Điều trẻ cần nhớ: Hãy tôn trọng giá trị bản thân trước bất cứ ai! - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Điều trẻ cần nhớ: Hãy tôn trọng giá trị bản thân trước bất cứ ai!

Trong những mối quan hệ xã hội, người đầu tiên mà đứa trẻ cần nghĩ đến sự tôn trọng chính là bản thân chúng…

Tôn trọng là điều đầu tiên một đứa trẻ phải học để biết cách trở nên chuyên nghiệp. Điều này không chỉ thể hiện trong những mối quan hệ xã hội, mà người đầu tiên đứa trẻ cần nghĩ đến sự tôn trọng chính là bản thân chúng. Điều này sẽ được hình thành thông qua cách dạy con của các đấng sinh thành trong quá trình nuôi dưỡng một đứa trẻ. 

Còn ai có thể phục vụ người khác tốt hơn sau khi chắc chắn rằng chúng ta đã toàn vẹn? Vì vậy, hãy dạy đứa trẻ của chúng ta biết cách tôn trọng bản thân để cuộc sống của chúng đầy ắp niềm vui và sự chân thành. (Ảnh: Hideaki Hamada)

Chúng ta thường tập trung vào các khái niệm chia sẻ và suy nghĩ của người khác trước, nhưng lại không biết việc đáp ứng nhu cầu của bản thân trước rồi mới đến xem xét nhu cầu của người khác mới là “thứ tự” đúng đắn. Biết cách ưu tiên bản thân không có nghĩa là dạy con ích kỷ và chỉ sống cho bản thân, mà là để con biết cách chăm sóc, bảo vệ chính mình trước khi muốn tiếp cận bất cứ ai. Còn ai có thể phục vụ người khác tốt hơn sau khi chắc chắn rằng chúng ta đã toàn vẹn? Để giáo dục trẻ nhỏ về giá trị bản thân, điều đầu tiên bố mẹ cần làm chính là thể hiện sự tôn trọng với chính bản thân, một khi có thể tôn trọng bản thân, bạn mới có cách dạy con một cách đúng đắn và tử tế.

Cảm giác biết tôn trọng cần phải đến từ ý nghĩ bên trong. Và dĩ nhiên, là bậc làm cha làm mẹ, chúng ta không thể dạy con sự tôn trọng bằng cách thiếu tôn trọng con cái chúng ta. Những hành vi tự cho mình là trung tâm và thiếu tôn trọng mà chúng ta thậm chí thấy ở những người trưởng thành hiện nay, đó là vì họ đã không được cảm nhận sự tôn trọng khi còn bé. Vì vậy, để con hiểu được tầm quan trọng của sự tôn trọng, chúng phải được thẩm thấu từ những hành động, ứng xử xung quanh và nhận ra sự tôn trọng là điều đúng đắn và hiển nhiên chứ không phải ép buộc hay gượng ép.

Để rồi khi các con biết học cách tôn trọng và bước vào con đường trở thành người biết hành xử chuyên nghiệp trong cuộc sống ngay cả khi chỉ là một đứa trẻ, cha mẹ sẽ là những người được lợi nhất, vừa an tâm vừa tự hào vì có thể đưa con ra môi trường công cộng mà không phải lo lắng về hành vi sai trái. Tâm từ đó cũng nhẹ nhàng, thoải mái hơn để có thể tận hưởng những phút giây bên con đầy ý nghĩa, và đó cũng là cách giáo dục con trẻ mà bất cứ bố mẹ nào cũng mong muốn đạt được và nghĩ đến thành công trong việc nuôi nấng một đứa trẻ.

…Dạy con học cách tôn trọng như thế nào?…

Ảnh: lovegraph

Để con can thiệp vào hậu quả phù hợp với lứa tuổi: Lứa tuổi nào cũng có những trách nhiệm cần tự mình giải quyết. Hãy nhớ rằng con bạn không phải là “bạn” của bạn và bạn không thể luôn giúp đỡ con vô điều kiện, mặc dù trong suốt quá trình tuổi thơ, cách dạy con của bố mẹ vẫn luôn chiếm vị thế quan trọng. Mặt khác, hãy giúp con nghĩ về những giá trị xung quanh và cách chúng đối đãi để không đánh mất những gì chúng muốn gìn giữ trong cuộc sống.

Tôn trọng con ngay cả khi đang xử phạt chúng: Những đứa trẻ luôn có cách khiến bố mẹ phiền lòng nhưng đừng chọn hình thức la hét, cắt ngang lời nói hay ngoảnh mặt làm ngơ trước những phút giây con lấy hết can đảm để giải thích. Hãy bình tĩnh giải thích lỗi sai của con và thể hiện sự nhẹ nhàng trong cách dạy con, con bạn có thể cải thiện tốt hơn gấp nhiều lần vì biết cha mẹ luôn tin tưởng chúng có thể trở nên tốt hơn vào ngày mai.

Dạy con những điều cơ bản của tương tác xã hội: Hãy giáo dục một đứa trẻ bằng cách trở thành hình mẫu tốt khi tiếp xúc với bất cứ ai và cẩn trọng trong ngôn từ cũng như cử chỉ. Điều này là cách dạy con gián tiếp để cho con biết rằng sự tôn trọng sẽ xảy ra không chỉ với những người thân cận xung quanh con. Một cách đặc biệt nhất có thể ảnh hưởng mạnh mẽ là quan tâm đến cách bạn tương tác với vợ/chồng, bởi con cái luôn nhìn bạn như những tấm gương và tự tạo cho mình những nguyên tắc dựa trên ví dụ hoàn hảo là cha mẹ. 

Đọc thêm:

Để trẻ tự “dàn xếp”

Trẻ thông minh hơn khi bố quan tâm

Comment