức đặc biệt. Chúng được gọi ví von là “bộ nhớ làm việc”, nghĩa là chúng đang thực hiện công việc nhớ lại những chi tiết quan trọng. Hoạt động này sẽ phân loại thông tin và quyết định bộ não có nên lưu trữ những thông tin đó hay không. Chỉ cần bạn sử dụng điện thoại di động hay các thiết bị khác sẽ rất dễ làm bạn phân tâm và việc lưu trữ thông tin cũng sẽ bị gián đoạn hoặc việc lưu trữ không hiệu quả.

6Tắt điện thoại khi ngủ

Trong khi ngủ, bộ nhớ cũng hoạt động. Vì vậy, thói quen sử dụng điện thoại đến khuya ngay trước khi ngủ cũng có nhiều ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn. Lời khuyên từ các chuyên gia đưa ra rằng: hãy tắt điện thoại hoặc không dùng điện thoại khoảng một tiếng đồng hồ trước khi ngủ, hoặc sạc điện thoại ở bất kỳ nơi nào không gần quá giường ngủ. Bằng cách này, bạn sẽ không còn thói quen sử dụng điện thoại hay các thiết bị khác khi đã nằm trên giường.

Đọc thêm: 

Tắt điện thoại đi và vui sống

Lý do bạn luôn cảm thấy điện thoại của mình rung nhưng không phải!

 

Comment