Khi nhân viên là “Thượng đế” • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Khi nhân viên là “Thượng đế”

Khách hàng là “Thượng đế”, tất nhiên điều này ai cũng biết. Thế nhưng đối với những nhà quản trị thông minh, nhân viên mới chính là “Thượng đế”.

Tập đoàn khách sạn Ritz-Carlton đã từng lọt Top 20 công ty sử dụng lao động tốt nhất châu A’ (Best Employers in Asia) trong cuộc thǎm dò do Hewitt Associates tiến hành ở 8 thị trường: Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan và Thái Lan, dưa trên 2 tiêu chí: sự gắn kết ở mức cao giữa các nhân viên, thể hiện qua những đánh giá tốt của họ về công ty, mong muốn tiếp tục làm việc ở đó và cam kết góp phần vào sự thành công chung; từng cấp, từng người đã thấu hiểu và ủng hộ định hướng phát triển của công ty.

Đừng trở thành những vị sếp đáng sợ trong mắt nhân viên

Đừng trở thành những vị quản lý đáng sợ trong mắt nhân viên

Trên thực tế, chỉ khi nhân viên cảm thấy hài lòng và thoải mái với công việc của mình, họ mới có thể tạo nên tiếng tăm tốt và góp phần thúc đẩy hình ảnh, giá trị thương hiệu đi xa hơn nữa. Không chỉ hô hào “Chung tay xây dựng môi trường làm việc thân thiện, việc áp dụng những nguyên tắc ứng xử đặc biệt dưới đây sẽ giúp các nhà quản trị quan tâm và xây dựng cho doanh nghiệp một đội ngũ nhân viên thích hợp:

Tôn trọng nhân viên

Starbucks thường gọi các nhân viên của mình là “đối tác” và khuyến khích họ nêu lên ý kiến cho công ty. Tất cả các đóng góp sẽ được thu nhận để cải thiện sản phẩm và mô hình kinh doanh chung. Trên thực tế, những việc làm tương tự như vậy sẽ khiến các nhân viên cảm thấy được tôn trọng và tự hào. Hãy làm cho từng nhân viên hiểu rằng những đóng góp của họ dù là nhỏ nhất cũng góp phần xây dựng thành quả chung của tập thể.

logo_tin lien quan

Tin liên quan:

logo_tin lien quan

Môi trường làm việc tích cực

Việc này không đòi hỏi người quản lý bỏ ra quá nhiều thời gian hay công sức để suy nghĩ. Chỉ đơn giản là dành cho nhân viên nơi làm việc tốt nhất, những công cụ họ cần để làm tốt công việc và chǎm sóc khách hàng. Đôi khi, những lớp học ngoại khóa như đào tạo kỹ năng mềm sẽ là môi trường mới để nhân viên có thể thư giãn, hoàn thiện bản thân hơn sau giờ làm việc.

Đối xử với nhân viên như người nhà

Cởi mở, trung thực và chia sẻ với họ; mang đến cho họ những cơ hội phát triển khả nǎng cá nhân và nghề nghiệp. Thi thoảng, hãy dừng lại tán gẫu hay cùng ăn bữa trưa với họ. Đây là cách tốt nhất để người quản lý có thể theo sát đời sống và giải tỏa mọi bức xúc của nhân viên.

ndn_khi nhan vien la thuong de 5

Tin tưởng vào nhân viên

Để làm được điều này, đầu tiên bạn cần chắc chắn tất cả những nhân viên đã hiểu rõ văn hóa nội bộ cũng như nhiệm vụ riêng của bản thân mình. Sau một thời gian kèm cặp, hỗ trợ, hãy thử  tin tưởng và dành cho họ quyền tự do lựa chọn giải pháp xử lý tốt công việc được giao, từ đó khuyến khích họ trở thành những nhân viên độc lập và chủ động.

Phần thưởng khuyến khích nhân viên

Ngay cả những nhân viên part time của Starbuck cũng có thể nhận được bảo hiểm hay các chế độ khác từ công ty. Ai cũng muốn có một mức sống đủ tiện nghi cho bản thân và gia đình. Vì vậy, mức lương của người lao động cần được xem xét hợp lý dựa trên những điều họ đóng góp, đồng thời cung cấp cơ hội để họ kiếm lợi cho cả công ty và bản thân.

ndn_khi nhan vien la thuong de_2

Tất cả những chiến lược quản lý nhân sự này đều được dựa trên một hệ thống gọi là “quan hệ tương tác tay ba” (chủ-nhân viên-khách hàng), trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp là làm cho các nhân viên cảm thấy hài lòng. Vì theo như Hal Rosenbluth, CEO Tập đoàn du lịch hàng đầu thế giới Rosenbluth International từng phát biểu: “Hạnh phúc nơi công sở chính là yếu tố chủ chốt để mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng”.

logo 1

Có thể bạn quan tâm:

10 xu hướng marketing hiện đại cần biết

Trao quyền tự chủ cho nhân viên, thế nào cho đúng?

Comment