Lý do bạn luôn cảm thấy điện thoại của mình rung nhưng không phải! • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Lý do bạn luôn cảm thấy điện thoại của mình rung nhưng không phải!

Có thể ai cũng quen với cảm giác này: bạn cảm thấy điện thoại rung một cách rõ rệt, bạn vội thò tay vào túi quần để lấy điện thoại nhưng thực tế thì chẳng có cuộc gọi hay tin nhắn nào, thậm chí trong một số trường hợp bạn còn không để điện thoại trong túi quần ở thời điểm đó.

Đây là hiện tượng được gọi bằng thuật ngữ Phantom Phone Vibration (tạm dịch rung điện thoại tưởng tượng).

NDN_Ly do ban luon thay dt rung_3

Một nghiên cứu quy mô nhỏ với sự tham gia của 260 sinh viên Mỹ mới đây cho thấy gần 90% phản hồi rằng họ thỉnh thoảng cảm thấy điện thoại rung trong khi không có cuộc nào và gần 40% khẳng định họ cảm thấy điều này ít nhất một lần trong tuần. Một nghiên cứu nhỏ khác có sự tham gia của 169 người làm việc trong một bệnh viện được tiến hành cũng tìm ra rằng gần 70% có những cảm giác tương tự. Rõ ràng, hiện tượng tưởng tượng điện thoại rung đang trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết và một số nhà khoa học đã bắt tay vào việc đi tìm nguyên nhân của vấn đề này.

NDN_Ly do ban luon thay dt rung_4

Có hai cơ quan cảm nhận chính trên da của con người: Meissner Corpuscles, chuyên cảm nhận những tác động rung nhẹ và Pacinian Corpuscles, chuyên cảm nhận những tác động rung với tần suất lớn hơn. Hầu hết điện thoại di động đều có tác động rung được đo ở mức 130 đến 180 hertz. Đây là mức độ nằm giữa chuẩn rung nhẹ và rung mạnh được cảm nhận bởi cơ thể. Các nhà khoa học cho biết vì thế khi điện thoại rung có thể kích hoạt cả hai cơ quan thụ cảm nói trên, nhưng kích thích cơ quan Pacinian nhiều hơn.

NDN_Ly do ban luon thay dt rung_5

Trong nghiên cứu của mình, một số nhà khoa học tìm ra có hai yếu tố ảnh hưởng đến mức độ mà một người dùng có thể cảm thấy như thể điện thoại đang rung lên nhưng thực tế thì không phải là tuổi tác (người trẻ thường có khả năng bị cao hơn) và mức độ một người phụ phuộc vào điện thoại để điều chỉnh các trạng thái cảm xúc của mình – ví dụ, xem điện thoại khi cảm thấy lo lắng, bồn chồn.

woman pushing big mobile phone in jeans pocket

Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng tưởng tượng điện thoại rung là kết quả của xu hướng lấp đầy những khoảng trống để tìm đối tượng mà não bộ luôn luôn thực hiện. Đối với hình ảnh, hiện tượng nói trên cũng tương tự việc bạn có thể hình dung ra hình khối của các đồ vật trong nhà mặc dù đang di chuyển trong một căn phòng gần như tối đen.

NDN_Ly do ban luon thay dt rung_1

“Tôi nghĩ hiện tượng tưởng tượng điện thoại rung là do quần áo bạn mặc tiếp xúc với cơ thể làm các cơ quan thụ cảm hoạt động và hoạt động này tương tự những gì gây ra bởi một chiếc điện thoại đang rung. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy cảm giác điện thoại rung nhưng thực tế thì không phải,” Sliman Bensmaia, một nhà thần kinh học tại trường Đại học Chicago chia sẻ.

Nếu giả thuyết nói trên là đúng, người dùng di động sẽ thường cảm thấy hiện tượng tưởng tượng điện thoại rung ở những nơi mà họ thường xuyên để điện thoại có tiếp xúc với cơ thể, ví dụ như túi quần và khi bạn không mặc đồ thì cảm giác này sẽ không thể nào xuất hiện.

Theo Tri Thức Trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

HTC Desire 10 ra mắt giá từ 324 USD

Burberry tăng trưởng nhờ smartphone

Sức mạnh của sự tĩnh lặng

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        

Comment