Rất nhiều thương hiệu đã tạo ra những thỏi son đẹp, chất lượng, không độc hại bằng cách sử dụng các thành phần an toàn. Tuy nhiên giữa thế giới son môi vàng thau lẫn lộn, bạn sẽ khó mà phân biệt được đâu là một thỏi son tốt nếu thiếu các kiến thức cơ bản.
Son môi là một trong những “bí quyết làm đẹp” không thể thiếu của phái đẹp. Thế nhưng để lựa chọn một thỏi son tô điểm đôi môi giữa hàng ngàn thương hiệu có thể khiến bạn bối rối nếu như không cập nhật ngay cho mình những kiến thức cơ bản về son. Không cần bạn phải nắm rõ các thương hiệu son, các dòng son hiện nay, chỉ cần phái đẹp hiểu rõ được các thành phần cấu tạo nên son môi, đâu là một thỏi son phù hợp cho da hay cần tránh mua những dòng son có những yếu tố độc hại nào sẽ giúp các nàng chọn lựa cho mình “vật bất ly thân” ưng ý.
Các thương hiệu mỹ phẩm sẽ khiến bạn lóa mắt bởi một danh sách dài các thành phần phức tạp và khó hiểu có trong son môi. Thế nhưng bạn không cần phải quá chú tâm về điều này mà chỉ cần nhớ ngay những thành phần cơ bản thường xuất hiện trong mỗi thỏi son dưới đây:
- Dầu, bơ thực vật và các chất tạo độ mềm là thành phần chính trong son môi. Một số chất là tự nhiên và một số là tổng hợp. Hầu hết các thương hiệu son sẽ kết hợp cả hai. Chất tạo độ mềm giúp giữ ẩm và tạo sự bóng mượt cho son môi, có loại còn có khả năng chống vi khuẩn.
- Các chất làm dày như sáp và polymer giúp định hình kết cấu cho son môi.
- Chất tạo màu còn được gọi là thuốc nhuộm, bột màu hoặc phụ gia màu. Chất tạo màu có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau: động vật, thực vật và hóa chất.
- Hương liệu nhằm làm át mùi các thành phần khác và tạo ra hương thơm đặc trưng cho son môi.
- Chất bảo quản và chất chống oxy hóa ngăn chặn (hoặc hạn chế) sự phát triển của vi khuẩn và giúp son không bị hôi.
Bên cạnh những thành phần cơ bản được đề cập ở trên, mỗi một thỏi son còn có thể có một hay các thành phần đáng lo ngại. Tuy nhiên, không phải tất cả những thành phần dưới đây đều độc hại hoàn toàn mà sẽ tùy thuộc vào tình trạng da của bạn.
Cân nhắc lựa chọn những thỏi son và tránh những thành phần như:
- Dầu thầu dầu và các dẫn xuất của nó được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm về môi. Tuy nhiên chúng có khả năng bị ô nhiễm do ảnh hưởng từ dư lượng thuốc sử dụng trong nông nghiệp, cũng như dư lượng từ khai thác và các quá trình khác được sử dụng để sản xuất dầu. Nhưng không phải tất cả dầu hạt thầu dầu đều xấu, tốt hơn hết vẫn nên cân nhắc thành phần này.
- Chất bảo quản và các thành phần chống oxy đóng vai trò khá quan trọng là hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nhưng chúng cũng là nguyên nhân của việc gây kích ứng da, dị ứng, thậm chí là gây rối loạn nội tiết tố và ung thư. Do đó với những ai đặc biệt nhạy cảm, hãy lưu ý điều này. Thêm nữa, các thành phần cần tránh nên biết còn có paraben, terpen (như limonene tổng hợp, geraniol, linalool, farnesol và citronellol), phenoxyethanol, benzyl benzoate và BHT.
- Hương vị và thành phần hương liệu, hương thơm, parfume có thể chứa nhiều thành phần chưa được liệt kê, bao gồm phthalates là chất gây rối loạn nội tiết tố và gây ung thư.
Khi bắt đầu nghiên cứu các thành phần của son môi, các chuyên gia hầu như gặp không ít tranh cãi về vấn đề liên quan đến chúng, cũng như lo ngại về ô nhiễm chì từ các sắc tố có nguồn gốc từ khoáng sản. Ở Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản, có nhiều loại chất tạo màu khác nhau, cũng như các hệ thống khác nhau để xác định chúng. Ít nhất là khi nói đến chất tạo màu trong mỹ phẩm, các quy định của FDA luôn quan tâm đến sự an toàn của người tiêu dùng.
Theo đó, tất cả các chất tạo màu (được gọi là phụ gia màu) sử dụng trong mỹ phẩm phải được FDA phê duyệt. FDA cũng quy định cụ thể về các chất màu, liều lượng,… có thể được sử dụng trong các sản phẩm trang điểm môi và mắt. Thậm chí còn có một danh mục chất tạo màu được FDA chứng nhận phải được kiểm tra từng đợt trước khi chúng có thể được sử dụng. Vì các biện pháp bảo vệ của FDA, nên ít nhất người tiêu dùng có thể tin tưởng vào độ an toàn của các chất màu được FDA chấp thuận sử dụng trong mỹ phẩm (và đặc biệt là các sản phẩm cho môi).
Khi nói đến an toàn, cả tự nhiên và tổng hợp đều không có loại nào “thắng cuộc”. Cần nhớ chất an toàn nhất là những chất được xác định rõ ràng và đã được kiểm tra kĩ lưỡng để loại bỏ những tác nhân gây ô nhiễm tiềm năng.
Chì là phần có mặt khắp mọi nơi và kể cả son môi. Vậy lượng chì trong son môi có ảnh hưởng như thế nào đến da?
Chì và các kim loại nặng khác (như crom, cadmium, nhôm và asen) xuất hiện tự nhiên trong môi trường, kể cả trong các vật liệu được sử dụng để tạo ra các sắc tố mỹ phẩm trên thế giới. Việc sử dụng kim loại của con người cũng gây ra mức độ ô nhiễm cao hơn trong môi trường, bao gồm cả nguồn cho các thành phần mỹ phẩm. Đây là lý do tại sao chúng ta có ô nhiễm kim loại nặng trong không khí, nước và thực phẩm.
Mặc dù FDA đã đưa ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về liều lượng chì được phép sử dụng trong từng loại mỹ phẩm nhất là trong son môi. Nhưng nếu không biết chọn son an toàn và chứa thành phần chì quá lớn, bạn sẽ vẫn bị nhiễm chì ở mức độ nhất định nếu đã lỡ nuốt phải. Khi tích tụ một lượng chì lớn trong cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như vô sinh, ung thư, thiếu máu…và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Có trong tay kiến thức về son môi, lựa chọn son từ các thương hiệu uy tín không chỉ giúp bạn tránh được những bệnh về da nguy hiểm mà còn sẽ giúp bạn lựa chọn được những thỏi son làm đẹp an toàn.
Nói đi thì vẫn nói lại, không phải bất kỳ thỏi son nào cũng đều có những thành phần vô hại và còn có thể giúp bảo vệ đôi môi. Những thành phần không độc hại luôn được các thương hiệu son môi chú trọng để mang đến những thỏi son xinh xắn và an toàn.
Phái đẹp có thể điểm qua những thành phần quan trọng giúp bảo vệ đôi môi như:
- Sáp hữu cơ, dầu và bơ thực vật như sáp ong, sáp candelilla, sáp carnauba, bơ ca cao, bơ hạt xoài, bơ hạt mỡ, dầu bơ, dầu dừa,…
- Dầu hạt thầu dầu hữu cơ, nếu không chứa hexane và ép lạnh, có rất nhiều lợi ích. Nó giữ ẩm và có đặc tính chống vi khuẩn, chống nấm. Tuy nhiên thành phần này vẫn rất khuyến cáo với những ai bị dị ứng thầu dầu.
- Các chất chống oxy hóa và chất bảo quản an toàn như chiết xuất hương thảo, chiết xuất Eldberry, dầu neem, tocopherols tinh khiết (vitamin E) và dầu jojoba.
- Các thành phần hương liệu như chiết xuất từ trái cây ngoài mùi hương, còn có đặc tính chống oxy hóa tốt.
Tham khảo: Beauty Review
Thông tin tham khảo dành cho độc giả: Beauty Review là một trang web đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu thông tin làm đẹp, mỹ phẩm, bí quyết làm đẹp dễ dàng áp dụng cho mọi phụ nữ, giúp phái đẹp luôn tự tin với vẻ đẹp và kiến thức làm đẹp của mình. Qua đó, họ sẽ biết cách làm đẹp, mua sắm sản phẩm và sử dụng các dịch vụ một cách thông minh nhất có thể. Website: http://beautyreview.co/
Đọc thêm: