Ông Richard Sherwood, Chủ tịch của Tổ chức giáo dục Mỹ AEG Việt Nam và Cố vấn học thuật của các trường nội trú và đại học danh tiếng ở Mỹ, là một người đàn ông hài hước, dễ mến nhưng đầy tâm huyết dành cho ngành giáo dục. Ông đã không ngừng nỗ lực và làm việc ở nhiều tổ chức giáo dục khác nhau để có thể đào tạo và phát triển các thế hệ trẻ trong hơn 3 thập kỷ. Ông đã thành lập AEG Việt Nam 20 năm, và sẽ chia sẻ với tạp chí Nữ Doanh Nhân tầm nhìn cũng như định hướng tương lai của mình trong công cuộc giáo dục thế hệ trẻ ở Việt Nam.
Rất vui được gặp gỡ ông hôm nay. Tôi được biết AEG đã có mặt tại Việt Nam hơn 20 năm, có phải ông cũng gắn bó chừng ấy thời gian với nơi này? Điều gì đã đưa ông đến đây?
Lần đầu tôi đến Việt Nam là năm 1997. Khi đó, tôi làm việc cho một trường nội trú Mỹ và hầu hết những du học sinh đến Mỹ đều từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Không một ai nghĩ đến việc đưa học sinh Việt Nam sang Mỹ học cả. Tuy nhiên, Hiệu trưởng của trường tôi đã có dịp gặp gỡ Hiệu trưởng trường Amsterdam Hà Nội, và sau đó, tôi được yêu cầu sang Việt Nam tìm kiếm những học sinh tiềm năng. Thế là tôi bay tới Việt Nam để đến trường Amsterdam mà không hề quen biết ai hay nắm rõ bất cứ điều gì. Nơi tôi đặt chân đến là khuôn viên cũ của trường. Khi tôi đang bước dọc hành lang, chưa xác định được chính xác nơi cần đến, một ca khúc bất hủ được cất lên “He ain’t heavy, he’s my brother”. Tò mò, tôi đến gõ cửa lớp học nơi âm thanh phát ra và một trong những học sinh chào đón tôi: “Xin chào, tụi em là câu lạc bộ ca hát, thầy có muốn tụi em hát vài bài không?” Và rồi, tôi được chào đón bằng một loạt bài hát sau đó được hướng dẫn tận tình đến văn phòng Hiệu trưởng. Vài tháng sau, chúng tôi đã đề cử được ba bạn xuất sắc nhất trở thành những học viên đầu tiên của Việt Nam đến học tập tại trường nội trú Mỹ kể từ khi chiến tranh kết thúc. Chúng tôi cũng đã hỗ trợ họ học bổng toàn phần và nhờ đó, các bạn đã có cơ hội phát triển và đạt nhiều thành tựu nổi bật. Kể từ đó, tôi đã quyết định dành toàn bộ thời gian để hỗ trợ những học viên ở Việt nam có cơ hội đến và học tập tại Mỹ. Chính chuyến viếng thăm đó, chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên đó, đã hoàn toàn thay đổi cục diện của cuộc đời tôi, và tôi cảm thấy thật may mắn vì điều đó.
Nghề giáo chưa bao giờ là một lựa chọn dễ dàng trong quan điểm của tôi. Bởi, ngoài phạm trù kiến thức, giáo viên còn phải đối mặt với việc nâng đỡ tinh thần và tình cảm cho học sinh. Điều ấy, với tôi là cả một thách thức. Còn ông nghĩ thế nào về nhiệm vụ của một nhà giáo?
Có thể thấy quan niệm sai lầm rằng giáo viên đơn thuần chỉ là người truyền đạt lại kiến thức khá phổ biến ở nhiều nơi. Với kinh nghiệm là một nhà giáo dục, tôi luôn đặt mục tiêu cho giáo viên của mình nhiều hơn thế. Tôi tin rằng giáo viên, thứ nhất, là một người hướng dẫn, một người không những thành thạo trong việc giảng dạy mà còn phải có tâm huyết với công việc đó và thứ hai, là mội người khuyến khích và hỗ trợ học viên theo cá nhân cũng như theo nhóm.
Ấn tượng của tôi về Việt Nam khi tôi đặt chân đến đây lần đầu tiên đó là một đất nước đang phát triển và có nhiều khó khăn, không phải ai cũng có khả năng tài chính cho con đi hu học. Thế nên, hơn 90% công việc tôi làm là thuyết phục các trường ở Mỹ hỗ trợ du học sinh Việt Nam về học bổng và tài chính. Đến giờ, Việt Nam đã vươn lên và trở thành một đất nước phát triển hơn với nhiều thành tựu, đồng thời các gia đình đã có khả năng tài chính cao hơn. Chỉ duy nhất một điều không thay đổi đó là con cái của họ nói riêng và học sinh Việt Nam nói chung vẫn luôn cần sự hỗ trợ, động viên, quan tâm chăm sóc tận tụy từ giáo viên của mình. Tôi tin rằng mỗi bạn trẻ đều cần không chỉ sự hậu thuẫn từ phía phụ huynh mà còn sự tôn trọng, giúp đỡ từ phía giáo viên. Chính vì vậy, AEG luôn tuyển chọn những giáo viên có chuyên môn ngành nghề cao và tâm huyết để họ có thể làm tốt vai trò đó. Một giáo viên mà không thật sự để tâm đến sự phát triển của học sinh thì chắc chắn sẽ không thể làm được công việc mà AEG đã đề ra và đang thực hiên.
Du học sinh của Việt Nam thường được đánh giá như thế nào ở trường học tại Mỹ?
Tôi đã ghé thăm nhiều trường và đều nhận được một lời khen cảm thấy tự hào: “Học sinh nào ông đề cử đến đây cũng trở thành học viên xuất sắc của trường”. Điều khiến tôi vui mừng hơn nữa đó là, họ đánh giá học viên không chỉ dựa vào điểm số và thành tích học tập, mà vào khả năng và con người của những học sinh đó. Nếu bạn bước vào sân trường hay khu ăn uống của một ngôi trường nội trú hoặc đại học ở Mỹ, điều bạn thường thấy sẽ là các học sinh có cùng quốc tịch sẽ nhóm lại với nhau, như học sinh Hàn Quốc sẽ tụ tập với học sinh Hàn Quốc, học sinh Trung Quốc sẽ ngồi với học sinh Trung Quốc. Thế nhưng, học sinh đến từ Việt Nam lại rất khác biệt, các em có xu hướng kết bạn với mọi người xung quanh, bất kể quốc gia nào. Đây là yếu tố quan trọng mà các nhà giáo thường hay quên không nhắc đến trong học đường: việc phát triển tính cách. Mỗi năm, đều có nhiều học viên xuất sắc đến học ở những trường danh tiếng thế giới, và không thể chối cãi rằng các bạn học rất tốt, có trình độ học vấn rất cao. Tuy nhiên, tôi lại quan niệm rằng ngoài khả năng về mặt học thuật, phẩm chất cũng là một yếu tố quan trọng giúp các em trở thành những nhân tài và những nhà lãnh đạo chính trực, và chính điều này khiến cho học viên ở AEG trở nên khác biệt.
Tôi có cảm giác ông là một người thầy tuyệt vời khi mà ngoài việc dạy học, ông còn khích lệ và truyền cảm hứng cho học sinh của mình. Hãy tiết lộ một chút bí quyết cùng bạn đọc Tạp chí Nữ Doanh Nhân, những bậc bố mẹ mong muốn con mình có thể nhận được sự giáo dục tốt nhất dù vô cùng tất bật với công việc!
Xin cảm ơn về lời khen này. Tuy nhiên, thực tế các học sinh mới chính là người truyền cảm hứng cho tôi. Niềm đam mê khám phá vô tận là một trong những điều tuyệt nhất tôi có thể thấy được khi quan sát các em học sinh học tập. Nếu phẩm chất này được nuôi dưỡng và phát triển hơn nữa, tôi tin rằng các em sẽ vẫn luôn muốn học hỏi. Hơn thế nữa, thế hệ trẻ bây giờ rất thông minh khi có nhiều cơ hội tiếp xúc và sử dụng công nghệ như những công cụ học tập. Không ví dụ đâu xa, nếu gặp vấn đề với máy tính hay điện thoại thì tôi có thể nhờ con gái 14 tuổi của mình giúp ngay. (Cười)
Có một điều tôi cũng muốn chia sẻ đó là, mặc dù các em còn nhỏ nhưng đừng đối xử các em như trẻ con. Hãy thể hiện sự tôn trọng dành cho các em như cách chúng ta dành cho người lớn. Hãy biết quý trọng giai đoạn này của trẻ vì thời điểm này cũng quan trọng không kém thời điểm khi trưởng thành. Trẻ bây giờ rất thông minh để có thể cảm nhận khi nào được tôn trọng, khi nào không nhưng ở Việt Nam nhiều người còn xem nhẹ điều đó. Chúng ta nên đối xử công bằng với các em vì trẻ chính là tương lai của chúng ta. Đó cũng chính là lí do mà chúng ta phải nghiên cứu các phương pháp giáo dục và tại AEG, chúng tôi cũng luôn cố gắng thực hiện thông qua phương pháp STEAM English cùng với những phương pháp khác. Chúng tôi luôn nỗ lực để giúp các em có được niềm hứng khởi trong học hỏi và khám phá. Bằng cách này, các em sẽ trưởng thành hơn và trở thành những cá nhân độc lập, sáng tạo và thành công.
Ở góc nhìn của một chuyên gia giáo dục, ông có cảm nhận gì về phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là những cá nhân làm trong lĩnh vực kinh doanh?
Nói ra thì có vẻ thiên vị nhưng tôi có một chiến lược kinh doanh đơn giản đó là: “Chiêu mộ những người phụ nữ giỏi nhất và đứng sang một bên để họ làm việc.” Hơn 90% nhân viên trong công ty của tôi là nữ, và họ đều là những người thông minh nhất, sáng tạo nhất và thành công nhất trong số những người tôi đã từng gặp. Có một điều khiến tôi hơi phiền lòng khi nói chuyện với một số phụ huynh người Việt đó là họ thường nói rằng: “Tôi muốn con trai tôi đi du học và trở thành một kỹ sư nhưng con gái tôi thì tôi nghĩ nó không đủ khả năng để làm điều đó”. Tôi mong rằng mình sẽ không phải nghe điều này thêm một lần nào nữa. Phụ nữ xứng đáng nhận được cơ hội để được phát triển và định hướng tương lai của mình như đàn ông.
Thực tế mà nói, tôn chỉ của phương pháp STEAM English chính là phát huy, khích lệ nhiều hơn không chỉ các bé trai mà còn các bé gái tham gia các môn học như Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật – những môn học thường được cho rằng chỉ có con trai mới phù hợp. Một ví dụ cụ thể, năm ngoái, hai học sinh của tôi, một em được trường Caltech và Stanford, một em thì được MIT và Princeton, nhận vào học ngành khoa học và kỹ thuật với học bổng toàn phần, đều là học sinh nữ. Tôi tin rằng mọi người, bất kể giới tính nào, cũng đều là học sinh và con người như nhau và họ có thể làm được mọi thứ nếu họ có mục tiêu cụ thể và tâm huyết. Điều họ cần thêm đó là sự tin tưởng của chúng ta đặt ở họ.
Bài viết độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân.
Chairman, AEG Vietnam
Richard Sherwood
WOMEN DESERVE MORE OPPORTUNITIES TO ACHIEVE THEIR DREAMS
Richard Sherwood, Chairman of American Education Group (AEG) and education consultant to the most prestigious Boarding Schools and Universities in America, is a charismatic gentleman full of humor and passion for education. For more than 35 years he has tirelessly worked to educate and advance future generations, working for various schools and education organizations. 20 years ago Mr. Richard formed AEG in Vietnam and shared with us his vision for the future of Vietnamese education.
It is a pleasure to meet you today. I’ve learned that AEG has been operating in Vietnam for over 20 years, and so have you, I suppose? What is it that brought you here in the first place?
I first came to Vietnam 20 years ago, in 1997. I was working for an American boarding school and at that time most of the international students coming to the US to study were from Japan and South Korea. No one had even thought of Vietnam. But the Headmaster of my school had met the Principal of Hanoi Amsterdam School and asked me to visit Vietnam to see if we might find some amazing students. So I flew in, didn’t know anybody or anything, and I went to visit Hanoi Amsterdam. This was the old campus. As I walked through the hall, not knowing where I was going, I heard voices singing an old American song “He Ain’t Heavy, He’s my Brother”. So I knocked on the door and this group of students said, “We’re the singing club, can we sing for you?” So they sang four to five songs for me and then took me down to the Principal’s office. Several months later we had found three amazing Vietnamese students who would become the first to attend a US Boarding School since the war. We were able to provide all three of them full scholarships and since then they have gone on to do some incredible things. And since that time I have spent my life supporting Vietnamese students to study in America. That trip to Vietnam, that first trip, completely changed the trajectory of my life. And for that I am so fortunate.
Teaching has never been an easy career option, in my opinion. For a teacher must not only be responsible for passing down their knowledge but also support their students mentally and emotionally. A tremendous challenge as I view it. And you, what do you make of a teacher’s responsibility?
I think a common misconception about teachers is that their job is to impart knowledge. But as a former educator, my expectations for my teachers are so much more than that. I believe a teacher is first a mentor, someone who knows how and is passionate about not only teaching but also encouraging and supporting students, as groups and individuals.
When I first came to Vietnam, it was a very poor country, nobody had any money. So, 90% of the work I did was to convince American schools to support Vietnamese students with scholarships and financial aid. Over the years, Vietnam has become a much more successful country; more families have money. But one thing hasn’t changed: their kids, students in general, they still need that same support, encouragement and care from their teachers. I believe that every kid needs to have an adult that respects them, supports them, and helps them in a different way than their parents do. So at AEG what we hire really great teachers and we hire people who really love what they do, so that they can play that role. Because if you don’t really care about the development of students, not just as scholars but as people, you can’t do the work that we do.
How well do Vietnamese students often do in their new schools in the US? So how would you say your students are performing in the US?
I visit lots of schools every year, and I receive a consistent compliment that resonates most with me: “The students you send us are the best at our school.” What makes this really meaningful to me is they aren’t always talking about their grades or scores, they are talking about them as people. If you walk into a boarding school or university cafeteria in the US, you will often see international students grouped together by their nationalities. Chinese or Korean students will huddle together at individual tables. But students from Vietnam tend to disperse out and make friends with everyone. This is such an important quality that we often don’t talk enough about in education – character. We send amazing students every year to the best schools in the world, and they perform at the highest levels academically. But the quality of character is what I think sets our students apart from others, and what will make them great people and leaders throughout their lives.
It seems to me that you are an amazing teacher who greatly inspires and motivates his students. Could you share some tips on education with us and the readers of BusinessWoman Magazine, those who wish to offer their children the best despite being occupied by work.
Thank you! But in fact, it is me who is most inspired by them. One of the greatest thing about watching very young students learn is their endless passion for exploration. Every few minutes they are discovering something new. And if this quality is nurtured and developed through their life, they will always keep it – they will always be learning. More than that, kids these days are so incredibly intelligent. The things they can do with technology and learning tools and so much more; when I have a technology problem, I call my 14-year-old daughter because I know she can solve it.
Besides this, I have a few simple beliefs when it comes to kids. Don’t treat them like kids, treat them like adults. Show them the same respect you do adults. Value their time. Kids’ time is just as valuable as mine. Kids are smart, they know when they’re being respected and when they’re not. Typically in Vietnam we talk down to kids. And we ought to be talking up to them. They are our future. They are what we do all of this for. Value kids, respect them, and that will inspire them to make good decisions. That is what we are trying to do with our STEAM English program, and all of our programs. We are trying to develop as much as we can kids’ natural predilection for discovery and to respect their intellect. This way, our students grow into independent, innovative, and empowered people.
From an education expert’s point of view, what are your thoughts about Vietnamese women, especially those involved in business?
This might make me seem biased, but I have a simple strategy in business. “Hire the best women you can find, and get out of their way.” My company is made up of nearly 90% women, and they are some of the smartest, most creative and successful people I have ever met. One of the things that most disappoints me when I talk to some Vietnamese parents, is they will say “I want my son to go overseas to become an Engineer, but not my daughter, because she’s not smart enough to do that.” I never want to hear this again. Women need to be encouraged and given the opportunity to realize their dreams, just as much as men.
In fact, one of the major tenets of STEAM education is further encouraging young women to go into the fields of Science, Technology and Engineering; fields where they are generally underrepresented for no other reason than inane bias. A great example, just last year we had two students: one young woman admitted to Caltech and Stanford and the other to MIT and Princeton, both on scholarships and both going into the fields of science and technology. I believe in all students and people; that they can go on to do anything and everything they set their goals to. All they need to achieve this success is for us to believe in them too.
Copyright© All Rights Reserved.
Có thể bạn quan tâm: